Tài liệu Báo cáo " Nhận diện hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản " pdf

9 466 1
Tài liệu Báo cáo " Nhận diện hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học số 02/2007 57 ThS. Nguyễn Thị Thuỷ * 1. t vn Trc li bo him núi chung v bo him ti sn núi riờng ang l vn ỏng ngi khụng ch ca ngnh bo him m cũn l vn quan tõm ca ton xó hi. Cỏc hnh vi trc li ny ó gõy thit hi ỏng k cho cỏc doanh nghip bo him, nhng ngi tham gia bo him v nh hng n ton xó hi. Nu cỏc hnh vi trc li trong bo him núi chung v bo him ti sn núi riờng khụng c ngn chn kp thi s dn n trt t k cng ca xó hi b phỏ v, nh hng n s phỏt trin lnh mnh ca th trng bo him núi chung v bo him ti sn núi riờng. Bi vit ny xin nờu v phõn tớch cỏc hnh vi trc li trong bo him ti sn. 2. Khỏi nim trc li bo him ti sn Kinh doanh bo him l hot ng ca doanh nghip bo him nhm mc ớch sinh li, theo ú doanh nghip bo him chp nhn ri ro ca ngi c bo him trờn c s bờn mua bo him úng phớ bo him doanh nghip bo him tr tin bo him cho ngi th hng hoc bi thng cho ngi c bo him khi xy ra s kin bo him. (1) Cũn bo him ti sn l loi hỡnh bo him, theo ú, doanh nghip bo him tin hnh thu phớ bo him ca bờn mua bo him v cam kt bi thng cho bờn c bo him khi ti sn mua bo him gp ri ro trong phm vi bo him dn n tn tht. Vi khỏi nim trờn, hot ng kinh doanh bo him c thc hin trờn c s doanh nghip bo him chp nhn ri ro ca ngi c bo him i li h c quyn thu nhng khon phớ nht nh t ngi mua bo him. Khi doanh nghip bo him thu phớ ca bờn mua bo him cng ng ngha vi vic doanh nghip bo him s phi gỏnh chu mt mc trỏch nhim i vi ngi c bo him tng ng mc phớ bo him ó thu. õy l yu t chng minh quan h kinh doanh bo him l quan h xó hi mang tớnh cht song v, quyn li bờn ny cng chớnh l ngha v ca bờn kia v ngc li. thit lp nờn quan h mang tớnh hp tỏc, tng tr ny, bờn mua bo him v doanh nghip bo him phi tuõn th cam kt khụng c c ý thc hin nhng hnh vi cú th gõy thit hi cho phớa i tỏc. Nh vy, hnh vi la di nhm gõy thit hi cho phớa bờn kia t c nhng quyn li ti chớnh nht nh trong quan h bo him cú th b coi l vic kim li bt hp phỏp. Theo quy nh ti Thụng t s 31/2004/TT-BTC ca B ti chớnh hng dn thc hin Ngh nh s 118/N/2004/CP * Gi ng vi ờ n Khoa lu t th ng m i Trng i hc Lut thnh ph H Chớ Minh nghiªn cøu - trao ®æi 58 t¹p chÝ luËt häc sè 02/ 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểmhành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lí bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa nhưng muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểmhành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Còn trục lợi bảo hiểm tài sản là việc các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản nhằm thực hiện các hành vi lừa dối để được hưởng quyền lợi tài chính mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi tài chính mà mình được hưởng. Với khái niệm trên đây, hành vi trục lợi bảo hiểm có thể có từ những chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đi sâu phân tích các hành vi trục lợi từ phía người mua bảo hiểm (người được bảo hiểm). Các dấu hiệu để nhận dạng một hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm tài sản nói riêng là: - Có hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối là hành vi của một chủ thể đưa ra những thông tin hoặc bằng chứng để người khác tin rằng những thông tin, bằng chứng này là đúng sự thật. - Mục đích của các chủ thể khi đưa ra các thông tin, bằng chứng để được hưởng một quyền lợi mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc được hưởng lợi lớn hơn quyền lợi tài chính mà mình được hưởng. - Sự hưởng lợi này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của các chủ thể khác. 3. Các hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản a. Tài sản đã tổn thất mới mua bảo hiểm Một trong những nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể bảo hiểm cho những rủi ro khách quan và mang tính ngẫu nhiên xảy ra đối với bên mua bảo hiểm. Tham gia vào hoạt động bảo hiểm thương mại, mục đích của bên mua bảo hiểm là nhằm chuyển giao rủi ro về mặt tài chính từ mình sang doanh nghiệp bảo hiểm, trên cơ sở đó, tránh tổn thất xảy ra đối với họ khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Bảo hiểm tài sản là hoạt động kinh doanh mục tiêu lợi nhuận thông qua việc các doanh nghiệp bảo hiểm tạo lập quỹ bảo hiểm từ phí bảo hiểm và sử dụng để chi trả cho những trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Do vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro đối với tài sản bảo nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học số 02/2007 59 him phi cha xy ra. xỏc nh s kin bo him lm phỏt sinh trỏch nhim ca doanh nghip bo him trong quan h bo him ti sn phi cn c vo 2 yu t: Th nht, ti thi im giao kt hp ng bo him, ri ro c bo him phi cha phỏt sinh. Nu ti thi im giao kt hp ng bo him, ri ro c bo him ang xy ra thỡ bờn mua bo him phi khụng bit c v vic ú. Th hai, ti sn mua bo him vn cũn tn ti ti thi im giao kt hp ng bo him. S d, trong quan h bo him ti sn, doanh nghip bo him phi lu ý n cỏc yu t trờn khi tin hnh giao kt hp ng bo him, bi vỡ, mt trong nhng c trng ca bo him núi chung v bo him ti sn núi riờng l yu t ri ro phi cha xy ra ti thi im giao kt hp ng, nu ri ro ó xy ra ri thỡ khụng cũn l i tng ca hot ng kinh doanh bo him na. Do vy, khụng mt doanh nghip bo him no li chp nhn gỏnh chu tn tht cho bờn mua bo him khi bit chc ri ro ó xy ra i vi ti sn bo him. Ngoi ra, trong bo him ti sn, c doanh nghip bo him chp nhn bo him thỡ bờn mua bo him phi cú li ớch bo him. Li ớch ny phi l li ớch hp phỏp, tc l phi c phỏp lut tha nhn. Tt c nhng li ớch khụng hp phỏp c to ra t nhng hnh vi b phỏp lut nghiờm cm hoc nhng li ớch c to ra trỏi ngc vi li ớch chung ca xó hi u khụng c coi l li ớch bo him. Vớ d, mt ngi mua bo him cho ti sn do mỡnh trm cp m cú hay ch hng mua bo him hng húa vn chuyn cho nhng mt hng cm Nhng i tng trờn, nu c mua bo him thỡ hp ng bo him s khụng cú giỏ tr phỏp lớ k t thi im giao kt. Li ớch trong bo him ti sn cũn phi l li ớch xỏc nh c ti thi im giao kt hp ng. Li ớch xỏc nh l li ớch hin cú khụng phi do suy oỏn ch quan. Mt ngi mua bo him cho ti sn m khụng chng minh c li ớch mỡnh mua bo him l li ớch cú tht thỡ doanh nghip bo him khụng th cú c s cp bo him, do vy khụng th hỡnh thnh nờn quan h bo him ti sn c. Li ớch hp phỏp v xỏc nh trong bo him ti sn cũn c hiu l ti thi im giao kt hp ng, quyn li ti chớnh ca bờn mua bo him (bờn c bo him) vi ti sn vn c duy trỡ, cú ngha l bờn mua bo him vn cú quyn s hu hoc s dng (trong trng hp c ch s hu ti sn y quyn qun lớ ti sn) i vi ti sn ú. Nh vy, nu ti thi im mua bo him, i tng bo him (ti sn) khụng cũn tn ti thỡ bờn mua bo him khụng cũn li ớch i vi ti sn v nh vy thỡ khụng th giao kt hp ng bo him. Tuy nhiờn, trờn thc t, cú rt nhiu trng hp, ti sn ó b tn tht, bờn mua bo him mi tin hnh mua bo him cho ti sn, hnh vi ny gi l trc li bt hp phỏp. S d chỳng ta gi õy l hnh vi trc li bt hp phỏp vỡ nghiªn cøu - trao ®æi 60 t¹p chÝ luËt häc sè 02/ 2007 các lí do sau: Thứ nhất, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đã xảy ra đối với tài sản bảo hiểm, tức là không thể có cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng bên mua bảo hiểm vẫn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu rủi ro cho mình. Điều đó có nghĩa là họ cố tình gian lận để tạo lập nên một quan hệ bảo hiểm nhằm hưởng lợi từ quan hệ này. Thứ hai, khi tiến hành mua bảo hiểm cho tài sản, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi đối với tài sản đó nữa, bởi tài sản đó không còn tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng. Như vậy, khi một người không còn quyền lợi đối với tài sản mà yêu cầu một người khác phải đứng ra cam kết chi trả những tổn thất liên quan đến tài sản đó cho mình là hành vi lừa đảo. b. Trục lợi bảo hiểm thông qua việc mua bảo hiểm trùng cho tài sản Bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản là trường hợp bên mua mua bảo hiểm cho cùng một tài sản với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm tại hai hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. (2) Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp các bên (bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm) giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỉ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Như vậy, pháp luật không cấm các bên tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, điều này là phù hợp với nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật dân sự. Đó là chủ sở hữu được toàn quyền định đoạt các vấn đề liên quan đến tài sản. (3) Quy định bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm xuất phát từ nhu cầu bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Cụ thể, do phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng giá trị tài sản nên chủ tài sản có thể tuỳ vào khả năng tài chính của mình mà có thể mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm dàn trải rủi ro. Trong trường hợp một trong các doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ tài sản mua bảo hiểm bị phá sản thì người được bảo hiểm vẫn đảm bảo được quyền lợi tài chính của mình tại các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thừa nhận hành vi mua bảo hiểm trùng đối với tài sản nhằm mục đích dàn trải rủi ro chứ không cho phép việc lợi dụng quy định này để kiếm lợi bất hợp pháp. Cụ thể, nếu bên mua bảo hiểm tiến hành mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm rồi hoàn tất hồ sơ để yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo cam kết thì trách nhiệm bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. (4) Trong bảo hiểm trùng, bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 02/2007 61 thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm cùng tiến hành bảo hiểm cho tài sản về việc bảo hiểm trùng. Trường hợp, bên mua bảo hiểm không thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan về việc bên mua bảo hiểm cùng lúc mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau thì có thể coi đây là hành vi lừa dối. Như vậy, nếu trên thực tế, bên mua mua bảo hiểm cho một tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng một điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm để được hưởng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của tài sảnhành vi trục lợi bảo hiểm. Khía cạnh trục lợi của hình thức này thể hiện, người được bảo hiểm cố tình che giấu doanh nghiệp bảo hiểm việc tài sản đã được mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khác với cùng điều khoản và sự kiện bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, để khẳng định đây là hành vi trục lợi bảo hiểm còn căn cứ vào mục đích của việc không cung cấp thông tin này từ phía bên mua bảo hiểm là nhằm được hưởng quyền lợi tài chính lớn hơn giá trị tài sản mà mình đang sở hữu. c. Khai tăng giá trị của tài sản bảo hiểm Trong bảo hiểm tài sản chỉ có bên mua bảo hiểm (chủ sở hữu tài sản) là biết rõ nhất những yếu tố liên quan đến tài sản. vậy, đối với những tài sản để định giá được yêu cầu trình độ kĩ thuật cao, chi phí định giá lớn thì thông thường doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào giá trị của tài sản mà bên mua bảo hiểm khai báo để cấp bảo hiểm. Trong trường hợp này, khi có tổn thất xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào số tiền bảo hiểm để bồi thường. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, bên mua bảo hiểm đã lợi dụng quy định này để khai tăng giá trị của tài sản bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, (5) trường hợp bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm lớn hơn giá thị trường của tài sản thì hợp đồng bảo hiểm này được gọi là hợp đồng bảo hiểm trên giá trị. Mặc dù khoản 1 Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị nhưng tại khoản 2 Điều 42 lại đưa ra hướng xử lí “trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lí có liên quan”. Chính quy định thiếu thống nhất giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm đã dẫn đến việc bên mua bảo hiểm thường cố tình khai tăng giá trị tài sản khi mua bảo hiểm để hưởng lợi bất hợp pháp. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do pháp luật chưa có biện pháp chế tài trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị. Hơn nữa, việc thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị do lỗi vô ý đã giúp cho bên nghiªn cøu - trao ®æi 62 t¹p chÝ luËt häc sè 02/ 2007 mua bảo hiểm có thể thực hiện được hành vi lừa đảo của mình. (6) Cụ thể, trên thực tế, để xác định được bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị do lỗi cố ý hay vô ý là rất khó khăn, hiện tại pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng chưa đưa ra được những tiêu chí để phân biệt thế nào là giao kết do lỗi cố ý và thế nào là giao kết do vô ý. vậy, kết luận về vấn đề này chỉ mang tính chủ quan mà thôi. Khía cạnh trục lợi của hành vi này thể hiện: Bên mua bảo hiểm cố tình yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu thay mình những tổn thất lớn hơn tổn thất thực tế xảy ra. Phần chênh lệch mà bên mua bảo hiểm được hưởng (giữa số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả với tổn thất thực tế) là không có căn cứ hợp pháp hay còn gọi là sự hưởng lợi bất hợp pháp. d. Tự hủy hoại tài sản để nhận bảo hiểm Cơ sở để hình thành quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là quyền sở hữu của bên mua bảo hiểm đối với tài sản. Như vậy, về mặt pháp lí, trong thời gian mua bảo hiểm, tài sản bảo hiểm vẫn thuộc quyền sở hữu của bên mua bảo hiểm. Để bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản, Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhậnbảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. (7) Như vậy, khi tạo ra tài sản một cách hợp pháp, chủ sở hữu tài sản được quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Xét ở góc độ lí luận, không ai lại hủy hoại chính tài sản mà mình đang có quyền lợi về tài chính đối với nó, bởi vì, tổ chức, cá nhân khi yêu cầu Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu của họ đối với tài sản thì bản thân họ phải có nhu cầu bảo vệ những lợi ích liên quan đến tài sản. Khi chủ sở hữu tài sản tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm mục đích hoán chuyển rủi ro của mình đối với tài sản sang cho doanh nghiệp bảo hiểm thì không có lí do gì họ lại cố tình tạo ra rủi ro đối với tài sản mà họ đang sở hữu. Trên thực tế, có một nguyên tắc chung của bảo hiểm thương mại liên quan đến vấn đề này đó là nguyên tắc hợp tác mục tiêu bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản bảo hiểm như là chưa hề mua bảo hiểm. Quán triệt nguyên tắc này, Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định một trong những nghĩa vụ của bên mua bảo hiểmtrong suốt quá trình mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo hiểm. (8) Khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản, mục đích mà bên mua bảo hiểm nhằm đạt được là yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bảo vệ quyền lợi vật chất của mình trước những rủi ro bất ngờ. Như vậy, không có lí nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 02/2007 63 do gì một người vừa yêu cầu người khác bảo vệ quyền lợi tài chính của mình đối với tài sản lại cố tình hủy hoại chính tài sản mà mình yêu cầu bảo vệ. Nếu một người sau khi mua bảo hiểm cho tài sản rồi cố tình hủy hoại tài sản đó thì chắc chắn không ngoài mục đích để được hưởng một số tiền lớn hơn giá trị của tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm. Để thực hiện được mục đích trục lợi bằng việc cố ý gây tổn thất đối với tài sản bảo hiểm với mục đích được nhận tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, kẻ trục lợi thường vạch ra kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất chu đáo. Đây là hình thức trục lợi nghiêm trọng nhất và khó phát hiện nhất, bởi vì, bên mua bảo hiểm khi lựa chọn hình thức trục lợi kiểu này thường là những người am hiểu về kĩ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. (9) Cách thức sử dụng để trục lợi trong trường hợp này thường khá tinh vi, gây nhiều khó khăn đối với việc điều tra của các cơ quan liên quan khi tổn thất xảy ra. Ý đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh trước khi người mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi lớn, số tiền gian lận, trục lợi rất cao. Hình thức trục lợi này thường được thực hiện bằng việc người chủ tài sản sau khi mua bảo hiểm cho tài sản sẽ tháo rời các bộ phận của tài sản (như máy móc, thiết bị có giá trị) để thay thế vào đó những bộ phận tài sản kém giá trị hơn, sau đó sẽ cố ý phá hủy tài sản. Đương nhiên, sau khi tài sản được phá hủy, bên mua bảo hiểm sẽ hoàn tất các thủ tục để được bồi thường bảo hiểm và dĩ nhiên kẻ trục lợi vẫn nhận tiền bồi thường tương ứng với các bộ phận, máy móc, thiết bị có giá trị. Chẳng hạn, chủ tàu biển sau khi đã mua bảo hiểm cho con tàu đã tháo dỡ hết trang thiết bị, máy móc trên tàu rồi thay thế bằng các thiết bị khác kém giá trị hơn, sau đó đánh chìm con tàu để được hưởng số tiền bảo hiểm. đ. Khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn Một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tài sản là bồi thường. Có một từ điển đã định nghĩa “bồi thường” là “sự bảo vệ hoặc bảo đảm cho thiệt hại hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lí”. (10) Chúng ta có thể coi ý tưởng này như là một cơ chế mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính với mục đích khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra. Về nguyên tắc, khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất thực tế, có nghĩa là tài sản bảo hiểm bị tổn thất bao nhiêu sẽ được bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu có tổn thất thì mới bồi thường, không được bồi thường ít hơn tổn thất (trừ trường hợp bên mua bảo hiểm chỉ bảo hiểm một phần giá trị của tài sản). Ngược lại, trong trường hợp dù rủi ro bảo hiểm xảy ra nhưng tài sản bảo hiểm không bị tổn thất thì không được bồi thường. Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ song vụ, do vậy, nếu bên được bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm lớn hơn giá trị tổn thất thực tế thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp nghiªn cøu - trao ®æi 64 t¹p chÝ luËt häc sè 02/ 2007 bảo hiểm. Cụ thể, để đảm bảo nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thì bên được bảo hiểm không được khai tăng tổn thất đối với tài sản bảo hiểm, bởi vì, hành vi này sẽ có thể mang lại hệ quả là họ được hưởng một số tiền lớn hơn tổn thất thực tế. Như vậy, nếu bên được bảo hiểmhành vi khai tăng tổn thất hoặc tài sản trên thực tế không bị hư hỏng nhưng người này vẫn kê khai vào hồ sơ đòi chi trả bảo hiểm sẽ bị coi là hành vi trục lợi bất hợp pháp. Sở dĩ, chúng ta khẳng định đây là hành vi trục lợi bảo hiểm các lí do: Thứ nhất, quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường, do vậy, pháp luật chỉ cho phép bên được bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp trả lại cho mình những gì mà mình đã mất. Việc bên được bảo hiểm khai tăng tổn thất đối với tài sản bảo hiểm để được hưởng một quyền lợi vật chất nhiều hơn những gì mình đã mất là hành vi hưởng lợi bất hợp pháp. Trong trường hợp này, bên được bảo hiểm đã sử dụng thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, bởi vì, hành vi này đã dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả một lượng tài chính lớn hơn nghĩa vụ mà lẽ ra mình phải gánh chịu. Thứ hai, cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là phải có rủi ro xảy ra đối với tài sản bảo hiểm và hệ quả của rủi ro này là tổn thất. Rủi ro và tổn thất là hai điều kiện cần và đủ để xác định sự kiện bảo hiểm và chỉ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra mới phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, nếu trường hợp mặc dù có rủi ro xảy ra (trong phạm vi bảo hiểm) nhưng không dẫn đến hệ quả tổn thất thì cũng không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm. e. Trục lợi bảo hiểm thông qua hành vi lập hồ sơ, hiện trường giả Trong bảo hiểm tài sản, để có cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm phải dựa trên những bằng chứng pháp lí nhất định đó là hồ sơ, chứng từ có xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích chứng minh sự kiện bảo hiểm xảy ra là có thực. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cử người đến hiện trường, nơi xảy ra tai nạn nhằm mục đích xác định trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến tổn thất, hậu quả của tổn thất… để tiến hành bồi thường cho bên được bảo hiểm. Việc yêu cầu bên mua bảo hiểm thống kê tổn thất thực tế, chứng minh rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm… trên cơ sở xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc làm cần thiết và bắt buộc trong quan hệ bảo hiểm tài sản nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên. Đồng thời qua việc xác nhận này, bên mua bảo hiểm muốn chứng minh rằng họ hoàn toàn trung thực tuyệt đối trong việc cung cấp các thông tin về tai nạn, tổn thất cho doanh nghiệp bảo biểm. Tất nhiên, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm, những thông tin này phải có thật trên thực nghiªn cøu - trao ®æi t¹p chÝ luËt häc sè 02/2007 65 tế, tức có rủi ro trong phạm vi bảo hiểm xảy ra và hệ quả của nó là tổn thất. Tuy nhiên, trên thực tế, bên mua bảo hiểm đã lợi dụng quy định này trong quan hệ bảo hiểm tài sản để hợp thực hóa những tổn thất do mình tự đưa ra nhằm được chi trả bảo hiểm. Cụ thể, bên mua bảo hiểm đã sử dụng thủ đoạn đưa những tài sản cùng loại đã bị hư hỏng từ nơi khác đến nơi xảy ra tai nạn để chụp ảnh, lập biên bản, khám nghiệm hiện trường nhằm chứng minh tài sản bảo hiểm bị tổn thất, trong khi đó thật sự là không có tổn thất xảy ra hoặc có tổn thất nhưng ít hơn so với tài sản hư hỏng bị thay thế. Hoặc tạo hiện trường giả giống như dấu hiệu của việc mất cắp tài sản như kho hàng bị phá khóa, bị cắt niêm phong hoặc thay đổi biển số xe đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo hiểm nhằm nhận được tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm… Các hành vi nêu trên được coi là trục lợi bảo hiểm, bởi vì, mục đích của bên được bảo hiểm khi thực hiện những hành vi này là nhằm để được hưởng lợi những khoản tài chính theo cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng trên thực tế thì không đủ điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cam kết này. Để hợp thức trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, người được bảo hiểm đã làm những thủ tục gian dối nhằm mục đích tạo bằng chứng để doanh nghiệp bảo hiểm tin rằng tổn thất xảy ra là có thực và rủi ro dẫn đến tổn thất này là trong phạm vi bảo hiểm. Tóm lại, việc nhận diện các hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng xác định được hành vi vi phạm, có cơ chế để ngăn ngừa và xử lí phù hợp, góp phần xây dựng và phát triển lành mạnh thị trường bảo hiểm tài sản ở Việt Nam./. (1).Xem: Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm. (2).Xem: Khoản 2 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm. (3).Xem: Điều 165 Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (4).Xem: Khoản 2 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm. (5).Xem: Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm. (6). Nếu viện dẫn các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều 42 Luật kinh doanh bảo hiểm thì việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm do lỗi cố ý, hợp đồng bảo hiểm này sẽ vô hiệu, trong trường hợp này bên mua bảo hiểm được trả lại phí bảo hiểm đã đóng, còn nếu xác định là do vô ý thì bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường trong phạm vi giá thị trường của tài sản. Điều đáng nói ở đây là nếu họ cố tình giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị thì họ không bị bất cứ một chế tài nào, do vậy, trong một số trường hợp, người mua bảo hiểm đã đặt cược bằng cách nếu bị phát hiện thì họ nhận lại phí bảo hiểm đã đóng (vì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu) còn nếu không bị phát hiện thì họ có khả năng nhận được khoản tiền bồi thường từ phía doanh nghiệp bảo hiểm lớn hơn giá trị tài sản mà họ bị tổn thất. (7).Xem: Khoản 1,2 Điều 169 Bộ luật dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (8).Xem: Khoản d Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm. (9).Xem: “Gian lận, trục lợi trong bảo hiểm tài sản- một vấn đề đáng quan ngại” của ThS. Trịnh Hữu Hạnh - Hội bảo hiểm, đăng trên trang web http://www.mof.gov.vn. Cập nhật ngày 8/9/2005. (10).Xem: “Bảo hiểm - nguyên tắc và thực hành” biên soạn Tiến sĩ Dvid Bland, Nxb. Tài chính, năm 1998, tr. 48. . đảo. b. Trục lợi bảo hiểm thông qua vi c mua bảo hiểm trùng cho tài sản Bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản là trường hợp bên mua mua bảo hiểm cho. đến quyền lợi tài chính của các chủ thể khác. 3. Các hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản a. Tài sản đã tổn thất mới mua bảo hiểm Một trong những

Ngày đăng: 15/02/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan