phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

112 1.7K 5
phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Cùng với sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì dần dần hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khách sạn - du lịch nói riêng đã không nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc, mà chịu sự tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong buổi giao thời này đã không ít doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thua lỗ, thậm chí có doanh nghiệp phá sản, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và thích nghi với cơ chế mới, làm ăn năng động, hiệu quả và ngày càng lớn mạnh hơn. Mặt khác, môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn biến đổi, vận động không ngừng, luôn phá vỡ kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Chính vì vậy: Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hóa hữu hiệu để đủ linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể như kế hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ điểm mạnh, điểm yếu, nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về môi trường kinh doanh cũng như bản thân mình. Từ đó hình thành nên mục tiêu chiến lược và các chính sách, giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang xa lạ với mô hình quản lý chiến lược nên chưa xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh, hữu hiệu, để phát triển sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là trong ngành kinh doanh dịch vụ. Khách sạn Hòa Bình không nằm ngoài số đó. Trong bối cảnh ngành du lịch khách sạn của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều áp lực: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, xu hướng thị trường khách du lịch giảm, đối mặt với mùa vụ Trước tình hình đó đối với Khách sạn Hòa Bình cần phải xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện, hữu hiệu để vươn lên và đứng vững trong cạnh tranh hiện nay và để xứng đáng là một Khách Sạn-du lịch (hàng đầu) có uy tín hàng đầu ở Miền Bắc-việt Nam. Mục đích nghiên cứu  Xem xét và tìm hiểu thực trạng công tác doanh tại Khách sạn Hòa Bình  Phân tích thực trạng rút ra .những tồn tại, nghị một phần giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Bài viết chủ yếu nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của khách sạn Hòa Bình. Tác giả đứng trên góc độ là khách sạn để phân tích và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác này của công ty. Những đóng góp của đề tài  Lý luận về chiến lược kinh doanh và quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.  Phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Khách sạn Hòa Bình  Vận dụng lý thuyết vào xây dựng chiến lược kinh doanh tại Khách sạn Hòa Bình  Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Khách sạn Hòa Bình Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của Luận văn gồm 3 phần chính: Chương I: Chiến lược kinh doanhHoạch định chiên lược kinh doanh trong Doanh nghiệp Khách sạn - Du lịch. Chương II: Thực trạng công tác hoạch định chiên lược kinh doanhkhách sạn Hòa Bình. Chương III: ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở khách sạn Hòa Bình. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI MỘT KHÁCH SẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. KHÁI QUÁT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ NỘI DUNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: 1. Chiến lược kinh doanh: Thuật ngữ "chiến lược" lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và đã gặt hái được những thành công to lớn. Mãi đến thập kỷ 50 thuật ngữ này mới được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay chiến lược kinh doanh được vận dụng rộng rãi trong khắp các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển và ngày càng tỏ ra vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành bại của các doanh nghiệp trên thị trường. Đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh, nhưng 2 khái niệm dưới đây được coi là phổ biến nhất: Theo Alfred Chandler: Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn các cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Theo định nghĩa trong giáo trình ”chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp” (Bộ môn Kinh tế doanh nghiệp - trường Đại học Kinh tế quốc dân) : Chiến lược kinh doanh của một công ty là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và các giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay công ty phát triển lên một trạng thái về chất. Từ các định nghĩa chúng ta rút ra một số đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh như sau: Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh luôn mang tính định hướng. Bởi vì chiến lược kinh doanh bao gồm các mục tiêu dài hạn mà môi trường kinh doanh hiện đại luôn biến đổi không thể lường trước được nên chiến lược kinh doanh chỉ có định hướng chứ không thể cứng nhắc. Vì vậy bên cạnh các chỉ tiêu định lượng và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn về các chỉ tiêu định tính. Cần luôn theo dõi, dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh các hoạt động thực hiện chiến lược thậm chí điều chỉnh các mục tiêu chiến lược cho phù hợp. Thứ hai: Chiến lược kinh doanh luôn tập trung về ban lãnh đạo công ty hoặc người đứng đầu công ty để quyết định những vấn đề lớn, quan trọng nhất đối với công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty đề cập tới những vấn đề bao trùm, tổng quát nhất tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như:"Các mục tiêu cơ bản của công ty là gì?", "Công ty đang tham gia những lĩnh vực kinh doanh nào? " . . . và chiến lược kinh doanh phải được ban lãnh đạo cao nhất của công ty thông qua. ' Thứ ba: Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, Bởi vì Kế hoạch hóa chiến lược mang bản chất động và tấn công, chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế các rủi ro và điểm yếu cho nên tất yếu phải xác định điểm mạnh của ta so với đối thủ cạnh tranh, hay "biết người biết mình' Muốn vậy phải đánh giá thực trạng của công ty mình trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nghĩa là giải đáp câu hỏi:"Chúng ta đang ở đâu?" Thứ tư. Chiến lược kinh doanh luôn xây dựng cho những ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hóa truyền thống và thế mạnh của công ty. Phương án kinh doanh của công ty được thực hiện trên cơ sở kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất và kinh doanh phù hợp. Phân loại chiến lược kinh doanh (Phân cấp chiến lược): Trong thực hành kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ sản xuất một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà không ít những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau: * Căn cứ vào quy mô, có thể chia ra: - Chiến lược tổng thể hay chiến lược cấp công ty là chiến lược bao hàm toàn bộ các chương trình hành động nhằm vào các mục đích + Hiện thực hóa nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chính. " + Dựa vào kỹ thuật .phân tích để đánh giá khả năng thực hiện chiến lược xem xét các chiến lược đang theo đuổi có phù hợp với bối cảnh hoạt động của công ty. Hay trả lời cho câu hỏi: Công ty nằm trong những ngành kinh doanh nào, vị trí đối với môi trường và vai trò của từng ngành kinh doanh trong công ty + Phân tích theo định mức vốn đầu tư, chiến lược tổng thể bao gồm:  Chiến lược tập trung  Chiến lược hội nhập theo chiều dọc  Chiến lược đa dạng hóa. - Chiến lược bộ phậnchiến lược giúp cho công ty có đủ khả năng cạnh tranh hiệu quả trong ngành kinh doanh đặc thù đã và đang theo đuổi. Là chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và sức cạnh tranh so với đối thủ, bao gồm:  Chiến lược hạ chi phí (cost leadership).  Chiến lược dị biệt hóa sản phẩm (differentiation)  Chiến lược phản ứng nhanh  Chiến lược tập trung hóa vào một đoạn thị trường nhất định. - Chiến lược cấp chức năng: là chiến lược nhằm xác định hỗ trợ các chiến lược cấp kinh doanh như thế nào? Bao gồm:  Nghiên cứu và phát triển (Research & Development)  Tiếp thị  Phân vụ tuân theo và thống nhất với chiến lược cấp kinh doanh. * Căn cứ theo cách tiếp cận có 4 loại: - Chiến lược nhân tố then chốt: Tư tưởng của loại chiến lược này gạt bỏ những vấn đề, những yếu tố không quan trọng để tập trung nổ lực vào những vấn đề, yếu tố quan trọng có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Chiến lược lợi thế so sánh: Tư tưởng chủ đạo của loại chiến lược này so sánh điểm mạnh, yếu về mọi mặt của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Từ đó rút ra các lợi thế làm chỗ dựa phát huy chiến lược kinh doanh của mình. - Chiến lược ràng tạo tiến công: Chiến lược này đưa ra những khám phá mới, bí quyết công nghệ mới làm tiền đề cho chiến lược kinh doanh để giành ưu thế vốn so với đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược khai thác các mức độ tự do: Chiến lược này không khai thác nhân tố then chốt mà khai thác các khả năng có thể của các nhân tố bao quanh nhằm tìm ra cơ hội và thế mạnh tiềm tàng bổ sung một cách hiệu quả vào thực hiện chiến lược kinh doanh. 2. Nội dung hoạch định chiến lược: 2.1. Yêu cầu của công tác hoạch định chiến lược: * Về thông tin: Việc thu thập và xử lý thông tin phải đảm bảo tính đầy đủ chính xác và cập nhật. Thông tin càng chính xác thì chiến lược càng đáng tin cậy và có tính khả thi cao. * Công cụ phân tích và dự báo phải thống nhất và bổ sung cho nhau đối với cùng một đối tượng nghiên cứu và trong cùng một điều kiện hoàn cảnh phân tích, không sử dụng đan xen, chồng chéo, trùng lặp * Về con người: Những người tham gia quá trình phân tích, hoạch định chiến lược phải là người am hiểu, có trình độ thực sự, có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách linh hoạt, có khả năng khái quát và tổng hợp cao. Từ đó sẽ có sản phẩm-chiến lược kinh doanh có độ tin cậy cao. * Tính bí mật và tập trung dân chủ: Việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho một công ty không thể để lộ ra ngoài, đây là nguyên tắc quán triệt triệt để trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác do việc hoạch định chiến lược là tập trung vào ban lãnh đạo cao nhất của công ty hay người đứng đầu công ty nên cần đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức kinh doanh theo cơ chế thị trường có sứ quản lý của Nhà nước. 2.2. Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh: Có nhiều quan điểm và cách làm khác nhau (về các bước hoạch định chiến lược kinh doanh trong một doanh nghiệp) trên thế giới. Nhưng với điều kiện hoàn cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay, nên áp dụng quy trình 8 bước được tổng kết từ kinh nghiệm của các công ty kinh doanh Nhật Bản, và được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh Phân tích v dà ự báo về môi trường Đánh giá thực trạng của doanh Tổng hợp kết qu ả P/T môi trường Tổng kết kết quả thực trạng doanh nghiệp Hoạch định các phươ ng án chiến lược kinh doanh So sánh đán h giá lựa chọn chiế n lượ c Ch ươ ng trình hoá phươn g án, chiến lược đã chọn Nội dung cụ thể của quá trình được từng bước hoá như sau: * Bước 1: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là phân tích và dự báo về thị trường. Mục đích của phân tích và dự báo môi trường kinh doanh là trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường nào? Thuận lợi hay khó khăn? Có triển vọng hay không? Các thách thức của môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp là gì? Về nội dung, cần phân tích và dự báo sự biến động của các yếu tố môi trường như: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, luật pháp, yếu tố tự nhiên Phân tích và dự báo môi trường kinh doanhcông việc phức tạp, đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật phân tích như ma trận phân tích yếu tố bên ngoài (EFI), mô hình quy luật cạnh tranh * Bước 2: Tổng hợp các kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh trong bước 1 cần có đánh giá và tổng hợp thông tin môi trường để định hướng các mục tiêu kinh doanh chiến lược. Kết quả tổng hợp thông tin môi trường phải tiến hành 2 hướng: + Các thời cơ, cơ hội, thách thức trên thị trường. Quyết định v à mong muốn của nh lãnh à đạo + Các rủi ro, cạm bẫy, bất lợi có thể xảy ra. Trong thực tế việc tách ra theo hai hướng này là vô cùng phức tạp nhưng đây là yếu tố bắt buộc trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Bởi lẽ, không xác định được thời cơ, bất lợi có thể bỏ lỡ cơ hội và thậm chí trả giá khi thực hiện các mục tiêu chiến lược và thực thi trong thực tế kinh doanh. * Bước 3: Phân tích thực trạng của doanh nghiệp để xác định: Doanh nghiệp có khả năng đi đến đâu? và doanh nghiệp cần tránh những yếu tố nào? trong thời kỳ chiến lược. Việc phân tích tiến hành một cách toàn diện, trong đó có 3 nội dung phải đặc biệt chú trọng: + Phân tích thực trạng tài chính doanh nghiệp, tiềm năng về vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tài chính cơ bản + Phân tích về mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của mô hình tổ chức đó với biến động thị trường. + Phân tích thực trạng đội ngũ lao động của doanh nghiệp: số lượng, cơ cấu chất lượng các loại lao động * Bước 4: Tổng hợp phân tích kết quả và đánh giá thực trạng doanh nghiệp theo 2 hướng : + Xác định các điểm mạnh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường để triệt để khai thác khi xác định mục tiêu chiến lược. + Xác định điểm yếu, bất lợi của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, để giữ kín và che chắn trong quá trình kinh doanh. * Bước 5: Nghiên cứu các quan điểm kinh doanh, các ý chí và nguyện vọng của những người đứng đầu doanh nghiệp. Có thể nói các ý chí, quan điểm của những người này có ý nghĩa chi phối trong quá trình xây dựng, lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. [...]... Chiến lược cấp bộ phận chức năng trong khách sạn: Chiến lược cấp chức chức năng trong khách sạn thường là mục tiêu hàng năm và là những chiến lược ngắn hạn (ví dụ: Ngân sách cho quảng cáo, phát triển chương trình chất lượng ) 2 Các đặc thù cơ bản của kinh doanh khách sạn ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh: * Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, về vốn cố định (xây... cho du khách ở đây yêu cầu sự linh hoạt trong việc thu thập thông tin và ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị 3 Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh trong Khách sạn 3.1 Phân tích môi trường ngoại vi của khách sạn Môi trường ngoại vi của khách sạn là môi trường bên ngoài khách sạn chứa đựng các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các hoạt động kinh doanh của khách sạn Phân tích... hỏi công tác hoạch định chiến lược phải chú trọng đến việc đưa ra những chiến lược sử dụng hiệu quả nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ thu hồi * Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, vị trí kiến trúc cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần vào quyết định thứ hạng và sức hấp dẫn của khách sạn Mặt khác nó quyết định sự phân bổ kinh doanh khách sạn Trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. .. một phòng có thể bán cho nhiều khách sử dụng trong nhiều khoảng thời qian khác nhau, khách không có quyền sở hữu căn phòng đó III HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN: 1 Chiến lược kinh doanh trong khách sạn: a) Sự cần thiết: Xu hướng trên thế giới, các khách sạn độc lập thường là bộ phận của chuỗi khách sạn lớn, do đó một số quyết định mang tính chất chiến lược đã được các bộ phận tham mưu... hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn 3.1.1 Các tác lực vĩ mô: a) Tác lực kinh tế: Các yếu tố kinh tế chi phối trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của khách sạn Có 5 yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô quan trọng nhất tác động một cách sâu sắc nhất quyết định nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là: Tốc độ phát triển kinh tế, lãi suất, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ lạm phát và chính sách kinh. .. động của quy luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, việc hoạch định chiến lược kinh doanh đòi hỏi tuân thủ quy luật quán triệt các nguyên tắc chung Chiến lược kinh doanh không gì khác là phương pháp nhằm cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác phẩm Quản lý khách sạn (Trường Đào tạo nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn - 199 ) thì việc hoạch định chiến lược được coi như... liên quan đến tất cả những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động của công ty c) Phân cấp hoạch định chiến lược trong kinh doanh khách sạn: Việc hoạch định chiến lược đề ra ở từng cấp như: "cấp tập đoàn", "cấp công ty", "cấp bộ phận chức năng" và "cấp khu vực đơn vị" - Chiến lược cấp tập đoàn: Giải quyết những vấn đề như công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nào? chính sách lãi cổ phần của tập đoàn,... niệm khách sạn Xu hướng phát triển của kinh doanh khách sạn là không ngừng tăng các loại hình dịch vụ bổ sung 2 .Kinh danh khách sạn: Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động dịch vụ Mọi sản phẩm của khách sạn bán cho khách đều là dịch vụ hoặc có kèm theo yếu tố dịch vụ trong đó Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất, đủ nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách thì sản phẩm chính của kinh doanh khách sạn. .. chắc của khách sạn sau này: *Vấn đề chiến lược đòi hỏi quyết định của ban giám đốc cao nhất vì những quyết định này ảnh hưởng đến nhiều khâu trong hoạt động kinh doanh của công ty *Vấn đề chiến lược liên quan đến việc sử dụng "nguồn vốn liên đới" lấy từ nguồn nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài *Vấn đề chiến lược gần như ảnh hưởng đến sự hưng thịnh lâu dài của doanh nghiệp Quyết định chiến lược đưa doanh. .. với chiến lược kinh doanh đã lựa chọn (Bước 7) Thực chất là cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược để đưa vào thực hiện + Xây dựng các chính sách kinh doanh và giải pháp quản trị, nhằm đưa chiến lược vào thực hiện trong thực tế Các chính sách, giải pháp này phải bám sát biến động của môi trường kinh doanh, thực lực doanh nghiệp, đặc điểm của loại hình kinh doanh II KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠNKINH DOANH KHÁCH . đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Khách sạn Hòa Bình  Vận dụng lý thuyết vào xây dựng chiến lược kinh doanh tại Khách sạn Hòa Bình . VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI MỘT KHÁCH SẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. KHÁI QUÁT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ NỘI DUNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN

Ngày đăng: 17/02/2014, 14:38

Hình ảnh liên quan

+ Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình... ảnh - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

i.

nguyên thiên nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình... ảnh Xem tại trang 22 của tài liệu.
Qua bảng kết quả ta thấy khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất cao, như vậy khách du lịch quốc tế là khách hàng mục tiêu của khách sạn, và các biện pháp thu hút - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

ua.

bảng kết quả ta thấy khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất cao, như vậy khách du lịch quốc tế là khách hàng mục tiêu của khách sạn, và các biện pháp thu hút Xem tại trang 57 của tài liệu.
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy khách Nhật và Pháp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó đến khách Đan Mạch, họ biết đến khách sạn Hoà bình qua một một tổ chức lữ hành nào đó, sau khi kiểm tra sử dụng sản phẩm  của khách sạn họ đã đến ngày càng tăng và chử yếu - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

h.

ìn vào bảng kết quả ta thấy khách Nhật và Pháp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó đến khách Đan Mạch, họ biết đến khách sạn Hoà bình qua một một tổ chức lữ hành nào đó, sau khi kiểm tra sử dụng sản phẩm của khách sạn họ đã đến ngày càng tăng và chử yếu Xem tại trang 59 của tài liệu.
Theo bảng trên ta thấy số lượng khách cơng vụ ít hơn nhưng số ngày khách của lượng khách này lại nhiều hơn số ngày khách của khách tham quan vì thời gian lưu trú lại của khách công vụ dài hơn thời gian lưu lại của khách tham quan và các khách khác  - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

heo.

bảng trên ta thấy số lượng khách cơng vụ ít hơn nhưng số ngày khách của lượng khách này lại nhiều hơn số ngày khách của khách tham quan vì thời gian lưu trú lại của khách công vụ dài hơn thời gian lưu lại của khách tham quan và các khách khác Xem tại trang 62 của tài liệu.
2, Tình hình kinh doanh của khách sạn: - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

2.

Tình hình kinh doanh của khách sạn: Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng cơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn: - phân tích, đánh giá công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn hòa bình

Bảng c.

ơ cấu doanh thu của từng loại dịch vụ trong khách sạn: Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • Mục đích nghiên cứu

    • Những đóng góp của đề tài

    • Kết cấu của đề tài

      • CHƯƠNG I

      • CHƯƠNG II

      • II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

        • CHƯƠNG III

        • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan