Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên

15 635 0
Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của các yếu tố đặc điểm nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên Phạm Thị Bích Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Phương Anh Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan các vấn đề lý luận về tác động của các yếu tố đặc điểm nhân của người học tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc điểm nhân của người học đến kết quả đánh giá giảng viên. Trình bày sự biến thiên của kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm nhân của người học. Phân tích các kết quả thu được và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy của giao viên. Keywords: Giáo dục đại học; Đánh giá chất lượng; Phương pháp giảng dạy; Đặc điểm nhân; Giảng viên Content CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá chất lượng giảng viên là một hoạt động đã xuất hiện từ khá sớm (từ cuối những năm 1920) tại các nước có nền giáo dục phát triển với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Tại Việt Nam, hoạt động lấy ý kiến sinh viên tuy mới chỉ xuất hiện từ những năm 2000 nhưng hiện đã trở thành hoạt động bắt buộc và đang dần trở thành thường xuyên tại các trường đại học. Ngoài việc phải thường xuyên thực hiện khảo sát sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn yêu cầu các trường phải sử dụng kết quả này cho mục đích cải thiện chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần trong 2 mục đích cơ bản của hoạt động đánh giá của sinh viên do Rifkin đưa ra vào năm 1995 [34]: + Để tìm hiểu tình hình, hỗ trợ sự phát triển của giảng viên; + Dùng kết quả đánh giá của sinh viên cho mục đích đánh giá chung, góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, khen thưởng,… Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và thực tế cho thấy hoạt động lấy ý kiến sinh viêntác động tích cực đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên, nhưng việc sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục đích như tuyển dụng, khen thưởng thì còn đang gây tranh cãi. 2 Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nhà quản lý trường đại học cần thận trọng khi sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục đích quan trọng vì kết quả đánh giá giảng viên không chỉ phản ánh năng lực giảng dạy của thầy mà còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố không mong muốn. Bên cạnh đó, lại có những kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ sinh viên là hợp lệ, đáng tin cậy và thường được sử dụng trong các trường đại học. Nhiều nhà quản lý tại các trường đại học tin dùng kết quả đánh giá giảng viên và họ còn sử dụng hoặc có dự định sử dụng kết quả này để đưa ra những chính sách liên quan đến lương, thưởng cũng như sự thăng tiến của giảng viên trong nghề nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh - trường đại học cung cấp dữ liệu khảo sát sinh viên trong nghiên cứu này, Ban Giám hiệu có dự định đưa ra chính sách sử dụng kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ sinh viên trong việc xét lương, thưởng cho giảng viên. Tuy nhiên, chính sách này đang gặp phải sự phản đối của nhiều giảng viên trong trường. Để giúp nhà trường giải quyết vấn đề đang gây tranh cãi nêu trên và góp tiếng nói vào các hoạt động nghiên cứu có liên quan đến kết quả đánh giá giảng viên nên tôi đã chọn đề tài: “Tác động của các yếu tố đặc điểm nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên” để tìm hiểu xem những yếu tố đặc điểm nhân của người học có ảnh hưởng đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên hay không. 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả của luận văn này có thể sẽ góp phần vào các lý thuyết về tác động của các yếu tố đặc điểm sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp những thông tin về tác động của đặc điểm sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên để đưa ra những đề xuất nhằm: - Làm cho các thông tin thu thập được trở nên hữu ích hơn cho giảng viên, nhà quản lý, và cả sinh viên; - Cải thiện việc sử dụng kết quả đánh giá giảng viên từ sinh viên; - Giải quyết vấn đề đang gây tranh cãi tại trường đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh; 1.3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục đích: Tìm hiểu xem một số đặc điểm nhân của sinh viêntác động đến kết quả đánh giá giảng viên hay không và tác động như thế nào (thông qua việc dự đoán sự biến thiên của kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm nhân của người học trong trường hợp nếu phát hiện các yếu tốtác động). 3 1.4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu Người học trong trường đại học bao gồm sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh Tuy nhiên trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh chỉ đào tạo sinh viên hệ cao đẳng và đại học nên đề tài chỉ nghiên cứu về các yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên hệ cao đẳng, đại học. Do hạn chế về thời gian và dữ liệu nên luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu tác động của yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh, do đó kết quả chỉ có tính tham khảo đối với các trường khác. 1.4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu thực tế có sẵn từ hoạt động lấy ý kiến sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh được lấy vào cuối học kỳ 1 của năm học 2010-2011. Hoạt động thu thập và tổng hợp dữ liệu được thực hiện như sau: - Tổng hợp toàn bộ số liệu sinh viên thực hiện khảo sát qua mạng vào cuối cuối học kỳ 1 của năm học 2010-2011, đối tượng tham gia là sinh viên từ khóa 1 đến khóa 4 và của hệ đại học và cao đẳng; - Ghép dữ liệu khảo sát của sinh viên với dữ liệu về các đặc điểm của sinh viên từ các nguồn chứa thông tin đặc điểm nhân của sinh viên. - Mã hóa các đặc điểm sinh viên trong dữ liệu và làm sạch dữ liệu. Sau khi thực hiện các hoạt động trên, chúng tôi thu được tổng số phiếu khảo sát hợp lệ là 4.670 phiếu, tỷ lệ phiếu thu được theo các yếu tố đặc điểm sinh viên được trình bày trong phụ lục số 2 (trang 87-88). 1.4.2.2. Xử lý và phân tích thông tin Luận văn sẽ đi tìm hiểu tác động của 5 yếu tố đặc điểm sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên: hệ đào tạo, giới tính, điểm môn học, điểm trung bình chung, năm học. Ban đầu, với nhận định các yếu tố đặc điểm nhân có thể tương tác với nhau tác động đến kết quả đánh giá giảng viên nên chúng tôi dự định sử dụng thủ tục phân tích phương sai nhiều yếu tố (Factorial ANOVA). Tuy nhiên, kết quả trong bảng 1.1. (trang 15) Kết quả kiểm nghiệm Levene cho thấy thủ tục phân tích phương sai nhiều yếu tố không phù hợp trong trường hợp này. Như vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng thủ tục phân tích phương sai một yếu tố và phương pháp hồi quy tuyến tính bội để tìm hiểu các yếu tố đặc điểm nhân người học tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như thế nào. Tuy nhiên, nếu kết quả của kiểm nghiệm Levene cho thấy thủ tục phân tích phương sai một yếu tố không phù hợp thì luận văn sẽ sử dụng các thủ tục khác phù hợp hơn như: kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể (Independent-samples T-test) hay kiểm định phi tham số. Nhưng trước khi thực hiện các phân tích trên, nghiên cứu sẽ đánh giá độ tin cậy của thang đo với phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. 4 1.5. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: một số yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên (giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm kết thúc môn học, điểm trung bình chung), kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên. - Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 1.6.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ đi tìm hiểu 2 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Những yếu tố đặc điểm nhân của người học như: giới tính, hệ đào tạo, điểm kết thúc môn học, điểm trung bình chung của học kỳ thực hiện khảo sát, năm học tác động như thế nào đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên? Câu hỏi 2: Kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên biến thiên như thế nào theo các yếu tố đặc điểm nhân của người học? 1.6.2. Giả thuyết nghiên cứu  Giả thuyết nghiên cứu 1 (H 1 ): Các yếu tố đặc điểm nhân của người học tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như sau: H 1-1 . Sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam. H 1-2 . Sinh viên học hệ đại học có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên hệ cao đẳng. H 1-3 . Sinh viên nhận được điểm môn học càng cao thì có xu hướng đánh giá giảng viên càng cao. H 1-4 . Sinh viênđiểm trung bình chung của học kỳ thực hiện khảo sát càng cao thì có xu hướng đánh giá giảng viên càng cao. H 1-5 . Sinh viên có năm học càng cao (hay học ở trường càng lâu) thì có xu hướng đánh giá giảng viên càng cao.  Giả thuyết nghiên cứu 2 (H 2 ): Có thể xây dựng được mô hình hồi quy giải thích sự biến thiên của kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các yếu tố đặc điểmnhân của người học. 1.7. Các biến số 1.7.1. Biến độc lập Biến độc lập trong nghiên cứu này là các yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên, gồm các yếu tố sau: - Yếu tố giới tính: sinh viên nam hay nữ; - Yếu tố hệ đào tạo: hệ đại học hay hệ cao đẳng; - Yếu tố điểm môn học: điểm kết thúc môn học mà sinh viên thực hiện khảo sát; - Yếu tố điểm trung bình chung: điểm trung bình chung của học kỳ thực hiện khảo sát; - Yếu tố năm học: năm sinh viên đang học tại thời điểm thực hiện khảo sát. 5 1.7.2. Biến phụ thuộc Trong thực tế, khi sử dụng kết quả đánh giá giảng viên, các nhà quản lý thường quan tâm đến kết quả tổng thể (overall score) nhiều hơn là các kết quả chia theo từng nhóm câu hỏi hay từng tiêu chí đánh giá giảng viên. Do vậy trong luận văn này, nghiên cứu chỉ tập trung vào kết quả đánh giá giảng viên tổng thể hay điểm trung bình chung của các câu hỏi trong bảng hỏi do sinh viên đánh giá. Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này là điểm trung bình chung của các câu hỏi trong bảng hỏi do sinh viên đánh giá (từ câu số 1 đến câu số 13). 1.8. Khung lý thuyết Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên do đó nghiên cứu này sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đây làm khung lý thuyết. Luận văn sẽ tìm hiểu xem những yếu tố đặc điểm sinh viên đã được chứng minh là có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên thì trong nghiên cứu này có tác động hay không. Kết quả nghiên cứu của Hancock và Shannon và Trentham (1992); Tatro (1995) cho thấy sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam [35]. Lally và Myhill (1994); Nga (2009) đã đưa ra nhận xét là sự khác biệt giới tính của sinh viên tác động không đáng kể đến kết quả đánh giá giảng viên [9, 13]. Theo kết quả nghiên cứu của Frey (1975) và Franklin (1992) thì sinh viên năm cuối có xu hướng dễ dãi trong việc đánh giá giảng viên hơn so với sinh viên năm thứ nhất [22, 23]. Lally và Myhill (1994) lại đưa ra nhận xét là sự khác biệt về “thâm niên” của sinh viên tác động không đáng kể đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Nga (2009), năm học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên [13]. Theo nghiên cứu của Crumbley & Henry & Kratchman (2001) thì sinh viên cố gắng trừng phạt những giảng viên cho điểm thấp [22]. Trong luận văn tiến sĩ của Cisneros-Cohernour (2001), ông nhận thấy sinh viên sau đại học đánh giá tốt về giảng viên môn chuyên ngành hơn sinh viên đại học [21]. Theo kết quả nghiên cứu của Nga (2009) thì kết quả điểm trung bình chung của sinh viên có ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên [13]. Do vậy, đề tài sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu Giới tính sinh viên Hệ đào tạo Năm học Điểm kết thúc môn học Điểm TBC học kỳ Trung bình chung 13 câu khảo sát 6 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu chung Chương 2 khảo sát về các tài liệu liên quan và các nghiên cứu trước đây về đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động lấy ý kiến sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh và tác động của yếu tố đặc điểm nhân sinh viên đến kết quả đánh giá giảng viên (từ trang 23 đến trang 48). 2.2. Khái niệm về đánh giá (evaluation) 2.3. Đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên 2.4. Sơ lƣợc lịch sử hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên trên thế giới và tại Việt Nam 2.5. Hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trƣờng Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh 2.6. Các yếu tố đặc điểm sinh viên tác động đến kết quả đánh giá giảng viên 2.7. Tiểu kết CHƢƠNG 3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 3.1. Giới thiệu Do thang đo được sử dụng trong bảng hỏi này là thang đo thái độ, nên để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo và dữ liệu, luận văn sẽ thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Đầu tiên, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định các nhân tố của bảng hỏi, tiếp đó sẽ thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo cho từng nhân tố bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (từ trang 49 đến trang 56) 3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả khi chạy phân tích nhân tố khám phá EFA, 13 câu hỏi trong bảng hỏi rút thành 1 nhân tố (bảng 3.3. trang 52). 3.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng 3.4.(trang 54). Kết quả cho thấy thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo lường tốt (hệ số tin vậy Cronbach alpha = 0,9537). 3.4. Tiểu kết Như vậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá cho ta kết quả: kết quả phân tích nhân tố có mức ý nghĩa thực tiễn và phương pháp phân tích nhân tố khám phá chỉ rút ra được 1 nhân tố. Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin vậy Cronbach’s Alpha đối với 1 nhân tố rút ra được, chúng ta thấy rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đo lường tốt. CHƢƠNG 4. 7 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CỦA NGƢỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN 4.1. Giới thiệu Chương này sẽ đi kiểm tra xem các yếu tố đặc điểm nhân của sinh viên: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm kết thúc môn họcđiểm trung bình chung có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên không (từ trang 57 đến trang 70). 4.2. Tác động của yếu tố giới tính sinh viên Ban đầu, với mục đích thống nhất các thủ tục sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi định sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 yếu tố nhưng giả định để áp dụng ANOVA là phương sai giữa các nhóm phải đồng đều không được thỏa mãn nên chúng tôi sẽ sử dụng kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể (kết quả được trình bày trong bảng 4.1. trang 58). Từ kết quả được trình bày trong Bảng 4.2. (trang 59) dẫn đến kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của yếu tố giới của sinh viên về kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Cụ thể trong nghiên cứu này, sinh viên nam có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nữ (chỉ số đánh giá trung bình của nam = 3.25, của nữ = 3.12). Tuy nhiên kết quả này lại trái ngược với các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong phần tổng quan tài liệu cũng như giả thuyết nghiên cứu H 1-1 : sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam. Đây là một phát hiện tương đối mới trong vấn đề nghiên cứu này. 4.3. Tác động của yếu tố hệ đào tạo Kết quả trong bảng 4.3. (trang 60) cho thấy thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp để tìm hiểu sự khác nhau giữa kết quả đánh giá giảng viên theo yếu tố hệ đào tạo. Bảng 4.4. (trang 60) Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo hệ đào tạo của sinh viên Bảng 4.5. (trang 61) Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố hệ đào tạo Từ kết quả được trình bày trong bảng 4.5. (trang 61) ta có thể đi đến kết luận sự khác biệt về kết quả đánh giá giảng viên giữa nhóm sinh viên hệ đại học và cao đẳng khác nhau có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, sinh viên hệ đại học còn có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên hệ cao đẳng (chỉ số đánh giá trung bình của sinh viên hệ đại học = 3.19, của sinh viên hệ cao đẳng = 3.07) nên giả thuyết nghiên cứu H 1-2 được chấp nhận. Tuy nhiên, trong bối cảnh trường mới được thành lập nên hệ đại học và hệ cao đẳng hiện đang họccác cơ sở khác nhau nên sự khác biệt giữa kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên hệ đại học và cao đẳng còn có thể bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác mà chưa được nghiên cứu trong luận văn này như: cơ sở vật chất, điều kiện học tập Do vậy cần tiếp tục thực hiện thêm các nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian tới. 4.4. Tác động của yếu tố điểm kết thúc môn học Bảng 4.6. (trang 62) Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo điểm môn học của sinh viên Bảng 4.7. (trang 63) Kết quả kiểm nghiệm Levene cho thấy thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp để tìm hiểu tác động của yếu tố điểm môn học đến kết quả đánh giá giảng viên. 8 Bảng 4.8. (trang 63) Kết quả phân tích ANOVA đối với điểm môn học của sinh viên Kết quả trong bảng 4.8. (trang 63) dẫn đến kết luận sự khác biệt về kết quả đánh giá giảng viên giữa các nhóm sinh viênđiểm kết thúc môn học khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Từ đây cũng đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết nghiên cứu H 1-3 . Kết quả này có ý nghĩa thực tế tốt vì nó phản ảnh kết quả đánh giá của sinh viên không phụ thuộc vào điểm số của môn học, kết quả này nhận được cũng một phần do sinh viên thực hiện khảo sát trước khi biết điểm kết thúc môn học. 4.5. Tác động của yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát Bảng 4.9. (trang 65) Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung học kỳ của sinh viên Bảng 4.10. (trang 65) Kiểm nghiệm Levene cho kết quả thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp trong trường hợp này. Bảng 4.11. (trang 66) Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố trung bình chung học kỳ của sinh viên Kết quả được trình bày trong bảng 4.11 (trang 66) dẫn đến kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá giảng viên giữa 4 nhóm sinh viênđiểm trung bình chung học kỳ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 4.9 (trang 65) ta có thể thấy điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viênđiểm trung bình chung học kỳ dưới 5 là cao nhất và khác biệt so với các nhóm khác. Điều này trái ngược với nhận định ban đầu là sinh viênđiểm trung bình chung càng cao thì có kết quả đánh giá giảng viên càng cao (H 1-4 ). Chúng tôi đưa ra dự đoán là những phiếu khảo sát của sinh viênđiểm trung bình chung dưới 5 không có độ tin cậy cao. Điều này cần được kiểm chứng thêm trong các nghiên cứu khác. Mặt khác, sự biến thiên của của kết quả đánh giá giảng viênđiểm trung bình chung học kỳ không theo tỷ lệ thuận như giả thuyết nghiên cứu H 1-4 : sinh viênđiểm trung bình chung càng cao thì có kết quả đánh giá giảng viên càng cao. Do đó giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp này bị bác bỏ. 4.6. Tác động của yếu tố năm học của sinh viên Bảng 4.12. (trang 67) Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo năm học của sinh viên Bảng 4.13. (trang 68) Kết quả kiểm nghiệm Levene cho thấy thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố không phù hợp nên chúng ta sẽ sử dụng thủ tục kiểm nghiệm phi tham số (kiểm định Tamhane). Bảng 4.14. (trang 68) Kết quả kiểm định phi tham số (kiểm định Tamhane) đối với yếu tố năm học của sinh viên Trong bảng kết quả 4.14., chúng ta chỉ có thể có thể thấy kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên năm 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với sinh viên năm 1 và 2. Tuy nhiên, do trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh mới được thành lập và đây là những khóa đầu tiên của trường nên kết quả này có thể do tác động của một số yếu tố khác không được tìm hiểu trong luận văn này như: yếu tố điều kiện học tập, đặc điểm môn học, đặc điểm giảng viên Như vậy, trong nghiên cứu này yếu tố năm họctác động đến 9 kết quả đánh giá giảng viên nhưng cần tiếp tục được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ hơn vấn đề này. 4.7. Tiểu kết Trong chương này chúng ta đã đi tìm hiểu những yếu tố tác động đến kết quả đánh giá giảng viên và thu được các kết quả như sau: + Yếu tố giới tính của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. + Yếu tố hệ đào tạo của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. + Yếu tố điểm kết thúc môn học của sinh viên không có tác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên + Yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên + Yếu tố năm học của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. CHƢƠNG 5. SỰ BIẾN THIÊN CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN THEO CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CỦA NGƢỜI HỌC 5.1. Phân tích hồi quy tuyến tính bội Chương này sẽ tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính bội với 4 biến tác động (đã được chứng minh có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên trong chương 4) và 1 biến phụ thuộc: kết quả tổng thể đánh giá giảng viên (trung bình chung của 13 câu khảo sát) để tìm hiểu xem các yếu tố đặc điểm sinh viên tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như thế nào, từ đó xây dựng mô hình hồi quy giải thích sự biến thiên của kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các yếu tố đặc điểm nhân của người học (từ trang 71 đến trang 75). 5.2. Kết quả phân tích hồi qui Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội sẽ sử dụng phương pháp đưa biến vào mô hình một lượt (phương pháp Enter). Bảng 5.1. (trang 72) Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy mô hình hồi qui hoàn toàn không bị đa cộng tuyến và cả 4 biến tác động đưa vào mô hình đều có mối quan hệ tuyến tính với biến kết quả đánh giá giảng viên. Bảng 5.2. (trang 72) Kết quả phân tích ANOVA cho kết quả mô hình hồi qui là hoàn toàn phù hợp xét trong phạm vi tổng thể. Bảng 5.1. cũng cho các giá trị của hệ số Beta của các biến tác động lần lượt là 0,196; 0,127; - 0,028; - 0,072. Hai biến hệ đào tạo và giới tính sinh viên có tương quan thuận với kết quả đánh giá giảng viên, còn hai biến năm họcđiểm trung bình chung học kỳ có tương quan nghịch với kết quả đánh giá giảng viênyếu tố hệ đào tạo của sinh viên tác động mạnh nhất đến kết quả đánh giá giảng viên. Từ đây có thể thiết lập được phương trình hồi qui tuyến tính như sau: 10 Bảng 5.3. (trang 74) Model Summary cho kết quả hệ số xác định R 2 đã hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,03 với mức ý nghĩa của kiểm nghiệm F = 0,000. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi qui giải thích được 3% sự biến thiên của biến kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm sinh viên. Kết quả đánh giá hoạt động giảng viên phản ánh năng lực giảng dạy môn học của giảng viên, do đó năng lực giảng dạy của giảng viên là nguyên nhân chính ảnh hưởng lên kết quả đánh giá giảng viên. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Larry H. Ludlow (2005), ông đưa ra mô hình dự đoán sự thành công của kết quả đánh giá giảng viên dựa trên 2 yếu tố: phần trăm những người đồng ý rằng mình thực sự hiểu các nguyên tắc và khái niệm và phần trăm những người đồng ý rằng giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên ngoài giờ học với khả năng dự đoán là 73% [27]. Do vậy, trong nghiên cứu này các biến độc lập có thể không phải là những nguyên nhân chính tác động đến kết quả đánh giá giảng viên. Khả năng dự đoán của mô hình trong luận văn này là 3%, mức này cũng có thể chấp nhận được. 5.3. Tiểu kết CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN 6.1. Kết luận Nghiên cứu này đã chứng minh được một số yếu tố đặc điểm nhân của người học có tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên: + Yếu tố giới tính của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. + Yếu tố hệ đào tạo của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. + Yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên + Yếu tố năm học của sinh viêntác động có ý nghĩa thống kê đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Từ những kết quả nghiên cứu nói trên, với phương pháp hồi quy tuyến tính bội, phương trình hồi quy tuyến tính thu được như sau: Kết quả đánh giá giảng viên = 3.264 + 0,196 * Hệ đào tạo + 0,127 * Giới tính sinh viên - 0,028 * Điểm trung bình chung học kỳ - 0,072 * Năm học của sinh viên Mô hình hồi qui giải thích được 3% sự biến thiên của biến kết quả đánh giá giảng viên theo các yếu tố đặc điểm sinh viên. Tóm lại, trong nghiên cứu này phát hiện thấy một số yếu tố đặc điểm nhân người họctác động đến kết quả đánh giá giảng viên có ý nghĩa thống kê: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm trung bình chung học kỳ. Kết quả đánh giá giảng viên = 3.264 + 0,196 * Hệ đào tạo + 0,127 * Giới tính sinh viên - 0,028 * Điểm trung bình chung học kỳ - 0,072 * Năm học của sinh viên [...]... nghiên cứu này tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: cơ sở vật chất, mức độ yêu thích môn học, đặc điểm giảng viên Do vậy trong tương lai cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trên 6.3 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo Ngoài việc cần thực hiện thêm các nghiên cứu để tìm hiểu tác động của các yếu tố đặc điểm nhân người học đến kết quả đánh giá giảng viên còn cần thực hiện các nghiên cứu... thực hiện tìm hiểu tác động của một số yếu tố đặc điểm nhân của người học Mặc dù các phát hiện cũng chỉ ra được một số đặc điểm sinh viêntác động đến kết quả đánh giá giảng viên có ý nghĩa thống kê, nhưng những tác động này chưa thật sự mạnh Trong thực tế, và qua hoạt động tổng quan tài liệu, chúng tôi phát hiện ra còn những yếu tố khác có thể tương tác với các đặc điểm sinh viên được thực hiện... quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên Tuy nhiên đặc điểm sinh viên thực sự có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên hay không hiện vẫn còn là vấn đề đang gây tranh cãi trên thế giới, do vậy cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ vấn đề này + Ngoài yếu tố đặc điểm sinh viên, các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. .. sinh viên có thể không chỉ phản ánh năng lực giảng dạy của giảng viên cũng như sự hài lòng về mức phát triển kiến thức của sinh viên mà còn có thể bị tác động bởi một số đặc điểm sinh viên cũng như những yếu tố khác như đặc điểm giảng viên, đặc điểm môn học + Riêng đối với trường đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh, kết quả của đề tài cho thấy các yếu tố đặc điểm sinh viêntác động đến. .. quả đánh giá giảng viên, tuy nhiên tác động này không nhiều Do vậy, Ban lãnh đạo trường nên công bố kết quả nghiên cứu này và sớm ban hành chính sách sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cho các hoạt động liên quan đến khen thưởng, nâng lương Đối với các nhà nghiên cứu về giáo dục: + Kết quả nghiên cứu trong luận văn này góp phần vào các lý thuyết về tác động của các yếu tố đặc điểm sinh viên đến. .. có thể bị tác động bởi các yếu tố khác như đặc điểm giảng viên, đặc điểm môn học, Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Do vậy trong thời gian tới cần thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả đánh giá giảng viên References 12 Tiếng Việt [1] Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giáo dục:... (2009), Khái niệm về đánh giá quá trình, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng Giáo dục [14] Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, Hà Nội [15] Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2009), Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG-HCM, Trường Đại học Sư phạm thành... yếu tố thực sự tác động đến kết quả đánh giá giảng viên 6.4 Khuyến nghị Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau đây: Đối với các trường đại học: Để nâng cao chất lượng của hoạt động lấy ý kiến sinh viên, các trường cần thực hiện một số việc như sau: + Nhà trường nên ban hành quy định và hướng dẫn cho hoạt động lấy ý kiến sinh viên để giúp định hướng cho hoạt. .. nghiên cứu khoa học của giảng viên, Ninh Thuận [11] Trần Huỳnh (19/12/2009), “Sinh viên đánh giá giảng viên: Nên hay không nên?”, Báo tuổi trẻ, http://tuoitre.vn/Giao-duc/354006/Sinh-vien-danh-gia-giang-vien-Nen-haykhong-nen.html [12] Mai Thị Quỳnh Lan (2007), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá giảng viên, Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, Ninh Thuận... đánh giá giảng viên còn cần thực hiện các nghiên cứu tìm hiểu tác động của các yếu tố khác thuộc về đặc điểm giảng viênđặc điểm môn học, cũng như tương tác giữa chúng tác động đến kết quả đánh giá giảng viên Ngoài ra, mô hình hồi quy được xây dựng trong nghiên cứu này mới chỉ dự đoán được 3% sự biến thiên của kết quả đánh giá giảng viên Do vậy, trong thời gian tới, cần thêm những nghiên cứu về . Tổng quan các vấn đề lý luận về tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học tác động đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nghiên. Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên Phạm Thị Bích

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:15

Hình ảnh liên quan

Do vậy, đề tài sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: - Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên

o.

vậy, đề tài sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan