tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

93 647 1
tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TMQT Thương mại quốc tế ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank ) GMS Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion) EHP Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South Asian Nations) NDT Nhân dân tệ VNĐ Việt Nam đồng USD Đồng Đôla Mỹ CSHT Cơ sở hạ tầng KTXH Kinh tế xã hội Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Việt NamTrung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Quan hệ về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm mất đi quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế chính trị của hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hoạt động biên mậu của hai nước do có nhiều thuận lợi về địa lý cũng đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong lịch sử quan hệ kinh tế - thương mại của hai nước. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt Trung nói chung và quan hệ biên mậu nói riêng phù hợp với lợi ích của hai nước, phù hợp với xu hướng của thời đại và xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực. Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt - Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt KTXH và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại biên giới Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần vào công cuộc CNH HĐH của mỗi nước, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng hành lang kinh tế Bắc Nam trong phạm vi hai nước Việt Nam Trung Quốc đã có tác động to lớn đến quan hệ thương mại của hai nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại trên khu vực biên giới này, trong những năm qua, cả hai nước đã có nhiều cải cách trong chính sách thương mại, cũng như đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và ASEAN Trung Quốc. Ý tưởng hành lang kinh tế Bắc Nam được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) cùng với hai hành lang kinh tế khác nhằm mục đích tạo ra mối liên kết phát triển, đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước trong khu vực GMS. Đến tháng Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5/2004, ý tưởng hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” là sáng kiến của Thủ tướng Việt Nam nêu lên trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và nhận được sự đồng tình của Thủ tướng Trung Quốc, trong đó hai hành lang kinh tế này trùng với hai nhánh của hành lang kinh tế Bắc - Nam (GMS). Mục đích chủ yếu của hai hành lang kinh tế Việt Trung này là thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh biên giới miền Bắc Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch… Nhận thức được vai trò to lớn và tính cần thiết của việc đẩy mạnh hợp tác biên mậu giữa hai nước thông qua sự phát triển của các hành lang kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của hai nước nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam Trung Quốc” nhằm đánh giá những tác động của hai hành lang kinh tế Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng và Nam Ninh Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng, nằm trong khuôn khổ hợp tác GMS và hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Trung, tới quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế, để đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên khu vực hai hành lang kinh tế này. Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế. Chương II: Đánh giá tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam Trung Quốc. Chương III: Các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế trong hành lang kinh tế Bắc Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ nghiên cứu trong Ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các anh chị trong Ban đóng góp ý kiến để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Mai Thị Minh Nguyệt Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. I. Cơ sở lý luận về hành lang kinh tế 1. Khái niệm về hành lang kinh tế Hành lang kinh tế không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Trước khi ADB đưa ra khái niệm này như một sáng kiến để thúc đẩy hợp tác kinh tế ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trên thế giới đã biết đến nhiều hành lang kinh tế ở Mỹ, châu Âu, châu Phi… như là một tiếp cận phát triển ở những khu vực địa lý liền kề, lấy các trục tuyến giao thông làm cở sở để kết nối các vùng nhằm xây dựng các khuôn khổ hợp tác về phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ: theo hệ thống phát triển đường cao tốc Appalachian ở West Virgina (Mỹ) người ta xây dựng 26 hành lang kinh tế nhằm cải thiện vị trí địa lý của khu vực Appalachian. Hoặc hành lang kinh tế Tây Bắc Canada lấy đường cao tốc Yellowhead 16 làm xương sống nối bốn tỉnh miền Tây Bắc Canada với Thái Bình Dương nhằm phát huy tối đa lợi ích kinh tế của tuyến đường trục này, hành lang kinh tế này đã tạo ra bước ngoặt phát triển cho những khu vực nằm trong hành lang lang… Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một hoặc nhiều tuyến giao thông kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. Hành lang kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn và thườngvùng sâu vùng xa với những vùng phát triển hơn và thườngvùng duyên hải. Một bên muốn tìm đường ra biển, một bên muốn tìm đường tiếp cận trung tâm. Bản thân từ "hành lang" trong quy hoạch giao thông và quy hoạch vùng lãnh thổ có nghĩa là tuyến giao thông kết nối một vùng sâu trong nội địa với cảng biển trong nước hoặc nước khác. Hành lang kinh tế là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa lý kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang. Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở kết cấu hạ tầng đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi căn bản diện mạo Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà hành lang kinh tế đi qua, và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó. Trên thực tế, thuật ngữ “hành lang kinh tế” được dùng chủ yếu để chỉ một khu vực rộng lớn trải dài hai bên một tuyến đường giao thông huyết mạnh đã có hoặc chuẩn bị được xây dựng. Tuyến đường trục này cho phép giao thông thuận tiện đến các điểm đầu, cuối và bên trong hành lang phát triển đó, có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo hành lang này. Để hiểu rõ hơn khái niệm hành lang kinh tế chúng ta cần hiểu thêm về các cơ chế hợp tác khu vực. Có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu: chính thức và không chính thức. Cơ chế chính thức bao gồm các hình thức như Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (kiểu liên minh Nga - Belarus ), Thị trường chung (kiểu EU). Cơ chế phi chính thức gồm các hình thức như Tam giác phát triển, Khu vực tự do xuyên quốc gia, Hành lang kinh tế. Trong đó cơ chế không chính thức có một số đặc thù như chỉ bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau chứ không bao gồm thực thể quốc gia; các thành viên duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hoá thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư; thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành viên Như vậy, hành lang kinh tế là một dạng của cơ chế hợp tác khu vực phi chính thức, nó bao gồm các vùng, địa phương thuộc các nước khác nhau trong cùng một khu vực địa lý. Các thành viên trong hành lang sử dụng các chính sách thương mại và đầu tư để thúc đẩy phát triển tại khu vực “hành lang” của mình. 2. Đặc điểm của hành lang kinh tế Hành lang kinh tế ngoài những đặc điểm tương tự với các hình thức hợp tác kinh tế phi chính thức khác còn có một số điểm khác biệt sau: Thứ nhất, hành lang là một khu vực địa lý xác định và thường được hình thành dựa trên cơ sở một tuyến động mạch giao thông liên vùng sẵn có. Thứ hai, hành lang kinh tế nhấn mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương, tập trung vào các nút chiến lược đặc biệt là tại biên giới giữa hai nước. Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thứ ba, hành lang kinh tế đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lý cụ thể trên khu vực các hành langvùng lân cận, để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất. 3. Quá trình phát triển của các hành lang kinh tế - Hành lang giao thông: Là sự hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, tập trung vào phát triển các tuyến giao thông ưu tiên, có ý nghĩa quan trọng để liên kết các vùng hoặc các khu vực với nhau và đẩy mạnh liên kết giao thông vận tải tới các trung tâm đông dân, khu du lịch và thị trường. Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy giao thương, du lịch và đầu tư Ví dụ: Trong hành lang kinh tế Bắc Nam của GMS có 3 tuyến hành lang vận tải được đầu tư xây dựng là: tuyến Côn Minh tới Bangkok qua Lào hoặc Myanmar; Côn Minh tới Hà Nội Hải Phòng; Nam Ninh tới Hà Nội. Hay như dự án giao thông quan trọng trong hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến đưởng thẳng và liên tục, duy nhất giữa Ấn Độ Dương với Biển Đông… Các dự án giao thông cũng bao gồm cả nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy nội địa, cảng biển và mạng lưới đường sắt. Nhờ có các hành lang giao thông này đã cắt giảm chi phí vận tải và thời gian đi lại. Đồng thời hành lang giao thông cũng tạo ra mối liên kết giữa các vùng kinh tế với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế. - Hành lang giao thông đa phương thức: Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước, tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. Hiện nay, vận tải đa phương thức là phương thức vận tải đang được phát triển mạnh trên thế giới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển buôn bán quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của phương thức giao hàng "từ kho người bán đến kho của người mua". Ở Việt nam hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá NK là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ hay các máy móc thiết bị Hành lang giao thông đa phương thức là dạng hành lang liên kết giữa các vùng hoặc khu vực thông qua sự hội nhập các phương tiện vận tải khác nhau. Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Hành lang logistics: Hành lang logistics (hay hành lang hậu cần) không chỉ liên kết giữa các vùng, khu vực, mà còn phối hợp hài hòa khung thể chế của hành lang để thuận tiện hóa các dòng trao đổi hàng hóa và con người, thông tin trong cả vùng. - Hành lang kinh tế: Như đã nói ở trên, một trong những đặc điểm hay điều kiện quan trọng để hình thành nên hành lang kinh tế, đó là phải trục, tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng, liên kết các vùng. Vì vậy, các hành lang kinh tế thường được hình thành trên cơ sở các hành lang giao thông, hoặc phát triển hành lang giao thông sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế. Sự liên kết về tự nhiên và các tiện ích hậu cần là điều kiện tiên quyết cho phát triển hành lang kinh tế. “Hành lang kinh tế” muốn phát triển đòi hỏi phải có CSHT kết hợp với các cơ hội kinh tế. Các cơ hội đó là giao thông và đầu tư, cũng như các nỗ lực của chính quyền để giải quyết các tác động xã hội hay các tác động khác nảy sinh từ tính kết nối được tăng cường trên tuyến hành lang. Mục tiêu đầu tiên cần được chú trọng để phát triển hành lang kinh tế đó là phát triển một hệ thống giao thông vận tải cho phép giao thương hàng hóa và người dân đi lại trong vùng mà không tốn kém hay bị trì hoãn. Đổi lại, việc nâng cấp mạng lưới giao thông sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển vùng. Do đó, giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. II. Thương mại quốc tế và các tiêu chí đánh giá 1. Khái niệm về thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế (TMQT) thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia hoặc mua bán tại chỗ với người nước ngoài. Theo nghĩa rộng hơn, TMQT bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét TMQT bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ xem xét TMQT dưới góc độ là thương mại hàng hóa hay cụ thể là hoạt động XNK hàng hóa. 1.2. Hàng hóa trong thương mại quốc tế. Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hàng hóa trong thương mại quốc tế có thể chia thành 3 loại: 1.2.1. Sản phẩm hàng hóa hữu hình Sản phẩm hàng hóa hữu hình trong TMQT bao gồm những loại hàng hóa như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng… Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động mua bán các loại hàng hóa này được gọi là thương mại hàng hóa. 1.2.2. Sản phẩm hàng hóa vô hình Sản phẩm hàng hóa vô hình bao gồm các loại sau: các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch… Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng, phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Hoạt động mua bán các đối tượng này được gọi là thương mại dịch vụ. 1.2.3. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Có 2 loại hình gia công chủ yếu: Thứ nhất: Gia công thuê cho nước ngoài. Khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường nhận gia công cho nước ngoài. Thứ hai: Thuê nước ngoài gia công. Khi quốc gia đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định thì sẽ áp dụng hình thức này. Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là quá trình hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình này, hoạt động TMQT có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước. Đối với các nước đang phát triển, hoạt động TMQT trở thành nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH. Thông qua hoạt động TMQT sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Hoạt động TMQT tạo điều kiện XK những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc NK máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc NK sản phẩm đã góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước. Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động TMQT thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận, hoạt động dịch vụ nhỏ bé, lạc hậu. Phát triển TMQT sẽ thúc đẩy các mối liên kết ngược và xuôi giữa các ngành, sự phát triển các ngành trực tiếp XK đã tác động đến các ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Sau đó khi tích lũy được nâng cao, các sản phẩm thô vốn sử dụng cho XK, lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của các ngành này lại thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Hoạt động TMQT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc sản xuất sản phẩm làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn so với thị trường trong nước. Do đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động TMQT sẽ NK được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý khoa học. Những người lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, TMQT còn tạo điều kiện nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống của dân cư. TMQT cho phép người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng hóa, dịch vụ hơn, chủng loại phong phú hơn, giá rẻ hơn. Đó là cơ sở để nâng cao mức sống của dân cư các nước và của thế giới nói chung. 3. Các chính sách thương mại quốc tế thường được áp dụng 3.1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế. Tự do hóa thương mại giúp cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, đồng thời kích thích sản xuất trong nước phát triển theo hình chuyên môn hóa dựa vào sự phân công lao động giữa các quốc gia. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các quốc gia mở cửa hoàn toàn thị trường. Ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau nên hầu như quốc gia nào cũng đều có những hàng rào bảo hộ mậu dịch, hay những chính sách TMQT. Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách TMQT được viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách TMQT là “chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương”. Như vậy, “Chính sách TMQT” thường được hiểu là hệ thống các biện pháp của Chính phủ nhằm điều tiết hoạt động TMQT, để phân phối lại thu nhập và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Nó là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh hoạt động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, phù hợp với định hướng phát triển KTXH của quốc gia đó. Để thực hiện các mục tiêu của chính sách TMQT của mỗi quốc gia, người ta sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, mang tính kinh tế, tính hành chính, hoặc tính kỹ thuật. 3.2. Hệ thống chính sách thương mại quốc tế Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách TMQT có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách XNK, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Thông thường, chính sách TMQT được hiểu là những quy định của Chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động TMQT, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ để tác động tới hoạt động XK và NK. Hai công cụ phổ biến của chính sách TMQT thường được sử dụng là thuế quan và các công cụ phi thuế quan. 3.2.1. Thuế quan. Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua “biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan”. 3.2.1.1. Xét theo đối tượng chịu tác động. Mai Thị Minh Nguyệt Kế hoạch 48A 10 [...]... Nguyệt Kế hoạch 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG MỞ RỘNG TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC I Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng GMS 1 Tổng quan về tiểu vùng sông Mekông mở rộng và các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng. .. CSHT trong tiểu vùng đều có hướng Bắc Nam Hành lang này có vị trí chiến lược, liên kết các vùng kinh tế phía Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Nó là tuyến thương mại trực tiếp giữa miền Nam Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và là cửa ngõ cho thương mại ASEAN Trung Quốc 3 Thương mại Việt Trung trong thời gian qua 3.1.Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt. .. và Trung Quốc, một lần nữa vấn đề hành lang kinh tế Bắc Nam thuộc GMS lại được nhắc tới trong ý tưởng “hai hành lang, một vành đai” Theo ý tưởng này thì hai nước Việt NamTrung Quốc sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế - thương mại theo hướng hai hành lang và một vành đai kinh tế “Hai hành lang này là chỉ hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh và Nam Ninh Lạng Sơn... triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS Sự phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC), liên kết các đầu mối kinh tế chính ở miền Bắc và miền Trung GMS, được các Bộ trưởng GMS tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8, tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1998 xác định là một trong ba dự án ưu tiên theo cách tiếp cận hành lang kinh tế, cùng với hành lang kinh tế Đông Tây và hành lang kinh tế phía... trong khuôn khổ ACFTA Do vậy, chính việc thúc đẩy thực hiện EHP giữa Việt NamTrung Quốc sẽ tạo ra sức ép và điều kiện để đẩy nhanh trên thực tế tiến trình xây dựng các hành lang kinh tế này Hiện nay thì cả 3 tuyến đường trong hành lang kinh tế Bắc Nam của GMS đều đã, đang được xây dựng và đưa vào hoạt động, bao gồm hành lang lang kinh tế Côn Minh Lào Cai Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế. .. Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, và hành lang kinh tế Côn Minh Bangkok (được đánh dấu bằng việc thông xe tuyến đường cao tốc Côn Minh Bangkok ngày 21/3/2008) Trong số đó thì có hai hành lang nằm trong khuôn khổ hợp tác Việt Trung Như vậy, hành lang kinh tế Bắc Nam là một hành lang kinh tế tự nhiên” trong GMS Có nghĩa là giao thông vận... Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng và Nam Ninh Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng Tuyến hành lang này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010 Trong số ba tuyến đường của hành lang kinh tế này thì có tới hai tuyến đi qua Việt Nam • Hành lang kinh tế phía Nam (Southern economic corridor - SEC): dự kiến hoàn thành vào năm 2010 2012, gồm ba tuyến đường nối phía Nam của Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam Khi... tuyến hành lang này đi vào hoạt động sẽ là động lực phát triển kinh tế giữa ba nước Đông Dương, Thái Lan và Myanmar, đặc biệt là trong vấn đề hợp tác du lịch Ban đầu các hành lang kinh tế này vốn là kết quả về hợp tác giao thông vận tải của Chương trình hợp tác GMS, được gọi là các hành lang giao thông liên kết tiểu vùng Sau đó, các hành lang giao thông này được phát triển trở thành hành lang kinh tế. .. về tiểu vùng sông Mekong mở rộng Sông Mekong là một trong những con sông lớn trên thế giới, chảy qua nhiều nước châu Á trước khi đổ ra biển Sông Mekong tạo ra một tiểu vùng (tiểu vùng Mekong) gắn kết nhau bởi địa lý, điều kiện tự nhiên, sự đa dạng phong phú về văn hóa và tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) là khu vực gồm lãnh thổ của. .. Quảng Ninh “Một vành đai” chỉ “vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ” Như vậy, về mặt địa lý, “hai hành lang, một vành đai” bao gồm ba tỉnh phía Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc ven vịnh Bắc Bộ của Việt Nam Theo đó, chính phủ hai nước đã thể hiện một quyết tâm chính trị chung là đồng ý thiết lập hai hành lang kinh tế trên, nhằm hình thành các quan hệ “cầu nối” trong thúc đẩy hợp tác ASEAN Trung Quốc . – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhằm đánh giá những tác động của hai hành lang kinh tế. tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế. Chương II: Đánh giá tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam –

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:52

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Các hành lang kinh tế trong GMS - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Hình 2.1.

Các hành lang kinh tế trong GMS Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2.2: Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Hình 2.2.

Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS Xem tại trang 24 của tài liệu.
3.1.Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

3.1..

Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua Xem tại trang 26 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động XNK của Việt Nam tuy cịn có những biến đổi bất thường nhưng xu hướng chung là tăng đều qua các năm, cùng với sự tăng trưởng kinh tế - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

h.

ìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động XNK của Việt Nam tuy cịn có những biến đổi bất thường nhưng xu hướng chung là tăng đều qua các năm, cùng với sự tăng trưởng kinh tế Xem tại trang 27 của tài liệu.
Tuy nhiên, bước sang thiên niên kỷ mới tình hình kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi đáng kể - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

uy.

nhiên, bước sang thiên niên kỷ mới tình hình kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi đáng kể Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 -2009 Đơn vị: Triệu USD, % - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.3.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 -2009 Đơn vị: Triệu USD, % Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009. Đơn vị: Triệu USD, % - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.4.

Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009. Đơn vị: Triệu USD, % Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc so với tổng mức nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.5.

Tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc so với tổng mức nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.7: Các mặt hàng NK chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc Đơn vị: Triệu USD - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.7.

Các mặt hàng NK chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc Đơn vị: Triệu USD Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.9: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) Đơn vị: triệu USD - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.9.

Kim ngạch thương mại Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) Đơn vị: triệu USD Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.10: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam – Vân Nam qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.10.

Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam – Vân Nam qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng số liệu trên mô tả sự phân chia ra từng khoản trong chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa qua hành lanh biên giới Hải Phịng – Cơn Minh - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng s.

ố liệu trên mô tả sự phân chia ra từng khoản trong chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa qua hành lanh biên giới Hải Phịng – Cơn Minh Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.13 mô tả tỷ lệ chi phí và thời gian của hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng trong một số năm và bảng 2.14 cung cấp các thông tin liên quan về chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa trung bình của hành lang này trong các năm. - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.13.

mô tả tỷ lệ chi phí và thời gian của hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng trong một số năm và bảng 2.14 cung cấp các thông tin liên quan về chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa trung bình của hành lang này trong các năm Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu cơ bản của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực hai hành lang kinh tế. - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

Bảng 2.15.

Một số chỉ tiêu cơ bản của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực hai hành lang kinh tế Xem tại trang 70 của tài liệu.
Dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc dựa trên bảng số liệu kim ngạch XNK của hai nước giai đoạn 1991 – 2009, sử dụng mơ hình dự báo kinh tế lượng trên phần mềm Eviews 4.0. - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

b.

áo kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc dựa trên bảng số liệu kim ngạch XNK của hai nước giai đoạn 1991 – 2009, sử dụng mơ hình dự báo kinh tế lượng trên phần mềm Eviews 4.0 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Các mơ hình hồi quy 2 và 3 đều là hàm hồi quy phù hợp. - tác động của hành lang kinh tế bắc – nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông mekong mở rộng tới thương mại việt nam – trung quốc

c.

mơ hình hồi quy 2 và 3 đều là hàm hồi quy phù hợp Xem tại trang 79 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan