Dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh

7 1.6K 12
Dạy học truyện ngắn thuốc của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy học truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh Đặng Thị Ngọc Lan Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ Văn) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấntruyện ngắn “Thuốc” với những yếu tố phục vụ cho việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. Khảo sát và phân tích thực trạng họat động dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay. Kiến nghị một số biện pháp trong hoạt động dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. Keywords. Ngữ văn; Trung học phổ thông; Truyện ngắn; Phương pháp dạy học Content 1. Lý do chọn đề tài Trong “ Thư gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 - 2011”, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết chỉ thị: “ Năm học mới 2010 - 2011 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ Tôi đề nghị các Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta”. Chỉ thị đó đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến sự nghiệp giáo dục. Thế giới hiện nay đang bước vào kỷ nguyên của sự hội nhập và toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin cũng đem lại cho “người công dân hoàn cầu” một tầm vóc mới, yêu cầu phải vượt lên ranh giới quốc gia để không bị tụt hậu.Vì vậy, hơn lúc nào hết, ngành Giáo dục nói chung và việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, đều phải đặt ra những yêu cầu mới, mục tiêu mới. Trong quá trình hiện đại hoá nhà trường Việt Nam, việc dạy học môn Ngữ văn có một vị trí khá đặc biệt. Vốn dĩ Văn học luôn có một tầm quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, nên việc dạy văn, học văn không chỉ đơn thuần có mục tiêu là kiến thức văn học mà còn khơi dậy trong con người khát vọng về sự hoàn thiện nhân cách, thắp lên ước mơ và hoài bão, tích luỹ một vốn sống và bản lĩnh trước xã hội hiện đại. 1.1. Hiện trạng dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Mỗi tác phẩm văn học nước ngoài là nơi phản ánh, lưu giữ và kết tinh văn hoá của dân tộc đó, thời đại đó. Hiện nay, hiện trạng dạy học tác phẩm văn học nước ngoài đang là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách hệ thống, vì học văn học nước ngoài sẽ giúp học sinh trong nhà trường trung học phổ thông có cách nhìn nhận cụ thể về nền văn hoá của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia láng giềng thân cận nhất của Việt Nam về mặt lãnh thổ, có sự giao lưu diễn ra hàng nghìn năm nay về mặt văn hoá. Học văn học Trung Quốc là cách giúp học sinh Việt Nam có sự so sánh tốt nhất về hai nền văn hoá có nhiểu điểm tương đồng này. Trung Quốc và Việt Nam trước đây đều là những nước phong kiến phương Đông, đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng có bối cảnh chính trị tương tự nhau. Từ đó, tư tưởng triết học và mĩ học có những điểm gặp gỡ, kéo theo sự tri âm tri kỉ giữa văn học và bạn đọc văn chương hai nước. Nhưng hiện nay, cách thức dạy tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng đang diễn ra như cách thức dạy tác phẩm văn học Việt Nam, tức là chủ yếu dựa trên phần bản dịch và còn mơ hồ về những yếu tố ngoài tác phẩm, đặc biệt là chưa được xem xét trong mối tương quan của văn hoá thời đại, trào lưu tư tưởng và sự tồn tại của tác phẩm qua nhiều bản dịch khác nhau. Sự bất cập đó đang cầnhướng giải quyết, tuy nhiên không phải là “một sớm một chiều”. Thực tế cho thấy, ở trường phổ thông, khi giảng dạy văn học nước ngoài, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chương trình, văn học nước ngoài vẫn còn là “ vùng đất thiêng ” với cả giáo viên và học sinh. Phải chăng sự khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là rào cản lớn khiến văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông? Việc đưa nhà văn Lỗ Tấntruyện ngắn của ông vào giảng dạyphổ thông là rất đúng đắn và cần thiết, vì những tác phẩm của ông không chỉ có giá trị cao về mặt nội dung và nghệ thuật, mà còn vì chính Lỗ Tấn là một tấm gương sáng, tiêu biểu cho con người của một thời đại có nhiều biến động lịch sử lớn. Có thể nói, giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và tác phẩm của Lỗ Tấn nói riêng trong nhà trường Việt Nam không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay, cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần. Bản thân môn Ngữ văn có những yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, vì vừa là một môn khoa học nhưng cũng là bộ môn nghệ thuật. Cảm thụ và giảng dạy tốt những tác phẩm của Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào, bởi những truyện ngắn của ông được sáng tác dưới góc nhìn của một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo, nhà văn trong một bối cảnh đầy biến động của đất nước Trung Quốc. Cho nên có những vấn đề đến ngày nay chúng ta vẫn chưa giải mã hết được. Trong chương trình phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn, nên việc giảng dạy tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn sao cho thành công là điều hết sức cần thiết, có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh. 1.2. Vị trí của nhà văn Lỗ Tấn đối với bạn đọc Việt Nam Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi là Chu Thụ Nhân, hiệu Dự Tài, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông là nhà văn vĩ đại của nhân dân Trung Hoa, được coi là người “đặt nền móng cho văn học hiện đại”. Ảnh hưởng của Lỗ Tấn đến khu vực và thế giới rất lớn: “ Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Tổ chức UNESCO đã phong tặng Lỗ Tấn danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Lỗ Tấn là nhà văn có “ trước tác đẳng thân” (sách cao bằng người). Ông viết nhiều thể loại văn học: truyện ngắn, tạp văn, dịch thuật văn học nước ngoài, lý luận văn học nhưng truyện ngắn vẫn là thể loại đặc sắc nhất. Truyện ngắn của ông đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn hay, vẫn có một ý vị đậm đà, không hề phai nhạt mặc dù thời gian trôi qua. Ý nghĩa thì hàm súc đến nỗi bao nhiêu lớp người đã dày công nghiên cứu, phân tích mà chưa thể nói hết. Đối với thế giới, Lỗ Tấn là “Danh nhân văn hoá nhân loại”. Đối với Trung Quốc, ông là linh hồn dân tộc, đúng như ba chữ “Dân tộc hồn” thêu trên lá cờ đỏ mà dân nhân Thượng Hải phủ lên quan tài của ông. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là “Gooc-ki của Trung Quốc”, vì ông là một trong những nhà văn cách mạng vĩ đại, tài năng và tâm huyết. Sự gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Việt Nam xuất phát từ sự tương thông giữa bối cảnh chính trị, sự gần gũi của tư tưởng, sự giao lưu văn hoá đang rộng mở, các thế hệ nhà văn Trung Quốc và các thế hệ nhà văn Việt Nam càng có điều kiện hợp tác để cùng nghiên cứu sâu hơn về Lỗ Tấn. “Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của giáo Đặng Thai Mai, người có công “khai sơn phá thạch” trong việc nghiên cứu, giới thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam [32, tr. 40]. Lỗ Tấn là nhà văn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng về nhân cách và tài năng. Bác là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn và Người đã rất tâm đắc hai câu thơ sau của Lỗ Tấn : “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” Nghĩa là: “ Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng” 1.3. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn. “ Thuốc ” là một truyện ngắn độc đáo, hay nhưng khó trong chương trình văn học nước ngoài ở trung học phổ thông. Hay là vì nó chứa đựng được cả những vấn đề có tính xã hội nổi cộm nhất của đất nước Trung Quốc trong một thời kỳ đen tối. Khó là vì phải khai thác các tầng nghĩa tiềm ẩn của truyện mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu được ngay. Chính vì lẽ đó, “Thuốc” của Lỗ Tấn trước năm 2000 ở trong chương trình sách giáo khoa lớp 11, khi sách giáo khoa được chỉnh lý năm 2000 đã đưa “Thuốc” lên chương trình lớp 12 và hiện nay tiếp tục nằm trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 đổi mới năm 2008. Trong khi đó, tư liệu về Lỗ Tấntruyện ngắn “Thuốc” trong sách giáo khoa và sách giáo viên vẫn còn quá ít. Về mặt lý thuyết, tiếp cận một tác phẩm văn chương thường được tiến hành theo ba hướng chủ yếu là tiếp cận văn bản, tiếp cận lịch sử phát sinhtiếp cận đáp ứng [31, tr. 46]. Khi dạy “Thuốc”, giáo viên phải nắm được chiều sâu tư tưởng của nhà văn, nhưng lại phải ý thức đầy đủ đến trình độ kiến thức cũng như đặc điểm tâm sinhcủa đối tượng học sinh trung học phổ thông. Hơn nữa, thẩm văn phương Đông lại có một cách tiếp cận theo một quá trình nắm bắt được “cái thần”, “cái khí”, “cái cốt” để tiến hành “cày xới” các lớp lang và thẩm định các chi tiết ngôn ngữ. Vì vậy, chúng ta không thể cắt nghĩa tác phẩm “Thuốc” một cách sâu sắc nếu không chú ý tới những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tác giả, tác phẩm, đặc biệt là bối cảnh lịch sử và xã hội của đất nước Trung Quốc đương thời, những vấn đề lớn trong cuộc đời nhà văn Lỗ Tấn Nghiên cứu đề tài: “Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh”, chúng tôi cũng mong muốn mở ra một hướng khám phá mới cho tác phẩm, để học sinh có thể hình thành cái nhìn rộng hơn về những vấn đề văn học từ lịch sử phát sinh. Hiện nay, với nguồn tư liệu vô cùng phong phú từ mạng Internet và các loại sách, tài liệu tham khảo, các tập san nghiên cứu thì việc thực hiện tiếp cận nhà văn Lỗ Tấntruyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh là hoàn toàn khả thi. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu Lỗ Tấn là công việc được ví như một chặng đường dài mà cho đến nay chưa ai đi hết con đường ấy. Đó lại là một con đường gập ghềnh, đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết. Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới về Lỗ Tấn: Robe Diyanni (Mỹ), Pha-đê-ep (Nga), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ), Ananta Tu (Inđônêxia) Công trình nghiên cứu của các ông chủ yếu về tư tưởng của Lỗ Tấn qua các thời kỳ lịch sử, qua cách nhìn nhận của các trường phái văn học khác nhau trên thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dày công nghiên cứu về Lỗ Tấn: Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý Hà Lâm, Đinh Linh, Trần Thấu Du, Ba Kim Đây là các nghiên cứu về thi pháp Lỗ Tấn, tư tưởng Lỗ Tấn, ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với văn học Trung Quốc và thời đại Ở Việt Nam, có khá nhiều tác giả viết về Lỗ Tấn: Hồ Chí Minh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng, Vương Phú Nhân, Lương Duy Thứ, Trần Lê Hoa Tranh, Phương Lựu Người Việt Nam đầu tiên đọc tác phẩm của Lỗ Tấn chính là Nguyễn Ái Quốc khi Người đang hoạt động cách mạng ở Liên Xô. Người Việt Nam đầu tiên dịch và giới thiệu tác phẩm Lỗ Tấn là giáo Đặng Thai Mai (năm 1944). Sau đó, trong đội ngũ đông đảo kế tục sự nghiệp của Đặng Thai Mai nghiên cứu về Lỗ Tấn, phải kể đến Trương Chính [48, tr. 11]. Ở miền Nam trước 1975, tác phẩm của Lỗ Tấn được hai nhà học giả nổi tiếng là Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi giới thiệu. Gần đây, trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Lỗ Tấn, chủ yếu là về thi pháp và tư tưởng của ông, tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ văn học của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai Chanh với đề tài “Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng” do Giáo Trần Đình Sử và Tiến sĩ Trịnh Bá Đĩnh hướng dẫn năm 2009. Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường Việt Nam, có thể kể đến một số luận văn do giáo Trần Xuân Đề hướng dẫn như: Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân vật: AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, luận văn, 1996; Phạm Hoàng Kim Vy, Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện “Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình PTTH, luận văn, 1999. Tuy nhiên, việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh đối với tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn trong việc dạy học cho đối tượng học sinh trung học phổ thông thì chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh”. 3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, các tài liệu xung quanh truyện ngắn này, sự nhìn nhận và đánh giá của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu văn học; tác giả của luận văn này đã tổng hợp lại để tìm ra cách khai thác truyện ngắn “Thuốc” từ hướng lịch sử phát sinh nhằm tạo ra một con đường thiết thực trong dạy học tác phẩm này. 3.2. Ý nghĩa Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh sẽ đưa học sinh đến với những khám phá mới về Lỗ Tấn, về “Thuốc” mà nguồn tư liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn rất cần được bổ sung. Từ đó học sinh hiểu rõ hơn về thời đại của Lỗ Tấn, về đất nước Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử đen tối, sự biến đổi tư tưởng của ông khi cho ra đời truyện ngắn “Thuốc” . 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là giáo viên dạy Ngữ văn 12 và học sinh lớp 12 trung học phổ thông; giờ học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. 4.2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là hoạt động dạyhọc của giáo viên và học sinh trong nhà trường trung học phổ thông trong giờ học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn bằng phương pháp tiếp cận lịch sử phát sinh. 5. Giả thuyết khoa học Nếu phát hiện trúng, đúng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đến tư tưởng nhà văn Lỗ Tấn và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Thuốc”, sẽ tìm ra được cách thức dạy học thích hợp cho các tác phẩm văn học nước ngoài khác trong chương trình phổ thông. 6. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấntruyện ngắn “Thuốc” với những yếu tố phục vụ cho việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. Thông qua việc khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học và thực nghiệm phạm, xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. 6.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Nghiên cứu về hệ thống lý luận và thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, về tiếp cận văn học. - Phương pháp khảo sát, phân tích nhằm đánh giá về những thành công và hạn chế của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài nói chung và truyện ngắn “Thuốc” nói riêng trong nhà trường hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm phạm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 12 của Trường trung học phổ thông Thụy Hương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) và khối 12 của Trường trung học phổ thông Thái Phiên, quận Ngô Quyền (Hải Phòng). - Phương pháp đối chứng so sánh sau khi thực nghiệm 8. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn tìm ra được những hạn chế của việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài xa rời lịch sử phát sinh của tác phẩm, từ đó xác định từ hướng lịch sử phát sinh đi tới một cách thức dạy học thích hợp và sát thực. 9. Cấu trúc và nội dung luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Nhà văn Lỗ Tấntruyện ngắn “Thuốc” trong hướng tiếp cận lịch sử phát sinh Chương 2: Thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay Chương 3: Những biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh References 1.Trần Lê Bảo, Lỗ Tấn và khát vọng con đường, Tạp chí văn học (Số 10), 1997. 2.Trần Lê Bảo, Lỗ Tấn - Tác phẩm, NXB Phụ nữ, 1998. 3.Lê Nguyên Cẩn, Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Tạp chí văn học (Số 10), 2001. 4.Phạm Tú Châu, Lỗ Tấn từ chối nhận giải Nôben, Tạp chí giáo dục và Thời đại Chủ nhật (Số 36), 1996. 5.Giản Chi dịch, Lỗ Tấn tuyển tập, NXB Hậu Giang, 1987. 6.Trương Chính dịch, Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, NXB Văn hóa, 1946. 7.Trương Chính dịch, Lỗ Tấn (truyện danh nhân), NXB Văn hóa, 1968. 8.Trương Chính dịch, Lỗ Tấn, thân thế, tư tưởng, sáng tác, NXB ĐH và THCN, 1968. 9.Trương Chính dịch, Tạp văn Lỗ Tấn (3 tập), NXB Văn hóa, 1986. 10. Nguyễn Viết Chữ, Một số vấn đề bức xúc ở khoa ngữ văn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, Tạp chí khoa học, số 3/2005. 11. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB Đại học phạm, 2005. 12. Hà Minh Đức, Lý luận văn học, NXB GD, 1995. 13. Hà Minh Đức, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB GD, 1998. 14. Hoàng Ngọc Hiến, Văn họchọc văn, NXB Văn học, 1997. 15. Hồ Sĩ Hiệp, Lỗ Tấn làm thơ, Tạp chí văn học (Số 4), 1998. 16. Nguyễn Trọng Hoàn, Tiếp cận văn học, NXB KHXH, 2002. 17. Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, NXB GD, 2010. 18. Nguyễn Trần Huân, Nhà văn Trung Hoa hiện đại, Hà Nội 1954. 19. Đỗ Mạnh Hùng, Những điểm dị biệt và tương đồng giữa hai nhân vật: AQ trong tác phẩm “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, luận văn, 1996. 20. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB GD, 2002. 21. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn dạy văn, NXB GD, 2001. 22. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông, NXB GD, 1998. 23. Nguyễn Thị Thu Hương, Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học, luận văn, 2007. 24. Cao Hành Kiện; Ngân Xuyên dịch, Kỹ thuật hiện đại và tính dân tộc¸Báo văn nghệ (Số 32), 2004. 25. Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại (2 tập), NXB GD, Hà Nội 1968. 26. Nguyễn Hiến Lê, Văn học hiện đại Trung Quốc (3 tập), NXB Văn hóa thông tin, 1978. 27. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, 1996. 28. Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB ĐHQG Hà Nội, 2003. 29. Phan Trọng Luận, Xã hội văn học nhà trường, NXB ĐHQG Hà Nội, 1996. 30. Phương Lựu, Lỗ Tấn - Nhà lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1988. 31. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học (1+2), NXB GD, Hà Nội 1986. 32. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - thân thế, thời đại, NXB Mới, 1940. 33. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - tạp văn, NXB Mới, 1941. 34. Đặng Thai Mai, Lỗ Tấn - thân thế, tư tưởng, văn nghệ, NXB Thời đại, 1959. 35. Đặng Thai Mai, Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1959. 36. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB GD, Hà Nội 2000. 37. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội 1983. 38. Nguyễn Hải Kim Ngân, Những cái chết không bình thường của những con người bình thường trong truyện ngắn Lỗ Tấn, luận văn, 2003. 39. Lê Huy Tiêu, Đặng Thai Mai với Lỗ Tấn, Tạp chí văn học (Số 12), 2002. 40. Lê Huy Tiêu, Đi theo con đường của Lỗ Tấn, dòng văn học “Phản tỉnh dân tộc” ra đời những năm gần đâyTrung Quốc, Tạp chí văn học (Số 4), 1995. 41. Phạm Phương Thảo, Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn, luận văn, 2000. 42. Hồ Thị Anh Thư, Hệ thống hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, luận văn, 1997. 43. Lương Duy Thứ, Bác Hồ với văn hóa Trung Quốc, NXB trẻ, 1999. 44. Lương Duy Thứ, Bài giảng văn học Trung Quốc, NXB Đại học tổng hợp, 1995. 45. Lương Duy Thứ (chủ biên), Đại cương văn hóa phương Đông, NXB Đại chọ Quốc gia TP, HCM 2000. 46. Lương Duy Thứ, Hình tượng nhân vậy người kể chuyện trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Tạp chí văn học (Số 10), 2001. 47. Lương Duy Thứ, Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông, ĐHSP Huế, 1992. 48. Lương Duy Thứ, Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu, NXB Giáo dục, 1994. 49. Lương Duy Thứ, Lỗ Tấn, phân tích tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004. 50. Lương Duy Thứ, Lỗ Tấn với chúng ta, Tạp chí văn học (Số 9), 1997. 51. Lương Duy Thứ và Nguyễn Thị Minh Hồng dịch, Truyện Lỗ Tấn, NXB Văn nghệ TP, HCM 2002. 52. Lương Duy Thứ và Nguyễn Thị Mai Hương dịch, Lỗ Tấn - Lịch sử nghiên cứu và hiện trạng, NXB ĐHQG TP, HCM 2004. 53. Lương Duy Thứ và Lương Duy Tâm dịch, Lỗ Tấn - Hán văn học sử cương yếu. NXB Văn nghệ TP, HCM, 1998. 54. Lương Duy Thứ và Lương Duy Tâm dịch, Lỗ Tấn - Đại cương lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. NXB Văn nghệ TP, HCM 1998. 55. Lương Duy Thứ và Trần Lê Hoa Tranh, Lỗ Tấn - Linh hồn dân tộc Trung Hoa hiện đại, NXB Trẻ, 2003. 56. Tân Thị Phương Vân, Hình tượng người dân lao động trong tác phẩm của Lỗ Tấn, luận văn, 2000. 57. Lê Xuân Vũ, Lỗ Tấn - Chủ tướng cách mạng Văn hóa Trung Quốc, NXB Văn hóa, 1966. 58. Phạm Hoàng Kim Vy, Từ việc tìm hiểu con đường cứu nước và cương lĩnh sáng tác cải tạo quốc dân tính của Lỗ Tấn, góp phần làm sáng tỏ việc giảng dạy, học tập truyện “Thuốc” và “AQ chính truyện” trong chương trình PTTH, luận văn, 1999. . tài: Dạy học truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh . 3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của. Dạy học truyện ngắn " ;Thuốc& quot; của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh Đặng Thị

Ngày đăng: 08/02/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan