Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương – CN nam thăng long

14 350 0
Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương – CN nam thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng Công thương CN Nam Thăng Long The loan quality to small and medium enterprises at Industrial and Commercial Bank, brand Nam Thang Long NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 108 tr. + Phùng Thị Nga Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số:603420 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trịnh Thị Hoa Mai Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày những vấn đề lý luận chung về chất lượng cho vay của ngân hàng đối với (doanh nghiệp nhỏ vừa) DNNVV. Tìm hiểu chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long. Nghiên cứu định hướng một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long. Keywords: Tài chính ngân hàng; Hoạt động cho vay; Doanh nghiệp nhỏ vừa; Ngân hàng Công thương Content. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam cũng như ở các nước trên toàn thế giới, các doanh nghiệp nhỏ vừa đang ngày càng khẳng định vai trò của mình với nền kinh tế- xã hội. Theo thống kê, các doanh nghiệp nhỏ vừa (DNNVV) chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp hơn 40% GDP thu hút được một lực lượng lao động đáng kể, tạo nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác những tiềm năng trong dân cư. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, mà một vấn đề nổi cộm là nguồn vốn để các DNNVV phát triển. Khi các doanh nghiệp này cần vốn, họ thường huy động từ các nguồn như các cá nhân, doanh nghiệp khác, gia đình bạn bè một nguồn vốn rất quan trọng là từ các Ngân hàng thương mại (NHTM). Các Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, việc ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn ngày càng tăng cũng cần đòi hỏi chất lượng Chất lượng cho vay để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển bền vững. Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế .Một trong những hoạt động chính của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Đồng thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro sinh lời khi quyết định cho vay đối với một doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động cho vay ngân hàng đối với các DNNVV tại Ngân hàng Công Thương Nam (NHCT)- Chi nhánh Nam Thăng Long , tác giả chọn đề tài : “Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại NHCT- Chi nhánh Nam Thăng Long”. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cũng như vấn đề tiếp cận vốn của Doanh nghiệp luôn được quan tâm có nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận văn. Có thể kể đến một số tài liệu nghiên cứu sau: Giáo trình Tín dụng ngân hàng do Tiến sĩ Hồ Diệu chủ biên Nghiệp vụ Tín dụng Thẩm định tín dụng ngân hàng của Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều, đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng, làm rõ bản chất của cho vay, đặc điểm của cho vay, các loại hình cho vay, quy trình nguyên tắc cho vay, tác giả cũng phân loại cho vay theo tiêu thức thời gian thành 2 nhóm: cho vay ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, ngoài ra còn có thể phân loại theo hình thức cho vay hoặc đối tượng vay vốn “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa ở Việt Nam” chủ biên Nguyễn Đình Hương ( NXB chính trị quốc gia -2002). Tác giả cũng đã phân tích chỉ ra khó khăn mà DNNVV gặp phải đưa ra những giải pháp, đề xuất để phát triển DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho vay để phát triển DNNVV cũng đã được tác giả đề cập đến xong còn ở mức hạn chế, hơn nữa, nghiên cứu được thực hiện từ năm 2002 trở về trước nên thông tin thiếu tính cập nhật. Các nghiên cứu trên đã cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về tín dụng NHTM DNNVV, giúp hình thành một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết chưa phản ánh được thực tế cũng như chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận văn cần giải quyết. Theo nghiên cứu của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Tại buổi tọa đàm “ Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” tổ chức 10/5/2012, ông Vũ Tiến Lộc , chủ tịch phòng thương mại công nghiệp Việt Nam cho hay: tiếp cận vốn đang là một trong những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ vừa, đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. Các tài liệu trích dẫn ở trên, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tầm quan trọng của việc cho vay của ngân hàng việc khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV mà chưa thực sự đưa ra giải pháp giải quyết. Luận văn Thạc sĩ: “Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNN PTNT huyện Thanh Trì” của tác giả Dương Thị Hải Yến - Học viện Ngân hàng bài báo “Ngân hàng thương mại mở rộng cho vay vốn DNNVV” của Hoàng Xuân Thuận đăng trên TTTCTT ngày 15/10/2003 đã chỉ ra những điểm còn hạn chế nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra giải pháp mà chưa chỉ ra chất lượng đạt được từ những giải pháp đó. Dự án “Đẩy mạnh cho vay góp phần thúc đẩy phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV của các TCTD trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh cho vay góp phần thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, tuy nhiên các giải pháp này mới chỉ dừng lại ở việc “đẩy mạnh” mà chưa tính đến “ Chất lượng”. Do đó rất cần phải có công trình nghiên cứu sâu về chất lượng cũng như Chất lượng cho vay đối với DNNVV, tác giả chọn đề tài “Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại chi nhánh NHCT Nam Thăng Long” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học thực tiễn. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay DNNVV tại NHCT Nam Thăng Long trong thời gian qua để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa làm rõ hơn những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay chất lượng cho vay của Ngân hàng. - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa tại NH Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Nghiên cứu những vấn đề liên quan chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng cho vay cùa Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long ,trong thời gian 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu từ tư duy lý luận về vấn đề chất lượng cho vay đối với DNNVV, thống kê, điều tra kiểm nghiệm qua thực tiễn hoạt động cho vay của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long đến so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh từ đó tìm ra các nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV của đơn vị trong giai đoạn tới. 6. Đóng góp của luận văn - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay DNNVV tại NHCT Chi nhánh Nam Thăng Long, phân tích các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế chất lượng cho vay. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại chi nhánh NHCT Nam Thăng Long. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu theo ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng cho vay của ngân hàng đối với DNNVV Chương 2: Chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long. Chương 3: Định hướng một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nam Thăng Long. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV 1.1. Doanh nghiệp nhỏ vừa vai trò của nó đối với nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ vừa Doanh nghiệp nhỏ vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 tỷ đồng số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. 1.1.2. Đặc điểm của DNNVV - Năng động, linh hoạt, tự do, sáng tạo trong kinh doanh. - Có thể nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. - Tổ chức sản xuất quản lý các doanh nghiệp nhỏ vừa gọn nhẹ tiết kiệm chi phí. - Nguồn tài chính hạn chế. - Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ vừa thườngcông nghệ lạc hậu. - Nhu cầu vốn kinh doanh của doanh ngiệp nhỏ vừa là rất lớn. 1.1.3. Vai trò doanh nghiệp nhỏ vừa đối với nền kinh tế Một là: Đóng góp một phần lớn vào sự gia tăng thu nhập quốc dân. Hai là: Góp phần giải quyết công ăn việc làm. Ba là: Khai thác phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ. Bốn là: Tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn. Năm là: Hình thành phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động. 1.2. Chất lượng cho vay của ngân hàng 1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay chất lượng hoạt động cho vay Chất lượng cho vay là hiệu quả mà việc cho vay đem lại, là khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lãi vay đúng hạn. Hoạt động cho vay của Ngân hàng có thể được hiểu là một hình thức Ngân hàng chuyển vốn cho các khách hàng có nhu cầu về vốn tất nhiên sau một khoảng thời gian nhất định, khách hàng sẽ phải hoàn trả lại Ngân hàng số tiền nợ gốc một khoản lãi. Số tiền lãi này chính là khoản thu nhập của Ngân hàng. * Đặc điểm cho vay của ngân hàng đối với DNNVV Qui mô hợp đồng cho vay thường nhỏ nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện các thủ tục cho vay bao gồm tất cả các công đoạn như tìm hiểu thông tin về khách hàng, thẩm định trước khi cho vay…làm tăng chi phí vay. Doanh nghiệp không những phải trả lãi suất cho vay theo qui định mà còn phải trả cả chi phí của tất cả những thủ tục cho vay trên, dẫn tới hệ quả là lãi suất vay thực tế của DNNVV thậm chí còn cao hơn lãi suất cho vay của các Doanh nghiệp lớn. Trong khi các Doanh nghiệp nhỏ vừa mới là đối tượng cần được hỗ trợ lãi suất do còn nhiều khó khăn về vốn. Số lượng các DNNVV trong nền kinh tế chiếm phần đông, nhu cầu vay vốn lại lớn nên số lượng các món vay nhiều. Mặt khác, do đặc thù kinh doanh, các DNNVV có quan hệ trao đổi, mua bán với bạn hàng liên tục, mỗi món hàng có giá trị không nhiều nhưng do có nhu cầu vay vốn nên doanh nghiệp có thể tạo nhiều tiểu khoản riêng biệt tại ngân hàng, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý các tài khoản cho vay của cán bộ tín dụng. Vì thế mà cho vay đối với DNNVV đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người có kinh nghiệm, có cách sắp xếp , quản lý các món vay một cách hợp lý, hạn chế sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Do vốn chủ sở hữu thấp, năng lực quản lý yếu kém, cho vay DNNVV luôn tiềm ẩn rủi ro cao trong mỗi món vay. Hơn nữa, doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc đưa ra những phương án kinh doanh có tính khả thi cao, các báo cáo tài chính thì không minh bạch, không đủ sức thuyết phục các ngân hàng, đây chính là những nguyên nhân khiến cho ngân hàng ít tin tưởng giao vốn cho DNNVV. Cho vay DNNVV thường được coi là khá rủi ro cho ngân hàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, ngành ngân hàng thế giới đang nhận định “cung cấp tín dụng cho DNNVV là một trong những phương thức cốt yếu để các tổ chức tài chính đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế bền vững”, bởi vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho DN mà còn tăng được lợi nhuận từ các nghiệp vụ ngân hàng với DNNVV.cho ngân hàng nền kinh tế nói chung. Chất lượng cho vay không chỉ là kết quả của một quá trình kết hợp các hoạt động của các bộ phận, các tổ chức khác nhau trong hệ thống Ngân hàng mà còn thể hiện mối quan hệ giữa ngân hàng doanh nghiệp, cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng cho vay là một khái niệm không mang tính cụ thể, không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng hay doanh nghiệp mà còn chịu những tác động của yếu tố từ môi trường bên ngoài. Chất lượng cho vay được xét trên các quan điểm khác nhau như sau: Chất lượng cho vay đối với ngân hàng: một khoản vốn cho vay được coi là có chất lượng khi phạm vi, giới hạn, mức độ cho vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc cho vay chung, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh. Ngân hàng hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời phải đảm bảo được khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi trong thời hạn đã qui định. Đứng trên giác độ của ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của DNNVV với lãi suất kỳ hạn phù hợp, tăng khả năng thu hồi cả gốc lãi đúng hạn nâng cao hiệu quả kinh tế của món vay mang lại. Chất lượng cho vay đối với khách hàng: chất lượng cho vay đối với DNNVV là vốn vay Ngân hàng được đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, số vốn đó được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đúng mục đích, hiệu quả để tạo ra được một số tiền lớn hơn, đủ để trang trải chi phí có lợi nhuận làm cơ sở cho việc hoàn trả khoản vay ngân hàng. Khoản vay phải có lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, không làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Điều quan trọng là việc sử dụng các khoản vay phải hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chất lượng cho vay đối với nền kinh tế: chất lượng cho vay được thể hiện ở việc khoản cho vay của ngân hàng phục vụ tốt sản xuất lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cơ bản là giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay tăng trưởng kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy chất lượng cho vay DNNVV tại các ngân hàng thương mại chưa cao. Vì vậy, cùng với việc mở rộng cho vay DNNVV, việc nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại là rất cần thiết 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng  Chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV Tỷ trọng dư nợ cho vay = x 100% DNNVV Tổng dư nợ cho vay  Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cho vay DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV năm sau Tốc độ tăng trưởng cho vay = x 100% DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV năm trước  Chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNNVV Dư nợ quá hạn DNNVV Tỷ lệ nợ quá hạn đối với = x 100% DNNVV Tổng dư nợ cho vay DNNVV  Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động = x100% cho vay đối với DNNVV Tổng thu nhập ngân hàng  Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm Dư nợ cho vay của DNNVV có TSĐB Tỷ lệ dư nợ cho vay của = x 100% DNNVV có TSĐB Dư nợ cho vay DNNVV  Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay DNNVV Doanh số thu nợ cho vay DNNVV Vòng quay vốn cho vay = x 100% DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV  Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ DNNVV = Nợ xấu của DNNVV *100% Tổng dư nợ DNNVV  Lợi nhuận ròng từ hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ vừa: Tỷ lệ lãi từ hoạt động cho vay DNNVV = Lợi nhuận ròng từ hoạt động cho vay DNNVV Tổng dư nợ DNNVV 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Chính sách cho vay doanh nghiệp nhỏ vừa của ngân hàng thương mại 1.3.1.2. Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ vừa của ngân hàng thương mại 1.3.1.3. Năng lực thẩm định dự án vay vốn 1.3.1.4. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ cho vay 1.3.1.5. Công tác tổ chức của ngân hàng 1.3.1.6. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay 1.3.1.7. Doanh nghiệp nhỏ vừa 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường chính trị - xã hội 1.3.2.1. Môi trường chính trị - xã hội 1.3.2.2. Môi trường pháp lý 1.3.2.3. Môi trường kinh tế CHƢƠNG 2 CHẤT LƢỢNG CHO VAY DNNVV TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG –CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 2.1. Giới thiệu NHCT- CN Nam Thăng Long 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của NHCT CN Nam Thăng Long NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Nam Thăng Long tiền thân là NHCT Cầu Giấy là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, có trụ sở đặt tại 117 Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy Hà Nội. Trước tháng 3/2001 NHCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Nam Thăng Long thuộc về NHCT Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, cho vay thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh các tập thể trên địa bàn Quận Cầu Giấy. Sau khi thực hiện NĐ số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng vè tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, thực hiện điều lệ của NHCT Việt Nam, ngày 23/03/2001 NHCT Cầu Giấy chính thức tách ra khỏi NHCT Nam Thăng Long đến tháng 04/2009 đổi tên thành NHCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Nam Thăng Long như ngày nay. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHCT CN Nam Thăng Long 2.1.2.2. Phòng khách hàng nhỏ vừa. 2.1.2.3 Phòng khách hàng cá nhân 2.1.2.4. Phòng quản lý rủi ro nợ có vấn đề. 2.1.2.5. Phòng kế toán 2.1.2.6. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. 2.1.2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ. 2.1.2.8. Phòng tổ chức hành chính. 2.1.2.9. Phòng thông tin điện toán. 2.1.2.10. Phòng tổng hợp. 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHCT CN Nam Thăng Long trong thời gian vừa qua. 2.2. Phân tích chất lượng cho vay DNNVV tại NHCT CN Nam Thăng Long 2.2.1. Chất lượng cho vay qua các chỉ tiêu 2.2.1.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV 2.2.1. Chất lượng cho vay qua các chỉ tiêu 2.2.1.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV 2.2.1.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV 2.2.1.2. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cho vay DNNVV 2.2.1.3. Chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNNVV 2.2.1.4. Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm 2.2.1.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay DNNVV 2.2.1.6. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay 2.2.1.7. Nợ xấu tỷ lệ nợ xấu 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng 2.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NHCT CN Nam Thăng Long 2.3.1. Những kết quả đạt được Qua việc phân tích chất lượng cho vay DNNVV của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2009 - 2011, có thể thấy hoạt động cho vay DNNVV tại chi nhánh đã có sự phát triển tăng trưởng qua các năm. NHCT chi nhánh Nam Thăng Long nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thị trường đã dần mở rộng đối tượng khách hàng, quan tâm một cách đồng đều, không chỉ tập trung chủ yếu vào các khách hàngdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn như trước mà còn chú ý nhiều đến DNNVV. Quy mô cho vay đối với DNNVV của ngân hàng ngày càng được mở rộng thể hiện ở sự tăng lên liên tục của doanh số cho vay, dư nợ cho vay cả về số lượng cũng như tỷ trọng trên tổng khối lượng của toàn chi nhánh trong các năm qua. Năm 2011 doanh số cho vay DNNVV đạt 1.015.100 triệu đồng tăng 426.400 triệu đồng so với năm 2009. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV năm 2009 là 44,5%, năm 2011 là 50,5%. NHCT chi nhánh Nam Thăng Long đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn, đồng thời cũng dần mở rộng cho vay dài hạn cho DNNVV cả bằng nội tệ lẫn ngoại tệ. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu nhóm 3,4,5 cho vay DNNVV là 1.98% , năm 2010 tỷ lệ này là 0.64 %, năm 2011 là 1.69% đều thấp hơn so với kế hoạch chi nhánh đặt ra. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khi các doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp lớn gặp phải nhiều vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, không tương xứng với các nguồn lực được đầu tư thì các DNNVV lại đang phát huy được thế mạnh của mình về quy mô nhỏ gọn tính chất linh hoạt, dễ thích nghi. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay các DNNVV khá cao ngày càng tăng lên, đóng góp thêm tỷ trọng cho lợi nhuận từ hoạt động cho vay trong tổng lợi nhuận của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long. Năm 2009 lợi nhuận thu được từ cho vay DNNVV là 3.326 triệu vượt 5% so với kế hoạch của NHCT Việt Nam giao cho đầu năm, năm 2010 lợi nhuận thu được tăng 22,6 % so với năm 2009, đạt 7.530 triệu, năm 2011 lợi nhuận thu được là 13.653 triệu, tăng 18.3 % so với năm 2010,vượt 10 % so với kế hoạch được giao. Qua đó cho thấy mục tiêu chất lượng cho vay DNNVV của chi nhánh đã luôn được đảm bảo củng cố, góp phần nâng cao tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNNVV trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại - Thứ nhất, là về thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động này với đối tượng DNNVV tuy những năm gần đây có chuyển biến đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa cao - Thứ hai, về dư nợ vay của DNNVV vẫn còn khá thấp khoảng dưới 20% tổng dư nợ toàn chi nhánh, các DN lớn vẫn còn chiếm ưu thế hơn hẳn - Thứ ba, nợ quá hạn cho vay đối với DNNVV có nguy cơ phát sinh là không nhỏ. - Thứ tư, Chi nhánh quá chú trọng vào việc chotài sản đảm bảo nhằm giảm rủi ro nên không tiếp cận được nhiều dự án có tính khả thi cao nhưng không có tài sản đảm bảo, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. - Thứ năm, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với các DNNVV còn thấp so với thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh, điều này cho thấy chất lượng cho vay đối với DNNVV chưa cao - Thứ sáu, thủ tục vay vốn còn nhiều rắc rối, rườm rà gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn. 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Từ phía NH Quy trình thủ tục các sản phẩm cho vay áp dụng cho mọi đối tượng không phân biệt quy mô khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với DNNVV, bất lợi hơn so với DNNN. Phương thức cho vayngân hàng đang áp dụng đối với DNNVV chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư cho vay theo hạn mức, điều này làm hạn chế sự thu hút của ngân hàng đối với khách hàng, chưa làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Quy trình đảm bảo tiền vay phân biệt đối xử giữa DNNN ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSĐB tối đa, thêm vào đó, dù ngân hàng đã định giá TSĐB cao hơn so với giá của NN tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với giá thị trường nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Ngân hàng thiếu những thông tin đầy đủ, chính xác về DNNVV, do khả năng thu thập xử lý thông tin còn hạn chế, thông tin có được chủ yếu được cung cấp từ phía khách hàng, không đảm bảo tính chính xác. Cán bộ cho vay của ngân hàng tuy đảm bảo về mặt chất lượng, tuy nhiên số lượng vẫn còn khá ít. 2.3.3.2. Từ phía DNNVV - Khó khăn từ quy mô vốn nhỏ: TSBĐ giá trị thấp không đủ để vay khối lượng mà DN cần thiết. Phần lớn các DNNVV chưa thực hiện đúng chế độ kế toán chuẩn quy định, báo cáo tài chính không minh bạch, do đó ngân hàng ngại không cho vay. Phần lớn đội ngũ lãnh đạo của DNNVV lên quản lý theo kinh nghiệm mà không được đào tạo bài bản, bộ máy thường thay 2.3.3.3. Từ những nhân tố khác [...]... cho vay của Ngân hàng Công thươngCN Nam Thăng Long đối với doanh nghiệp vừa nhỏ, chỉ ra được những tồn tại nguyên nhân 3 Dựa trên những phân tích về thực trạng, tồn tại nguyên nhân trong quan hệ cho vay của Ngân hàng Công thương CN Nam Thăng Long đối với doanh nghiệp vừa nhỏ, luận văn đưa ra được giải pháp kiến nghị với Ngân hàng Công thương giúp nâng cao mở rộng hơn hoạt động cho. .. Công Thương- CN Nam Thăng Long đối với doanh nghiệp vừa nhỏ, luận văn đã nêu ra được những nội dung chủ yếu sau: 1 Tổng quan chung về doanh nghiệp vừa nhỏ, vị trí, vai trò của nó đối với nền kinh tế; Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, khái niệm về cho vay vai trò của cho vay đối với doanh nghiệp vừa nhỏ, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 2 Đi sâu nghiên cứu phân tích... tại phát triển của bản thân ngân hàng thương mại mà còn có ảnh hưởng tới kinh tế của mỗi đất nước Trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa nhỏ là một yêu cầu rất cấp bách đối với không chỉ những nhà kinh tế mà còn đặc biệt đối với những người làm công tác cho vay Luận văn đã nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động cho vay tại ngân hàng Công Thương- ... Kiều (2008), Nghiệp vụ Tín dụng Thẩm định Tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội 10 Ngân hàng Công Thương (2009-2011), Sổ tay cho vay năm 2009, 2010, 2011, Hà Nội 11 Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long (2009-2011), Báo cáo tổng Chất lượng cho vay năm 2009, 2010, 2011, Hà Nội 12 Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nam Thăng Long (2009-2011), Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh 2009,... lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung ngành tài chính ngân hàng nói riêng Để kinh doanh phát triển bền vững, ổn định đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cản bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương- Chi nhánh Nam Thăng Long 3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV (1) Các ngân hàng xác định sự cần thiết tất yếu phải tăng cường cho vay cho. .. HƢỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DNNVV TẠI NHCT CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG 3.1 Định hướng hoạt động cho vay DNNVV của NHCT CN Nam Thăng Long 3.1.1 Định hướng chung về hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới Từ những kết quả đạt được năm 2011 những mặt còn tồn tại, Ban lãnh đạo NH TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long đã đề ra phương hướng hoạt động mục... 2010, 2011, Hà Nội 13 Ngân hàng nhà nước (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng QĐ/1627/2001/QĐ-NHNN 14 Peter, R (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 15 Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà (2012 ), Tọa đàm “Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp nhỏ vừa (DNNVV) Việt Nam: Góc nhìn từ ngân hàng 16 Quốc hội của... chấp đối với tiền vaycông cụ để giảm các tổn thất của ngân hàng nhưng không nên quá chú trọng một chiều về vấn đề này mà cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn, đào tạo về thông tin tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn cho vay 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DNNVV tại NHCT CN Nam Thăng Long 3.2.1 Xây dựng mô hình chuyên môn hóa cho vay theo quy mô, khu vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh. .. cao mở rộng hơn hoạt động cho vay với doanh nghiệp vừa nhỏ tại ngân hàng References 1 Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp Doanh nghiệp nhỏ vừa 2 Công ty Thương mại Dịch vụ Thế hệ mới ( 2010-2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010, 2011), Hà Nội 3 Công ty TNHH Hùng Phát (2010-2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010, 2011, Hà Nội 4 Hồ Diệu... các ngân hàng thương mại cần mở rộng nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mang tính sống còn của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế cạnh tranh vô cùng khốc liệt ở nước ta hiện nay Cùng với thời gian, hoạt động cho vay trong ngân hàng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại . về chất lượng cho vay của ngân hàng đối với (doanh nghiệp nhỏ và vừa) DNNVV. Tìm hiểu chất lượng cho vay DNNVV tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Nam. lượng cho vay của Ngân hàng. - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH Công thương – Chi nhánh Nam Thăng Long,

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

Hình ảnh liên quan

(1) Các ngân hàng xác định sự cần thiết và tất yếu phải tăng cường cho vay cho DNNVV, loại hình DN có vai trò to lớn trong xã hội và nền kinh tế, đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các  ngân hàng - Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương – CN nam thăng long

1.

Các ngân hàng xác định sự cần thiết và tất yếu phải tăng cường cho vay cho DNNVV, loại hình DN có vai trò to lớn trong xã hội và nền kinh tế, đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan