Dạy học phân hóa phần phương trình lượng giác trong chương trình toán lớp 11, ban cơ bản

25 1.5K 8
Dạy học phân hóa phần phương trình lượng giác trong chương trình toán lớp 11, ban cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Dạy học phân hóa phần phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban bản Teaching division of trigonometrical equations in the Mathematics Grade 11, the basics NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 112 tr. + Vũ Thị Ninh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán; Mã số:60 14 10 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về dạy học phân hóa, về bài tập phân hóa. Bằng điều tra và quan sát tìm hiểu thực trạng dạy học phân hóa môn Toán trong đó nội dung “Phương trình lượng giác” lớp 11 ban bản. Xây dựng được hệ thống bài tập phân hóa khi dạy học Phương trình lượng giáclớp 11 ban bản. Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài tập phân hóa trong khi dạy học Phương trình lượng giáclớp 11. Keywords: Toán học; Phương pháp dạy học; Phương trình lượng giác; Lớp 11. Content. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tránh nguy tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ thì việc cấp bách là phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Cùng với việc thay đổi về nội dung cần thay đổi căn bản về phương pháp dạy học. Hội nghị TW 5 nhấn mạnh “Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2015 là nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Luật giáo dục năm 2005 chương II mục 2 điều 25 ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thực tế ở phổ thông hiện nay, quan điểm phân hóa trong dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết và kỹ năng dạy học phân hóa, chưa thực sự coi trọng yêu cầu phân hóa trong dạy học. Đa số các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau với mọi đối tượng học sinh, các câu hỏi bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều chung một mức độ khó dễ. Do đó không phát huy được tối đa năng lực cá nhân của học 2 sinh, chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục Từ thực tiễn đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành các hoạt động dạy học, phải làm thế nào để tác động đến từng cá nhân học sinh với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích nhu cầu sao cho phát huy được tối đa khả năng của bản thân mỗi học sinh trong học tập. Việc vận dụng phương pháp này vào dạy học Toán còn gặp rất nhiều hạn chế, còn những vấn đề cần phải nghiên cứu áp dụng một cách cụ thể, trong các vấn đề đó vấn đề dạy học phần “Phương trình lượng giác” ở THPT. Trong các khái niệm của giải tích thì khái niệm phương trình là một trong những khái niệm quan trọng, nó chứa đựng nhiều kiến thức, nhiều tư duy nhất là tư duy logic, trừu tượng, Trong đó thể hiện nhiều thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa, Nó đòi hỏi phẩm chất tư duy như: linh hoạt sáng tạo, sự tính toán chính xác, các phẩm chất đạo đức khác. Mặt khác phần Phương trình lượng giác là một khái niệm mới và trừu tượng đối với học sinh THPT, hơn nữa trong phân phối chương trình thời gian dành cho nội dung này rất ít nên việc nắm vững lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập đối với học sinh là rất khó khăn, học sinh gặp không ít lúng túng sai sót khi làm bài tập. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài là “Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác lớp 11 ban bản”. 1. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống bài tập sự phân hóa trong dạy học nội dung Phương trình lượng giác lớp 11, nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc Đại số và Giải tích ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về dạy học phân hóa, về bài tập phân hóa.  Bằng điều tra và quan sát tìm hiểu thực trạng dạy học phân hóa môn Toán trong đó nội dung “Phương trình lượng giác” lớp 11 ban bản.  Xây dựng được hệ thống bài tập phân hóa khi dạy học Phương trình lượng giáclớp 11 ban bản.  Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài tập phân hóa trong khi dạy học Phương trình lượng giáclớp 11. 2. Phạm vi nghiên cứu  Quá trình dạy học phần Phương trình lượng giác lớp 11 ban bản.  Học sinh khối 11 Trường THPT Trần Đăng Ninh. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể Quá trình dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác lớp 11 bản. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh khi học nội dung Phương trình lượng giác sự phân hóa đối tượng học sinh. 4. Mẫu khảo sát  Chương trình Chương 1 SGK Đại số và Giải tích 11, NXB Giáo dục.  Lớp 11A 1 , 11A 3 , 11A 5 , Trường THPT Trần Đăng Ninh, Hà Nội 5. Câu hỏi nghiên cứu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác lớp 11 được thể hiện như thế nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu Dạy học phân hóa nội dung Phương trình lượng giác thông qua hệ thống bài tập nhằm tạo hứng thú, tính tích cực chủ động của từng học sinh và nâng cao hiệu quả giờ dạy học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận  Nghiên cứu các tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập…) về phần “Phương trình lượng giác” sách Đại số và giả tích lớp 11 (cơ bản và nâng cao).  Nghiên cứu các tài liệu về dạy học phân hóa và quá trình dạy học phân hóa. 8 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát ba lớp 11 bằng cách dự các tiết học và ghi kết quả vào mẫu phiếu quan sát. Sau đó, trên sở kết quả thu thập được tiến hành phân tích. 8.2.2. Phương pháp thực nghiệm Chọn hai lớp 11 (một lớp chọn ban tự nhiên, một lớp bình thường) và tiến hành dạy một số tiết trong phần “Phương trình lượng giác” trong đó sự phân hóa đối tượng học sinh. Tiến hành dạy hai lớp 11 khác cũng bài đó nhưng không sự phân hóa đối tượng học sinh. Sau đó kiểm tra, so sánh kết quả học tập để đối chứng rút ra kết luận. 8.2.3. Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với học sinh trong dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác. 8. Luận cứ 9.1. Luận cứ lý thuyết  Chương trình toán trung học phổ thông nói chung, phần Phương trình lượng giác lớp 11 nói riêng.  Khái niệm dạy học phân hóa. 4  Quy trình dạy học toán 11.  Vai trò của dạy học phân hóa đối với môn Toán nói chung và phần Phương trình lượng giác nói riêng. 9.2. Luận cứ thực tế  Tiến hành dạy một số tiết sử dụng quá trình phân hóa vào nội dung tiết dạy và một tiết không sử dụng quá trình phân hóa. Sau đó lập bảng so sánh các kết quả với nhau. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học phân hóa. Chƣơng 2: Một số biện pháp phân hóa khi dạy học Phương trình lượng giác lớp 11 ban bản. Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÂN HÓA 1.1. Một số vấn đề của dạy học phân hóa 1.1.1. Khái niệm dạy học phân hóa Trong lịch sử giáo dục, học sinh là một danh từ chung chỉ những người tiếp thu tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Lớp học là một tập thể đồng nhất, gồm những học sinh cùng một trình độ, củng một lứa tuổi, , cùng một mục tiêu chung. Theo từ điển tiếng việt, Phân hóa là chia ra thành nhiều bộ phận khác hẳn nhau. nhiều tiêu chí để chia, ví dụ chia theo lứa tuổi, theo trình độ, theo giới tính, theo dân tộc, Ở đây chỉ giới hạn chia theo năng lực và nhu cầu của người học. Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo tốt thực hiện các mục tiêu dạy học đối với tất cả mọi học sinh, đồng thời khuyến khích tối ưu và tối đa những khả năng của cá nhân. Dạy học phân hóa là cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu nhận thức, các điều kiện nhận thức nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về hội học tập cho người học. 1.1.2. Những cấp độ và hình thức dạy học phân hóa 1.1.2.1. Dạy học phân hóa ở cấp vi mô Dạy học phân hóa ở cấp vi mô là tìm kiếm các phương pháp, kỹ thuật dạy học để mỗi học sinh, nhóm học sinh, với nhịp độ học tập khác nhau trong giờ học đều đạt kết quả mong muốn. 5 Dạy học phân hóa ở cấp đô vi mô bao gồm dạy học phân hóa nội tại và dạy học phân hóa về tổ chức.  Dạy học phân hóa nội tại Là sự tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học tính đến đặc điểm cá nhân của từng học sinh; là việc sử dụng các biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng một chương trình và sách giáo khoa. Trong các giờ học chính khóa, giáo viên thể sử dụng một số biện pháp phân hóa sau:  Đối xử đặc biệt ngay trong những giờ học đồng loạt dựa trên trình độ phát triển chung.  Phân hóa dưới sự giúp đỡ của thầy: Với vai trò của người thầy thì học sinh yếu kém thể được giúp đỡ nhiều hơn học sinh khá giỏi.  Tác động qua lại giữa các học sinh, khuyến khích sự giao lưu giữa các học sinh như thảo luận theo cặp, theo nhóm, lấy chỗ mạnh của học sinh này điều chỉnh nhận thức cho học sinh khác.  Phân hóa bài tập về nhà theo số lượng bài tập, theo nội dung bài tập, theo yêu cầu về tính độc lập. Ngoài bài tập ra chung cho cả lớp, cần ra riêng bài tập cho học sinh yếu kém và ra riêng bài tập cho học sinh khá giỏi.  Phân hóa trong việc kiểm tra đánh giá học sinh: Trong quá trình kiểm tra đánh giá, yêu cầu cao hơn đối với học sinh khá giỏi, hạ thấp yêu cầu với học sinh yếu kém.  Dạy học phân hóa về tổ chức Là hình thành những nhóm học ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, theo một chương trình riêng.  Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động giáo dục đa dạng nằm ngoài chương trình và kế hoạch nội khóa, với mục đích nhằm hỗ trợ việc dạy học nội khóa như: gây hứng thú học tập môn toán cho học sinh, mở rộng đào sâu kiến thức tạo điều kiện gắn nội dung lý thuyết với thực tế, gắn liền với đời sống xã hội, học đi đôi với hành, rèn luyện cho học sinh cách thức làm việc tập thể, tạo điều kiện phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.  Bồi dưỡng học sinh giỏi: Trong quá trình học tập bộ môn, những học sinh những kiến thức, kỹ năng và tư duy vượt trội so với các học sinh khác, khả năng hoàn thành nhiệm vụ môn học một cách dễ dàng. Đó là những học sinh giỏi bộ môn đó. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi một mặt được tiến hành trong những giờ học đồng loạt bằng những biện pháp phân hóa, mặt khác được thực hiện bằng cách bồi dưỡng tách riêng trên nguyên tắc tự nguyện. Nội dung bồi dưỡng nhóm học sinh giỏi: o Nghe thuyết trình về những tri thức bộ môn Toán: lịch sử Toán học, ứng dụng của toán học trong thực tế, o Giải các bài tập nâng cao: Những loại bài tập này nhằm đào sâu và mở rộng những trị thức mà học sinh được học ở trên lớp, đặc điểm như bài tập tổng hợp đòi hỏi vận dụng và phối hợp 6 nhiều tri thức; bài tập yêu cầu học sinh nghiên cứu độc lập cao độ trong các khâu phát hiện và giải quyết vấn đề, giải các bài toán mang tính chất ứng dụng hoặc các bài toán vui trong “Toán học và tuổi trẻ”. o Học chuyên đề: là những vấn đề tương đối lớn bổ sung cho kiến thức bảnhọc sinh đã nắm được trên lớp và nâng cao tầm hiểu biết cho học sinh. o Tham quan, thực hành và ứng dụng môn học: Ngoài việc nâng cao kiến thức cho học sinh còn thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. o Lớp phổ thông chuyên toán.  Giúp đỡ học sinh yếu kém: Hoc sinh yếu kém là những học sinh kết quả học tập bộ môn thường xuyên dưới trung bình. Việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết ở những học sinh này thường đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn so với các học sinh khác. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém một mặt cần được thực hiện ngay trong tiết dạy học đồng loạt, bằng cách sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp. Nội dung giúp đỡ học sinh yếu kém cần theo hướng sau đây: o Lấp lỗ hổng về kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng để đảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp. o Luyện tập vừa sức học sinh yếu kém: Tăng thêm số lượng bài tập cũng như nhiều thể loại và mức độ. o Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn Toán. 1.1.2.2. Dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô Dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại trường lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau. Một số hình thức dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô:  Phân ban: Đặc điểm của hình thức này là mỗi trường tổ chức dạy học theo một số ban đã được quy định. Khi thực hiện phân ban, những học sinh năng lực sở thích nhu cầu, điều kiện học tập tương đối giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một chương trình (mỗi nhóm như vậy được gọi là một ban).  Dạy học tự chọn: Đặc điểm của hình thức phân hóa này là các môn học và sách giáo khoa được chia thành các môn học và sách giáo khoa bắt buộc tạo thành cốt lõi cho mọi học sinh và nhóm các môn học, sách tự chọn nhằm đáp ứng sự khác biệt về năng lực, hứng thú và nhu cầu học tập của các đối tượng học sinh khác nhau.  Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn: 7 Đặc điểm của hình thức học này là học sinh vừa được phân chia học theo các ban khác nhau, đồng thời học sinh được chọn một số môn học tự chọn ngoài các môn học chung bắt buộc cho mỗi ban. Hình thức này cho phép tận dụng những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai hình thức phân hóa trên.  Phân luồng: Đặc điểm của hình thức này là được thực hiện sau cấp học trung học sở và THPT nhằm tạo cho học sinh tiếp tục học tập hoặc làm việc sau khi đã hoàn thành một cấp học. Mỗi hội là một “luồng”. 1.1.3. Những tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa 1.1.3.1. Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng Trong dạy học phải lấy trình độ chung và điều kiện chung của học sinh của học sinh làm nền tảng, phải hướng vào những yêu cầu thật bản. Chúng ta phải tinh giảm những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp với yêu cầu bản. Mỗi học sinh bình thường đều khả năng học được, nắm được chương trình phổ thông. Nhưng giữa các học sinh lại sự khác biệt về đặc điểm tâm lý cá nhân khiến cho học sinh này, cá nhân này khả năng và hứng thú nhiều hơn một mặt nào đó so với học sinh kia, học sinh khác lại khả năng, sở trường hứng thú nhiều hơn về mặt khác trong quá trình học tập. Do đó ngoài việc làm cho mọi học sinh đều đạt được yêu cầu của chương trình và phát triển toàn diện, mặt khác cần phát huy sở trường, hứng thú, năng khiếu của từng em. 1.1.3.2. Sử dụng những biện pháp dạy học phân hóa để đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ chung Giáo viên phải phát hiện ra những học sinh yếu kém, để trong quá trình giảng dạy biện pháp phù hợp, cố gắng để đưa những học sinh yếu kém đạt được những tiền đề cần thiết để thể hòa vào học tập theo chương trình chung. 1.1.3.3. những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu cao trên sở đã đạt được những yêu câu bản Đối với những học sinh khá giỏi trên sở đã đạt được những yêu cầu bản và để tạo cho học sinh khá giỏi phát huy được tối đa năng lực, sở trường, Giáo viên cần những bổ sung, đào sâu kiến thức giúp học sinh khá giỏi nâng cao kiến thức. 1.1.4. Những ưu điểm, nhược điểm của dạy học phân hóa 1.1.4.1. Ưu điểm dạy học phân hóa Dạy học phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hóa hoạt động của người học, đưa người học trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với năng lực nhận thức của bản thân. Bên cạnh đó người giáo viên hội hiểu và nắm được mức độ nhận thức của từng cá thể người học để từ đó đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và đánh giá một cách khách quan, chính xác. Dạy học phân hóa gây được hứng thú cho mọi đối tượng học sinh, xóa bỏ mặc cảm tự ti của đối tượng học sinh nhịp độ nhận thức thấp cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài. 8 Dạy học phân hóa trong giờ học dạy toánkhông cần yêu cầu các phương tiện thiết bị hiện đại, phù hợp với thực trạng điều kiện vật chất còn thiếu thốn của nước ta. 1.1.4.2. Nhược điểm của dạy học phân hóa Nhược điểm lớn nhất của dạy học phân hóa là trước khi lên lớp người giáo viên phải chuẩn bị bài soạn, hệ thống bài tập phân hóa được chọn lọc một cách kỹ lưỡng cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. 1.1.5. Mối quan hệ giữa dạy học phân hóa và các phương pháp dạy học khác trong nhà trường phổ thông Thực tế giảng dạy cho thấy không một phương pháp dạy học nào là vạn năng, muốn giờ học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, đồng thời sử dụng các phương tiện phù hợp với nội dung bài học để tạo hứng thú cho học sinh. Việc phân hóa từng bộ phận của quá trình dạy học thường dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng cho cả quá trình. Vì thế, nên áp dụng dạy học phân hóa với các phương pháp dạy học khác, sử dụng các phương tiện dạy học khác trong quá trình dạy học. Sự phối hợp các phương pháp dạy học không truyền thống khả năng nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Mỗi phương pháp dạy học đều ưu điểm, nhược điểm khác nhau nên khi dạy học chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp để phát huy được tối đa các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của từng phương pháp. 1.2. Bài tập trong dạy học phân hóa 1.2.1. Khái niệm bài tập trong dạy học phân hóa Bài tập phân hóa là những bài tập ý đồ để những học sinh khác nhau thể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của họ. 1.2.2. Chức năng của bài tập trong dạy học Trong dạy học môn Toán, bài tập những chức năng sau:  Chức năng dạy học.  Chức năng giáo dục.  Chức năng phát triển.  Chức năng kiểm tra. Trong quá trình dạy học các chức năng trên không bộc lộ một cách rõ ràng riêng biệt và cũng không tách rời nhau. Việc nhấn mạnh chức năng này hay chức năng khác phụ thuộc vào việc khai thác các bài tập, vào năng lực sư phạm và phương pháp dạy học của giáo viên nhằm phục vụ hiệu quả theo yêu cầu của từng tiết dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể. 1.3. Thực trạng dạy học phân hóa ở trƣờng phổ thông Qua điều tra bằng phiếu và trao đổi trực tiếp với giáo viên chúng tôi thấy việc dạy môn Toán ở trường THPT còn một số vấn đề sau: 9 o Giáo viên dạy học chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, chỉ giảng giải, làm mẫu, Giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức sẵn trong SGK và lệ thuộc nhiều vào tài liệu đó. o Học sinh chủ yếu là nghe giảng, việc làm các bài tập chủ yếu dựa vào sự dẫn dắt của giáo viên. Do đó học sinh còn thụ động chưa chủ động khám phá kiến thức. o Hiện tượng dạy học đồng loạt, bình quân diễn ra khá phổ biến. Rất nhiều giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những hoạt động như nhau, cùng thực hiện những bài tập giống nhau. o Trong quá trình soạn giáo án, phần lớn giáo viên chưa chú trọng đến nội dung kiến thức dành riêng cho từng đối tượng học sinh yếu và học sinh khá giỏi. o Phần lớn giáo viên chưa soạn được hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa. o Việc kiểm tra và đánh giá học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu phân hóa, chưa thực sự sát với đối tượng học sinh. Vì vậy thông tin phản hồi mà giáo viên cần biết được khả năng, mức độ nhận thức của học sinh qua kiểm tra, đánh giá chưa thực sự chính xác. 1.3.1. Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học phân hóa Ngoài các phương tiện như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, , mô hình các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, cũng cần được chú ý trong quá trình dạy học, nhất là dạy học phân hóa. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giúp khả năng thực hiện cao trong quá trình học tập. Chúng ta thể tạo cho học sinh môi trường học tập đa phương tiện, giúp từng học sinh hoạt động phù hợp với đặc điểm tư duy của riêng mình, những học sinh khác nhau được tác động sư phạm khác nhau, được giao nhiệm vụ học tập với các mức độ khác nhau, phù hợp với từng cá nhân học sinh. 1.3.2. Phân hóa trong kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá góp phần củng cố, đào sâu hệ thống hóa kiến thức phù hợp với mức độ và hứng thú nhận thức của các đối tượng học sinh khác nhau. Nó tác dụng giáo dục đối với học sinh: Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn trong học tập đối với những học sinh yếu kém; ý thức đào sâu suy nghĩ, tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, tính cẩn thận, tỷ mỉ, đối với học sinh khá giỏi. Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, thông thường nhất là kiểm tra miêng, kiểm tra viết, kiểm tra bài làm của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua quá trình học tập ở trên lớp, Tuy nhiên sử dụng hình thức nào đi nữa thì các đề kiểm tra cũng phải thể hiện được tính phân hóa, ngoài những yêu cầu chung đối với đề kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: o Câu hỏi và bài tập phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với trình độ học sinh. o Bên cạnh những bài tập hướng vào yêu cầu bản cần những bài tập đào sâu yêu cầu tổng hợp kiến thức một cách tổng quát, khuyến khích suy nghĩ tích cực ở các mức độ khó dễ khác nhau. o Khai thác, huy động được những kinh nghiệm, vốn sống, hoàn cảnh cá nhân của người học. 10 1.4. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương này, chúng tôi đã đề cập được một số vấn đề sau :  Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về dạy học phân hóa: khái niệm về dạy học phân hóa, các cấp độ và hình thức dạy học phân hóa, quan điểm về dạy học phân hóa, ưu nhược điểm của dạy học phân hóa.  Thực trạng vấn đề dạy học phân hóa môn toán ở trường THPT hiện nay : ưu, nhược điểm, vấn đề tồn tại của dạy học phân hóa. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN HÓA KHI DẠY PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11 BAN BẢN 2.1. Các biện pháp dạy học phân hóa 2.1.1. Phân loại đối tượng học sinh Sự hiểu biết của giáo viên về từng học sinh là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học phân hóa. Để tiến hành các hoạt động dạy học phân hóa, giáo viên cần những biện pháp để tìm hiểu đối tượng học sinh, đặc biệt là về năng lực nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của từng học sinh. Trong quá trình dạy học trên sở đã hiều biết về từng đối tượng học sinh giáo viên thể chia lớp học thành các nhóm đối tượng để thực hiện các biện pháp phân hóa trong giờ học. Tùy vào mục đích của từng giờ học, lớp học mà giáo viên sự sắp xếp các nhóm học sinh cho phù hợp. Ví dụ giáo viên thể chia thành các nhóm học sinh theo 2 cách sau: o Chia nhóm theo năng lực nhận thức, năng lực tư duy: Trong mỗi nhóm học sinh cùng năng lực nhận thức, năng lực tư duy tương đối giống nhau. o Chia nhóm hỗn hợp: Trong mỗi nhóm học sinh khá giỏi, trung bình yếu kém để chỉ bảo cho nhau. 2.1.2. Soạn bài tập phân hóa Bài tập phân hóa được hiểu là những bài tập ý đồ để những học sinh khác nhau thể tiến hành những hoạt động khác nhau tùy vào năng lực của mỗi học sinh. Hiệu quả đạt được của mỗi học sinh sau tiết học phụ thuộc vào rất nhiều vào giáo viên. Việc soạn và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa của giáo viên tốt sẽ đem lại hiệu quả cho từng tiết học và tạo được thách thức về mặt trí tuệ cho học sinh. Để soạn được hệ thống bài tập phân hóa tốt nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học cần chú ý một số điểm sau: o Xây dựng được nhiều bài tập phân hóa càng tốt, càng phân hóa thành nhiều mức độ càng tốt. Sau đó lựa chọn bài tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh. [...]... khi dạy học nội dung Phƣơng trình lƣợng giác lớp 11 Theo Phân phối chương trình của Sở GD – ĐT Hà Nội, phần này gồm hai bài :  Phương trình lượng giác bản  Một số phương trình lượng giác thường gặp 2.5.1 Xây dựng bài tập phân hóa khi dạy phương trình lượng giác bản Phân tích nội dung dạy học Xuất phát từ bài toán thực tế trong SGK, để giải quyết những bài toán đó dẫn đến việc giải các phương trình. .. tập phân hóa đã xây dựng được ở chương 2 Thông qua hệ thống bài soạn theo định hướng phân hóa khi dạy học nội dung Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11 Ban bản 3.2 Nội dung thực nghiệm Dạy học các bài phần phương trình lượng giác theo giáo án sử dụng câu hỏi và bài tập phân hóa trong hệ thống bài soạn Soạn 11 giáo án với nội dung cụ thể như sau (theo phân phối chương trình của... bài tập phân hóa trong dạy học nội dung "Phương trình lượng giác" trong chương trình Toán lớp 11 - Ban bản 23  Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ hiệu quả của việc thiết kế bài giảng và dạy học theo định hướng phân hóa nội dung "Phương trình lượng giác" những ưu điểm sau:  Mang lại cho mọi đối tượng học sinh những tri thức cần thiết, đầy đủ hơn về nội dung "Phương trình lượng giác" , phát... luận về dạy học phân hóa, hệ thống hóa về sở lý luận về câu hỏi, bài tập, cũng như câu hỏi và bài tập phân hóa  Nêu được thực trạng của việc dạy học phân hóa ở trường THPT hiện nay, những ưu điểm, nhược điểm của dạy học phân hóa  Đã đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập phân hóa hợp lý, thể vận dụng được trong dạy học nội dung "Phương trình lượng giác" nói riêng và dạy học Toán. .. dung dạy họcPhương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác  Dạng phương trình at  b với t là một trong các hàm số lượng giác, a, b    Phương pháp giải phương trình dạng này là ta tìm t sau đó đưa về phương trình lượng giác bảnPhương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giácPhương trình dạng at 2  bt  c  0 với t là một trong các hàm số lượng giác a, b, c    Phương pháp... giải phương trình lượng giác bản Mục tiêu  Kiến thức kỹ năng bản  Biết được các dạng phương trình lượng giác thường gặp cũng như cách giải các loại phương trình này  Biết được các bước làm đối với từng dạng phương trình  Biến đổi một số phương trình lượng giác về dạng đã học 17  Kiến thức kỹ năng nâng cao  Sử dụng các phép biến đổi lượng giác để đưa một số phương trình lượng giác về dạng phương. .. arc cot a khi viết công thức nghiệm của phương trình lượng giác  Yêu cầu nâng cao  Biết đưa các dạng phương trình khác về phương trình lượng giác bản  Biết cách biểu diễn nghiệm của phương trình trên đường tròn lượng giác  Biết cách tìm số nghiệm của phương trình lượng giác trên một khoảng cho trước 2.1.3.2 Sử dụng bài tập phân hóa Khi sử dụng bài tập phân hóa, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề... phân hóa thể hiện rõ nhất ở quy trình lên lớp Quy trình lên lớp là quá trình thực hiện hóa kịch bản mà người giáo viên đã định ra trong giáo án Vì vậy, quá trình dạy học trên lớp một vai trò quan trọng và được thể hiện tài năng sư phạm, nghệ thuật dạy học của người giáo viên Việc sử dụng bài tập phân hóa khi dạy học trên lớp thể tóm tắt như sau: Bảng 2.1 Các bước thực hiện giải bài tập trên lớp. .. thể lượng hóa được mức độ học sinh đạt được o Mục tiêu nêu ra phải thuận tiện cho quá trình kiểm tra đánh giá Ví dụ: Xác định mục tiêu bài học Phương trình lượng giác bản (SGK Đại số và Giải tích 11 – bản) như sau:  Yêu cầu bản:  Biết được điều kiện của a để phương trình sin x  a;cos x  a nghiệm  Biết được cách viết công thức nghiệm của các phương trình lượng giác bản trong trường... hàm số lượng giácPhương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giácPhương trình bậc nhất đối với sin x và cos x Diễn đạt các nội dung mã hóa thành câu hỏi và bài tập  Dạng tổng quát và cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác  Dạng tổng quát và cách giải phương trình bậc nhất đối với sin x và cos x 2.6 Sử dụng bài tập phân hóa khi dạy học trên lớp Dạy học cho . tập phân hóa trong khi dạy học Phương trình lượng giác ở lớp 11. 2. Phạm vi nghiên cứu  Quá trình dạy học phần Phương trình lượng giác lớp 11 ban cơ bản. . dụng bài tập phân hóa trong khi dạy học Phương trình lượng giác ở lớp 11. Keywords: Toán học; Phương pháp dạy học; Phương trình lượng giác; Lớp 11.

Ngày đăng: 08/02/2014, 16:59

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá đầu học kỳ I năm học 2012 – 2013 của hai lớp 11A 1 và 11A3 - Dạy học phân hóa phần phương trình lượng giác trong chương trình toán lớp 11, ban cơ bản

Bảng 3.1..

Kết quả đánh giá đầu học kỳ I năm học 2012 – 2013 của hai lớp 11A 1 và 11A3 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm tại trường THPT Trần Đăng Ninh - Dạy học phân hóa phần phương trình lượng giác trong chương trình toán lớp 11, ban cơ bản

Bảng 3.2..

Phân tích kết quả thực nghiệm tại trường THPT Trần Đăng Ninh Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan