Tài liệu RÁC THẢI SINH HOẠT MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG doc

5 798 4
Tài liệu RÁC THẢI SINH HOẠT MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

RÁC THẢI SINH HOẠT MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG Rácmột phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác ngày càng nhiều và dần trở thành một mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống. Nếu không giải quyết vấn đề rác thải một cách hợp lý, chẳng mấy chốc, cuộc sống của chúng ta sẽ ngập tràn trong rác. Chúng ta sẽ làm gì để không phải sống trên núi rác? Hãy hành động từ hôm nay. I. RÁC THẢI SINH HOẠT LÀ GÌ ? 1. Khái niệm: Chất thải rắn – CTR (còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, CTR sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, CTR sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Theo bảng thống kê khối lượng rác trong giai đoạn 1997 - 2002 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Khối lượng rác (tấn) 970.209 980.662 1.063.573 1.180.989 1.368.000 1537.979 Tấn/ngày 2.658 2.686 2.916 3.235 3.747 4.216 Và bảng thống kê các thành phần rác thải sinh hoạt Stt Thành phần chất thải % khối lượng 1 Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dể phân hủy 64.7 2 Cây gỗ 6.6 3 Giấy, bao bì giấy 2.1 4 Plastic khó tái chế 9.1 5 Cao su, đế giày dép 6.3 6 Vải sợi, vật liệu sợi 4.2 7 Đất đá, bê tông 1.6 8 Thành phần khác 5.4 2. Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt: CTR gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước. Gây hại sức khỏe: CTR có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát triển mạnh thành dịch. Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. • Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. • Ô nhiễm đất: Nước rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm đất. II. BIỆN PHÁP NÀO CHO RÁC THẢI SINH HOẠT Theo tôi hiện nay chúng ta có 2 biện pháp để xử lý rác thải gồm: Biện pháp kỹ thuật và Biện pháp quản lý. Tuy nhiên tôi chỉ đề cập đến biện pháp quản lý. • Biện pháp quản lý: 1. Nhìn từ góc độ kinh tế, con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ tiền nhất để giải quyết một vần đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản xuất và sử dụng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, môi trường suy thoái do động cơ lợi nhuận. Cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế kinh tế có thể hướng con người đến việc đưa ra những quyết định gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức, đạo đức môi trường cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng hệ thống trường sinh thái để giáo dục học sinh, giáo dục cho học sinh từ trong Nhà trường, từ nhỏ, và cha mẹ, người lớn phải là người làm gương. Trong chương trình học tại trường, nên dành ra giờ ngoại khóa để thực hiện vấn đề này. Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn qua trình phân loại rác và nâng cao ý thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Các nhóm chuyên trách sẽ được cấp kinh phí trong suốt quá trình hoạt động. 2. Trong nền kinh tế thị trường, có những thất bại do thị trường mang lại dẫn đến sự ô nhiễm môi trường. Có thể đưa ra 3 nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường dẫn đến ô nhiễm môi trường, đó là sự xuất hiện của chi phí ngoại tác, môi trường là tài nguyên tự do tiếp cận và chất lượng môi trường là một hàng hóa công cộng. Các nguyên nhân trên có thể đưa ra nhiều hệ quả, trong đó, một hệ quả thường gặp nhất là xuất hiện hiện tượng ăn theo, mọi người mong muốn hưởng chất lượng môi trường sống tốt hơn nhưng không muốn trả chi phí cho việc cải thiện môi trường sống của mình và mong muốn người khác trả thay cho mình. Nhiều người có cùng suy nghĩ như thế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xử lý rác thải nói riêng và cải tạo môi trường nói chung. Do đó, phải tìm cách khắc phục suy nghĩ này. Xây dựng một thị trường “xanh”, nghĩa là một thị trường phát triển bền vững, hạn chế tối đa những thất bại của thị trường có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Để thực hiện được điều này, cần sự ra tay hỗ trợ, điều tiết và quản lý của Nhà nước bằng chính sách, pháp luật và con người. 3. Xuất phát từ ý tưởng: Rác cũng là hàng hóa, cho nên rác cũng có thể được buôn bán và sinh lợi nhuận. Hiện nay, rác thải là nguồn nguyên liệu. Có thể dùng rác thải chế tạo bêtông lót đường, đê chắn sóng. Nguồn kim loại thu hồi trong rác thải rất có giá trị, tái sử dụng là chúng có thể giảm một lượng hao phí tài nguyên khá lớn. Đó là bí quyết thành công trong việc xử lý rác thải của nhiều nước trên thế giới (tiêu biểu là Nhật Bản…) Các công ty thu gom, mua lại các loại chai lọ mà đựng sản phẩm mà công ty đã bán ra thị trường để tiến hành tái chế. Một việc làm có thể giúp làm giảm việc thải bỏ các chai lọ sau sử dụng là khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục sử dụng lại chai lọ đó, bằng cách sản xuất ra sản phẩm nhưng được chứa đựng trong các túi giấy, người tiêu dùng mua về và đổ vào các chai lọ có sẵn, so với việc thu gom, tái sử dụng chai lọ thì việc sử dụng bao bì giấy thuận tiện hơn. Nhà nước có chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề sản phẩm thân thiện với môi trường. Sản xuất nylon hữu cơ dễ phân hủy, trong các hoạt động thương mại, nylon không cho mà người tiêu dùng phải mua, điều này khiến người tiêu dùng ý thức hơn về việc sử dụng lại các loại túi nylon có thể sử dụng lại được. Đối với các công ty sản xuất thiết bị tiêu dùng, sinh hoạt, buộc nhà sản xuất phải có trách nhiệm với sản phẩm hàng hóa của mình, trách nhiệm này được cụ thể hóa bằng các đạo luật, họ phải tìm cách cải thiện các sản phẩm của mình sản xuất ra (kể cả máy giặt, tivi, máy điều hòa…) sao cho dễ lắp đặt, phân loại, tái chế sau khi chúng hết thời hạn sử dụng. Điều này buộc các công ty phải suy nghĩ để thay đổi, nhìn chung có thể giúp năng cao trình độ công nghệ của đất nước khi các ngành sản cuất buộc phải sản xuất thân thiện hơn với môi trường. 4. Hàng năm, nước ta phải tiêu tốn đến 15.000 tỷ đồng và 5000 ha. diện tích đất quanh đô thị để xử lý và chôn lấp rác thải. Đây là một biểu hiện cho thấy sự yếu kém và che lấp những khuyết điểm. Nhà nước cũng đã phải chi ra rất nhiều tiền để nhập các thiết bị, công nghệ xử lý rác thải của các nước tiên tiến nhưng hiệu quả cũng không cao 5. Phân loại rác tại hộ gia đình: Nhược điểm do không phân loại rác tại nhà là do rác bị bới móc nhiều lần bởi những người thu gom và nhặt rác nên dễ rơi vãi xuống đường làm mất vệ sinh, gây mùi hôi thối và mất mỹ quan đô thị. Những người thu gom và nhặt rác tiếp xúc trực tiếp với lượng rác lớn và đã bắt đầu phân hủy nên khả năng nhiễm các bệnh truyền nhiễm cao. Gây trở ngại cho các công đoạn xử lý tiếp theo: - Phân loại một khối lượng rác lớn và tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, vận hành và khó đảm bảo vệ sinh. - Nếu sản xuất phân hữu cơ thì phân có chất lượng thấp vì lẫn nhiều tạp chất khó phân hủy và độc hại, thậm chí hệ thống thiết bị không thể vận hành được. - Nếu thu hồi và tái chế thì do thành phần có giá trị bị bẩn bởi rác hữu cơ và nước rác nên phải áp dụng công đoạn làm sạch, chính công đoạn này tạo ra chất thải và nếu xử lý sẽ rất tốn kém làm tăng giá thành sản phẩm tái sinh. Lợi ích của phân loại rác tại hộ gia đình: - Giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác. - Góp phần cải thiện môi trường đô thị. Lợi ích của tái chế: - Giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp - Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội Đầu tư mạnh cho hệ thống phân loại rác tại nguồn sẽ rất tốn kém, nhưng phần có lợi nhất là những loại phế liệu bán được, sẽ bị mạng lưới thu gom rác bán trước. Do đó, điều kiện thu hồi vốn ban đầu là rất khó. Trang thiết bị tồn trữ và phân loại trong nhà ít nhất phải có 1 thùng chứa hữu cơ, 1 thùng chứa vô cơ, bao PE. Đó là chưa kể đến chi phí tuyên truyền rất cao để thay đổi thói quen của cộng đồng dân cư. Khuyến khích các hộ gia đình tiến hành phân loại rác. Có thể tiến hành như sau, thu phí thấp đối với nhưng gia đình tiến hành phân loại rác và thu phí cao đối với các gia đình không phân loại rác. Mức phí phải được điều chỉnh sao cho mỗi gia đình có thế thấy được sự tiện lợi khi phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên, đây là loại biện pháp mạnh, nên áp dụng sau một thời gian tuyên truyền không hiệu quả hay hiệu quả thấp. Biện pháp thực hiện: Khuyến khích tận dụng tối đa, triệt để những vật dụng còn sử dụng được trước khi vứt bỏ (chai, lọ, bao bì, giấy…), giúp giảm nguồn thải. Hạn chế việc sử dụng những đồ vật “dùng một lần”. Khuyến khích sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. 6.Thu gom rác tại nguồn Bố trí các thùng rác nơi công cộng, vừa có vẻ mỹ quan nhưng phải đáp ứng được nhu cầu bỏ rác, vì thực tế, tại các đô thị lớn tại Việt Nam, việc tìm một thùng rác tại trung tâm thành phố hay bên lề đường là hết sức khó khăn. theo, bố trí các khu vực thu gom rác, rác được lấy đi vào cuối ngày 7. Xây dựng những nhà máy xử lý CTR chuyên nghiệp gần những bãi rác, nơi tập kết rác thải. Về việc phân loại rác thải, không cần những nhân công có trình độ cao về chuyên môn lẫn các mặt khác. Chính điều này giúp tạo điều kiện thuận trong 2 vấn đề sau đây: Thứ nhất, giải quyết được lượng lao động phổ thông rất dồi dào tại Việt Nam; thứ hai là thực hiện được mục tiêu phân loại rác thải tại nguồn khi chưa bước vào giải đoạn xử lý. III. KẾT LUẬN: Rác, một phần của cuộc sống. Nhưng, ngày nay, rác không chỉ đi ra từ cuộc sống, mà còn quay lại, đi vào cuộc sống, cùng con người xây dựng một thế giới mới,thế giới không rác thải. Đó mới thật sự mang ý nghĩa là một phần tất yếu của cuộc sống. Rác không phải là đồ bỏ đi nếu chúng con người biết đặt nó đúng vị trí. Nếu được đặt đúng vị trí và được nhìn nhận vai trò một cách khách quan, rác sẽ mang lại nguồn lợi vô cùng lớn cho con người. Dân tộc Việt Nam cần cù, người Việt Nam thông minh, tin rằng, một ngày mai, những người trẻ Việt Nam sẽ xây dựng đất nước tươi đẹp này trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, phát triển. Bên cạnh đó sẽ là một Việt Nam rất xanh và rất sạch cùng bè bạn năm châu. . RÁC THẢI SINH HOẠT MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội. trường sống nhất. Cho nên, CTR sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con

Ngày đăng: 12/02/2014, 18:20

Hình ảnh liên quan

Theo bảng thống kê khối lượng rác trong giai đoạn 1997 - 2002 - Tài liệu RÁC THẢI SINH HOẠT MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG doc

heo.

bảng thống kê khối lượng rác trong giai đoạn 1997 - 2002 Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan