ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT văn XUÔI 1975 2000

17 639 0
ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT văn XUÔI 1975   2000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT văn XUÔI 1975 2000

MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 1 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI 1975-2000 MỞ ĐẦU Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi mở ra cho đất nước một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Hòa chung trong 1/ 18 không khí ấy, văn học cũng có nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật của nó, nhất là dưới tác động của công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng đã dẫn đến những bước phát triển quan trọng của văn học. Văn xuôi giai đoạn 1975-2000, cùng với sự đa dạng về đề tài, chủ đề là những tìm tòi, cách tân của các thế hệ cầm bút về nghệ thuật, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện: thể loại, ngôn ngữ, cốt truyện và kết cấu. NỘI DUNG 1. Thể loại Từ sau năm 1975, văn xuôi Việt Nam phát triển khá đồng đều về thể loại, trong đó nổi bật hơn cả là phóng sự, ký, truyện ngắn và tiểu thuyết. 1.1 Phóng sự Phóng sự, báo chí là nguồn động lực quan trọng tạo đà, mở đường cho công cuộc đổi mới văn học. Những năm 80 của thế kỷ XX, vai trò to lớn của báo chí, phóng sự đối với công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới nền văn học được khẳng định, nhấn mạnh. Chúng ta đã có được một kho tàng rất phong phú về báo chí hiện đại. Cho đến thời điểm này thì nước ta đã có tới gần 700 tờ báo và tạp chí với nhiều hình thức phong phú: báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử… Những vấn đề thời sự bức xúc nhất của văn học bao giờ cũng được báo chí “khơi ngòi”, báo chí luôn là thành phần giữ vai trò khởi xướng. Đảng cộng sản Việt Nam phát động công cuộc đổi mới văn học cuối thế kỷ XX có lẽ được bắt đầu từ những phóng sự đăng trên báo Văn nghệ như : Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc, báo Văn nghệ, 1986), Lời khai của bị can (Trần Huy Quang, báo Văn nghệ, 1987)… Sau sự bùng nổ của phóng sự là những tiểu thuyết - phóng sự ăm ắp tư liệu báo chí như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải. Báo chí đã chính thức đặt vấn đề, tạo niềm tin, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim của giới nghệ sĩ và công chúng, làm chỗ dựa tinh thần, nó đã thức tỉnh ý thức của mỗi cá nhân, giúp cho các nhà văn bản lĩnh hơn để có thêm bản lĩnh để làm tốt sự nghiệp đổi mới nền văn học. Không những nó là điểm dựa tinh thần mà nó còn kịp thời cung cấp cho văn chương cả một kho tư liệu rộng lớn với những thong tin cập nhật 2/ 18 quý báu mà các nhà báo đã không quản gian khổ để thu thập tin tức rồi đưa lên mặt báo. Đây là những con số biết nói, những dữ liệu quan trọng để các nhà văn tài năng thổi hồn mình vào đó làm nên những tác phẩm để đời. Nhà văn, nhà báo Tô Hoài đã từ một bài báo mà viết thành tác phẩm nổi tiếng Vợ chồng A Phủ và cũng chính ông đã chẳng nhờ làm báo mà lại có Cát bụi chân ai, chiều chiều… Thể loại phóng sự từng có một thời kỳ phát triển sôi nổi trong văn học Việt Nam vào khoảng những năm 1930-1945, với các tác giả tiêu biểu như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang,… Nhưng từ sau năm 1945 thì nó gần như mất tăm hẳn. Phóng sự là thể loại trung gian giữa báo chí và văn học, có ưu thế trong việc phơi bày, mổ xẻ, phanh phui những hiện thực xã hội phức tạp. Phóng sự giúp cho nhà văn tiếp cận được với hiên thực một cách nhanh chóng, không bị cản trở bởi hàng rào “văn chương” và cũng qua đó mà mò tìm ra và tạo nên cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật mới. Một loạt những bài phóng sự đăng trên báo Văn nghệ đã gây được tiếng vang lớn: Người biết làm giàu của Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ của Lưu Loan, Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa của Võ Văn Trực, Đêm trắng của Hoàng Hữu Các làm xôn xao dư luận và kéo công chúng quay lại với văn học. Hầu như tất cả những vấn đề lí luận về văn hóa văn nghệ đã được giới thiệu công khai trên báo chí. Báo chí vừa làm nhiệm vụ khởi xướng vừa giữ vai trò hướng dẫn cho những cuộc tranh luận học thuật văn nghệ thực sự sôi nổi và hữu ích, góp phần quan trọng là định hướng thẩm mỹ cho đông đảo công chúng, làm cho phê bình văn học đã thật sự là văn học. Những cuộc tranh luận học thuật lớn trong lịch sử đều được tiến hành dưới hình thức báo chí. Qua những cuộc tranh luận ấy, chân lý nghệ thuật đã thắng thế, giúp cho văn học vừa đi đúng hướng vừa phát triển mạnh mẽ. Báo chí, phóng sự cung cấp cho nhà văn rất nhiều tư liệu quý báu, trong đó phần lớn là những vấn đề nóng, không những giúp cho nhà văn viết tốc độ hơn mà còn có nhiều cơ hội để nhìn thẳng vào sự thật hơn, nói thẳng và nói thật hơn. Báo chí trở thành cầu nối quan trọng giữa tác phẩm của nhà văn với công chúng. Tính thời sự của báo chí làm cho văn học thêm tốc độ góc cạnh, sắc sảo, linh hoạt, bút lực của nhà văn cũng trở nên lớn hơn. Rõ ràng sự gặp gỡ giữa báo chí và văn chương đã tạo ra một nguồn năng lượng rất to lớn để có thể bùng nổ những tài năng của nghệ sĩ. Báo trong văn sẽ làm cho văn chương sắc hơn nhưng ngược lại văn trong báo lại làm cho báo thêm sâu hơn, nhân tình hơn. Ta tìm thấy được mối quan hệ giữa tính thông tấn của báo chí và tính thẩm mĩ của văn chương. Tính thông tấn của báo chí là 3/ 18 nhằm thu thập những tin tức để cung cấp cho công chúng những thông tin bổ ích. Vì tính quần chúng của nó mà những bài viết, những thông tin trên mặt báo đều mang đậm tính thẩm mĩ, tức là nó phải mang nội dung bổ ích, câu văn phải được trau chuốt kỹ lưỡng. Tính thông tấn của báo chí và tính thẩm mỹ của văn chương quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tính thẩm mỹ sẽ tạo nên được những bài viết hay, và tính thông tấn sẽ truyền tải đi những thẩm mỹ ấy để từ đấy hình thành trong độc giả những ý thức thẩm mỹ đúng đắn và tích cực. 1.2 Ký Ký thường được coi như thể loại trung gian giữa văn báo chí và văn sáng tác, nó thiên về thông tin cập nhật, số tác phẩm đạt nghệ thuật cao còn hiếm. Dù vậy đây cũng là thể loại mang bản chất lịch sử rõ nhất, ký sau năm 1975 cho thấy nó tự khác với chính mình ở giai đoạn trước rất nhiều. Thể ký trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975- 2000 tiếp tục đá phát triển của văn học 1945-1975 và gặt hái được những thành tựu nhất định. Nếu như thể ký trong giai đoạn văn học 1945-1975 , các nhà văn của chúng ta cũng có phần coi trọng nội dung xã hội - lịch sử cụ thể, coi nó như cơ sở chất liệu chủ yếu để xây dựng tác phẩm. Tuy nhiên, họ lại thiên về việc nhào nặn, chế biến lại tư liệu mà ít chú ý đến việc vận dụng. Tư liệu còn lại trong tác phẩm không phải là tư liệu “thứ thiệt”, tư liệu “chính cống” nữa mà chỉ là sự tương đồng khá xa xôi. Thì đến văn xuôi giai đoạn 1975-2000, các nhà văn đã có sự thay đổi trong việc xử lý tư liệu, coi trọng tính xác thực của tư liệu trong tác phẩm một cách rõ rệt hơn rất nhiều. Sự thành công và những nét đặc sắc trong Ký sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân là một ví dụ điển hình, đồng thời tác phẩm cũng như một sự tiếp bước của Ký sự Cao Lạng. Tiếp nối phương hướng vạch ra sự kiện, đào sâu các tầng tư liệu của sự kiện của Nguyễn Tuân được Hoàng Phủ Ngọc Tường khai thác khá hiệu quả ở các tác phẩm Rất nhiều ánh lửa và Ai đã đặt tên cho dòng sông. Hồi ký là thể loại ít phát triển ở thời kỳ đầu của nền văn học mới, nhưng lại rất phát triển ở giai đoạn văn học này. Toàn bộ những tác phẩm hồi ký này đã hợp thành một kho tư liệu phong phú mà những mảnh chính đã được hình thành như: tư liệu lịch sử cách mạng trong những hồi ký của các cán bộ lão thành cách mạng, tư liệu lịch sử quân sự trong các hồi ký về các đơn vị quân chủng, binh chủng, và tư liệu lịch sử văn học trong các hồi ký của các nhà văn, hồi ký về các chặng đường văn học. Những năm gần đây có sự xuất hiện một cách lặng lẽ của các 4/ 18 hồi ký của các nhà văn. Những hồi ký của một số vị tướng cung cấp được nhiều tư liệu lịch sử đáng quý mà đôi khi chính sử đã bỏ qua. Thì hồi ký của các nhà văn lại là một kiểu ký ức xã hội, đáng chú ý là hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài, Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Nhớ lại của Đào Xuân Qúy… Hồi ký của các nhà văn là những trang tự soi lại mình của xã hội trên con đường đi tới của nó. Đối với mỗi nhà văn, hồi ký cũng là một cách để nói về thời của mình. Tóm lại, thể ký trong văn xuôi giai đoạn 1975-2000 đã có những bước đi mới trên nền tảng của thể ký giai đoạn 1945-1975: có sự đề cao, tôn trọng tính xác thực của sự kiện trong tác phẩm nhiều hơn, đánh dấu được cái tôi cá nhân của từng nhà văn trong từng tác phẩm. Tính tư liệu của thể ký cũng được sử dụng làm tư liệu sáng tác cho những tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong đó nhà văn giao nhiệm vụ truyền tải tư liệu cho những nhân vật hư cấu như trong tác phẩm Gặp gỡ cuối năm (tư liệu về các nhân quan chính trong xã hội Sài Gòn cũ), Điều tra về một cái chết (tư liệu về các chức sắc trong đạo Cao Đài) của Nguyễn Khải hay Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn 1.3 Tiểu thuyết Giai đọan 1975-2000, tiểu thuyết vẫn là thể loại giữ vai trò chủ đạo, nó bộc lộ được ưu thế của mình trong cách nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người sau cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trong sự vận động và phát triển của xã hội Tiểu thuyết từ sau năm 1975 được đánh giá qua hai mốc thời gian: 1975-1985 và 1986-2000. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết vẫn được viết theo lối cũ: nghiêng về các sự kiện, về sự bao quát hiện thực trong một diện rộng, những nguyên tắc chuẩn mực của phương pháp sáng tác xã hội chủ nghĩa chi phối, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể mà chưa có sự sáng tạo mới mẻ nào: Năm 75 họ đã sống như thế nào (Nguyễn Trí Huân), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Đồng bạc hoa xòe (Ma Văn Kháng)… Bước sang thời kỳ đổi mới - những năm 1986, trong không khí của dân chủ của đời sống văn học thì tiểu thuyết mới thực sự bùng phát, thăng hoa và gặt hái được một mùa bội thu. Chính sự đổi mới này đã làm cho tiểu thuyết có một diện mạo mới. Thể tài và kiểu dạng trở nên phong phú và đa dạng 5/ 18 hơn. Trên phương diện thể tài, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã triển khai và đi sâu vào cái hiện thực hằng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân. Vấn đề con người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm của nhà văn. Thể tài chiến tranh, cách mạng và dân tộc dần nhường chỗ cho thể tài thế sự và đời tư. Nhà văn tiến sâu vào hiện thực đời sống, vào thân phận và cuộc đời của con người: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), … Nhà văn đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những mảnh vỡ, những bi kịch của con người: Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Vạn trong Bến không chồng,… đồng thời nhà văn cũng mạnh tay mổ xẻ, phơi bày nó bằng những cái nhìn trung thực, táo bạo. Thể tài của văn học giai đoạn này nghiêng hẳn về thế sự, đời tư, về số phận cá nhân, sự nhập cuộc của con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn. Tiểu thuyết từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn về kiểu dạng diễn đạt. Nếu trong giai đoạn 1945-1975, kiểu dạng tiểu thuyết trường thiên chiếm ưu thế và đạt được những giá trị lớn như: Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng), Bão biển (Chu Văn),… thì giai đoạn 1975-2000 xuất hiện nhiều kiểu dạng tiểu thuyết mới như: tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết tình báo, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết huyền thoại… Tuy mới xuất hiện nhưng nó đã đạt được những thành công bước đầu đó là sự đón nhận của đông đảo độc giả. Đặc biệt thông qua kiểu dạng huyền thoại nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện những con người đích thực. Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận đến thế giới bí ẩn nằm đằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, tiềm thức, giấc mơ. Ngòi bút nhà văn khơi sâu, chạm vào cõi tâm linh, cõi vô thức của con người, khai thác con người ở bên trong con người: Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, vua Lý Thần Tông trong Giàn thiêu, … Có thể nói thời kỳ đổi mới như một trận mưa đã mang đến cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam một bộ mặt mới. Làm cho thể tài của tiểu thuyết bám sát vào hiện thực cuộc sống hơn. Trước đây là sáng tác theo lối quán triệt nhu cầu, đề cao cái cái mới còn bây giờ thì mọi cái đều được đưa vào văn chương làm cho văn chương trở nên đa sắc diện. Điều này thể hiện đã có sự bình đẳng giữa các thể tài, làm nền tảng thuận lợi cho tiểu thuyết ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trong lòng độc giả. 6/ 18 1.4 Truyện ngắn Bên cạnh ký là sự khởi sắc của truyện ngắn, từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp của các cây bút Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Lê Minh Khuê đến sự vào cuộc đầy tính chuyên nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, đã đem lại những khám phá nghệ thuật và những hiệu ứng thẩm mỹ đáng kể, góp phần thu hút công chúng trở lại với văn hoá đọc. Đây có thể coi là một giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam. Truyện ngắn giai đoạn này có những khác biệt rõ rệt so với trước đây. Những năm 60 từng để lại những truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn. Điểm nổi bật của truyện ngắn giai đoạn này là dung lượng truyện ngắn nặng trĩu. Có những truyện ngắn chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên. Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, gói gọn trong mươi trang cả một cuộc đời, một kiếp người, mấy kiếp người vừa là tác giả vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời. Truyện ngắn Khách thương hồ của Hào Vũ,chỉ dưới một nghìn từ mà nén chặt cả số phận hai con người quờ quạng đi tìm một chút hạnh phúc muộn mằn, cả hai đều là nạn nhân ở cả hai phía của chiến tranh. Sở dĩ truyện ngắn có được sức nặng như vậy là vì nó được cả một giai đoạn văn học của phóng sự và tiểu thuyết tích lũy và chuẩn bị cho nó. Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài là hai cây bút nổi bật hơn cả trong truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong trào lưu đổi mới của văn học Việt Nam, là một hiện tượng tiêu biểu nhất của trào lưu đó. Nguyễn Huy Thiệp là người khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái gọi là dòng văn học tự vấn. Tự vấn là hướng nội. Nếu văn học phơi bày, tố cáo chủ yếu hướng ngoại, thì văn của Nguyễn Huy Thiệp là văn hướng nội. Có thể nói lần đầu tiên trong văn học, con người Việt Nam tự phơi mình ra trước con mắt cật vấn của chính mình quyết liệt đến vậy. Chúng ta có thể kể đến một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp như Không có vua, Tướng về hưu, Giọt máu, Những người thợ xẻ, Không khóc ở California… Bên cạnh Nguyễn Huy Thiệp là Phạm Thị Hoài - một cây bút truyện ngắn sắc sảo và quyết liệt không kém. Sự tự vấn ở Phạm Thị Hoài tập trung vào một đối tượng mà chị cho là quan trọng nhất của xã hội và dân tộc: tầng lớp ưu 7/ 18 tú, tầng lớp trí thức. Bằng một hệ thống chữ nghĩa sắc như dao và một thái độ không chút khoan nhượng, thậm chí đôi lúc đến mức đanh đá, chị xoáy sâu vào những ung nhọt vẫn bị che giấu của cái tầng lớp thường đầy ảo tưởng về chính mình đó, mổ xẻ không thương tiếc cái tầng lớp là đại diện của xã hội, tự đặt nó đối diện với thực chất chẳng hay ho gì của chính nó, thẳng tay lột tung chiếc mặt nạ lâu nay nó tự đeo cho mình. Đó là những nhân vật trong Thiên sứ: Có người lao vào kiếm tìm đồng tiền mà quên đi niềm say mê cái đẹp, say mê nghệ thuật như Hoàng; Có người sống trong sự bủa vây của thế giới vật chất, muốn giãy giụa để trở về với tình yêu nhưng không thoát nổi, đành nhượng bộ và thỏa hiệp như Hằng; Có người như Quang lùn chỉ chăm chăm vào trách nhiệm công dân của mình mà không biết ngoài ý chí, lý tưởng, con người còn có một thế giới với màu mắt biến ảo, mười đầu ngón tay mỗi ngón một giọng thầm thì… Như vậy, ta có thể thấy, trong các thể loại thì truyện ngắn đã tiến xa hơn cả. Có thể kể đến các tên tuổi như Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Bùi Hoằng Vị, Ngô Khắc Tài…, và gần đây nhất là Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Thuần. 2. Ngôn ngữ Từ giọng khẳng định, tự tin đến giọng điệu nước đôi, tự vấn; từ ngôn ngữ đơn thanh đến ngôn ngữ đa thanh; từ ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực chuyển sang ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục giúp cho văn xuôi giai đoạn 1975-2000 trở nên phong phú, có chiều sâu và ám ảnh người đọc. Những cây bút của thời kỳ đổi mới do ít bị chi phối bởi thói quen ngôn ngữ của giai đoạn trước, họ tạo được sự cách tân rõ rệt về ngôn ngữ văn chương. Trở lại với vấn đề ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn trước đó, giai đoạn 1945- 1975 trong nhiều sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu… Do đặc điểm lịch sử, giọng điệu nhân vật trong giai đoạn này mang một nét hào sảng lạ thường, giọng điệu tự tin hướng về một tương lai tốt đẹp. Trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, các nhân vật chính đều cùng đứng về một tuyến, có giọng điệu chung, tiếng nói chung, lý tưởng chung, tiêu biểu cho tinh thần một thời đại. 8/ 18 Nhưng từ 1975 trở về sau, nhà văn xây dựng nhân vật không theo cảm hứng anh hùng ca nữa, mà thiên về cảm hứng thế sự. Những giá trị cứ ngỡ là bền vững của một thời được nhìn nhận lại, chiến tranh không chỉ là oanh liệt, là chiến thắng hào hùng mà chiến tranh còn là hy sinh, mất mát đau thương. Con người luôn tự hỏi: liệu mình có phải là người chiến thắng? Những ám ảnh về chiến tranh cứ dằn vặt họ, nỗi đau cứ dày vò theo năm tháng. Lúc nào họ cũng phân vân, suy nghĩ về số phận mình, nên nhân vật được xây dựng với ngôn ngữ nước đôi, tự vấn là điều dễ hiểu. Người kể chuyện trong văn xuôi hiện đại không còn đảm nhận vai trò của một vị quan tòa phán xét tất cả. Điểm nhìn trần thuật không thuộc về riêng tác giả nên tránh được cái nhìn cực đoan, phiến diện về cuộc sống và con người. Nhiều khi trong một tác phẩm bây giờ có nhiều giọng kể, từ nhiều phía, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Đọc Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, hay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Ta có thể dễ dàng nhận thấy những điều ấy. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với hệ thống ngôn ngữ nhiều cảm giác, Nỗi buồn chiến tranh - câu chuyện của quá khứ được quy tụ qua cảm giác sống động, tươi mới của hiện tại. Đó là một hệ thống ngôn từ với lời kể thiên về miêu tả, đầy các từ láy, từ diễn tả tâm trạng, cảm giác, tả thiên nhiên, với những lời bình phẩm, đánh giá không giống ngôn từ nặng về hành động, sự kiện của truyện truyền thống. Ngôn ngữ đa thanh cũng được nhiều nhà văn chú trọng. Hiểu một cách đơn giản thì đa thanh có nghĩa là lời văn đa giọng trong phát ngôn của nhà văn hoặc của nhân vật. Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng và sử dụng rất thành công hình thức đa thanh trong truyện ngắn của mình. Trong tác phẩm của mình, nhà văn tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau trong một môi trường xã hội nhất định để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân vật. Ở đây, nhà văn đứng bên ngoài tác phẩm, để nhân vật của mình tự do hành động, tự do thể hiện cá tính theo logic nội tâm nhân vật. Cùng nói về một vấn đề nhưng tác giả và các nhân vật của mình đều đưa ra cách hiểu riêng. Nhà văn không còn dùng uy thế của mình mà bắt nhân vật hay độc giả phải theo ý mình mà ở đây có sự ngang hàng, độc giả có thể lựa chọn cho mình cách hiểu hợp lý nhất. Như truyện ngắn Nạn dịch tả trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát nói về ngôi mộ của Lù và Hếnh - nạn nhân của dịch tả. Người già và trẻ nhỏ đã đưa ra cách nhìn nhận của mình như sau: “Ngôi mộ chôn Lù và Hếnh bây giờ là một đụm đất khá cao, trên mọc đầy những cây song, cây mây gai góc, những người già ở bản Hua Tát đặt tên là mộ tình chung thủy, còn 9/ 18 bọn trẻ gọi là mộ hai người chết dịch”. Hai lời bình khác nhau, tác giả cũng không đứng về phía nào, mà sự thực như thế nào tùy từng người đọc cảm nhận. Bên cạnh đó, tính chất đa thanh trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện ở chỗ thế giới cuộc sống trong truyện ngắn của ông là một thế giới không có tôn ti, trật tự. Những quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa bị phá vỡ. Thế giới nhân vật bị bóc trần bộ mặt thật của mình. Đó là hình ảnh Thủy - cô con dâu của ông Thuấn trong Tướng về hưu. Thủy là đại diện tiêu biểu của tầng lớp trí thức, cho lớp người mới trong xã hội hiện đại. Thủy làm việc ở bệnh viện phụ sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày, các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về… Thủy - người con dâu thấy mẹ chồng đau ốm, bệnh tật cũng không hề chăm sóc, không giặt giũ giúp mẹ. Thủy lãnh đạm trước cái chết của mẹ chồng và coi đó là lẽ tự nhiên. Thủy tính toán 1 cách chi li từng khoản chi tiêu trong gia đình, cho đám tang mẹ chồng không để lọt 1 xu nào cả. Thủy còn bắt chú mình - ông Bổng ký tên vào giấy vay tiền cho chắc ăn…. Bằng cách nhìn của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã vạch ra cái thực trạng về sự tha hóa con người đến mức trầm trọng, không thể cứu vãn được nữa. Những con người có ăn có học mà trở lên lạnh lùng, tàn nhẫn, bất chấp mọi đạo lý làm người. Không gì ngoài mong mình trở nên giàu có hơn trong xã hội. Thuần thì làm ngơ, không quan tâm và cũng không quan trọng gì về việc Thủy đang làm, con người đã trở nên lãnh đạm về mọi cái ác trong xã hội này… Con người tồn tại trong Tướng về hưu là con người được cuộc sống rui rèn cho một tâm hồn khô cứng, sòng phẳng và cay nghiệt. Họ sống hợp lý, hợp lý đến mức khó có thể chê trách, nhưng lại không còn gì khác ngoài những hành động hợp lý ấy. Họ không hề tỏ ra yêu thương một cái gì, cảm động trước một cái gì, hay lo lắng cho một cái gì ngoài những băn khoăn lợi - không lợi trong từng vấn đề… Thế giới trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không có thiện ác, tốt xấu rạch ròi, theo quan điểm đạo đức mà chỉ có sự thật được phơi bày, được phát ngôn qua những lời đối thoại của các nhân vật. Các nhà văn trước thường khi nói về sự thật qua độc thoại nội tâm của nhân vật, nhưng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, sự thật hiện hình qua những lời đối thoại của các nhân vật. Trong tác phẩm trên, nhà văn như hoàn toàn mất hết quyền lợi, ông không hề lên tiếng bênh vực hay tố cáo bất cứ ai mà chính những hành động và ngôn ngữ của nhân vật đã nói lên điều đó. 10/ 18 [...]... của văn xuôi Việt Nam không hoàn toàn biến mất mà mỗi người viết, mỗi nhà văn có thể sáng tạo nó bằng nhiều cách thức, kiểu dạng mà mục đích cuối cùng là thể hiện ý đồ nghệ thuật một cách có hiệu quả Như vậy, với cốt truyện lịch sử - tâm hồn, văn xuôi giai đoạn 1975 -2000 đã có sự kế thừa và những bước phát triển rõ rệt, tạo đà cho sự phát triển của văn xuôi giai đoạn sau này 4 Kết cấu Nếu như văn. .. LUẬN Mỗi bông hoa một hương sắc, mỗi nhà văn một phong cách và mỗi giai đoạn văn học cũng có một dấu ấn riêng Giai đoạn 1975- 2000 không dài so với lịch sử phát triển văn học của toàn dân tộc, nhưng ta có thể coi nó là mốc đánh dấu ngã rẽ mới của văn xuôi nói riêng và văn học nước nhà nói chung Cùng với những đổi mới trong chủ đề, đề tài, cảm hứng thì nghệ thuật văn xuôi cũng có những khám phá đáng kể từ...Như vậy, văn xuôi giai đoạn 1975- 2000 có nhiều đổi mới, cách tân về mặt ngôn ngữ Rất nhiều nhà văn đã áp dụng lối cách tân trong ngôn ngữ vào tác phẩm của mình một cách nhuần nhuyễn và đem lại thành công cho tác phẩm 3 Cốt truyện Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật, cốt truyện đóng vai trò quan trọng “Cốt truyện là hệ thống những biến... nhân vật Chính vì vậy mà những kết cấu văn học hiện đại này đã tạo được điều kiện cho nhà văn đi sâu vào diễn biến tâm lý phong phú và phức tạp của nhân vật Đồng thời những kết cấu này cũng là phương tiện phù hợp để nhà văn 13/ 18 thể hiện cốt truyện lịch sử - tâm hồn như đã nói ở trên Như vậy theo tiến trình phát triển của văn học, kết cấu văn xuôi ở giai đoạn 1975- 2000 đã có sự phát triển và dịch chuyển... Nội 7 Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (2009), NXB Giáo dục 8 Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam NXB Giáo dục, Hà Nội 9 TS Nguyễn Văn Kha, Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975- 2000 (2006), NXB ĐHQG TP.HCM 10 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2005), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội... cấu Văn học một mặt vẫn tiếp nối dòng chảy của giai đoạn trước đó, một mặt phục vụ cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, bảo vệ Tổ quốc, hướng vào tạo dựng một nền văn chương phong phú cả về đề tài, chủ đề và biện pháp nghệ thuật Các tác giả Việt Nam đương đại đã có ý thức cách tân và đổi mới tư duy làm cho văn xuôi ngày càng khẳng định được vị trí của mình, đánh dấu sự trưởng thành của nền văn. .. xuôi giai đoạn sau này 4 Kết cấu Nếu như văn học giai đoạn văn học 1945 -1975, kết cấu tác phẩm theo sự kiện, thời gian tuyến tính để phù hợp với cốt truyện lịch sử - sự kiện, tức là các sự kiện được tái hiện lại theo trình tự thời gian diễn biến, thì đến văn học giai đoạn 1975- 2000, các nhà văn đã bắt đầu có sự tìm tòi và vận dụng các kết cấu văn học hiện đại, như kết cấu đồng hiện, kết cấu song hành,... của chính mình Đó chính là kiểu trần thuật phi tuyến tính với 14/ 18 những đảo lộn thời gian và kỹ thuật đồng hiện Có thể nói trần thuật phi tuyến tính trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới tư duy tiểu thuyết khi cảm thức hiện tại, khi khát vọng làm chủ thời gian trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần thuật trong Nỗi buồn chiến tranh là từ... NXB Văn học, Hà Nội 2 Bùi Việt Thắng (2005, tái bản 2006) Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 3 Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 4 Khôi Vũ, Lời nguyền 200 năm, NXB Thanh Niên, Hà Nội 5 Nhiều tác giả (2006) Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội 16/ 18 6 Nhiều tác giả (2006) Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn. .. diễn biến sâu sắc bên trong nội tâm nhân vật mà văn xuôi giai đoạn trước đây ít khi đề cập đến Nhà văn chú ý khai thác những cái nhỏ 11/ 18 bé, vụn vặt xung quanh đời sống của nhân vật, khám phá những mảnh tâm trạng, những mạch cảm xúc dồn nén Từ sau 1975, văn xuôi nghiêng về thể tài thế sự, đời tư Nhà văn quan tâm đến hình ảnh những con người bình thường, những người anh hùng trở về từ cuộc kháng chiến . MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 1 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI 1975- 2000 MỞ ĐẦU Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi mở. trọng của văn học. Văn xuôi giai đoạn 1975- 2000, cùng với sự đa dạng về đề tài, chủ đề là những tìm tòi, cách tân của các thế hệ cầm bút về nghệ thuật,

Ngày đăng: 16/02/2014, 11:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan