Tài liệu Báo cáo " Cấu trúc của thông tin xã hội " ppt

7 498 0
Tài liệu Báo cáo " Cấu trúc của thông tin xã hội " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 191 Cấu trúc của thông tin hội Vũ Văn Nhật* Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học hội và Nhân văn, ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 8 năm 2007 Tóm tắt. Trong khoa học cũng như trong thực tiễn hiện nay, khái niệm “Thông tin” là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi, đồng thời nó cũng lại gây ra nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi, với nhiều quan điểm khác nhau: Về thực thể thông tin, về những dấu hiệu, những hình thức biểu hiện, những quan hệ của nó đối với các quy luật và phạm trù triế t học, về vai trò của nó trong quản lý, trong đời sống và trong sự phát triển của hội. Về những vấn đề này đã có khá nhiều bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước được đăng tải trong các tài liệu chuyên môn và trên các phương tiện thông tin đại chúng [1]. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh khá quan trọng của thông tin hội: đó là cấu trúc của thông tin hội và giá trị phương pháp luận củ a nó trong truyền thông hội và đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin khoa học công nghệ và thông tin thư viện hiện đại. 1. Thông tin hội * Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin, tùy theo vào mục đích, ý nghĩa và vị trí xem xét thông tin [2, 3]. Đứng trên quan điểm ý nghĩa hội của thông tin và sự vận dụng nó vào đời sống hội, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông hội, chúng tôi định nghĩa thông tin hội một cách khái quát như sau: Thông tin hội là tri thức được diễn đạt dưới hình thức các ký hiệu mà các thành viên xã hội có thể hiểu được và có kh ả năng làm biến đổi trình độ hiểu biết của họ về thế giới khách quan và cũng có thể làm thay đổi tình trạng hệ kiến thức của họ (Thesaurus của họ) ________ * ĐT: 84-4-6620200 Email: nhatvv@vnu.edu.vn Với định nghĩa này, thông tin hội có 3 đặc trưng sau: Tư duy: Thông tin hội là kết quả của sự phản ánh ngữ nghĩa thế giới hiện thực. Trong trường hợp ngược lại nó không thể tác động lên hệ kiến thức của người dùng tin. Hiểu: Các ký hiệu sử dụng trong truyền thông hội phải có thể hiểu được đối với các thành viên hội. Mới: Thông tin hộ i phải mang tri thức mới cho người dùng tin, những tri thức mới ấy có thể làm thay đổi (làm giàu thêm, bổ sung thêm hoặc làm phong phú thêm) tình trạng hệ kiến thức của người dùng tin và do đó nó được sử dụng trong thực tiễn. Để có thể thực hiện được sự truyền thông xã hội, cần phải có hai yêu cầu: Đảm bảo sự tương hợp hệ kiến thức của người cung cấp thông tin và người dùng tin, Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 192 họ cần phải có những hệ thống ký hiệu giống nhau. Các hệ kiến thức của người cung cấp thông tin và người dùng tin phải khác nhau về cấu trúc và sự tích lũy. Nếu ngược lại, người cung cấp thông tin không thể thông báo được bất kỳ một cái mới nào cho người dùng tin. Trong thực tiễn các yêu cầu trên thường xuyên mâu thuẫn, trong nhiều trường hợp chúng gây khó khăn cho việc truyền thông hội. 2. C ấu trúc của thông tin hội Với định nghĩa như trên của chúng tôi về thông tin hội, thì thông tin hội là tri thức (hoặc sự hiểu biết của con người) về thế giới khách quan: về sự tồn tại của hội; về mối quan hệ giữa con người với con người trong hội, giữa con người với thế giới tự nhiên; về những tri thức khoa học và công nghệ do con ngườ i tạo ra và đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả trong nhận thức, cải tạo và sống chung hòa đống với thế giới; về các thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại,… Như vậy tri thức là nội dung của thông tin hội. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu: Tri thức của con người về thế giới khách quan là thông tin hội. Ngượ c lại, thông tin hội là tri thức của con người về thế giới khách quan (bao gồm cả thế giới tự nhiên, hội và con người). Tùy theo vào trình độ phát triển của hội, con người đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau để lưu trữ và chuyển tải thông tin trong không gian và thời gian, từ nơi này đến nơi khác, từ thời này sang thời khác, từ thé hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức ký hiệu khác nhau: âm thanh, ánh sáng, màu sắ c, cử chỉ, ký hiệu quy ước, ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo…, trong đó ngôn ngữ tự nhiên (tiếng nói của con người) là công cụ quan trọng nhất được sử dụng để chuyển tải thông tin hội. Chúng ta đã biết: ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy, vừa là công cụ giao tiếp của con người trong hội. Với tư cách là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ chính là công cụ của truyền thông hộ i. Từ xa xưa, nhất là trong hội hiện nay, ngôn ngữ tự nhiên vẫn đóng vai trò chủ yếu, quan trọng nhất trong mọi hoạt động truyền thông hội [4]. Với sự trình bầy khái quát trên, theo quan điểm của chúng tôi: Thông tin hội có hai mặt cần phải được phân tích cấu trúc, đõ là tri thức trong thông tin hội (nội dung thông tin hội) và ký hiệu được dùng để chuyển tải tri thức trong thông tin hội (hình thức cuả thông tin hội). Nh ư vậy, chúng ta tiến hành phân tích cấu trúc của tri thức tức là phân tích cấu trúc nội dung thông tin hội và phân tích cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên được dùng để chuyển tải thông tin, tức là phân tích cấu trúc hình thức của thông tin hội. 2.1. Cấu trúc nội dung của thông tin hội Thông tin hội có 3 tầng cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Dữ kiện kinh nghiệm; Dữ kiện khoa học và Quan niệm. Hay nói cách khác, các dữ kiện và quan niệm là các yế u tố tri thức của con người. Dữ kiện (Tiếng Latinh - Factun): đó là các đối tượng, quá trình, hoặc các sự kiện tồn tại thực trong quá khứ và trong hiện tại. có 3 loại dữ kiện: Dữ kiện là các đối tượng: Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu, các mỏ Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 193 khoáng chất, các di chỉ văn hóa, các hiện vật khảo cổ được trưng bầy ở bảo tàng, các đối tượng địa lý kinh tế, văn hóa và môi trường sinh thái… Dữ kiện là các quá trình: công nghệ, tâm lý, hội… Dữ kiện là các sự kiện: Các sự kiện của đời sống hội, các hiện tượng tự nhiên (động đất, sóng thần, lũ lụt…) Dữ kiện kinh nghiệm: Là những dữ kiệ n chưa được hệ thống hóa, chưa được khái quát hóa. Con người thu nhận được các dữ kiện kinh nghiệm là nhờ vào sự quan sát và thực nghiệm. Những dữ kiện này phải đảm bảo các yêu cầu: Một là, sự đơn nhất (dữ kiện đó là đối tượng riêng biệt, quá trình hoặc sự kiện tách ra từ hàng loạt các dữ kiện tương tự); Hai là, độ tin cậy: chúng ta chỉ coi đó là d ữ kiện khi các đối tượng, các quá trình và các dữ kiện được đặc trưng bởi tập hợp các tính chất và thuộc tính của nó và quy định đó là một cá thể riêng, độc lập không giống bất cứ một dữ kiện nào. Dữ kiện khoa học: Là những dữ kiện đã được hệ thống hóa và khái quát hóa. Những dữ kiện kinh nghiệm chỉ giúp con người nhận biết được m ột mặt nào đó hoặc một khía cạnh nào đó của sự vật và hiện thực khách quan. Hay nói một cách hình ảnh, nếu dừng ở mức độ này, con người mới chỉ nhìn thấy cây và chưa nhìn thấy rừng cây. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công tác khoa học con người luôn mong muốn hiểu biết được các đối tượng và hiện tượng khách quan đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và khoa học hơn. Trong công tác khoa họ c, bên cạnh các dữ kiện kinh nghiệm còn có các dữ kiện khoa học. Để các dữ kiện kinh nghiệm có thể trở thành các dữ kiện khoa học, nó không những cần phải xác định mà nó còn phải được nhận thức. Nhận thức bởi các dữ kiện tức là phải chứng minh sự tồn tại của nó bằng các phương pháp khoa học, các dữ kiện kinh nghiệm phải được xử lý, phân tích - tổng h ợp khoa học và phải được khái quát hóa và trừu tượng hóa. Các dữ kiện này trở thành những yếu tố của cả hệ thống tri thức. Như vậy, dữ kiện khoa học là dữ kiện kinh nghiệm được chứng minh, đựơc hệ thống hóa, khái quát hóa và được trừu tượng hóa bằng các phương pháp khoa học. Trong thực tiễn, nếu đứng trên quan điểm của Thông tin học hiện đại thì b ất cứ một công trình khoa học, một tác phẩm nghệ thuật hoặc một văn bản nào của Đảng và Nhà nước (thí dụ như các văn kiện Đại hội Đảng) đều được xem như là các thông báo tin. Nếu phân tích cấu trúc của chúng, thì chúng ta cũng thấy chúng đều có cấu trúc nội dung như chúng ta đã phân tích trên. Quan niệm (tiếng Latinh: conceptis - tư tưởng): Đó là sự hiểu thấu về các mối quan hệ qua lại giữa các dữ kiện, được tạo ra trong quá trình tư duy trừu tượng và lôgíc nhằm giải thích các dữ kiện đang được quan sát, phát hiện ra các quy luật đẻ điều khiển các dữ kiện nào đó, hoặc để lãnh đạo và quản lý hoạt động của con người. Có thể phân chia quan niệm thành 3 loại: Quan niệm - Kiến nghị: Phản ánh quan niệm của một cá nhân hoặc một nhóm người v ề mối quan hệ qua lại giữa các dữ kiện (các ý kiến, đánh giá, giả thuyết và dự báo…). Quan niệm - Quy luật: Phản ánh các mối quan hệ qua lại tất yếu giữa các dữ kiện (lý thuyết khoa học). Quan niệm - Chỉ thị: Chế định hoạt động của con người trong từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể (các chỉ thị, hướng dẫn, quy tắc và các phương pháp…). D ữ kiện kinh nghiệm, dữ kiện khoa học và quan niệm là 3 cấp độ cấu trúc của tri thức Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 194 và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành hệ kiến thức của con người. Thông tin về dữ kiện kinh nghiệm được gọi là thông tin dữ kiện kinh nghiệm; Thông tin về dữ kiện khoa học được gọi là thông tin dữ kiện khoa học; Còn thông tin về quan niệm thì được gọi là thông tin quan niệm. Như vậy, cấu trúc nội dung của thông tinhội có 3 cấp cấu trúc, tương ứng với chúng là 3 loại thông tin hộ i: Thông tin dữ kiện kinh nghiệm; Thông tin dữ kiện khoa học và Thông tin quan niệm (thông tin về kiến nghị, thông tin về các quy luật và thông tin về các chỉ thị). 2.2. Cấu trúc hình thức của thông tin hội Ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng để làm hình thức thể hiện của thông tin hội. Chính vì vậy khi chúng ta nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ tự nhiên tức là chúng ta nghiên cứu cấu trúc hình thức của thông tin hội và cũng chính điều này đ ã nói lên rằng ngôn ngữ học đóng vai trò cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu cấu trúc hình thức của thông tin hội [5]. Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên có những mức độ sau đây: Mức độ âm vị: Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Thí dụ: các âm a, b, c… hoàn toàn không có thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Trong ngôn ngữ nói tổ hợp các âm là tổ hợp các chữ cái hoặc các vần. Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất (âm thanh). Cho nên nó có thể tác động đến giác quan của con người, nh ờ đó con người có thể lĩnh hội được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng lại có tác dụng phân biệt ý nghĩa. Mức độ từ vị: Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Hay nói cách khác đó là từ vựng, quy tắc xây dựng và sự biến đổi của từ. Thí dụ nh ư: Thông tin, Tin tức, hội, Thư viện, Sách, Báo… Mức độ câu - cú pháp (Mệnh đề, các tổ hợp từ): Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo [6]. Cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên đã được Ngôn ngữ học cấu trúc nghiên cứu ngay từ những năm giữa thế kỷ XX. Với tư cách là một bộ phận cấu thành c ủa Ký hiệu học, ngôn ngữ học cấu trúc sắp xếp cấu trúc ngôn ngữ theo 2 trục: Trục ngữ đoạn (Trục ngang) và Trục hình thái - Hệ biến hóa (Trục đứng). Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 195 Trục ngữ đoạn: Quy định trật tự các yếu tố của các mức độ khác nhau (âm vị, các bộ phận của từ, các từ) trong các thông báo để nhận được cách biểu đạt ngôn ngữ đúng - các ngữ đoạn. Cần lưu ý rằng các ngữ đoạn của mức độ ngôn ngữ này đều có thể được xem là yếu tố của các mức độ ngôn ngữ cao hơn. Thí dụ như: Các ngữ đoạn âm vị là các từ, đó là các yếu tố của mức độ từ vị; các ngữ đoạn từ vị hoặc các liên kết của các từ là câu (mệnh đề), đó là các yếu tố của mức độ ngữ pháp… Chính vì vậy, các mức độ khác nhau của ngôn ngữ được liên kết với nhau. Trục hình thái: Hệ biến hóa phản ánh các m ối quan hệ qua lại của các yếu tố trong cùng một mức độ ngôn ngữ. Tổ hợp các yếu tố ngôn ngữ được sắp xếp thành nhóm theo dấu hiệu giống nhau và khác nhau được gọi là Bảng hình thái - Hệ biến hóa. Thí dụ: ở mức độ từ vị có thể liên kết các từ có cùng chung cách viết và phát âm giống nhau vào một bảng hình thái (Các từ đồng âm, hoặc các từ có nghĩa tương đương, các đồng ngh ĩa hoặc các từ trái nghĩa nhau) [7]. Các yếu tố của mức độ câu (mệnh đề) cũng có thể tạo thành các ngữ đoạn, đó là văn bản và các bảng hình thái. Thí dụ như trong hệ thống mục lục chủ đề, các tiêu đề chủ đề là các câu (các mệnh đề) của ngôn ngữ tự nhiên được xây dựng theo một quy tắc nhất định. Mục lục chủ đề có th ể được xem là sự tổ chức các bảng hình thái ở mức độ câu (mệnh đề) của ngôn ngữ tự nhiên. Sự phân biệt khác nhau của Trục hình thái và Trục ngữ đoạn có ý nghĩa nhận thức hết sức sâu sắc đối với việc phân tích các hệ Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 196 thống ký hiệu khác nhau. Thông tin học đặc biệt chú ý đến cấu trúc văn bản, vì văn bản là các thông báo của thông tin hội. Với việc áp dụng phương pháp ngôn ngữ cấu trúc, bên cạnh các mức độ âm vị, từ vị và câu (mệnh đề), chúng ta có thể đưa thêm mức độ văn bản và tổ hợp văn bản (tổ hợp các thông báo tin). Chẳng hạn như trong lĩnh vực thông tin - thư viện: n ếu như coi các ấn phẩm với tư cách là các thông báo dưới dạng văn bản, thì các ngữ đoạn văn bản chính là kho sách, còn các bảng hình thái - đó là đề mục của mục lục phân loại thư viện - thư mục. Như vậy, trên đây chúng ta đã tiễn hành nghiên cứu cấu trúc hình thức của thông tinhội trên cơ sở phân tích ngôn ngữ học, không những nhằm mục đích nhấn mạ nh đến bản chất ngữ nghĩa của thông tin hội, mà còn nói lên sự cần thiết nắm vững phương pháp luận Ngôn ngữ học cấu trúc để giải thích, lý giải một cách khoa học những vấn để kỹ thuật thư viện - thư mục truyền thống (Thí dụ như các bảng phân loại thư viện - thư mục, các hệ thống mục lục thư việ n, các kỹ thuật xây dụng kho sách thư viện…) và đồng thời để nghiên cứu xây dựng các phương pháp và các công cụ thông tin - thư viện hiện đại (từ khóa, từ chuẩn, các công cụ tra cứu tìm tin hiện đại, tin học hóa). Mức độ văn bản không những được Thông tin học nghiên cứu mà còn được các bộ môn khoa học khác nghiên cứu. Thí dụ: các văn bản nghệ thuật là thông tin nghệ thuật được Ký hiệu học ngh ệ thuật nghiên cứu và lý Luận văn học cấu trúc nghiên cứu. Ký hiệu học kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu phân tích các ngôn ngữ được sử dụng để ghi và truyền đạt thông tin kinh tế. Ký hiệu học khoa học công nghệ nghiên cứu các ngôn ngữ nhân tạo để truyền đạt, phổ biến các thông tin khoa học công nghệ trong hội. Các bảng phân loại thư viện - thư mục (UDC, DDC, BBK…, và các bộ từ khóa từ chuẩn) là các thì d ụ điển hình được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn chỉnh trên có sở phương pháp luận của Ký hiệu học khoa học và công nghệ hiện đại. Qua sự phân tích trên, có thể đi đến kết luận: Tri thức của con người về thế giới khách quan (tự nhiên, hội và con người) là nội dung của thông tin hội; Ngôn ngữ tự nhiên của con người là hình thức biểu đạt của thông tin hội. Các phương pháp luận khoa học của Lý luận nhận thức, Tâm lý học, Ngôn ngữ học cấu trúc… được sử dụng để phân tích cấu trúc nội dung và hình thức của thông tin hội. Chính điều này một lần nữa nói lên Thông tin học có quan hệ chặt chẽ với Triết học, Tâm lý học, Ký hiệu học và Ngôn ngữ học. Những kết quả của sự phân tích cấu trúc nội dung và hình thức của thông tin hội có thể dùng làm c ơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xây dựng các công cụ lưu trữ, tra cứu tìm tin hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như: Các bộ từ chuẩn, từ khóa tìm tin, các CSDL thư mục, dữ kiện, toàn văn và các ngân hàng dữ liệu, đồng thời làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để giải thích một cách có căn cứ khoa học về các kỹ thuật thông tin thư viện thư mục truyền thống, thủ công, thí dụ như: cấu trúc của các bảng phân loại thư viện - thư mục, các hệ thống mục lục thư viện và các bản thư mục tra cứu tìm tin khoa học và công nghệ đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng và cũng còn đang được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay ở Viêt Nam và trên thế giới. Tài li ệu tham khảo [1] V.G. Afanaxép, Thông tin hội và quản lý hội, NXB Khoa học hội, 1979, tr.5. Vũ Văn Nhật / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học hội và Nhân văn 23 (2007) 191-197 197 [2] Claudia Mast, Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, NXB. Thông tấn, 2003, tr.8-12. [3] Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, 2004, tr.38. [4] Philipp Breton, Serge Proulx, Bùng nổ truyền thông, NXB Văn hóa, 1996, tr.7-12. [5] Vũ Văn Nhật, Mối quan hệ của Thông tin học với các khoa học trong hệ thống các khoa học, Tạp chí Khoa học - Khoa học hội và Nhân văn, Tập 22, số 4 (2006), tr.57. [6] Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1994. [7] Vũ Văn Nhật, Nghiên cứu xây dựng bộ từ chuẩn tìm tin cho các CSDL chuyên ngành khoa học Thông tin - Thư viện (Đề tài NCK cấp ĐHQGHN, Mã số: QX 2000-08), 2002, 216tr. Social information structrure Vu Van Nhat Information and Library Faculty, College of Social Sciences and Humanities, VNU 336 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam In this study, three following mail issues are mentioned by the author: General notion of contents of social information (IS) and its scientific definiton. On the base of theory for realying and languisties structure; analysing its contents and formal structure. Methodology significance and practical value of SI structure analyze for studying and developing theory and practice of traditional and modem library information. . thông tin, tức là phân tích cấu trúc hình thức của thông tin xã hội. 2.1. Cấu trúc nội dung của thông tin xã hội Thông tin xã hội có 3 tầng cấu trúc. trong thông tin xã hội (nội dung thông tin xã hội) và ký hiệu được dùng để chuyển tải tri thức trong thông tin xã hội (hình thức cuả thông tin xã hội) .

Ngày đăng: 13/02/2014, 10:20

Hình ảnh liên quan

Trục hình thái: Hệ biến hóa phản ánh các - Tài liệu Báo cáo " Cấu trúc của thông tin xã hội " ppt

r.

ục hình thái: Hệ biến hóa phản ánh các Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan