khu di tích lịch sử đền và

24 1.9K 0
khu di tích lịch sử đền và

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khu di tích lịch sử Đền Và 1. Đền Và Đền rêu phong cổ kính uy nghi toạ lạc trên một ngọn đồi thấp, hình con rùa hướng về phía mặt trời mọc, trong rừng lim cổ thụ, thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, (nay là phường Trung Hưng), thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã được công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa” cấp quốc gia năm 1964. Lịch sử Đền là nơi phụng thờ đức Thánh Tản Viên (Sơn Tinh), đứng đầu trong Tứ Bất tử và là "Thượng đẳng tối linh thần", "Đệ nhất phúc thần", "Nam thiên thần tổ" "là người anh hùng văn hóa sáng tạo trong tư duy nông nghiệp, người anh hùng trị thuỷ, chống giặc, biểu tượng của khối đoàn kết bộ tộc, khi chết Tản Viên là phúc thần trừ tai họa cho dân". Theo truyền thuyết, đức Thánh Tản Viên sau khi giúp dân chống giặc ngoại xâm, khai sơn, trị thủy, vào một ngày xuân đẹp trời (14/1), Ngài từ núi Tản du ngoạn đến đồi Và, xã Trung Hưng, thấy đây là một thắng địa, phong thủy hữu tình, hội tụ khí thiêng đất trời, Ngài liền lập hành cung, gọi là Đông cung. Theo bia "Vân Gia đông trấn cung ký" dựng ở đầu hồi nhà tiền tế, lập năm Tự Đức thứ 36 (năm 1883), Đền đã có từ thời đất Việt thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc đó Đềnkhu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng. Đền được trùng tu mở rộng quy mô như ngày nay là vào năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831). Kiến trúc bài trí Đền nằm giữa đồi Và, có diện tích khoảng 17.500m2, xung quanh có nhiều cây lim cổ thụ. Theo thuyết phong thủy, khu đồi có hình dáng con rùa (Kim Quy) đang bơi về phía mặt trời mọc. 1 Khu vực kiến trúc của đền rộng khoảng 2.000m2, được bao quanh bằng tường đá ong cao 2m15. Tường được xây hai lớp, theo cách thức thượng thu hạ thách, chính giữ lèn đất. Kiến trúc của đền có hai dãy nhà 5 gian, thông gian giữa bằng “ống muống” tạo thành hình chữ “công’ theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các đầu đao cong mềm mại. Nghi môn - cổng chính của đền, hướng về núi Tản Viên (Ba Vì) gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4m80, hai gian bên cao 2m15. Nghi môn có ba hàng cột gỗ đặt trên tảng kê bằng đá ong (cột cái cao 4m95, cột quân 3m80). Đây là một nghi môn khá hiếm gặp trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tiếp đến là gác trống, gác chuông được dựng hai bên ngay sát nghi môn kiến trúc tương tự nhau với kiểu chồng diêm 8 mái. Nhà tiền tế hậu cung: nhà tiền tế hình chữ "nhất", kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu "thượng thu hạ thách" đặt lên tảng kê chân cột bằng đá. Trên cột là một hệ thống hoành phi, câu đối cổ được chạm khắc tinh xảo. Hậu cung hình chữ "công", tòa ngoài kết cấu 3 gian 2 chái lớn (dài 14m10, rộng 8m90). Hậu cung đặt một khám thờ cao hơn 3m sơn son thếp vàng được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Trong cùng là bài vị của Đức Quốc Mẫu (bà Đinh Thị Điên, thân mẫu đức Thánh Tản Viên mà dân gian gọi chệch đi là Bà Đen). Tiếp đến là 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản (gồm đức Thánh Tản Viên hai người em con chú là Thánh Cao Sơn Thánh Quý Minh). Trước khám thờ có hương án bày long ngai bài vị của ba vị, phía trên khám treo bức đại tự "Thượng đẳng tối linh thần" niên đại Tự Đức Quý Mùi (năm 1883). Toà ngoài của hậu cung có 4 pho tượng kích thước như người thật đứng nhìn vào nhau, tay cầm vũ khí khoác áo bào đỏ gọi là "Tứ Thánh" trấn ở bốn cung quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên nhà có hai pho tượng quan văn, quan võ ngồi hướng vào nhau. Hiện vật 2 Đền đang lưu giữ 5 bản thần tích "Tản Viên Sơn Thánh"; 18 đạo “sắc phong” của các đời vua, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn; 47 đôi câu đối được chạm khắc, viết trên vách cột, trên gỗ 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá. Nơi đây còn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ. Trên những hiện vật đó khắc ghi thời gian xây dựng, tu sửa, ca ngợi cảnh quan, uy linh của đức Thánh Tản Viên với nhiều nét trang trí có giá trị mỹ thuật cao vừa thể hiện nét văn hóa tâm linh. Các lễ hội Đền Và Hàng năm, lễ hội Đền được tổ chức vào mùa xuân, diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng giêng âm lịch mùa thu từ ngày 14 đến ngày 15 tháng chín âm lịch. Lễ hội Đền mùa xuân với nghi lễ trung tâm là rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản" từ Đền qua sông Hồng sang tả ngạn ở Đền Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ, nên diễn lại sự tích này rồi quay trở lại Đền Và. Cứ vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì hội rằm tháng Giêng được tổ chức lớn hơn gọi là hội chính. Lễ hội Đền mùa thu với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Ngoài phần lễ trang nghiêm còn có phần hội với các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đánh vật, chơi gà chọi, cùng các tiết mục văn nghệ với các bài dân ca mang đậm nét đắc trưng văn hóa xứ Đoài./. 2. Chùa Mía Lịch sử Theo truyền thuyết, chùa này do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623- 1657), được gọi là Bà Chúa Mía, cho xây dựng. Thực ra chùa đã có từ trước đó. Tấm bia dưới gác chuông năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) nói về việc lập chùa. Theo tấm bia khắc năm Đức Long thứ 6 (1634) ở trong chùa thì chùa được trùng tu năm 1632, do các cung tần phủ chúa là Nguyễn Thị Ngọc Rệu, Nguyễn Thị Ngọc Thạch phu nhân Ngô Thị Ngọc Loan. Lần sửa này khá lớn, làm quy mô chùa rộng hơn trước nhiều. 3 Chùa Mía toạ lạc nơi miền đất 2 vua Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội; từ lâu chùa Mía không chỉ được biết đến là nơi thể hiện tín ngưỡng Phật giáo của người dân khắp nơi trong cả nước. Ngôi chùa này còn được mọi người biết đến là ngôi chùa có nhiều tượng Phật cổ, nghệ thuật nhất Việt Nam gìn giữ nhiều hiện vật quý báu mang giá trị lớn về nghệ thuật lịch sử. Từ chợ Mía , bước qua cổng Tam quan để vào chùa mọi người mới cảm thấy như bước vào một thế giới khác, trái ngược hoàn toàn với cảnh xô bồ, tấp nập ngoài kia. Mảnh sân trước chùa có những cây đa cổ thụ tạo cho không chỉ đem lại cho chùa 1 không gian mát mẻ, thoáng đãng mà còn khoác lên chùa chiếc áo trầm mặc, cổ kính linh thiêng. Phía trong ngôi chùa cổ là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được sắp xếp theo cấu trúc “Nội công ngoại quốc” trông rất bề thế. Dãy hành lang sắp xếp theo hình chữ “Mục” khiến ban thờ này nối tiếp ban thờ kia. Những người vào tham quan sẽ không phải quay lưng vào bất cứ ban thờ nào. Trụ trì Thích Cẩn Thẩn, người có nhiều năm gắn bó với chùa Mía cho biết chùa còn có tên là Sùng Nghiêm Tự. Chùa được xây dựng từ thời xa xưa, nhưng có thời kỳ không ai chăm sóc nên bị hoang phế, điêu tàn. Mãi đến năm 1632, cung phi Ngô Thị Ngọc Diệu, 1 phi tần của chúa Trịnh Tráng mới kêu gọi thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Toàn…cùng nhau tôn tạo lại chùa. Cũng vì các làng đó thuộc tổng Mía, cũng là quê hương của cung phi Ngô Thị Ngọc Diệu cho nên để tỏ lòng mến mộ, người ta đã lấy tên chùa là chùa Mía. Mọi người còn xây dựng thêm một đến thờ riêng để thờ Bà chúa Mía. Tượng phật trong Chùa Kiến trúc mĩ thuật 4 Điều đặc biệt khiến chùa Mía khác những ngôi chùa bình thường không chỉ bởi tuổi đời của chùa mà còn ở số lượng tượng phật nghệ thuật khổng lồ ở đây. Chùa có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hầu hết những bức tượng đều có từ khi thành lập chùa. Mỗi bức tượng là 1 câu chuyện ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam. Trong 287 bức tượng đó là 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ 174 pho tượng làm bằng đất nung được sơn son thếp vàng. Tất cả những bức tượng đều mang giá trị lớn về nghệ thuật. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn” là một bức tượng thuộc loại quý hiếm, ít thấy trong các chùa ở miền Bắc cũng như cả nước. Ngoài tượng “Thích ca nhập niết bàn”, chùa còn có bộ 8 pho tượng “Bát Bộ Kim Cương” được làm hoàn toàn bằng đất luyện. Mỗi bức tượng miêu tả tư thế của 1 vị võ tướng đang ở trong tư thế chuẩn bị chiến đấu trừ tà bảo vệ pháp luật. Miêu tả ngoại hình, tinh thần của những người đầy khí phách, tinh thần thượng võ một cách đầy sống động, đường nét nên bộ tượng “Bát Bộ Kim Cương” đã được coi là điển hình nghệ thuật của tượng Phật. Hàng tượng La Hán trong Chùa Dọc theo các dãy hành lang còn có nhiều bức tượng nghệ thuật đặc sắc khác. Có thể kể đến là tượng “Phật Tuyết Sơn”, tượng “Quan Âm Tống Tử”…Tất cả các bức tượng dưới bàn tay nghệ nhân chạm khắc một cách mềm mại, trau chuốt đều diễn tả được một cách sống động tính cách của từng nhân vật. Gây ấn tượng lớn đối với khách tham quan. Không chỉ có nhiều pho tượng Phật nghệ thuật, chùa Mía còn mang theo suốt quá trình lịch sử những hiện vật giá trị. 5 Tầng trên Tam quan là chiếc chuông lớn đúc từ năm Cảnh Hưng thứ 6( 1745) 1 chiếc khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Tiếp đến là tòa tháp “Cửu Phẩm Liên Hoa”,cao 13m. Tòa tháp này được xây dựng để thờ vọng Xá lị đức phật. Bên cạnh đó, ngọn tháp cũng được những người xây dựng gửi gắm ước muốn được gìn giữ, phát triển nét văn hóa của làng quê. 6 Tượng Phật Tuyết Sơn Điều đặc biệt nhất là trong chùa còn có một tấm bia đá rất đẹp, cao 1,6m; rộng 1,2m và được đặt trên lưng một con rùa. Tấm bia đá được khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Tại tấm bia đá này cũng lưu trữ nhiều tài liệu quý báu mang giá trị lịch sử lớn lao của ngôi chùa. Với kiến trúc độc đáo những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía đã được bộ Văn hóa - thể thao du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Du lịch lễ hội Về chùa Mía vào dịp không có lễ hội, không thấy được cách tổ chức nghi lễ mang đậm nét văn hóa của con người miền Bắc. Không gặp được những người vẫn nhiệt tình kể vanh vách những câu chuyện truyền thuyết, văn hóa tín ngưỡng. Nhưng về đây, dưới sự trầm mặc, uy nghi đầy cổ kính của chùa Mía, chúng tôi không phải mang nhiều nuối tiếc với những gì đã được chiêm ngưỡng ở ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa này. 7 3. Đình Mông Phụ Đến Đường Lâm, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng 16 di tích kiến trúc gồm đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, lăng mộ… Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội đến thăm hàng trăm ngôi nhà cổ hiện nay vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Trong quần thể kiến trúc cổ đó, đáng chú ý nhất là đình làng Mông Phụ. Đình Mông Phụ là một trong tám di tích lịch sử văn hoá ở Đường Lâm được bộ Thông tin Truyền thông xếp vào loại đặc biệt. Lịchsử kiến trúc Nằm ngay tại trung tâm của làng Mông Phụ, đình được xây dựng năm 1684 (Niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông), là ngôi đình đặc trưng cho ngôi đình Việt truyền thống. Đình xây dựng xếp thành hai chữ: Trước cửa là chữ Môn, sau hậu cung là chữ Nhị. Đến thời Tự Đức năm thứ 12 đình được tu sửa lại. Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường. Nhưng ở đây vẫn có một nét độc đáo riêng. Nền sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh. Khi mưa xuống nước từ xung quanh dồn lại đây chảy theo hai lối thoát nước dọc hai bên đình tạo thành hình hai râu rồng vừa thực vừa ảo. Đây là một ý tưởng rất lãng mạn của các kiến trúc cổ. Trước đình là một cái sân rộng, đây là nơi diễn ra các trò khi làng vào hội. Không chỉ thế, sân còn là một ngã sáu khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa rồi quy tụ mọi đường vào làng về trung tâm. Điều đặc biệt là nếu đi từ đình tới bất cứ xóm nào cũng không hề quay lưng vào đình. Đình ngoài có năm gian, hai chái làm theo kiểu nhà sàn; kết cấu bên trong theo lối chồng dường, giá chiêng. Các bức cuốn thư đều trang trí hình rồng. Hai bên đốc trạm hai bức xuân thuỷ (Tùng, Trúc, Cúc, Mai). Có thể nói đây là một bông hoa trong nghệ thuật kiến trúc. Những nét chạm trổ tài hoa có một không hai ấy được lưu giữ trên những bức trạm cuốn thư, tinh vi trong từng nét đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể. 8 Làng Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đông đúc, nhà cửa san sát kề nhau. Công việc dựng nhà hoàn toàn nhờ một thứ vật liệu địa phương độc đáo rất đẹp - đá ong. Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ sâu vài ba mét, có chỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên. Khác với đá vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Đông, Cổ Đông dá ong ở Đường Lâm sau khi khai thác ở lò về kích thước to lớn, hình thức thô nhám hoàn toàn không gia công lại mà cứ thế xếp chồng lên thành tường thành nhà. Có nhìn mới ngỡ ngàng thấy cái đẹp ấy quả là vô song, cái đẹp ấy bổ sung vào nội hàm cụm từ ""làng Việt cổ"". Xa quê lâu ngày mà sao nhung nhớ quá cái màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài Sẽ thiếu sót nếu viết về không gian văn hoá vùng đất này mà không nhắc đến tên tuổi một số bậc ""Quốc sĩ"" như cụ Thám hoa Giang Văn Minh, quan Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn - Nguyễn Khắc Nguyên hay cụ Tuần phủ Phan Kế Tiến, là thân phụ cụ Phan Kế Toại còn nhiều bậc học rộng tài cao song không may mắn trên con đường khoa cử. Nói thế là để tạm giới thiệu về tính hiếu học của vùng đất này. Kết thúc xin dẫn ra đôi câu đối trong từ đường cụ Thám hoa Giang Văn Minh. Lễ nghĩa bách niên Mông phụ ấp Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn. Xin tạm dịch: Lễ nghĩa trăm năm là làng Mông Phụ, tiếng thơm nghìn thuở cửa cụ Thám hoa này 9 Du lịch lế hội Ngày nay, ngoài việc đón khách đến thăm quan thì đình làng Mông Phụ vẫn là nơi sinh hoạt chung của làng. Hàng năm, vào khoảng thời gian từ ngày mồng một đến mồng mười tháng giêng dân làng Mông Phụ mở lễ hội (chính hội vào ngày mồng chín) để cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng bội thu đời sống của nhân dân được no ấm, hạnh phúc. Ngoài ra, nơi đây cũng là địa điểm diễn ra tục “lấy lửa” vào chính lúc Giao thừa với quan niệm đem lại sự sung túc, may mắn cho dân trong làng. Như vậy không gian ngôi đình này là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá đầy ý nghĩa. Những họat động này vừa giữ được những nét văn hoá truyền thống của địa phương lại vừa khuyến khích, giáo dục niềm tự hào, yêu mến mảnh đất văn hoá, mảnh đất hai Vua này. 4. Làng cổ Đường Lâm Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 2005 là làng cổ đầu tiên của cả nước được xếp hạng di tích. Xã Đường Lâm gồm 9 thôn là Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang Văn Miếu. Giá trị văn hóa kiến trúc Đường Lâm là một làng Việt cổ bảo tồn được hệ thống các kiến trúc truyền thống như: Cổng làng, nhà ở, đình, đền chùa, đường đi, giếng nước… Tại đây có các chuông đồng, khánh đá, đồ gốm sứ, các bức chạm các bia đá cổ lớn. Làng Đường Lâm có tới 21 đồi gò, 18 rộc sâu có sông Tích nước xanh trong uốn lượn quanh làng. Đường Lâm xưa là đất 2 vua – 2 vị anh hùng dân tộc là Phùng Hưng, Ngô Quyền; là quê hương của nhà ngoại giao lỗi lạc Giang Văn Minh nhiều nhân vật nổi tiếng 10 [...]... là bậc thánh Thánh Gióng cùng vị Thần Nông Hàng năm có rất nhiều người dân trên cả nước du khách quốc tế lui tới viếng thăm, tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hoá của đình 23 Kết Luận Có thể nói Sơn Tây là một mảnh đất giàu giá trị văn hóa và lịch sử có nhiều tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch, với hệ thống các khu di tích, lịch sử văn hoá dày đặc, nhiều đền chùa, danh... làng nghề nổi tiếng có thể khai thác “du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích lịch sử văn hoá lễ hội, du lịch làng nghề” Kết thúc chuyến đi thăm mảnh đất Sơn Tây, đọng lại trong mỗi chúng tôi là cảm giác chung về thiên nhiên,cảnh vật con người nơi đây rất đỗi hiền hòa, mộc mạc yên bình Bên cạnh đó, chuyến đi này đã giúp tôi hiểu biết về nguồn gốc giá trị văn hóa của đình, làng, chùa;... thần sắc, gia phả… ghi chép công lao, sự tích của nhân vật thờ cúng trong di tích, về quá trình xây dựng, tu bổ tôn tạo với sự hưng công, đóng góp của dòng họ, dân làng của những người thiện tâm trong tổng, trong huyện, những di vật, những đồ tự khí có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật tạo hình điêu khắc Đường Lâm có 21 di vật ở niên đại tạo tác khác nhau qua nhiều thời kỳ, cổ nhất là tấm bia... phi, câu đối, văn tự trên các bản khắc gỗ ở các di tích, các truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca Làng cổ Đường Lâm là tài sản tinh thần vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới giao lưu văn hóa Việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Đường Lâm tập trung vào các lĩnh vực: Bảo tồn môi trường sinh thái,... cổ; bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gắn bó mật thiết với di sản văn hóa vật thể đặc biệt là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng; bảo tồn văn hóa ẩm thực Đường Lâm phong tục tập quán Xã Đường Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì, gần các con sông Hồng, sông Đà, sông Tích, sông Đáy Khu Đường Lâm ngày nay vẫn mang cảnh quan của vùng trung du, vùng bán sơn địa, làng xóm tụ cư bố trí quanh đồi gò ven sông... tường đá ong các công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông dấu ấn của một nền văn minh lúa nước Nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, nằm trong những khu n viên có tường bao cũng bằng đá ong những đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường đá ong 14 Lịch sử kiến trúc... xây dựng của làng Đường Lâm mà nó còn được làm nền đường đi vây xung quanh các gốc cây ở khu di tích thờ hai vị vua là Ngô Quyền Phùng Hưng 13 Như vậy, có thể thấy gạch đá ong đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng của làng để làng mãi trở thành làng Việt cổ ở Việt Nam, là nơi lưu giữ nhiều ấn tượng cho du khách trong nước khách nước ngoài Mặc dù hiện nay có nhiều vật liệu hiện... cửa cao gian thờ tổ tiên Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét vững chắc nhờ vật liệu đá ong Những nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ Những khu n cửa bức bàn già nua, khi thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng,...khác trong lịch sử như Phan Kế Toại, Kiều Oánh Mậu… Tại nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quí như rìu đá, di chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng Gần đó còn có những rộc sâu, tương truyền xưa là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thuở nhỏ chơi trò thủy chiến Về di sản văn hóa phi vật thể, Đường Lâm bảo lưu được các lễ hội,... trong khu n viên thường kết cấu theo kiểu chữ nhất, chữ nhị, chữ đinh chữ môn Kết cấu kiến trúc từ năm hàng chân cột đến bốn hàng chân hay quá giang trốn một cột, nhà ba hàng chân hay quá giang trốn hai cột, nhà hai hàng chân hay quá giang trốn ba cột, nhà một hàng chân 12 Đường Lâm còn bảo lưu được một tập hợp thư tịch khá phong phú gồm: Thần tích, thần sắc, gia phả… ghi chép công lao, sự tích của . Khu di tích lịch sử Đền Và 1. Đền Và Đền Và rêu phong cổ kính và uy nghi toạ lạc trên một ngọn đồi thấp, hình. nhận là Di tích lịch sử văn hóa” cấp quốc gia năm 1964. Lịch sử Đền Và là nơi phụng thờ đức Thánh Tản Viên (Sơn Tinh), đứng đầu trong Tứ Bất tử và là "Thượng

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:47

Hình ảnh liên quan

Đền Và rêu phong cổ kính và uy nghi toạ lạc trên một ngọn đồi thấp, hình con rùa hướng về phía mặt trời mọc, trong rừng lim cổ thụ, thuộc thôn Vân Gia, xã Trung  Hưng, (nay là phường Trung Hưng), thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã được công nhận là  “Di tích lịch - khu di tích lịch sử đền và

n.

Và rêu phong cổ kính và uy nghi toạ lạc trên một ngọn đồi thấp, hình con rùa hướng về phía mặt trời mọc, trong rừng lim cổ thụ, thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, (nay là phường Trung Hưng), thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã được công nhận là “Di tích lịch Xem tại trang 1 của tài liệu.
Nhà tiền tế và hậu cung: nhà tiền tế hình chữ "nhất", kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu "thượng thu hạ  thách" đặt lên tảng kê chân cột bằng đá - khu di tích lịch sử đền và

h.

à tiền tế và hậu cung: nhà tiền tế hình chữ "nhất", kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu "thượng thu hạ thách" đặt lên tảng kê chân cột bằng đá Xem tại trang 2 của tài liệu.
Làng Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đơng đúc, nhà cửa san sát kề nhau - khu di tích lịch sử đền và

ng.

Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đơng đúc, nhà cửa san sát kề nhau Xem tại trang 9 của tài liệu.
Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen - khu di tích lịch sử đền và

r.

ải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen Xem tại trang 14 của tài liệu.
Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Những nhà quan lại thường có vịng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy,  phượng hay lưỡng long chầu nguyệt - khu di tích lịch sử đền và

ng.

nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Những nhà quan lại thường có vịng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt Xem tại trang 15 của tài liệu.
Đình là một kiến trúc cổ xây dựng trên mặt bằng hình chữ nhật gồm 3 gian và 2 chái dựng kiểu chồng rường - khu di tích lịch sử đền và

nh.

là một kiến trúc cổ xây dựng trên mặt bằng hình chữ nhật gồm 3 gian và 2 chái dựng kiểu chồng rường Xem tại trang 20 của tài liệu.
Thăm Tây Đằng, du khách có thể bị thu hút, mê hoặc bởi hàng chục, trăm hình thái rồng được chạm khắc và đục đẽo thành tượng tròn, đặt ở các ván bưng, bức cốn, giữ  vai trò đầu dư, con sơn. - khu di tích lịch sử đền và

h.

ăm Tây Đằng, du khách có thể bị thu hút, mê hoặc bởi hàng chục, trăm hình thái rồng được chạm khắc và đục đẽo thành tượng tròn, đặt ở các ván bưng, bức cốn, giữ vai trò đầu dư, con sơn Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan