Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

105 562 0
Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. xuất khẩu hàng hoá, tổ chức thương mại thế giới, xuất nhập khẩu, luận văn xuất khẩu, cao học kinh tế, thạc sỹ kinh tế, luận văn

LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài: Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay,gia nhập tổ chức WTO là một bước đi tất yếu đối với tất cả các nước. Và với việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ là sự kiện sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc trong hiện tại và tương lai mà còn ảnh hưởng chung đến nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực. Thực tế đã chứng minh như vậy, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, với nhiều lợi thế sẵn có, cùng với bước đi đúng đắn, Trung Quốc trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giớí trong nhiều năm liên tục, và đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuấtxuất khẩu hàng chế tạo. Điều đó một mặt gây ra sức ép lớn hơn cho các nước Châu Á trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu các mặt hàng của họ sang các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Tuy nhiên các nước Châu Á không phải là không có thuận lợi, với việc Trung Quốc mở của thị trường của mình, các nước có thể khai thác một thị trường tiềm năng với trên 1,2 tỷ người. Đối với Việt Nam, do đặc điểm về vị trí địa lý và lịch sử, việc Trung Quốc gia nhập WTO càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn. Vốn đã có nhiều ưu thế hơn Việt Nam trong nhiều mặt hàng xuất khẩu, với việc gia nhập WTO Trung Quốc sẽ được hưởng các ưu đãi, đặc biệt là thuế quan của các nước thành viên WTO, điều này sẽ gây ra sức ép lớn lên các hàng hoá cùng loại của Trung Quốc trên thị trường thứ ba. Đây là một bất lợi lớn của Việt Nam trong việc cạnh tranh các hàng hoá cùng chủng loại, nhất là trên các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Với việc gia nhập WTO, môi trường đầu tư của Trung Quốc còn được nâng cấp hơn nữa, điều đó đồng nghĩa tăng khả năng thu hút vốn đầu nước ngoài. Tạo nên một sức ép cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những thách thức là những cơ hội đối với Việt Nam, với một nền kinh tế đang trên đà phát triển với tốc độ cao, theo đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Cùng với đó là các cam kết WTO, Trung Quốc sẽ thực hiện chế độ thương mại cởi mở hơn, đó là cơ hội cho các hang hoá Việt Nam, đặc biệt là hàng nông, lâm, thuỷ sản có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Như vậy rất khó đánh giá những ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu khẩu Việt Nam.Các ảnh hưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ thương mại của Trung Quốc với các nước,lợi thế cạnh tranh từng ngành hàng, hay mối quan hệ thương mại giữa Trung QuốcViệt Nam. Và vì vậy cần có sự nghiên cứu cụ thể những lợi thế, hạn chế trong cạnh tranh các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trên từng thị trường xuất khẩu chính. Tìm ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO. Từ đó tìm ra những đề xuất thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Chính vì lý do trên đây mà em đã chọn đề tài “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra vị thế của Trung Quốc, sau khi gia nhập tổ chức WTO, trong thương mại toàn cầu. - Tìm ra những những tác động tích cực và tiêu cực của Trung Quốc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. - Đề xuất một số các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhằm khắc phục các hạn chế và khai thác các tác động tích cực trong quá trình cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Các tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO tới hoạt động xuất khẩunhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu như nông sản, dệt may, da giầy sang các thị trường lớn như Hoa kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN và thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006 Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu theo các mốc thời gian trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốccủa Việt Nam, Trung Quốc với các đối tác thương mại khác. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy từ sách báo, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. Nội dung nghiên cứu: Đề tài được kết cấu thành 3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận), nội dung nghiên cứu cụ thể của từng chương như sau: Chương I: Vai trò của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu khi là thành viên của WTO. Chương II: Những tác động chủ yếu của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO. CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU KHI LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO. 1. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC. 1.1. Sơ lược các thoả thuận của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Có 5 quy tắc cam kết chính của chính phủ Trung Quốc khi tiến hành gia nhập WTO, đó là; (1) không phân biệt đối xử; (2) mở cửa thị trường; (3) minh bạch và có khả năng tiên đoán; (4) không bóp méo thương mại; (5) đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển. Sau đây là một số khái niệm về 5 vấn đề chính trên: (1) Không phân biệt đối xử. Trung Quốc cam kết tuân thủ theo nguyên tắc này, tức là áp dụng MFN (quy chế tối huệ quốc) và NT (đối xử quốc gia) cho tất cả các nước là thành viên của WTO. Đối với Trung Quốc điều đó có nghĩa là xoá bỏ hệ thống giá cả, các hạn chế thương mại hay các thủ tục hành chính thống nhất hơn. (2) Mở của thị trường. Để thực hiện cam kết này được Trung Quốc thể hiện qua việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan cũng như mở cửa dịch vụ. Thời hạn cuối để Trung Quốc thực hiện cam kết này là sau 4 năm từ khi gia nhập WTO. Trên thực tế đã minh chứng rõ điều này qua 1 số các số liệu sau: Hàng rào thuế quan: Trung Quốc tiến hành giảm dần thuế nhập khẩu từ lúc gia nhập cho đến năm 2005, đưa thuế bình quân gia quyền từ 13,3% năm 2001 xuống còn 6,8%/. Đặc biệt chấp nhận thuế suất 0% đối với các loại hàng viễn thông tin học. Thuế dành cho hàng nông sản cũng giảm, đặc biệt thuế suất 1% cho hàng nông sản chính với lượng nông sản chưa vượt quá hạn nghạch thuế quan Hạn nghạch và hạn nghạch thuế quan: Đối với hàng công nghiệp, Trung Quốc cam kết đến năm 2005 sẽ dần bãi bỏ hạn nghạch với hầu hết các mặt hàng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ áp dụng mức thuế rất thấp (1%) cho lượng nhập khẩu chưa vượt quá hạn nghạch thuế quan. Đồng thời Trung Quốc cũng cam kết loại bỏ các hạn ngạch phi thuế quan trái với WTO đối với hầu hết các loại mặt hàng từ ngày 1/1/2005 (3) Minh bạch và có khả năng tiên đoán. Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc này không chỉ được thể hiện việc thực hiện các luật chung của WTO về minh bạch như công bố các luật và chính sách cụ thể. Mà còn cam kết áp dụng một thể chế thương mại nhất quán, bộ máy tư pháp độc lập và xây dựng một cơ chế để các bên có thể phản ánh các vấn đề về bảo hộ tại địa phương lên chính quyền trung ương. Ngoài ra, Trung Quốc cũng rằng buộc toàn bộ biểu thuế quan với hầu hết mức thuế ràng buộc thấp hơn tại thời điểm cam kết; nâng cao tính dễ tiên đoán bằng cam kết không tăng thuế suất Cam kết này còn được Trung Quốc thể hiện thông qua cam kết xoá bỏ dần những hạn chế về thương quyền đối với tất cả các sản phẩm, loại trừ các hàng hoá nằm trong danh mục thương mại nhà nước. Trên thực tế Trung Quốc đã thực hiện đúng theo các cam kết của mình. Thàng 11/2003, Bộ thương mại Trung Quốc đã ban hành Quy định tạm thời về minh bạch hoá trong quản lý thương mại, hay cuối năm 2003 Bộ thương mại Trung Quốc đã lấy ý kiến đóng góp đối với Quy định quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại (4) Không bóp méo thương mại. Quy định chung của WTO về bóp méo thương mại bao gồm các quy tắc chung trong các lĩnh vực như các biện pháp trợ cấp và đối kháng, chống bán phá giá và tự vệ. Trung Quốc đã đưa ra những cam kết mạnh hơn mức yêu cầu đối với thành viên của WTO. Ví dụ, Trung Quốc cam kết giới hạn trợ cấp nông nghiệp dưới mức 8,5% sản lượng nông nghiệp, so với mức 3,5% hiện hành và 10% áp dụng cho các nước đang phát triển khác. Quyền tự vệ: Trung Quốc cho phép các nước là thành viên của WTO sử dụng điều khoản tự vệ một cách tương đối rộng rãi, trong một thời gian dài để hạn chế hàng nhập từ Trung Quốc, nếu như hàng này gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước Chống bán phá giá và thuế đối kháng: các nước khác được tiếp tục đánh giá việc bán phá giá theo tiêu chuẩn “Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường” trong vòng 15 năm sau khi gia nhập (5) Đối xử ưu đãi cho các nước đang phát triển. WTO đưa ra những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nước đang và kém phát triển thành viên. Tạo thuận lợi cho phép các nước thành viên đang phát triển thoát khỏi điều khoản MFN và dành cho các nước đang phát triển đối xử S&D Với việc thừa nhận Trung Quốc là một nước đang phát triển đã giúp Trung Quốc giành được những ưu đãi và nhân nhượng nhất định như: Trung Quốc được hưởng những ân hạn thực hiện những cam kết trong WTO như dỡ bỏ dần hạn nghạch và giấy phép, tự do hoá dần việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị truờng; Hay được hưởng thuế suất GSP của một số nước Trên thực tế, xét theo tiềm năng cạnh tranh của ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc thì Trung Quốc không cần thiết có sự đối xử ưu đãi về mặt thuế quan mà cần được giảm bớt hàng rào phi thuế quan của các nước phát triển, đặc biệt trong nghành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như dệt may và dày dép 1.2. Các lợi ích của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Trong nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, việc gia nhâp WTO có tác động hết sức khách quan tới nền kinh tế nước này, đặc biệt là triển vọng trong dài hạn. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây thường ở mức 7-8%. Sau khi trở thành thành viên của WTO, buộc Trung Quốc phải chuyển sang thời kỳ cải cách và mở của mới, từ tự do hoá có chọn lọc sang tự do hoá toàn diện, từ tự do hoá đơn phương sang tự do hoá dựa trên luật lệ của WTO. Điều này sẽ tạo ra những tác động năng động đến các hoạt động kinh tế trong nước, thúc đẩy tăng trưởng năng suất. Những tác động này thông qua hàng loạt các kênh như liên doanh với nước ngoài, chuyển giao công nghệ, tiếp cận các viên nghiên cứu và cơ sở đào tạo nước ngoài, cải cách hành chính. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những năm qua suất phát từ 3 nhân tố chính: Từ các nguyên tắc WTO; Từ nguồn vốn đầu tư FDI; Từ việc thực hiện các cải cách thể chế và mở của thị trường. 1.2.1. Những lợi ích suất phát từ nguyên tắc của WTO. Trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc tham gia thương mại quốc tế trên cơ sở không phân biệt đối xử, được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Giúp hàng hoá Trung Quốc tham gia vào thị trường thế giới (thị trường 148 nước thành viên của WTO) trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, được hưởng đối xử như các nước thành viên khác và xoá bỏ những lý do để các cường quốc thương mại áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, Trung Quốcthể nâng cao được vị quốc tế và tạo thế đứng vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế, giúp Trung Quốc có thể được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong các tranh chấp thương mại, đặc biệt là trước các áp lực của các cường quốc thương mại thông qua cơ chế giải quyểt tranh chấp thương mại (DSM) của WTO Ngoài ra Trung Quốc sẽ được đối xử đặc biệt và khác biệt giành cho các nước đang phát triển trong WTO. Đối với Trung Quốc hiện nay, bảo hộ các ngành còn non trẻ là một vấn đề sống còn, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Trung Quốc hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 800 triệu người (khoảng 60% dân số). Với một phần tư hộ nông dân sống dưới mức thu nhập 1 đô-la một ngày trong năm 1999 do đó mọi tác động xấu đến nông nghiệp đều đáng được quan tâm. Và Trung Quốc đã được hưởng quy chế giành cho các nước đang phát triển để duy trì chính sách bảo hộ cho ngành nông nghiệp ở mức 8,5% thay vì mức 5% áp dụng cho các thành viên phát triển. Khả năng linh hoạt hơn trong thực hiện các cam kết của WTO như được bảo hộ một phần quyền kinh doanh và áp dụng một số hình thức trợ giúp giúp cải thiện năng suất một số ngành sẽ đem lai thời gian trong quá trình chuyển đổi dần. Những ưu đãi của các nước thành viên dành cho Trung Quốc, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp Trung Quốc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường thế giới. 1.2.2. Lợi ích từ việc cải cách thể chế và mở cửa thị trường. Lợi ích lớn nhất mà Trung Quốc thu được là mức tăng trưởng ổn định xuất phát từ các cam kết cải cách chính sách thương mại và đầu tư. Năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên gấp nhiều lần con số dự báo 10 tỷ đô-la khi Trung Quốc mở cửa và điều chỉnh thể chế cho tương thích với nền kinh tế mở, theo hướng kinh tế thị trường, khuyến khích các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ tiên tiến, kèm theo đó là việc sử dụng chuyên gia giỏi sang hướng dẫn. Cải cách toàn diện về mặt thể chế, luật pháp, hệ thống ngân hàng tài chính và đặc biệt là cải cách các doanh nghiệp nhà nướcgiúp Trung Quốc quản lý nền kinh tế của mình trên cơ sở minh bạch, có khả năng tiên đoán và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Việc này giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế Có nhiều quan điểm bày tỏ sự lo ngại rằng khi mở cửa thị trường, Trung Quốc với thị trường lớn sẽ trở thành nước nhập siêu, đặc biệt là hàng nông sản. Nhưng trên thực tế, ba năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO nền sản xuất nội địa Trung Quốc đã có khả năng điều chỉnh nhanh chóng, và có thể đứng vững trong cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong khi xuất khẩu tăng vọt. Được kết quả này, một phần từ khả năng tiếp cận thị trường trên cGơ sở bình đẳng với 148 nước thành viên(tính đến ngày 13/10/2004), nhưng chủ yếu nhờ vào chế độ thương mại tự do của chính Trung Quốc, giúp tăng vốn đầu tư về sản xuất và phát huy nhiều lợi thế so sánh của nước này. Trung Quốc có một số lợi thế so sánh hơn hẳn hầu hết các nền kinh tế khác, có thể kể ra như sau: Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhờ vào diên tích địa lý rộng lớn trải dài trên nhiều hình thái địa lý; Thứ hai, với diện tích rộng lớn, chi phí đất đai sản xuất thấp hơn hẳn so với các nước khác; Thứ ba, Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối về nguồn nhân lực. Chi phí cho nguồn nhân lực thấp vì có một lượng lao động dư thừa đáng kể từ khu vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp. Ngoài ra trình độ người lao động Trung Quốc trong những năm qua đã được nâng lên không ngừng; Thứ tư, quy mô thị trường rộng lớn và sức mua trong nước cao. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua, dự báo trong thời gian sắp tới, thị trường Trung Quốc sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng hơn nữa; Thứ năm,Trung Quốcquốc gia đứng hàng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư FDI (mặc dù hiện nay dòng vốn FDI đổ vào Trung Quốc có dấu hiệu chững lại và nếu tăng chỉ với tỷ lệ không vượt qua 10% trong năm 2005 - theo nhận định của Lu Jinyong, một nhà nghiên cứu đầu tư nước ngoài của trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế tại Trung Quốc). Yếu tố này sẽ giúp Trung Quốc chuyển dần lợi thế so sánh, từ sản xuất các sản phẩm mang hàm lượng nhiều lao động sang các sản phẩm có hàm lượng vốn cao. Trung Quốc bước đầu thành công trong các trương trình dài hạn, nhằm chuyển hướng nền kinh tế nông nghiệp và cơ cấu mậu dịch nông phẩm, chuyển sang sản xuất những nông phẩm có giá trị cao hơn, có khả năng xuất khẩu và khai thác lợi thế của Trung Quốc. Trong năm 2003, giá trị xuất khẩu rau đã tăng 43% và xuất khẩu quả đã tăng 80%. Hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu rau khô, rau đông lạnh, nấm chế biến, tỏi và quả đóng hộp. Trung Quốc khuyến khích người nông dân chuyên môn hoá sản xuất dựa vào lợi thế so sánh, chuyển từ trồng các loại cây lương thực chi phí cao sang các loại cây có giá thị gia tăng cao như rau, quả, nấm, măng tây…. 1.2.3. Lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau một số năm dòng vốn FDI đổ vào Trung Quốc có xu hướng giảm sút. Đến cuối năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO, dòng vốn FDI đã tăng trưởng trở lại với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003, đã đánh dấu một bước ngoặt mới khi lần Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành nước có thu hút FDI lớn nhất thế giới, với tổng giá trị lên tới 53,5 tỉ USD. Đặc biệt là Trung Quốc đã thu hút được nhiều công ty xuyên quốc gia (TNC) và các công ty TNC ngày càng đầu tư vào Trung Quốc với quy mô lớn hơn. Đầu tư vào Trung Quốc cũng làm chuyển hướng FDI của các nước Mỹ, Nhật Bản, EU vào các nước Đông Á khác và đặc biệt cũng khuyến khích các nguồn FDI của chính các nước Đông Á như Hồng Công, Singapo đầu tư vào Trung Quốc. Đạt được kết quả trên là nhờ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được nâng cấp và hiện đại hoá và cơ chế chính sách trở nên minh bạch, dễ tiên đoán và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà chế tạo nước ngoài không phải chịu yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, cân đối ngoại hối và tỷ lệ nội địa hoá. Ngoài việc tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, FDI mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. FDI tạo ra môi trường cạnh tranh, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý kinh doanh và do đó giúp tăng yếu tố sản xuất. Điều này được thể hiện qua áp lực giảm giá thế giới của hàng xuất khẩu Trung Quốc và sự thay đổi bản chất của luồng FDI vào Trung Quốc. FDI thay đổi chủ yếu từ ngành chế suất sang đầu tư nhiều hơn vào sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước, từ chỗ công nghiêp nhẹ sang công nghiệp nặng và có công nghệ cao. Chính nhờ FDI mà ngành điện tử và chế tạo của Trung Quốc đang phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa nước này trở thành nước hàng đầu thế giới về sản xuấtxuất khẩu các sản phẩm trên. FDI cũng giúp giải quyết vấn đề xã hội nan giải hiện nay là thất nghiệp do nó tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động dư thừa do cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách trong nông nghiệp. Sau 3 năm gia nhập WTO ( tính cuối năm 2004), xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng từ 7,5% năm 2001 lên 8,0% năm 2002; 9,3% năm 2003 và lên 9,5% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng từ 7% năm 2001 lên 22% năm 2002 và duy trì mức 30% cho tới nay. Nhập khẩu cũng tăng mạnh cho nhu cầu phát triển, nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn là một nước xuất siêu. Chính sách mở cửa có trật tự quyền kinh doanh mậu dịch ngoại thương đã khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành chủ thể kinh doanh mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc, ngoại thương của doanh nghiệp tập thể và tư nhân cũng nhanh chóng phát triển. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2004 đạt 40,9% so với tốc độ tăng trưởng 35,4% của cả nước và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu là 40% so với tốc độ tăng trưởng 36,1% của nhập khẩu cả nước Có thể khái quát tác động của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc như sau: Thứ nhất, Trung Quốc trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuấtxuất khẩu hàng chế tạo như điện tử, giầy dép, dệt may… gây nên áp lực giảm giá các mặt hàng này trên phạm vi toàn thế giới nhờ vào việc tận dụng các lợi thế so sánh của mình như chi phí lao động và đặc biệt là FDI. Thứ hai, do mức độ bảo hộ giảm [...]... nước của từng nước Đông Nam Á CHƯƠNG 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM 1 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 1.1.1 Khi Trung Quốc chưa là thành viên WTO: Kể từ năm 1991, khi bình hoá quan hệ, thương mại. .. nhiều nhất từ việc Trung Quốc gia nhập WTO là hàng loạt các nước như Mêhicô, Thái Lan … Hàng hoá xuất khẩu sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá cùng loại của các nước trên với ưu thế về giá vượt trội Sau đây sẽ xem xét một số tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với một số trung tâm thương mại lớn trên thế giới 2.2.1 Tác động đến thương mại Trung Quốc- Hoa Kỳ:... do Trung Quốc là nước trồng chè lớn nhất thế giới 1.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới chính sách thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam Việc thay đổi chính sách thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi Trung Quốc gia nhập WTO có thể nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau Nhưng ở đây có thể có hai tác động chủ yếu sau, đó là khả năng tiếp cận thị trường và khả năng phát triển xuất. .. việc Trung Quốc gia nhập WTO tới năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Trung Quốc Khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở một số các mặt hàng có khả năng xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thị trường nội địa Trung Quốc, cơ cấu mặt hàng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO cũng như một số nước xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, đó... quyền của một nhóm nhỏ các quốc gia phát triển nữa Thực tế thời gian qua, Trung Quốc đã nổi lên như một trung tâm kinh tế và tham gia vào các vấn đề kinh tế quốc tế với tư cách là một cường quốc 2.2 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với một số trung tâm thương mại lớn trên thế giới Trung Quốc là bạn hàng lớn của tất cả các trung tâm kinh tế thế giới, vì vậy ảnh hưởng của việc mở của thị... quan, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - Tuy nhiên, những hàng rào phi thuế quan sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam như các biên pháp kiểm dịch động thực vật mới, các tiêu chuẩn nhập khẩu các mặt hàng như gạo, hạt điều, cao su, cà phê, chè … vốn là thế mạnh của Việt Nam Trong khi thương mại giữa Việt. .. Việt NamTrung Quốc Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt NamTrung Quốc sang các thị trường này có thể kể tới các nhóm mặt hàng dệt may, nhóm hàng giầy dép và nhóm hàng nông sản Với việc Trung Quốc gia nhập WTO có thể có những tác động những tác tới hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng trêncủa Việt Nam trên những thị trường này như sau: 2.1.1 Thị trường Hoa Kỳ: Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường... nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Trung Quốcthể tăng lên - Thứ ba, một nguyên nhân nữa gây thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là lý do chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, với việc duy trì đồng NDT thấp hơn giá trị thực, tạo ưu thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu 2.2.2 Tác động đến thương mại Trung Quốc – EU: Việc gia nhập WTO của Trung Quốc được đánh giá là ảnh hưởng tốt tới thương mại giữa... thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2004 đạt 7.395 triệu USD, chiếm 9,0% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam Trung Quốc đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam Năm 2004, Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ và Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam với kim ngạch một chiều đạt 7,191 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,73 tỷ USD Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung quốc 2001... xuất khẩu của ASEAN đã trở nên đa dạng hoá, tỷ trọng của 5 loại mặt hàng trên chỉ còn chiếm 60,3% trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc Hàng nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc khá đa dạng như máy tính, xăng dầu, bông thuốc lá … Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng nhanh hơn từ khi Trung Quốc gia nhập WTO với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đạt 22,7% trong giai đoạn . tài Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam . Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra vị thế. LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Ngày đăng: 14/02/2014, 15:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan