Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

19 1.2K 6
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững Khuất Quang Cảnh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày sở lý luận và thực tiễn về cấu kinh tế, chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Tìm hiểu những kinh nghiệm của một số nước chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững ở Châu Á. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phú Thọ theo hướng phát triển bền vững : những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; tình hình chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phú Thọ theo hướng phát triển bền vững; tác động của chuyển dịch cấu kinh tế đến phát triển bền vững ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2010. Đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp bản đảm bảo sự chuyển dịch cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Keywords. Chuyển dịch cấu kinh tế; Kinh tế nông thôn; Phúc Thọ; Phát triển bền vững Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và an ninh của cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thành phố diễn ra mạnh mẽ và thu được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Trong quá trình đó, huyện Phúc Thọ cũng sự vươn lên nhất định. Là một huyện nghèo của thành phố, nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ, vị trí địa lý tương đối thuận lợi… nhưng chưa được khai thác hợp lý, dẫn tới đời sống của nhân dân còn khó khăn, khoảng cách tụt hậu so với thành phố nói chung và các quận, huyện ngoại thành nói riêng còn khá lớn. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển chung của thành phố và huyện Phúc Thọ. Để thực hiện chủ trương đi đầu, về sớm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước thì yêu cầu đối với Thủ đô Hà Nội là phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong đó chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đảm bảo phát triển bền vững ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên. Để rút ngắn chênh lệch về sự phát triển so với thành phố nói chung, các huyện ngoại thành khác của Hà Nội nói riêng, đòi hỏi Phúc Thọ phải đẩy nhanh chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và nuôi trồng, tạo ra các sản phẩm giá trị kinh tế cao từ đó nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác quản lý xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái trong lành. Để làm được, Phúc Thọ cần phải giải phòng được mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện đồng thời làm tốt các công tác quản lý xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, giải đáp các vấn đề chuyển dịch cấu kinh tếhuyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách, đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cấu kinh tế nông thônhuyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Chuyển dịch cấu kinh tếphát triển bền vững là những vấn đề từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch địch chính sách kinh tế. Đã nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố, trong các cuộc hội thảo khoa học, các tạp chí, báo chí trung ương và thành phố. Tuy nhiên, các đề tài được chia theo hai nhóm chính. - Nhóm về chuyển dịch cấu kinh tế gồm những tác phẩm sau: + Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. + Chuyển dịch cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001. - Nhóm về phát triển bền vững: + Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006 + Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam : Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Sở, năm 2009. Nhìn chung các tác giả đã phân tích, nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề chuyển dịch cấu kinh tế, phát triển kinh tếphát triển bền vững, đánh giá hiệu quả tác động của chuyển dịch cấu kinh tế và vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số địa phương trọng thời gian qua. Tuy nhiên các nghiên trên chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề chuyển dịch cấu kinh tế hoặc phát triển bền vững mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chuyện dịch cấu kinh tếphát triển bển vững ở Việt Nam nói chung mà cụ thể là huyện Phúc Thọ. Đề tài này sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ của hai vấn đề trên ở huyện Phúc Thọ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cấu kinh tế, cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, vấn đề về phát triển bền vững, mối quan hệ, tác động giữa chuyển dịch cấu kinh tếphát triển bền vững, khái quát một số kinh nghiệm của một số địa phương, một số quốc gia trong chuyển dịch cấu kinh tếphát triển bền vững. Từ đó nhằm trả lời các câu hỏi: - Chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững? - Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của nông thôn huyện Phúc Thọ trong những năm qua, nguyên nhân, tồn tại cần phải giải quyết ? Nhiệm vụ: Trên sở phân tích đó đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Các phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp. Trên sở những dữ liệu, số liệu, thông tin thu thập và tổng hợp được từ các quan Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết, vv để làm rõ hơn quá trình chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng: Quá trình chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên nghiên cứu quá trình chuyển dịch cấu theo hướng phát triển bền vững huyện Phúc Thọ từ năm 2001 trở lại đây. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa sở lý luận về cấu kinh tếphát triển bền vững, mối quan hệ giữa chuyển dịch cấu kinh tếphát triển bền vững. Luận văn góp phần làm rõ thêm tính tất yếu, khách quan và đòi hỏi chủ quan đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyện dịch cấu kinh tế nông thông huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Trên sở đó, Luận văn là tài liệu quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách của huyện đưa ra những giải pháp, định hướng trong phát triển kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn gồm 3 chương. Chương I: sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vữngnông thôn Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ Chương 3: Quan điểm và giải pháp bản nhằm chuyển dịch cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. cấu kinh tế cấu kinh tế nông thôn 1.1.1 cấu kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm Cơ cấu của một nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, như các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng… các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…), các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế… Đó là những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.2 Phân loại cấu kinh tế. Từ góc độ nhìn nhận của quá trình phân công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội, thể phân chia cấu kinh tế theo các loại cấu khác nhau: cấu ngành kinh tế, xét theo góc độ phân công lao động xã hội theo ngành; cấu kinh tế lãnh thổ, xét theo góc độ phân công lao động theo vùng lãnh thổ; cấu thành phần kinh tế, xét theo góc độ quan hệ sở hữu; cơ cấu kinh tế kỹ thuật, xét theo góc độ trình độ khoa học công nghệ 1.1.2 cấu kinh tế nông thôncấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, nó mối quan hệ gắn bó hữu với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo ra một hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia 1.2 Chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững 1.2.1 Chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là làm biến đổi bản, toàn diện kinh tế - xã hội về cả nội dung: cấu trúc, tỷ trọng, quy mô của nền kinh tế, lẫn hình thức tổ chức sản xuất, quy hoạch tổ chức sản xuất, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch nông thôn lẫn đời sống nhân dân. 1.2.2 Phát triển bền vững "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai” Nội hàm của định nghĩa trên rất rộng vì gắn với nhu cầu ngày càng cao của con người, của sự kế tiếp các thế hệ. Song, thể thấy một lôgic là: cứ những vấn đề nào quyết định hoặc liên quan đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp gắn với PTBV. Vào thời điểm đầu, người ta mới chỉ nhận thấy ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường; còn một yếu tố vô cùng quan trọng được tiếp tục nhận thức trong cả quá trình tiếp theo, đó là văn hóa. 1.2.3 Nội dung của chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững Một là, từng bước chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn lạc hậu sang cấu kinh tế nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với năng xuất cao hơn, chất lượng, hiệu quả hơn. Hai là, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, giới hóa, sinh học hóa trong các ngành sản xuất nông nghiệp. Ba là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị từ đó tạo ra sự thay đổi về cấu kinh tế với sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Bốn là, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới trong các vùng nông thôn. Năm là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. Sáu là, chuyển dịch cấu kinh tế phải gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội bản, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh và nhân tố tác động đến chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững. 1.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn. * cấu GDP một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cấu của nền kinh tế. * cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế: cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. 1.2.4.2 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng Vị trí địa lý Phong tục, tập quán canh tác và sản xuất của vùng. Lao động và trình độ lao động trong nông nghiệp – nông thôn. Thế mạnh kinh tế của vùng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật Nhu cầu thị trường hàng nông sản Vốn đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn 1.3 Kinh nghiệm về chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn ở một số nƣớc khu vực Châu Á 1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản tiến hành xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế dựa trên sở nền nông nghiệp cổ truyền, tự cấp, tự túc, sản xuất manh mún, với những hộ nông dân quy mô nhỏ và đã nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, với một nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, kinh tế nông thônkinh tế thành thị đều phát triển. 1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan Ở Đài Loan, chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ (thập kỷ 50,60 và 70) của thế kỷ XX, Đài Loan đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong bốn “con rồng” Châu Á, đóng góp quan trọng vào thành công này của Đài Loan lại bắt nguồn từ sự phát triển của khu vực nông thôn. 1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Đến giữa thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, yếu kém. Chính phủ Thái Lan đã chọn giải pháp “ưu tiên cho công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng sau một thời gian dài, nền kinh tế Thái Lan vẫn không thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Do đó, Chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng CNH: chú trọng phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa. Từ đó nền kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh, ổn định, trở thành quốc gia nền nông nghiệp phát triển toàn diện và đang từng bước được hiện đại hóa. 1.4.4 Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc trong chuyển dịch cấu kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững. Thứ nhất, Kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển KTNT. Kinh tế hợp tác mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển KTNT và toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững tất yếu phải chuyển dịch cấu KTNT, thực hiện phân công và phân công lại lao động xã hội phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống các vấn đề xã hội và môi trường ở nông thôn. Thứ ba, Nhà nước vai trò kinh tế to lớn và không thể thiếu trong việc điều tiết sự chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững thông qua các chính sách, biện pháp và công cụ kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng hành với phát triển về văn hóa – xã hội và môi trường. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGHUYỆN PHÚC THỌ 2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cấu kinh tế theo hƣớng phát triển bền vữnghuyện Phúc Thọ 2.1.1 Vị trí địa lý Về địa lý: Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Tây với diện tích tự nhiên là 11.719 ha. Huyện Phúc Thọ Quốc Lộ 32 với chiều dài trên 16km chạy dọc theo địa bàn huyện cùng với , tuyến Tỉnh lộ phân bố đều khắp huyện( Tỉnh lộ 81,418,421) theo hình xương cá. Phúc Thọ 3 con sông đi qua (sông Hồng, Sông Tích và Sông Đáy), trong đó Sông Hồng với chiều dài chảy qua huyện khoảng 10 km. Thời tiết và khí hậu: Cũng như các huyện khác trong vùng đồng bằng sông hồng, Phúc Thọ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Tài nguyên, thiên nhiên: Phúc Thọ mang đặc trưng của một huyện đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.704,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.730,51 ha, đất phi nông nghiệp 4.223,51 ha, được chia làm 2 vùngvùng đồng và vùng bãi, đất vùng bãi thường xuyên được phù xa sông Hồng bồi đắp nên chất lượng tốt. 2.1.2 Dân số và nguồn nhân lực Với dân số 168.300 người (năm 2010). Mật độ dân số 1.436,1 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm. Tổng số lao động trong toàn huyện khoảng 86,1 nghìn người, lao động đã được qua đào tạo chiếm 20,2%, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động công nghiệp và xây dựng: 15,8%, Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 11,2%, số người trong độ tuổi đang đi học và thất nghiệp chiếm: 14,8%. 2.1.3. Điều kiện văn hoá - xã hội Lĩnh vực văn hóa – xã hội nhiều tiến bộ song hành hài hòa với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển, 13/47 trường đạt chuẩn, 100% trường học đã được cao tầng và kiên cố hóa, đã hoàn thành phổ cập Trung học sở vào năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học và Trung học sở hàng năm đạt trên 95%, Trung học phổ thông đạt trên 71%. Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân nhiều tiến bộ. Đến nay đã 18/23 trạm đạt chuẩn y tế quốc gia, 17/23 xã bác sỹ, 100% trạm y tế đã triển khai khám bảo hiểm y tế cho người bệnh Đời sống văn hoá, thể thao ở sở phát triển mạnh, đến nay đã 78/79 làng quy ước làng văn hoá, 56 làng đạt danh hiệu làng văn hoá (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hoá (chiếm 71,2%). Huyện 78/192 di tích được xếp hạng, trong đó 42 di tích cấp quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh. Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả và thiết thực. Chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng bản ổn định tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.4. Điều kiện kinh tế Trong những năm qua, huyện nhiều chủ chương, biện phát thúc đẩy kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng/người/năm. cấu kinh tế chuyển biến tích cực trong đó: nông nghiệp chiếm 34,5%; công nghiệp – xây dựng bản chiếm 36,2%; thương mại, dịch vụ đạt 29,3%, đời sống nhân dân đang dần được nâng lên rõ rệt. 2.2. Tình hình chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010 2.2.1. Chuyển dịch cấu GDP theo ngành Từ một nền kinh tế còn mang tính đặc thù là một huyện thuần nông, những năm qua kinh tế của Phúc Thọ tốc độ tăng trưởng khá. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP bình quân của huyện tăng trưởng bình quân đạt 9,83%. Trong đó giai đoạn 2000 – 2005 tăng 7,55% và giai đoạn 2006 – 2010 tăng 12,76%. Cũng trong giai đoạn 2000 – 2010, nông nghiệp tăng 5,29%; Công nghiệp – xây dựng tăng 17,33% và dịch vụ thương mại tăng 14,02%. cấu giá trị sản xuất tiếp tục sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể vào năm 2010 thì nông nghiệp chiếm 42,54% giảm so với năm 2000 là 22,03%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 30,54% tăng so với năm 2000 là 13,98%; Thương mại dịch vụ chiếm 26,91%, tăng so với năm 2000 là 8,06%. 2.2.1.1 Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng làm tăng giá trị thu nhập, và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Bảng 2.3: cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 (tính theo giá hiện hành). Ngành 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng GTSX Tỷ trọng (%) Tổng GTSX Tỷ trọng (%) Tổng GTSX Tỷ trọng (%) 2000 - 2005 2005 - 2010 2000 - 2010 Trồng trọt 217 58,6 251,2 49,2 380,6 36,5 2,97 10,95 6,44 Chăn nuôi 149 40,3 248,9 48,8 641,3 61,5 10,81 26,69 17,61 Dịch vụ 4 1,1 10 2 21,2 2 20,11 20,67 20,36 Tổng 370 100 510,1 100 1043,1 100 6,63 19,58 12,21 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ. Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị ngành trồng trọt đã tăng lên từ 217 tỷ đồng năm 2000 lên 360,8 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân 6,44%/năm. Giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 149 tỷ năm 2000 lên 641,3 tỷ năm 2010, với mức tăng bình quân 17,61%/ năm. Ngành dịch vụ cũng tăng mạnh từ 4 tỷ năm 2000 lên 21,2 tỷ năm 2010 với mức tăng bình quân 20,36%/năm. Trong đó cấu các ngành chuyển biến tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đã giảm xuống từ 58,6% năm 2000 xuống còn 36,5% năm 2010; ngành chăn nuôi đã tăng từ 40,03% năm 2000 lên 61,5% năm 2010; ngành dịch vụ tăng từ 1,1% năm 2000 lên 2% năm 2010. Đặc biệt chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây tốc độ tăng trưởng cao hơn, cụ thể giai đoạn 2000 – 2005, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 6,33% thì giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trường là 19,58%. 2.2.1.2 Sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2010 đạt 1.039 tỷ đồng theo giá hiện hành và 396 tỷ đồng theo giá cố đinh, tăng bình quân đạt 15,89%/năm Về sản phẩm sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ : Bảng 2.6: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu Hạng mục Đơn vị tính 2000 2005 2010 Tăng trƣởng bình quân 2001-2005 2006-2010 Cát đen 1000m3 149 319 585 16.4 22.4 Xay sát tấn 55.900 62.200 64.400 2.2 1.2 [...]... lực cản ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.1 Bối cảnh chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững 3.1.1 Bối cảnh Trong nƣớc... cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững 3.2 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững 3.2.1 Quan điểm - Phát triển kinh tế - xã hội huyện nằm trong định hướng chung của toàn thành phố trong giai đoạn mới, giao thương mật thiết với các quận, huyện khác Xây dựng Phúc Thọ mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, bền vững về môi... Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 12/ Niên giám thông kê huyện Phúc Thọ (2000 - 2010) 13/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2005), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XVIII 14/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2010), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XIX 15/ Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cấu kinh tế ngành và phát. .. * Mục tiêu kinh tế: * Mục tiêu về văn hóa - xã hội * Mục tiêu về bảo vệ môi trường 3.2.3 Những giải pháp bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vữngPhúc Thọ 3.2.3.1 Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trên sở thế mạnh của địa phương để đề ra kế hoạch chuyển dịch cấu, phát triển kinh tế 3.2.2 Tạo... đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số … đã làm cho ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi trong huyện ở mức báo động 2.4 Đánh giá chung về chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững giai đoạn 2000 – 2010 Công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề ở nông thôn bước đầu phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... trưng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục đẩy nhanh đầu từ phát triển các cụm điểm công nghiêp theo quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, tạo điều kiện để các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững Trong... quan tâm đầu tư xây dựng, góp phần thủ đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình chuyển dịch cấu kinh tếPhúc Thọ cũng còn một số hạn chế: Tốc độ chuyển dịch còn chậm sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cấu kinh tế còn thiếu nhiều Công tác quy hoạch đất đai còn chậm và yếu Trong quá trình chuyển dịch, đã chú ý đến việc đưa tiến bộ khoa... trình CNH, HĐH và chuyển dịch cấu kinh tế 3.2.6 Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra KẾT LUẬN Phúc Thọhuyện ngoại thành nằm phía Tây thành phố Hà Nội, về bản Phúc Thọ vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn, khoảng cách về phát triển kinh tế của huyện so với các... huyện bạn còn khá lớn Với đặc trưng là huyện ngoại thành, cấu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 58% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ quy hoạch Thủ đô Hà Nội trong đó Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố Do vậy quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững thì nông nghiệp vẫn là ngành đặc trưng theo. .. minh, sạch đẹp, trở thành một huyện tiên tiến của thành phố - Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cấu kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua - Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội Phát huy các giá trị văn . dịch cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Keywords. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế nông thôn; Phúc Thọ; Phát triển bền vững. trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phú Thọ theo hướng phát triển bền vững;

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 (tính theo giá hiện hành) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

Bảng 2.3.

Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 (tính theo giá hiện hành) Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010  - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

2.2..

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010 Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.2.1.2 Sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

2.2.1.2.

Sản xuất công nghiệp – TTCN và xây dựng Xem tại trang 10 của tài liệu.
Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị ngành trồng trọt đã tăng lên từ 217 tỷ đồng năm 2000 lên 360,8 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân 6,44%/năm - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

h.

ìn vào bảng ta thấy, giá trị ngành trồng trọt đã tăng lên từ 217 tỷ đồng năm 2000 lên 360,8 tỷ đồng năm 2010, với mức tăng bình quân 6,44%/năm Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan