ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT THƠ 1975 2000

23 1.7K 10
ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT THƠ 1975   2000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT THƠ 1975 2000

MỤC LỤC Mở đầu Nội dung 1. Khái quát tình hình thơ ca 1975 - 2000 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000 2.1. Thể loại 2.1.1. Sự trở lại của thơ văn xuôi và thơ ngắn 2.1.2. Sự trở lại của thể trường ca 2.2. Những biến đổi về ngôn ngữ, giọng điệu 2.3. Thơ mang hơi thở, nhịp điệu của đời sống hiện đại Kết luận 1 MỞ ĐẦU Chiến thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa và tầm vóc quốc tế, những chiến công vĩ đại ấy đã đem lại hòa bình và thống nhất. Từ đây đất nước liền một giải, cả dân tộc cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Được cổ vũ bởi chiến thắng vĩ đại nhân dân ta hào hứng xây dựng đất nước, gieo cấy lại trên những cánh đồng hoang đầy vết tích bom đạn của giặc Mỹ. Chiến thắng vẻ vang và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thổi vào văn học nói chung và thơ nói riêng cảm hứng lãng mạn. Thơ chúng ta trong những năm ấy vừa tiếp tục cuộc trường chinh giành độc lập xây dựng đất nước, vừa mở ra những hướng phát triển mới. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, thơ xâm nhập sâu hơn vào bên trong của tâm hồn con người, các phương thức trong thơ cũng có sự thay đổi. Chính điều này đã giúp cho thơ Việt Nam vươn lên trong quá trình thừa kế và phát huy thơ theo tư duy hiện đại tạo ra những bước chuyển mới trên thi đàn dân tộc. 2 NỘI DUNG 1. Khái quát tình hình thơ ca Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000 Những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, sự vận động của tư duy thơ biểu hiện trên hai mạch chính. Thứ nhất là sự nối tiếp cảm hứng sử thi như một quán tính nghệ thuật, sự xuất hiện thể loại trường ca có ý nghĩa như những khúc nhạc hoành tráng tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Tuy nhiên đã có sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật của các bản trường ca này so với thơ ca chống Mỹ, tuy cùng mang âm hưởng hào hùng nhưng giờ đây số phận cá nhân đã được chú ý nhiều hơn, nhất là những số phận bi kịch của con người. Hay nói khác đi, khi miêu tả sự lớn lao kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đồng thời hướng cái nhìn đầy quan tâm đến số phận cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận đất nước được nhận diện thông qua nỗi đau cá nhân. Thứ hai trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, “thơ đời thường” xuất hiện nhiều hơn. Trong những câu thơ đôi khi chất chứa nhiều hoang mang, chán nản của các nhà thơ thể hiện rõ nét trong tác phẩm của mình. Bằng cái nhìn tỉnh táo và đầy màu sắc chiêm nghiệm, nhiều thi phẩm sau chiến tranh đã thể hiện một cách sâu sắc về những mặt trái của cuộc sống và cũng không né tránh khi nói về những bất công xã hội. Cái nhìn nghệ thuật của thơ sau 1975 là một cái nhìn không còn mang màu sắc lý tưởng và lãng mạn, một cái nhìn thể hiện nhiều hơn về những thay đổi của xã hội Việt Nam thời kỳ tiền đổi mới. Công cuộc đổi mới khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại mở ra trang sử mới cho đất nước nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Các nhà thơ đã đón nhận sự đổi mới, đã dám nói thẳng, nói thật những điều mà trước đây do nhiều nguyên nhân họ phải im lặng. Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi với các mặt của cuộc sống, điều đó 3 đã dẫn đến sự thay đổi của tư duy nghệ thuật thơ. Biểu hiện đầu tiên của sự thay đổi về tư duy nghệ thuật là ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca giai đoạn này đã bắt đầu tìm đến những vần thơ trúc trắc, mang tính đối thoại và sáng tạo cao đồng thời có giọng điệu gần gũi với đời sống hằng ngày. Sự nỗ lực khám phá sự phong phú của cái tôi nhiều bí ẩn, phơi bày những bi kịch cá nhân. Đây chính là lý do khiến một số tác phẩm thơ sau 1975 mang đậm khát vọng tìm đến những hình thức ngôn từ mới lạ. Sau năm 1975 thì công cuộc đổi mới đất nước đã mở rộng cánh của giao lưu, hội nhập và thơ ca thời kỳ này đã tự tìm kiếm những mô hình nghệ thuật mới. 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000 Thể loại Các thể thơ trong thơ trữ tình giai đoạn 1975 - 2000 thường được sử dụng là tự do, lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ nhưng chiếm ưu thế cao hơn là thể tự do. Theo thống kê của tiến sĩ Phạm Quốc Ca trong bài “Mấy nhận xét về thể thơ trong thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 2000” thì thấy rằng trong tổng số 1.144 bài thơ được lấy làm đối tượng nghiên cứu thì thơ tự do có đến 645 bài (56%). Điều đó phản ánh xu hướng tiếp tục tự do hóa về hình thức thơ, muốn giải phóng cho thơ khỏi những ràng buộc của những qui tắc, luật lệ. Không những thế mà đa số các bài thơ 8 chữ sau 1975 đều ít nhiều bị biến thể. Có lẽ trong khi viết các nhà thơ phát hiện ra sự ràng buộc về số chữ và nhịp điệu khá khuôn mẫu của nó ức chế sự thể hiện cảm xúc, nhịp điệu đều đặn quen thuộc đã cản trở việc thể hiện nhịp tâm hồn đang mở ra hết mọi biên độ cảm xúc trước cuộc sống hối hả, xô bồ hiện nay. Ví dụ như bài Trở lại Đông Hà của Lê Thị Mây. Về cơ bản bài thơ được viết theo thể 8 chữ nhưng có một số câu có đến 9, 10 chữ như câu: “Tôi may cho người chiếc mũ trước trời xanh.” Thể thơ lục bát cũng có sự đổi mới, nhiều bài thơ lục bát được bố trí theo kiểu thơ tự do. Để tạo sự lạ hóa, một số tác giả đã chia câu thơ thành nhiều dòng hoặc một dòng thành 2, 3 câu: 4 “Dập dềnh bóng núi. Đèo ngang Mình ta với nỗi buồn vàng trong tay.” (Lục bát ở Đèo Ngang - Phạm Thị Ngọc Liên) Đó là sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống. Nếu trước đây thơ truyền thống gắn chặt với kĩ thuật gieo vần và nhịp điệu thơ thường êm ả, nhưng đến thời đoạn sau 1975, tính “điệu nói” được gia tăng thêm một mức nữa và cấu trúc thể loại dựa vào nhịp nhiều hơn vần. Ngoài ra, giọng điệu thơ cũng trở nên gân guốc hơn, ngôn ngữ thơ không còn êm mượt mà trở nên trúc trắc, phong phú và đa dạng hơn. Thơ Việt Nam trong ba thập niên 1975 - 2000 đã có một hành trình mới với nhiều đổi mới đột biến cả về nội dung và hình thức. Một trong số những thành tựu nổi bật của thế hệ các nhà thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bước chuyển mới rất cơ bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi pháp. Thơ của họ gần gũi với cuộc đời hơn, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người hơn, thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận. Ngòi bút thơ của họ chủ động hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới những hiệu quả nghệ thuật mới. Các nhà thơ sau 1975 không mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao, cũng viết về những cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng thơ họ đã hướng tới những số phận, khắc hoạ được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng người hơn trước. Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy. Đọc thơ họ, chúng ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng rậm đặc trong bóng đêm ẩm ướt của những câu thơ đang tuôn trào như một sự hối thúc ám ảnh. Thơ của họ như bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng - cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Những day dứt của đời thường để lại không ít vết thương trong trái tim nhà thơ. Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải 5 đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực - làm thơ họ bừng tỉnh. Đọc thơ họ, ta như được tham dự vào những nỗi khổ đau và hy vọng đã làm nên gương mặt của mỗi số phận. “Đổi mới thơ” không có nghĩa là tiến đến một thứ thơ không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự mù mờ, rắc rối đến nỗi không cắt nghĩa nổi một cảm xúc, không khắc hoạ được một hình ảnh để từ đó xây dựng nên một cách sáng rõ và nhân bản hơn những hiện tượng nằm trong phạm trù ý thức và vô thức của mỗi cá thể sống. Có nhà thơ đã chỉ ra rằng thơ ca phải là cuộc đối thoại của con người với thời đại của họ và thơ ca là phương tiện để hiểu biết và chung sống giữa những con người thuộc các thế hệ khác nhau. Thơ ca không bao giờ là hành trình đơn phương giữa những con người dù nó luôn phải tự dấn thân cô đơn trong sáng tạo. Thể thơ không chỉ gắn với nghệ thuật ngôn từ mà nó được xem như là sự biểu hiện quan niệm thẩm mĩ đối với đời sống. Thơ giai đoạn sau 1975 có sự phong phú về thể loại, phù hợp với thời đại bấy giờ. Sau đây, chúng tôi đi vào những thể thơ đáng chú ý trong thơ ca 1975 - 2000. 2.1.1. Sự trở lại của thơ văn xuôi và thơ ngắn 2.1.1.1. Thơ văn xuôi Sau 1975, thơ văn xuôi được tiếp tục thể nghiệm. Hình thức thơ văn xuôi cũng là một trong nhiều biểu hiện cho thấy sự tiếp tục xâm lấn của văn xuôi vào địa hạt thơ như là một đặc điểm của thơ hiện đại. Thơ văn xuôi giai đoạn này chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các giai đoạn trước. Sự xen kẽ các đoạn văn xuôi trong một bài thơ đã không còn là điều mới lạ, được thể hiện qua một số nhà thơ như: Trinh Đường, Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Quang Thiều, Đặng Đình Hưng… Thơ văn xuôi trong giai đoạn này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Nhiều tác phẩm đạt được những giá trị nghệ thuật nhất định và được người đọc chấp nhận, đặc biệt là trong sáng tác của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ. 6 Trong bài Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã cho ta thấy được sự hi sinh gian khổ, lòng dũng cảm, kiên cường, đồng thời còn cho thấy được muôn mặt tình cảm trong cuộc đời của người lính: “Chúng tôi đầy rừng tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng sống đời thường suốt cuộc đời chiến tranh, yêu đời lính yêu luôn gian khổ. Lính sáu chín, lính bảy hai, lính tái ngũ còn giữ nguyên chức vụ quân hàm, ríu rít giọng nam, giọng bắc lính xe tăng đột phá, lính pháo binh cõng lửa ra song, làm sao anh quen làm sao anh nhớ hết?” Thơ văn xuôi sau 1975 có một số bài độc đáo như: Thế giới đang tồn tại (Lê Hoài Nguyên), Em yêu anh như tháng giêng (Phạm Thị Ngọc Liên)… “Tháng giêng trong tay em, tháng giêng rét ngọt, anh như gần rồi lại như xa. Anh bên em như chiếc ghế trước hiên nhà, yên lặng đón em từng sang trong veo từng chiều mưa đổ… Ôi tháng giêng tháng giêng. Tháng lộng lẫy của cả mười hai tháng, tháng tiếng hát của loài chim ,tháng hạnh phúc của trăm thứ quả… Tháng giêng dài như sông, tháng giêng rộng như biển. Tháng giêng chở những lời tha thiết nói rằng Em yêu anh, yêu anh…” (Em yêu anh như tháng giêng - Phạm Thị Ngọc Liên) Lời thơ tha thiết, rạo rực xúc cảm của tình yêu. Một bức tranh thiên nhiên của tháng giêng rất đẹp. Nhà thơ đã không ngần ngại bày tỏ tình yêu của mình. Lời thơ dài ra như để thỏa mãn cho tâm sự chất chứa của nhân vật trữ tình. Thơ văn xuôi đến với người đọc không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Nhiều bài thơ buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở, xem dưới nhiều góc độ mới cảm nhận hết ý nghĩa của nó. Bài thơ Bài gọi cây và thế giới của Nguyễn Vĩnh Tiến là một bài như thế. Với hàng loạt hình ảnh phong phú, mới lạ, tác giả đã gửi gắm nhiều ý tưởng về thế giới. Có thể nói thơ văn xuôi đã có mặt trong sáng tác của hàng loạt các nhà thơ chống Mỹ. Hiện thực của một thời chiến trận, thông qua những hình ảnh người 7 lính, người đọc không chỉ thấy sự hi sinh gian khổ, lòng dũng cảm ngoan cường mà còn thấy dươc những suy nghĩ, trải nghiệm, tình cảm của cuộc đời người lính. “Chúng tôi có những kỷ niệm riêng, những bài học, những điều để nghĩ. Chúng tôi đầy rừng tắm giặt, hái rau, đào hầm mơ mộng sống đời thường suốt cuộc đời chiến tranh, yêu người lính yêu luôn gian khổ. Lính sáu chín, lính bảy hai, lính tái ngũ còn giữ nguyên chức vụ quân hàm, ríu rít giọng nam, giọng bắc, lính xe tăng đột phá, lính pháo binh cõng lửa qua song, làm sao anh quên, làm sao anh nhớ hết.” (Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh) Những khó khăn, gian khổ, những ước mơ về một cuộc sống đời thường bình dị đã được Hữu Thỉnh viết lên chân thực, cảm động. Chiến tranh đã đi qua nhưng nó vẫn ám ảnh, vẫn chưa là quá khứ trong cuộc đời của mỗi người lính đã từng tham gia trận mạc. Những ký ức đau thương và thực tế khắc nghiệt của chiến tranh luôn ám ảnh họ. “Hết phiên gác, Tội ngủ vùi trong võng. Đom đóm rơi đầy giấc mơ của lính. Tôi đang ngủ, đang mơ. Tôi nào hay bên những gốc cây bầy mối đục mòn đêm trên những xác người. … Chiến tranh lùi xa con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếng nước hòa máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mòn đêm. Đâu măn ngôi mộ vô danh đắp bằng nỗi đau, nước mắt. Nơi cánh rừng có nhiều đom đóm bay”. (Cánh rừng nhiều đom đóm bay - Nguyễn Đức Mậu) Bằng những hình ảnh đau thương, cụ thể với không gian là một góc rừng Trường Sơn thời chống Mỹ, thời gian của cả quá khứ và hiện tại đã qua, đã xa nhưng tất cả những nỗi đau vẫn ám ảnh họ mãi mãi khôn nguôi. Những kỷ niệm xót thương về những người đồng đội đã hi sinh nằm lại chiến trường. “Hãy về cùng tôi, một người lính bình thường như bao người lính khác.Việt Nam, đồng đội tôi đã đổi bằng máu để giữ vẹn nguyên Người.” 8 (Đất nước - Phạm Tiến Duật) Để có thể diễn đạt những trạng thái tình cảm cụ thể, phức tạp thì các nhà thơ phải tìm kiếm một hình thức thơ văn xuôi là phù hợp nhất. Không chỉ dừng lại ở dung lượng phản ánh lớn mà thể thơ văn xuôi rất thích hợp khi đi vào miêu tả những trạng thái tình cảm tinh tế và nhiều sắc màu của tâm hồn con người. Đề tài tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận, nay các nhà thơ có thể thỏa sức thể hiện tình cảm nồng nàn của mình. “Khi em ngẩng đầu lên anh biết đêm đã xuống, gió thổi qua biển lớn và mưa rơi trên những vòm lá rậm. Khi em mỉm cười, anh biết những bông hoa nở cánh trong im lặng, lũ trẻ nhảy đàn trên phố sớm.” (Vẫn là thơ viết về người đàn bà không có tên - Lưu Quang Vũ) Sự trở lại của thơ văn xuôi 1975 - 2000 cho ta thấy mạch phát triển nối tiếp, sáng tạo và phong phú của nó trong con đường thơ Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, hình thức tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết đang hiện lên như nhân vật chính trên sân khấu văn học thì ảnh hưởng của chất văn xuôi vào thơ là điều dễ hiểu. Thơ văn xuôi thể hiện rõ dung lượng lớn, phản ánh những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Chẳng hạn bài thơ Vẫn thơ tình viết về người đàn bà không có tên của Lưu Quang Vũ: “Khi em để tay lên chốt cửa, giọt ánh sáng chập chờn trong trí nhớ, anh thấy lại chiếu găng cũ quên nơi tủ áo, Chuyến tàu dài đi qua thị trấn cũ, ở đó thằng bé trong anh chờ mong mùa hạ đến. Khi em tìm ngắm ngón tay anh, đáy thất vọng nẩy sinh dòng nhựa mới. Khi em nhắm mắt lại, anh biết những con ngựa hoang đang đi trên đồng cỏ Khi em tựa xuống vai anh, lúa gặt về nóng rực, con gái con trai hát lưng đồi nắng, mật đỏ tràn lên suối đất thơm.” Bài thơ cho chúng ta những cảm xúc da diết nồng nàn với những liên tưởng và những ngôn ngữ giàu nhạc điệu. 9 Thơ văn xuôi không chỉ thể hiện ở hình thức mà nó còn có ý nghĩa nội dung và tư duy nghệ thuật, có thể thấy nó có dấu tích của tiểu thuyết, khi thơ áp sát vào những vui buồn của đời thường, sự phức tạp của các tình huống trữ tình, sự biến hóa và vận động dang dở… Như vậy, sự trở lại của thơ văn xuôi của văn học trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ về sự phong phú và đa dạng của thể loại đồng thời nó cũng mở ra một xu hướng mới cho văn học thời kì này. Vậy tại sao lại có sự trở lại của thơ văn xuôi? Có ba lí do chính sau: Thứ nhất, đây là thể loại cho phép nhà thơ triển khai tự do hơn những phức hợp cảm xúc của cá nhân. Tức là nhà thơ có thể diễn tả rõ ràng, cụ thể cảm xúc của mình hay của nhân vật trữ tình. Thứ hai, nó thể hiện sự giao thoa của các thể loại. trong đó đáng kể nhất là ảnh hưởng của chất tiểu thuyết (văn xuôi) vào thi ca. Thứ ba, thơ văn xuôi khiến cho giọng điệu không còn mượt mà êm ái như trước mà trở nên thô ráp hơn, nhịp điệu thơ mang nhiều tính bất ngờ hơn. Chính vì thế nó làm cho quan niệm của các nhà thơ thay đổi, không phải có vần thì mới gọi là thơ, thơ văn xuôi có một dung lượng lớn cho phép nhà thơ thể hiện được những mặt phức tạp của cuộc sống. Vậy nên thơ văn xuôi trở lại sau năm 1975 không phải là một bước thụt lùi trong thơ ca Việt Nam mà nó là một sự tiếp nối để tiếp tục tìm tòi sáng tạo theo hướng tự do hóa được mở ra từ phong trào thơ mới 1932 - 1945 với những thể nghiệm của Nguyễn Xuân Sanh (Đất thơm), Phạm Văn Hạnh (Giọt sương hoa)… 2.1.1.2. Thơ ngắn Thơ ngắn là một thể loại có hình thức khá mới lạ ở giai đoạn trước 1975, mỗi bài chỉ có từ 2 đến 3 câu thậm chí chỉ có một câu. Chính vì thế nó rất phổ biến cho việc đăng tải báo chí và phù hợp với cách “đọc” thơ thời hiện đại. Thơ ngắn có những ưu thế riêng như: khắc sâu ấn tượng, đập vào cảm thức người đọc. Thơ ngắn xuất hiện do hoàn cảnh xã hội lúc này, xã hội đổi mới thì văn học cũng đổi 10 [...]... - Hoàng Hưng) Thơ ca sau 1975 không còn êm mượt như thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 mà trở nên trúc trắc hơn, ngôn ngữ thơ phong phú, giọng điệu thơ đa dạng hơn, tính trong suốt và sáng rõ của ngôn ngữ thơ nhiều khi được cố ý mờ hóa tạo nên tính đa nghĩa trong thơ Điều đó làm cho giọng điệu thơ cũng thay đổi 2.3 Thơ mang hơi thở, nhịp điệu của đời sống hiện đại Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước... vậy, trường ca sau năm 1975 có một sự nở rộ với những sáng tác của các nhà thơ trong thời kì này Đó là những đóng góp không nhỏ cho thơ ca Việt Nam Ở trường ca sau năm 1975, câu thơ tự do và không vần chiếm ưu thế, khác hẳn với trước đó trường ca thường được viết dưới các hình thức cố định như thơ lục bát, thơ bảy chữ giống như truyện thơ truyền thống Chính vì thế với hình thức thơ tự do không vần ta...mới Sau 1975, thơ ngắn không là điều mới lạ trên các tờ báo mà còn rất phổ biến Những bài thơ ngắn là những chiêm nghiệm suy nghĩ của các nhà thơ Thơ trữ tình với hình thức thơ ngắn làm nên diện mạo chính của thơ Việt Nam từ xưa đến nay Sau 1975, thơ có xu hướng ngày càng ngắn lại Có bài cô đúc lại thành hai câu, thậm chí một... trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống Điều đó dẫn đến sự thay đổi của tư duy nghệ thuật thơ và nhịp điệu của thơ trong giai đoạn 1975 - 2000 cũng thay đổi, nó mang xu hướng của đời sống hiện đại Nhịp điệu, hơi thở của đời sống hiện đại được biểu hiện trong thơ sau năm 1975 qua hai xu hướng chính:... sã, mỉa mai, thậm chí là ngông nghênh, khinh bạc Ngôn ngữ thơ cũng có những biến đổi, mang vể đẹp trong sáng, gần với ngôn ngữ đời thường, có phàn hàm ẩn, giàu sức gợi… Tư duy nghệ thuật của các nhà thơ đang hướng tới những vấn đề quan tâm của con người đương đại hết sức phức tạp Như vậy, thơ 1975 2000 đã có sự tiếp nối những thành tựu về nghệ thuật đã đạt được từ những giai đoạn trước, đồng thời có... 1975 cuộc hành trình hiện đại hóa đã diễn ra từ thời kì thơ mói 1932 – 1945 và thơ ca cách mạng 1945 – 1975 Đây là một giai đoạn đổi mới và đa dạng hóa về phương thức thể hiện Kết cấu theo mạch trữ tình và giọng điệu trầm lắng là những đặc điểm nổi bật của trường ca sau chiến tranh Thơ trữ tình sau 1975 có xu hướng ngày càng ngắn lại, có bài thơ hai câu, thậm chí là một câu Có thể lí giải điều này... giọng điệu Từ sau 1975, thơ Việt Nam mang một diện mạo mới Hiện thực cuộc sống bề bộn, phong phú đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, thơ không chỉ bằng lòng với những gì đã có Những nhà nghệ sĩ đã không ngừng tìm tòi, đổi mới trong cách biểu hiện, hệ thống ngôn ngữ và giọng điệu thơ Sau năm 1975, đất nước hòa bình, cuộc sống mới đặt ra nhiều vấn đề thiết thực Do sự đa dạng về kiểu loại nhà thơ và quan niệm... lí giải điều này bằng tâm lí tiếp nhận của con người với nhịp sống đô thị hiện đại Thơ tự do ngày càng chiếm ưu thế Đa số các nhà thơ thường viết với hình thức thơ tự do không vần Hình thức thơ tiếp tục có những cải tiến mới trên cơ sở truyền thống Riêng câu thơ có những biến đổi khá mạnh bạo Giọng thơ trữ tình sau 1975 trở nên rất đa dạng, có giọng tự sự, khách quan, giọng cảm thương, trầm tư, triết... và quan niệm thẩm mĩ nên thơ sau 1975 cũng rất đa dạng về ngôn ngữ Để nói, để viết cho hết, cho đúng cái thực tại ấy, các nhà thơ cần đến tiếng nói của đời thường Đó cũng là lí do để các tác giả có ý thức đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ Trước hết là cách nói dân gian được nhiều nhà thơ sử dụng khiến cho thơ vừa dễ nhập vào người đọc, vừa có khả năng tạo nên tiếng cười trong thơ Hay nói cách khác là... ánh, thơ giảm yếu tối kể Nhịp sống hiện đại đòi hỏi mọi thể loại phải ngắn đi để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của bạn đọc Nguyễn Hoa đã nói lên tâm trạng khá phổ biến của các nhà thơ bấy giờ: “Khát bài thơ ít chữ Hồn vía cả kiếp người” (Khát) Thơ giai đoạn này có xu hướng cô đọng hóa, xuất hiện hình thức thơ một khổ ba câu, chẳng hạn bài Thoáng nghĩ về cỏ của Trương Nam Hương… Sự phổ biến của thể loại thơ . Khái quát tình hình thơ ca 1975 - 2000 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000 2.1. Thể loại 2.1.1. Sự trở lại của thơ văn xuôi và thơ ngắn 2.1.2. Sự. hội nhập và thơ ca thời kỳ này đã tự tìm kiếm những mô hình nghệ thuật mới. 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000 Thể loại Các thể thơ trong thơ trữ tình

Ngày đăng: 16/02/2014, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan