BẢO NINH và nỗi BUỒN CHIẾN TRANH

26 20.4K 83
BẢO NINH và nỗi BUỒN CHIẾN TRANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢO NINH và nỗi BUỒN CHIẾN TRANH

Bảo Ninh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh MỤC LỤC Mở đầu 3 Nội dung 3 1. Bảo Ninh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 3 1.1 Tác giả sự nghiệp sáng tác 3 1.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 4 2. Những đổi mới về nội dung 7 2.1 Hiện thực chiến tranh 7 2.2 Cảm hứng bi kịch 8 2.3 Hình tượng con người 11 3. Những đổi mới về nghệ thuật 18 3.1 Cốt truyện 18 3.2 Kết cấu 20 3.3 Ngôn ngữ 24 3.4 Nghệ thuật kể chuyện 28 Kết luận 30 Tài liệu tham khảo 32 Bảng phân công nhóm thuyết trình 34 MỞ ĐẦU Sau năm 1975, Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, theo mục tiêu cao đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự chuyển biến về mọi mặt của đời sống, văn học nghệ thuật cũng bước vào cuộc hành trình đổi mới chính mình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa, tinh thần của dân tộc. Trong lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện vào năm 1991 được coi “Là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới” (Nguyên Ngọc). Với những tìm tòi cách tân riêng, cuốn tiểu thuyết này xứng đáng là thành tựu tiêu biểu cho quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975-2000. NỘI DUNG 1. Bảo Ninh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 1.1. Tác giả sự nghiệp sáng tác 2/34 Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 ở Nghệ An. Bút danh của ông được lấy từ tên xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình của quê ông. Cha ông là Hoàng Tuệ, giáo sư Ngôn ngữ học dạy tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Bảo Ninh gia nhập bộ đội năm 1969, chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, trong Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 10. Đến năm 1975 thì ông giải ngũ. Từ năm 1976-1981, ông học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986, ông tham gia học khóa II Trường viết văn Nguyễn Du. Từ năm 1997, ông làm việc tại tòa soạn báo là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Bảo Ninh công tác ở báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam Văn nghệ Trẻ. Bảo Ninh chủ yếu viết truyện ngắn, tác phẩm đầu tay của ông là Trại bảy chú lùn in năm 1987 một số truyện khác được viết rải rác như Hà Nội lúc không giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Vô cùng xưa cũ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, Ba lẻ một, Thách đấu… nhưng chỉ đến tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1991), sự nghiệp sáng tác của nhà văn mới thực sự được chú ý đến tạo ra làn sóng phê bình sôi động trong giới văn nghệ. Bảo Ninh là một tài năng văn chương độc đáo, ông có một “điểm nhìn”, một “cách nhìn” riêng về chiến tranh, mang tính hiện thực nhân bản sâu sắc, vượt khỏi giới hạn của những tác phẩm văn học trước đây. Năm 2008, Văn Mới xuất bản cuốn Lan man trong lúc kẹt xe, tuyển tập các tác phẩm của ông từ trước tới nay. 1.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 1.2.1. Tóm tắt nội dung Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện viết về cuộc đời tình yêu trong những năm trong sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Kiên Phương. Kiên, chàng học sinh trường Bưởi ở Hà Nội, mang trong mình tình yêu đẹp đẽ, trong sáng của tuổi 17 với Phương, cô bạn học từ niên thiếu của anh. Rời khỏi mái trường, Kiên tình nguyện gia nhập quân ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày lên đường, Phương đã đưa Kiên trên một chặng đường dài. Trên tuyến tàu hàng ra tiền tuyến, Phương bị cưỡng bức. Cảm thấy ở Phương “thái độ điềm nhiên khinh nhờn thờ ơ lãnh đạm” sau biến cố ấy, Kiên đã bỏ rơi Phương đi vào cuộc chiến. Trải qua mười năm khốc liệt, cuối cùng Kiên “may mắn” sống sót trở về với cuộc sống hòa bình. Tuy nhiên, những vết thương 3/34 trên thân thể trong tâm hồn anh không thể hàn gắn được. Anh không thể hòa nhập với dòng chảy của cuộc sống đương đại, trở thành “nhà văn cấp phường” kỳ quặc, khó hiểu. Anh bắt tay vào viết tiểu thuyết, viết về chính cuộc chiến mà anh từng tham gia, với những đồng đội, những vui buồn, khốc liệt, với mối tình day dứt ở Phương, cả những sự thật ghê gớm đã ám ảnh suốt quãng đời còn lại của anh. Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôn gắn liền với cái chết. Họ bị giết ngay trước mắt Kiên như tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 27, cô giao liên tên Hòa… Họ ngã xuống trong vòng tay anh như Quảng, Thịnh “con”… nhiều người đã gỡ cho tính mạng Kiên. cũng có nhiều người hy sinh bởi lỗi lầm của anh như Oanh. Tất cả những sự kiện đó đã được anh đưa vào cuốn tiểu thuyết của mình trong cái hình hài hỗn độn. Người duy nhất có mối quan tâm về cuốn tiểu thuyết này chính là người đàn bà câm sống trên tầng gác áp mái. Cùng với những trăn trở về quá khứ, “mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xé nát”. Ngày về, Kiên gặp Phương, muốn cùng Phương quay lại cái thời yêu nhau “bất chấp tất cả, bất chấp sự khác nhau quá lớn giữa hai đứa”. Thế nhưng, bấy giờ Phương đã buông rơi mình trong trụy lạc, cô đi theo một người tình “đã định với nàng một lễ cưới”. Chán chường trước cuộc sống hiện tại, Kiên tự tay đốt cuốn tiểu thuyết chính tay mình viết ra. Anh ra đi. Mớ bản thảo như một cuộc sống hỗn loạn với cảm hứng chủ đạo là sự rối bời, mà anh để lại được người đàn bà câm gom cất giữ. 1.2.2. Số phận của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ Đổi mới, đồng thời cũng là cuốn tiểu thuyết có số phận đặc biệt của văn học Việt Nam trong suốt hơn hai thập niên qua. Xuất bản lần đầu tại Việt Nam nó bị đổi tên là Thân phận của tình yêu (năm 1990), nhưng chỉ một năm sau, lại được tái bản với nhan đề của chính tác giả: Nỗi buồn chiến tranh được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1991). Nỗi buồn chiến tranh không chỉ được đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà nó còn được dịch ra trên mười thứ tiếng giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh của Frank Palmos Phan Thanh Hảo với tựa đề The Sorrow of War xuất bản năm 1994 được các nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm 4/34 động nhất về chiến tranh. Đây là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được đón nhận nồng nhiệt ở phương Tây. Bởi Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà còn mới mẻ về nội dung so với nhiều tác phẩm cùng thời. Có thể nói, đây là cuốn sách đầu tiên của văn học Việt Nam thể hiện chiến tranh dưới góc nhìn của một cá nhân. Đã có nhiều đạo diễn nước ngoài ngỏ ý muốn đưa tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lên màn ảnh rộng, nhưng do bất đồng ngôn ngữ vài lý do khác nên chưa triển khai được. Hiện tại, nhà biên kịch phim Peter Himmelstein vừa chuyển thể Nỗi buồn chiến tranh đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam cấp phép. Mới đây, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lọt vào top 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Ở vị trí thứ 37, cuốn sách được đứng chung với những kiệt tác lớn của thế giới như Chiến tranh hòa bình (Lev Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez) Tháng 5/2011 Bảo Ninh, với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, được trao giải Nikkei Asia của Nhật Bản - giải thưởng dành cho những người Châu Á có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp cải thiện cuộc sống của người dân khu vực này trên ba lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật văn hóa. Tháng 9/2011, Nỗi buồn chiến tranh lại được trao giải thưởng Sách hay. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. Còn Nguyễn Quang Thiều, trong tạp chí Thông tin Văn hóa, số ra ngày 28/10/2006, cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu của chiến tranh…”. Như vậy là sau hai thập niên tồn tại với không ít những thăng trầm, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã có được những vị trí xứng đáng trên văn đàn trong ngoài nước. 2. Những đổi mới về nội dung 2.1. Hiện thực chiến tranh Sau ngày miền Nam giải phóng, đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986), đời sống văn học nước ta đã có những thay đổi quan trọng trong quá trình nhận thức tiếp nhận nghệ thuật. 5/34 Nếu trong văn học giai đoạn trước, hiện thực chiến tranh là những bản hùng ca về một thời hoa lửa của dân tộc thì với Nỗi buồn chiến tranh, hiện thực chiến tranh đã được nhìn từ góc độ mới - chân thật, sống động, thẳng thắn đến từng câu chữ. Tất cả những gì khốc liệt nhất, đau thương, tăm tối nhất của chiến tranh đều được Bảo Ninh phơi bày một cách trần trụi qua Nỗi buồn chiến tranh. Đó là cảnh chết chóc, cảnh đói rét: “ Mùa thu não nề, lê thê, ê ẩm khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết máu, vì quần áo bục nát tả tơi những lở loét khắp người như phong hủi, cả trung đoàn chẳng còn ai ra hồn. Mặt mày ai nấy như lên rêu, ủ dột, yếm thế, đời sống mục ra” Rồi “bệnh đào ngũ tràn lan khắp trung đội, chẳng khác nào những cơn ói mửa, không thể chắn giữ, ngăn bắt nổi ”. Là người trong cuộc, Bảo Ninh nhìn thấy bộ mặt gớm ghiếc của chiến tranh, sự bất an của con người. Đúng như dự cảm của Phương trong một buổi đi dạo bên Hồ Tây với Kiên: “Em nhìn thấy tương lai - Đấy là sự đổ nát”, “Ngọn lửa thiêu các bức tranh, thiêu đốt cha luôn cả đời em”. Sự tăm tối của chiến tranh còn được khắc đậm thêm ở sự huyền bí, man rợ của núi rừng như đồng lõa với cuộc chiến tàn khốc Bút pháp đặc tả cộng với những chi tiết đắc địa, khiến cho Nỗi buồn chiến tranh có những tác động kép, những thông điệp đa tầng, nhiều chiều về chiến tranh. Bảo Ninh đã tìm được một định nghĩa về chiến tranh một cách hiện thực nhất: “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện thực chiến tranh mới trong sự đối chiếu với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh trước 1986. Nhà văn không mô tả trực tiếp hiện thực mà “ghi lại” hình chiếu của hiện thực qua tấm gương một ý thức cá nhân. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nằm trong dòng chảy chung của văn học viết về chiến tranh từ cái nhìn thời hậu chiến, đã nêu lên được một loạt vấn đề lớn về: thân phận con người, sự sám hối, suy tư về nhân tính, cũng như cái nhìn về mặt trái của hiện thực chiến tranh. Nỗi buồn chiến tranh không phải là tượng đài văn học thời chiến, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá 6/34 nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử với ngòi bút sắc sảo một cảm hứng sáng tác mới được khai sinh trong giai đoạn này. 2.2 Cảm hứng bi kịch Trước năm 1975, nếu như chiến tranh được miêu tả bằng cái nhìn sử thi cảm hứng lãng mạn với những chiến thắng vẻ vang lòng tự hào dân tộc, thì sau năm 1975, các nhà văn thời hậu chiến đã trút bỏ vai trò chính trị của văn học đi sâu vào khắc họa hình ảnh chiến tranh với cảm hứng bi kịch. Dưới cái nhìn hiện thực thay cho cái nhìn lãng mạn, họ soi chiếu ngòi bút vào từng ngóc ngách của cuộc chiến tâm hồn người lính, để nói lên những gai góc, đau thương mất mát khốc liệt mà chiến tranh đã tạo nên. Các tác phẩm văn học mang cảm hứng bi kịch là những tác phẩm chú trọng đi sâu thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, căng thẳng, thường trực của nhân vật. Cuộc đấu tranh nội tâm ấy được nhà văn xây dựng từ những xung đột về mối quan hệ giữa lý tưởng cao đẹp mà bản thân con người luôn khát khao vươn tới với các thế lực khác đang cố tình ngăn cản, hủy hoại nhằm làm cho lý tưởng ấy chệch xa khỏi tầm với ban đầu. Nó khiến nhân vật rơi vào trạng thái tận cùng của sự mất mát, đớn đau thất vọng. Chính những đấu tranh, dằn vặt nội tâm sâu sắc dai dẳng với bản thân của nhân vật đã làm nảy sinh ý thức về cảm hứng bi kịch khi nhà văn tái hiện những mâu thuẫn bi kịch trong tác phẩm của mình, lý giải chúng, điển hình hóa chúng, nhà văn đã tô đậm những xúc cảm của các nhân vật, làm gia tăng tính khốc liệt của các sự kiện diễn ra trong đời sống. Trong Nỗi buồn chiến tranh, cảm hứng bi kịch trước hết được Bảo Ninh thể hiện qua những cái chết khủng khiếp đầy ám ảnh “Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét… thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng”, cũng như sự hành hạ về tinh thần thể xác khi người lính phải đối mặt với lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, khiến họ trở nên điên loạn sợ hãi, như cái chết của tiểu đoàn trưởng ngay trước mắt Kiên “anh ta tự đập vào đầu, phọt óc ra khỏi tai”, hay như Quảng phải chịu một cái chết kéo dài đầy đau đớn: “… bụng rách trào ruột… xương xẩu dường như gẫy hết, mạng sườn lõm vào, tay lủng liểng hai đùi tím ngắt… cái chết như nhất định bắt 7/34 Quảng phải tỉnh để chịu đến cùng sự hành hạ của nó… mắt mở trừng trừng như muốn mà không nhắm lại được”. Khi miêu tả về những cái chết nát vụn đau đớn, tác giả đã phơi bày ra hiện thực khốc liệt của chiến tranh hơn nữa là những ám ảnh khôn nguôi về cuộc chiến luôn thường trực trong tâm trí Kiên, không ngừng bị khuấy đảo buộc anh lần hồi về quá khứ để chiêm nghiệm lại những điều đã trải qua. Cuộc đời của Kiên chính là cuộc đời đã qua, cuộc đời gửi lại trong cuộc chiến, là cuộc đời đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh. Với Kiên, quá khứ đã thành sức mạnh ghê gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức triền miên không dứt với “Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng phải cố gắng cho qua, rốt cuộc đầu dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường…”. Đối với con người khốn khổ luôn bị dằn vặt bởi quá khứ ấy, những gì của hiện tại chỉ là ảo, là không thực. Tâm hồn Kiên từ lâu đã chết trong cuộc chiến cùng với Từ, Oanh, Tâm, Quảng… và những đồng đội khác, khiến anh càng thêm đau khổ nặng nề trong những hồi ức “…chút lòng tin lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng”. Từ đó Kiên đắm chìm vào quá khứ như là liều thuốc giúp anh tiếp tục duy trì sự sống, vì vậy mà “tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi”. Những người lính trong trang viết của Bảo Ninh được nhìn dưới góc độ cá nhân chứ không phải những con người anh hùng mang tiếng nói đại diện cho cả cộng đồng. Do vậy mà họ không những trở nên sống động, chân thực, gần gũi như những con người của đời thường mà còn ám ảnh hơn khi xuất hiện cùng với những bi kịch tinh thần dồn nén. Đó là những bi kịch tinh thần của bao nhiêu người như Kiên đã quăng mình cho cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc, lăn xả vào cuộc chiến đấu bảo vệ lý tưởng, đối mặt với những cái chết thương tâm của đồng đội… để khi định thần ngoảnh lại, thì họ đều đã “vĩnh biệt với chính mình”, với cuộc đời từ trong trận chiến ấy. Nơi có “những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương này, những đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống”. 8/34 Bên cạnh đó, cảm hứng bi kịch còn được Bảo Ninh đi sâu làm rõ ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc, hòa bình lập lại những người lính may mắn được trở về với cuộc sống, nhưng trong tâm trí họ lại xuất hiện những mâu thuẫn giữa quá khứ đau thương một hiện tại còn xa lạ, khó hòa nhập, khiến nhân vật không ngừng trăn trở, day dứt tìm mọi cách để được sống lại một thời bom đạn hãi hùng qua những hồi tưởng, ký ức. Nhưng cũng chính những giấc mơ cùng những ám ảnh, dư âm, ác mộng về một thời khói lửa đã không ngừng vắt kiệt sức lực tâm hồn họ. Đến nỗi Kiên phải tự mình thú nhận một sự thật đau đớn “không phải mình đang sống mà là đang bị mắc kẹt lại trên cõi đời này” toàn bộ cuộc sống trong thời hiện tại thực chất “được rọi sáng trong luồng tâm tưởng ngược chiều thời gian”. Còn gì bi kịch hơn cho một người lính chiến trong tư thế chiến thắng trở về lại mang trong mình “nỗi buồn được sống sót” trong “chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ êm đềm đến phát ốm”. Có thể nói, bi kịch mà Kiên phải hứng chịu là bi kịch giữa quá khứ hiện tại, giữa sự sống cái chết, giữa chiến tranh hòa bình. Mà Kiên đã thể hiện hết vào những sáng tác bất chợt của mình, cuốn sách chính là cánh cửa bước vào tâm hồn sâu kín của Kiên, nơi mà những ký ức, tình cảm, suy nghĩ, mộng mị tuồng như “cứ nghĩ đến chuyện gì là lại đặt bút ghi ngay chuyện ấy, không màng đến sự logic trước sau”. Bi kịch đến với Kiên không chỉ từ những trận đánh đẫm máu hay từ những âm vang dội về từ quá khứ đau thương mà còn ở mối tình đầu đầy trắc trở thấm đẫm nước mắt đối với cô gái tên Phương, khiến cho Kiên “Nhiều khi trông thấy Phương tự dưng anh lại thấy trước mắt hiện ra những kỷ niệm thời chiến của bản thân…Những sự kiện, những hình ảnh chẳng liên quan gì tới Phương thế mà nhờ nàng mà anh liên tưởng đến”. Bi kịch tình yêu của anh Phương chính là bi kịch đau đớn nhất mà chiến tranh gây nên để lại. Hai người họ đã “đi nốt với nhau những cây số cuối cùng của mối tình đầu”, đã cập bến một cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc. Bảo Ninh không viết về chiến tranh chỉ để nói đến chiến tranh. Ông đã đào sâu vào góc nhìn cá nhân, tâm tình cá nhân, số phận cá nhân… vì vậy những người lính hiện lên trong Nỗi buồn chiến tranh không mang dáng dấp của những biểu tượng bất diệt đôi khi khô khan, giáo điều mà rất thực tế, sống động gần gũi hơn hẳn. Bi kịch mà chiến tranh gieo rắc lên cuộc đời họ chính là những vết thương âm ỉ cùng những nỗi đau không bao giờ được hàn gắn, in đậm trong tâm hồn trên thể xác của những người 9/34 lính. Chính vì vậy mà hình tượng con người trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã có nhiều sự cách tân, đổi mới. 2.3. Hình tượng con người Thông thường, trước những bước ngoặt lịch sử quan trọng, ý thức xã hội có sự thay đổi, con người sống trong xã hội đó phải thẩm định lại những bậc thang giá trị. Văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội cũng vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của đời sống con người. Đổi mới quan niệm về con người là một trong những biểu hiện nổi bật trong đổi mới tư duy của lĩnh vực văn học thời hậu chiến. hình tượng con người trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là minh chứng cụ thể. 2.3.1. Con người gắn với lý tưởng anh hùng thời chiến Từ ngày nước nhà thống nhất, văn học đã dành trọn mười năm (1975-1985) để ngợi ca cuộc chiến chính nghĩa bằng cảm hứng sử thi. Trong Nỗi buồn chiến tranh, vẫn phảng phất dư âm hình tượng con người gắn với lý tưởng anh hùng thời chiến. Mở đầu tác phẩm là hành trình thu nhặt hài cốt tử sĩ của Kiên đồng đội. Họ đi qua những địa danh gắn liền với một thời chiến đấu oanh liệt của mình. Trong đó, đáng chú ý là truông Gọi Hồn. Nó gợi lại trong Kiên về hoàn cảnh ác liệt cuối mùa khô năm 1969 của tiểu đoàn 27. Cái ký ức ám ảnh của Kiên về người tiểu đoàn trưởng: “Thà chết không hàng… Anh em, thà chết…?”. Tiếng gào to đầy sức lay động như gợi lại cái khí chất anh hùng xả thân của người chiến sĩ mà giai đoạn 1945-1975 tập trung xây dựng. Trong văn học 1945-1975, con người được nhìn nhận chủ yếu trong mối quan hệ với cộng đồng, với quê hương, đất nước ở phẩm chất chính trị, mà biểu hiện tập trung nhất, cao nhất là sự xả thân vì sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước. Cảm thức lịch sử này có lẽ là một trong những hạt nhân tâm lý thôi thúc Kiên đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Kiên “say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên”, anh cũng đã phê phán cha mình là “không thấy được những giá trị cao đẹp của cuộc đấu tranh hiện nay”. Có lẽ âm hưởng của chất sử thi cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kỳ trước đã đem lại một vài hình ảnh hùng tráng trong cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: “Đạn nổ inh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên gãi vào Kiên”. Thậm chí nó còn khơi gợi một đời sống linh thiêng “Các quân hai, quân 10/34 [...]... Trường… thì Bảo Ninh thuộc một kiểu người viết đặc biệt của văn học Việt Nam đương đại Đồng thời, ông cũng là nhà văn từng đi qua chiến tranh với tư cách người lính Có lẽ, chính điều ấy đã giúp Bảo Ninh hiểu rõ hơn về chiến tranh, về sự tàn khốc đau khổ của nó mang lại Bảo Ninh đã khai thác những trải nghiệm thực tế của mình để miêu tả sự thật chiến tranh trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của ông... giữa hình thức nội dung tác phẩm văn học Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh có hai kiểu kết cấu nổi bật xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm là kết cấu theo dòng tâm tưởng kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết Đây là những kiểu kết cấu không những đặc sắc mới lạ đối với tiểu thuyết giai đoạn 1975-2000 nói chung mà còn là thành công nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh 3.2.1... kết cấu theo dòng tâm tưởng, phát huy tối đa vai trò của ký ức Do đó rất phù hợp với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh là một ví dụ điển hình Thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là một thời gian bị đảo lộn giữa quá khứ - hiện tại, giữa chiến tranh - hòa bình theo dòng ký ức cuồn cuộn, thay đổi liên 17/34 tục của nhân vật Kiên Điểm độc đáo của tiểu thuyết... ấy, Bảo Ninh đã thực sự đưa người đọc vào một “mê cung” mà ở đó chỉ cần dòng suy tưởng của nhân vật chạm vào một điểm nào đó của ký ức thì hình ảnh của quá khứ hiện ra ngay, làm cho người đọc không thể biết được kết quả Do có sự đan xen giữa hiện tại quá khứ, mà Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã thể hiện được sự phân thân trong đời sống tinh thần con người, khắc họa đậm nét nỗi ám ảnh quá khứ chiến. .. nhau với toàn thể trong mạch vận động của thời gian vật lý, dựa theo cấu trúc đơn của các sự kiện lịch sử, Bảo Ninh đã triển khai cốt truyện Nỗi buồn chiến tranh theo hành trình sáng tác đầy đau đớn của nhà văn Kiên - nhân vật chính của tiểu thuyết 18/34 Một đề tài chính, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là đề tài chiến tranh, được viết từ hai quyển tiểu thuyết trong một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. .. phú, phức tạp Thực ra hình tượng con người gắn với lý tưởng anh hùng thời chiến được đặt trong mối quan hệ so sánh đối lập với hiện thực chiến tranh hệ quả của nó chính là con người nạn nhân chiến tranh Chiến tranh đã giáng một đòn chí tử vào chất “người” trong những người lính, đẩy họ đi ngược dòng tiến hóa Đọc Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta không khỏi bị ám ảnh bởi hình ảnh “người đàn bà” bị Thịnh... hòa mình vào nhân vật như bao con người khác Ông đưa đôi tay của mình vào tác phẩm giúp Kiên hoàn thành bản thảo Bảo Ninh đã cho người đọc thấy được một cái nhìn mới về chiến tranh, người lính những mất mát của họ trong sau cuộc chiến Cách kể chuyện của Bảo Ninh trong tác phẩm này phần nào đã giúp người đọc mở ra một thế giới mới khi đến gần với những thứ gần như đã bỏ quên trong chiến tranh Ta... trận trăm thắng” Ca ngợi chiến tranh, ca ngợi hình tượng con người gắn với lý tưởng anh hùng thời chiến có thể là một nội dung “sa đà” theo quán tính của văn học thời kỳ trước, nhưng dẫu sao đó vẫn là một cảm xúc tự hào đối với con người văn học thời hậu chiến 2.3.2 Con người - nạn nhân của chiến tranhNỗi buồn chiến tranh, hình tượng con người gắn với lý tưởng anh hùng thời chiến có được nhắc đến,... tranh cũng như thân phận con người trong chiến tranh 3.4 Nghệ thuật kể chuyện 23/34 Với Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh đã tạo được một bút pháp kể chuyện mới mẻ, với cách kể chuyện song hành, người kể chuyện nhà văn Kiên Một số nét hiện đại trong sáng tạo của Bảo Ninh là: trí nhớ, sự hồi tưởng Tất cả câu chuyện như một mô hình lắp ráp Nó đa phần phụ thuộc vào mớ trí nhớ hỗn độn thuận theo chiều cảm... phá của Bảo Ninh các nhà văn cùng thế hệ là việc đổi mới cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về số phận con người trong chiến tranh, đặc biệt là hình tượng người lính Trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã đi sâu vào thế giới bên trong, soi rọi những mảng tối, mảng sáng của tâm hồn họ Nếu như trong văn học giai đoạn trước, người lính ít có những suy nghĩ riêng tư thì trong Nỗi buồn chiến tranh người lính . Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh MỤC LỤC Mở đầu 3 Nội dung 3 1. Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 3 1.1 Tác giả và sự nghiệp. Nỗi buồn chiến tranh 1.2.1. Tóm tắt nội dung Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện viết về cuộc đời và tình yêu trong những năm trong và sau cuộc kháng chiến

Ngày đăng: 18/02/2014, 00:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan