Tài liệu Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ppt

26 835 2
Tài liệu Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Quá trình phát triển của Nhà nước và xã hội Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh:ST Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, suốt mấy chục năm, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc chiến tranh xâm lược, đánh thắng thực dân, đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng đất nước và thống nhất nước nhà. Giai đoạn tiếp theo, Đảng lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng tiếp tục lãnh đạo Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện những mục tiêu mới: đưa dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời hằng mong ước. 1. Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến lược, đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử và là quá trình phát triển từ thấp lên cao Lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy, kể từ khi Đảng ra đời cho đến nay, quá trình phát triển của Nhà nước và xã hội Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng ta là phù hợp với quy luật và thực tiễn khách quan. Không những là ngọn đuốc trí tuệ soi đường, Đảng còn nằm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam; không những là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng còn là mùa xuân của dân tộc. “Không biết có nơi nào trên trái đất này, một đảng chính trị lại được nhân dân thân thương gọi là Đảng ta như ở Việt Nam?”(1). Đó là sự thật lịch sử và là vấn đề không cần bàn cãi. Tuy nhiên, cũng chính từ lý luận và thực tiễn ấy đã chỉ ra rằng, phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến lược của từng thời kỳ đấu tranh cách mạng, phụ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử. Những năm tháng đầu tiên khi Đảng ta mới thành lập, Đảng ta phải hoạt động trong điều kiện bí mật. Chính quyền thực dân phong kiến đã đặt Đảng ra ngoài vòng pháp luật; chúng lùng bắt, giam cầm, tra tấn và giết hại dã man biết bao cán bộ của Đảng. Bất chấp sự khủng bố tàn khốc của địch, nhân dân ta được giác ngộ đã đi theo tiếng gọi của Đảng để hoạt động và phục vụ cách mạng, nuôi giấu và bảo vệ cán bộ của Đảng trong hầm bí mật, nhiều khi ở ngay tại nhà của mình. Trong những năm tháng gian khó đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng bằng Cương lĩnh chính trị và các chủ trương, chính sách hợp lòng dân; bằng tuyên truyền, vận động thuyết phục, bằng tổ chức, bằng bạo lực cách mạng. Với những cách thức đó, Đảng đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng cũng như chính bản thân Đảng trong thời kỳ này là đối kháng sống còn với quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến, song lại phù hợp với lòng dân nên được dân ủng hộ, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, lớn mạnh hơn quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến và đã đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến. Vì đối kháng sống còn với chính quyền thực dân phong kiến, nên trong thời gian này, Đảng ta cần và phải tổ chức hệ thống của riêng mình song song với hệ thống hành chính, kinh tế, văn hoá, sự nghiệp để lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng nhằm đạp đổ chế độ cũ, giành chính quyền về tay nhân dân (2). Khi chính quyền đã về tay nhân dân, đường lối của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, cán bộ của Đảng nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Trong thời kỳ này, bản thân Đảng cũng như quyền lực chính trị của Đảng là thống nhất với bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhân dân ta đã lần lượt đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục đích của Đảng và cả hệ thống chính trị là xây dựng Việt Nam thành một quốc gia độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó là không thay đổi, là sứ mệnh lịch sử của Đảng, nhưng mỗi giai đoạn, mỗi bước đi cần có các biện pháp thích ứng linh hoạt và phương thức lãnh đạo phù hợp. Lúc bóng tối, khi công khai; sẵn sàng đối kháng sống còn với địch, nhưng khi cần thiết, tự tuyên bố giải tán để rút vào hoạt động bí mật (3). Đó chính là phương châm ứng phó “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy mưu lược của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng (4). Ngày nay, trong tiến trình đổi mới của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận của hệ thống ấy, trong đó Đảng là hạt nhân, rất cần sự đổi mới. Mặt khác, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân tất yếu đặt ra những nguyên tắc và yêu cầu mới trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng. Ngoài ra, quá trình hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống và các diễn đàn quốc tế đã, đang và sẽ đặt ra các chuẩn mực mới về dân chủ, về quyền con người, về quyền lực nhân dân… Tổng hợp các yếu tố cho thấy rằng, tổ chức và hoạt động của Đảng, phương pháp lãnh đạo của Đảng cần có những thích ứng mới: đồng bộ với sự đổi mới của bộ máy nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc, các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Trên nền tảng ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tình hình thực tiễn của đất nước, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại, Đảng đề ra các quyết sách khôn khéo, phù hợp. Đó chính là bản lĩnh và trí tuệ của Đảng. 2. Minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) là xu thế hợp thời đại Minh định hóa quyền lực chính trị là yêu cầu tất yếu của dân chủ và là một xu thế phổ biến mang tính quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2005 đã tuyên bố “Dân chủ là một giá trị phổ quát. Nó không thuộc riêng về bất cứ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, khu vực nào” (5). Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã nêu rõ “Chúng tôi sẽ không từ nỗ lực nào nhằm khuyến khích dân chủ và tăng cường chế độ pháp quyền” (6). Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (năm 1948)(7) đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân”. Việt Nam ngày nay đã tham gia rộng rãi vào các diễn đàn quốc tế: thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên của AIPO /AIPA(8). Việc Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 là một sự kiện đánh dấu quá trình hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống quốc tế. Do vậy, Việt Nam sẽ tích cực và chủ động thực thi Hiến chương Liên hợp quốc, các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, nhất là những vấn đề có tính nguyên tắc về dân chủ, về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có nguyên tắc thừa nhận ý chí của nhân dân là cơ sở nền tảng của quyền lực chính trị. Mặt khác, lý luận về tổ chức bộ máy nhà nước, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng không thể không tính đến các thành tựu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn mà nhân loại đã đạt được trong quá trình đấu tranh vì dân chủ. Tuy có sự khác nhau về quan điểm chính trị, về bản chất giai cấp của từng chế độ nhà nước, các hình thức tổ chức nhà nước phổ biến trên thế giới trong thời đại ngày nay vẫn chứa đựng không ít yếu tố hợp lý (9). Nhất là nhìn từ góc độ quyền con người, dân chủ, quyền lực nhân dân. Vì thế, việc tiếp thu một cách cầu thị, có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức của các nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sựNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa có tính dân tộc, vừa có tính hiện đại là việc nên làm. Tư duy mới đòi hỏi không chỉ khắc phục tính lý luận chung chung, mà cần nhận diện được các yếu tố nội hàm của từng vấn đề, để từ đó chuyển các nguyên tắc, các vấn đề chính trị thành nội dung pháp lý (10). Đó là cách tiếp cận cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Dưới góc độ khoa học, trong thời gian qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập về vấn đề này. Một số công trình đã có kết luận chỉ rõ: vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền, vai trò, hình thức và phương pháp lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với tổ chức, hoạt động của Nhà nước, mặc dù đã và đang được triển khai nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhưng chủ yếu mới chỉ giải quyết được các vấn đề có tính khái quát lý luận từ góc độ chính trị học mà chưa làm rõ được những vấn đề cụ thể từ góc độ Nhà nướcpháp luật. Các vấn đề cụ thể như mối tương quan giữa cấu trúc tổ chức các cơ quan của Đảng với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương; các tiêu chí phân định sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quyền tự chủ, độc lập của các cơ quan nhà nước; cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các vị trí, chức vụ trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước cần xác định, bố trí theo những cơ sở, tiêu chí nào…vẫn chưa được làm sáng tỏ và cụ thể từ bình diện các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và việc thể chế hóa chúng bằng pháp luật (11); “Không có quyền lực nhà nước nào ngoài nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực duy nhất của dân. Đảng lãnh đạo chính trị là lãnh đạo xây dựng quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì dân, chứ không phải đi tìm một thứ quyền lực riêng nào cả” (12). Nếu nhìn nhận dưới góc độ chính trị, Đảng chỉ rõ “Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa dành thời gian và đầu tư thoả đáng cho việc nghiên cứu, chỉ đạo đổi mới, cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền” (13). Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng, chậm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; việc đổi mới chưa đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Từ thực tiễn xây dựng Đảng những năm qua, bài học kinh nghiệm chủ yếu qua 20 năm đổi mới, Đảng khẳng định: phải kiên trì đường lối đổi mới và đổi mới toàn diện, tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về Đảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng, chú trọng nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn và sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Khâu mấu chốt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp từ trung ương đến cơ sở. Đảng tiếp tục khẳng định: cần nghiên cứu, tổng kết, tiếp tục làm rõ quan điểm về Đảng lãnh đạoĐảng cầm quyền làm cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng một cách cơ bản, toàn diện (14). Như vậy, có thể thấy rằng, định hướng nghiên cứu khoa học và định hướng chính trị của Đảng đã đồng thời chỉ rõ rằng, trong điều kiện và tình hình mới “cần tiếp tục hoàn thiện lý luận về đảng cầm quyền, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể xã hội, trong đó mối quan hệ Đảng và Nhà nước là chủ yếu nhất” (15). Chính vì vậy, việc tường minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. 3. Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa quyền lực chính trị Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (năm 1948) (16) đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” (Điều 21). Hiến chương Paris cho một châu Âu mới tuyên bố: “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền tảng cho một nhà nước dân chủ” (17). “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước” (18). Tổ chức liên minh Nghị viện quốc tế đã khẳng định: “Yếu tố then chốt của một nền dân chủ là một chế độ bầu cử tự do và trung thực” (19). ý chí của nhân dân thông qua các cuộc bầu cử theo những chuẩn mực hiện đại tự do, tiến bộ và công bằng tạo tính hợp pháp và chính đáng nhất cho quyền lực chính trị. Hiến pháp Cộng hòa Pháp khẳng định “Các đảng phái và các tổ chức chính trị tranh giành quyền lực qua kết quả bầu cử” (20). Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng quyền lực công cộng và quyền lực nhà nước. Trong một hệ thống chính trị dân chủ, không gì có thay thế được những cuộc bầu cử đại chúng có vai trò hợp pháp hóa quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu cử là hợp pháp hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một sự uỷ nhiệm quyền lực đặc biệt (21). Chế độ bầu cử được coi là “Phương thức chính thống thay [...]... hôm nay, Đảng lại không kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới Việc minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) theo giải pháp nêu trên mang lại nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, đây là cơ sở quan trọng cho việc khắc phục một trong những bất cập lớn nhất của hệ thống chính trị nước ta hiện nay là sự chồng chéo, bao biện của các tổ chức đảng, các cấp ủy đảng với các cơ quan nhà nước (30)... Nam đối với Đảng là có cơ sở vững chắc, được tường minh bằng những con số cụ thể trong kết quả bầu cử; và khi đó, sự lãnh đạo của Đảng mới đích thực là sứ mệnh do nhân dân giao phó; ii) sự lãnh đạo của Đảng sẽ được các quốc gia và các tổ chức quốc tế công nhận Cũng cần nói thêm rằng, nói về sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, đôi lúc và ở đâu đó vẫn có những “tiếng kèn lạc điệu” được cất lên Với giải pháp. .. bộ hệ thống Đảng Với cách thức ấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không những được nhân dân Việt Nam thừa nhận (bằng kết quả bầu cử), mà còn được cộng đồng quốc tế thừa nhận một cách “tâm phục, khẩu phục” trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế (cũng bằng bầu cử tự do, tiến bộ và công bằng) Trong giai đoạn hiện nay, có lẽ đó là cách tốt nhất để minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, làm tăng... trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, trong điều kiện thể chế chính trị một đảng cầm quyền như ở nước ta, vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải thông qua các đảng viên đã trúng cử mà nhân dân đã thừa nhận thông qua bầu cử Các đảng viên được chế độ bầu cử “đóng dấu” hợp pháp này là những “trạm” để chuyển tải “ý Đảng vào Nhà nước; qua bộ máy nhà. .. hóa đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp… Cần coi đây là “kênh” chính thống và cơ bản nhất để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Còn những những cơ cấu khác của Đảng (không qua bầu cử), về mặt nguyên tắc, chỉ hoạt động trong nội bộ Đảng, không nên trực tiếp chỉ đạo “sang” bộ máy nhà nước Ở bất cứ giai đoạn... lực đảng lại tác động trực tiếp hàng ngày lên đời sống nhân dân (28); hệ thống tổ chức Đảng vẫn song song với hệ thống chính quyền và tác động trực tiếp lên hệ thống chính quyền Do vậy, như trong Mục 2 đã phân tích, việc tường minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) ở nước ta hiện nay là yêu cầu nội tại của quá trình dân chủ hóa và là xu thế hợp thời đại 4 Giải pháp góp phần minh định. .. xã hội, đưa nước ta “hòa nhịp cùng bước tiến của thời đại” Tóm lại, tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội cùng với sự hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống quốc tế, sự lãnh đạo của Đảng cần thông qua các “trạm” chuyển là các đảng viên đã trúng cử để “chuyển hóa” đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và qua pháp luật đến toàn thể xã hội Những bộ phận khác của Đảng không qua... xác nhận tính hợp pháp quyền lực chính trị của Đảng. ** Trong giai đoạn hiện nay, trên nền tảng “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, hệ thống chính trị nước ta vận hành theo nguyên lý Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Tuy nhiên, sự “hợp pháp hóa” của nhân dân lên quyền lực của Đảng chưa được làm rõ, mà chỉ có chiều ngược lại Các cơ quan lãnh đạo của Đảng là do đảng viên bầu ra (cũng... tiện pháp lý hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, mà nó còn có tác dụng như một hệ thống cảnh báo tích cực cho Đảng Điều này giống như tác dụng của hệ thống cảnh báo cháy nổ khi xây dựng một ngôi nhà Khi đổi mới sự lãnh đạo của Đảng theo hướng trên và chế độ bầu được vận hành trên nền tảng của các nguyên tắc tự do, tiến bộ và công bằng, cũng cần dự liệu có thể xảy ra trường hợp các ứng cử viên của Đảng. .. luôn có một điểm chung cơ bản: Đảng là ngọn đuốc soi đường, là trí tuệ dẫn lối; phương pháp lãnh đạo của Đảng là vận động, thuyết phục, không phải và không bao giờ là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội (29) Trong thời kỳ đối kháng sống còn với chính quyền phong kiến thực dân, phương pháp lãnh đạo chủ yếu của Đảng là vận động, là giáo dục, thuyết phục, bằng biện pháp tổ chức, thì không có lý . Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Quá trình phát triển của Nhà nước và xã hội Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo. dân chủ hóa và là xu thế hợp thời đại. 4. Giải pháp góp phần minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) Từ những phân tích ở trên,

Ngày đăng: 16/02/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan