Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2

9 720 3
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp bé giảm đau tại nhà? Bé bị viêm tai giữa, đau bụng, khó tiêu... bạn hoàn toàn có thể giúp bé dễ chịu hơn ngay tại nhà?

Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH PHẦN 2 Bé đi ngoài phân lỏng, có cần uống thuốc? Con tôi 10 tháng tuổi. Một tuần nay cháu đi lỏng, một ngày đi 2 đến 3 lần. Tôi có nên cho cháu uống thuốc gì không? Cháu vẫn chơi bình thường. Ngoài bú mẹ, tôi cho cháu ăn thêm cháo xương. Mong bác sĩ cho lời khuyên. Trả lời: Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày thì bố mẹ cần chú ý. Đầu tiên, việc này có thể khiến bé dễ bị mất nước. Bạn có thể cho bé uống oresol (pha theo chỉ dẫn trên nhãn) sau mỗi lần bé đi ngoài. Thời gian này bạn vẫn duy trì cho bé bú mẹ, bên cạnh đó ăn từ hai đến ba bữa bột một ngày. Bạn có thể nấu bột với thịt hoặc trứng kèm rau và dầu ăn mà không cần phải có nước xương. Đặc biệt bạn có thể cho cà rốt được ninh nhừ, xay nhỏ nấu súp hoặc cho vào bột của bé. Sau vài ngày nếu thấy tình trạng đi ngoài không đỡ bạn cần cho bé đi bệnh viện khám để xác định nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị thích hợp. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2 Bé 4 tháng tuổi vẫn đi ngoài phân lỏng? Bé trai nhà tôi được 4 tháng tuổi. Từ lúc sinh tới giờ bé đi ngoài toàn phân lỏng, nhưng vẫn lên cân đều. Lúc mới sinh thì mọi người bảo bé đi hoa cà hoa cải vậy là tốt, không sao, nhưng đến giờ bé vẫn đi phân lỏng nên tôi thấy hơi lo. Bé vẫn lên cân đều, hiện được 7 kg. Bác sĩ cho tôi hỏi có cần đưa bé đi khám không ạ? (Trần Uyên) Trả lời: Chào bạn, Bạn cần phân biệt phân lỏng có nghĩa là đi ngoài phân toàn nước, còn phân sệt, mềm “hoa cà hoa cải” thường gặptrẻ bú mẹ. Bé ăn sữa bò phân thường rắn hơn, có khuôn, số lượng nhiều hơn phân của bé bú mẹ. Hiện bé trai nhà bạn 4 tháng tuổi nặng 7 kg và lên cân đều là bình thường. Phân của bé sẽ rắn hơn khi đến thời kỳ ăn bổ sung. Bạn nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Nếu con bạn vẫn lên cân thì không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện quấy khóc nhiều, ăn kém hoặc chậm lớn, phân đi ngoài toàn nước, số lần hơn 3 lần một ngày thì bạn cần cho bé đi khám để điều trị kịp thời. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3 Xử trí đúng cách khi bé bị tiêu chảy? Cần bổ sung "nước biển khô" hoặc nước muối khi bé tiêu chảy để bù lại lượng nước đã mất. Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng, không thay đổi sữa liên tục để tránh rối loạn tiêu hóa. Bà mẹ nào có con nhỏ bị tiêu chảy cũng thấy đắng chát cả miệng mồm, khô khốc cổ họng và chỉ mong sao cho bé được “cầm ỉa” ngay tức khắc, nghĩa là mong có cách nào làm dứt ngay cơn tiêu chảy của bé. Đó là lý do tại sao trong phòng cấp cứu ở các khoa nhi vẫn thường gặp những ca ngộ độc sái thuốc phiện, á phiện, thuốc chích thuốc uống làm cho bé bị liệt ruột, bụng chướng lên, thở thoi thóp, đồng tử (con ngươi) teo nhỏ như đầu đinh ghim. Có trường hợp chết oan là vì vậy, không kể các trường hợp chết vì khô nước, mất nước trong cơ thể. Tiêu chảy cấp thực chất là một phản xạ có ích cho cơ thể, nhằm tống hết chất độc ra ngoài đường ruột một khi ruột bị rối loạn, bị nhiễm trùng, nhiễm độc, như trường hợp ngộ độc thực phẩm, dùng sữa ôi thiu… Trường hợp tiêu chảy kéo dài do sai dinh dưỡng (đưa đến suy dinh dưỡng), dùng kháng sinh không đúng cách làm tiêu hủy những vi sinh vật vốn rất có ích trong đường ruột hoặc do trẻ “không chịu”, “không hạp” với một thứ sữa nào đó thì phải ngưng thuốc kháng sinh và điều chỉnh cách dinh dưỡng sao cho đúng. Có khi chỉ vì pha chế sữa không đúng (đặc quá hoặc loãng quá) cũng gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc bón… Nhiều bà mẹ bây giờ thích nghe bày vẽ, nghe quảng cáo, cứ thay sữa xoành xoạch. Trẻ chưa kịp làm quen với thứ sữa này đã phải làm quen sữa khác, đương nhiên phải “rối loạn tiêu hóa” thôi. Thức ăn dặm cũng vậy. Phải có thời gian cho bé quen một thứ thức ăn mới (thịt, cá, trứng, rau, đậu…), nếu thấy tốt, cứ nên tiếp tục, miễn là cân đối, đủ 4 nhóm “bột, đạm, dầu, rau” và thấy trẻ tăng cân tốt là được. Cũng nên biết có thứ tiêu chảy không phải bệnh thường gặp ở bé bú sữa mẹ, gọi là tiêu chảy sinh lý, càng “lẹt xẹt”, “hoa cà hoa cải” càng mau lớn. Khi bắt đầu được cho ăn dặm (ăn sam) thì trẻ sẽ không còn tiêu chảy lẹt xẹt như vậy nữa. Nhớ rằng tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ do siêu vi hay do E.Coli thì cũng phải 4-5 ngày mới khỏi, miễn là không bị mất nước, làm trầm trọng thêm. Nhiều bà mẹ đi khám bác sĩ vài ba hôm thấy không bớt, đến thầy “lang băm” cũng vừa đúng thời điểm dứt bệnh, thế là thầy nổi tiếng. Không kể trường hợp uống sái phiện như đã nói trên. Lỗi ở bác sĩ không chịu giải thích rõ, không hướng dẫn kỹ cho bà mẹ yên tâm. Đa số các bà mẹ thấy con “ỉa ra nước” thì không dám cho uống nước, sợ càng uống càng tiêu thêm. Điều này sai, bởi không cho uống, bé vẫn tiêu ra nước như thường. Nước này từ đâu ra? Nước từ trong tế bào và từ trong máu. Do vậy, dễ dẫn tới khô máu, khô tế bào mà chết. Trên thế giới, hằng năm có vài ba triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy mất nước như vậy, cũng chỉ vì bà mẹ không dám cho uống nước bù. Ngày nay, người ta biết rõ nguyên nhân gây tử vong của trẻ tiêu chảy không phải do nhiễm trùng mà vì mất nước nên đã khuyến khích các bà Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4 mẹ cho con uống bù nước sớm khi trẻ vừa tiêu chảy. Nhờ vậy mà cứu được rất nhiều trẻ nhỏ. Nếu không cho uống nước thì bệnh sẽ nặng hơn và kéo dài hơn. Nếu không cho ăn thì trẻ sẽ đói, kiệt sức. Mặc dù ruột đang “yếu”, trẻ vẫn hấp thu được phần lớn thức ăn. Cần cho ăn nhiều bữa, ăn nhẹ, loãng, dễ tiêu… Pha sữa đúng cách và cho ăn trở lại bình thường càng sớm càng tốt, nếu cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý bổ sung nước muối cho trẻ để trẻ không mất nước. Ảnh: alobs Nước uống bù trong tiêu chảy tốt nhất là Oresol, còn gọi là “nước biển khô”, có ở các Trạm Y tế hoặc các nhà thuốc, đem về pha vào một lít nước chín (đun sôi để nguội, phải pha với đúng một lít) cho bé uống bù ( cả người lớn bị tiêu chảy cũng vậy). Ở những nơi không tìm được Oresol thì pha nửa muỗng muối (loại muỗng cà phê 5ml) với 6 muỗng đường vào trong một lít nước chín. Nếu có chanh hay cam, nặn vào một ít càng tốt để có thêm chất muối Kali (potassium). Điều quan trọng, không nên để trẻ tiêu chảy. Nên cho bú mẹ ít nhất 6 tháng. Bú mẹ thì yên tâm, khỏi phải lo gì cả! Nếu bú bình, thì phải giữ vệ sinh bình bú, núm vú thật tốt, pha chế đúng tỷ lệ. Biết cách cho ăn dặm. Nếu bé lỡ bị tiêu chảy thì bình tĩnh, cho uống bù nước sớm và đưa đến bác sĩ khi cần. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5 Sai lầm cần tránh khi chăm trẻ tiêu chảy? Có thể cho trẻ uống nước sôi để nguội, nước dừa, nước chanh đường, nước muối đường, hoặc dung dịch Oresol theo toa bác sĩ. Không ép bé ăn nhưng cũng không được nhịn ăn, nhịn uống. Xót xa khi con vừa ói vừa đi tiêu dữ dội, cả tháng mới lên được vài lạng trọng lượng, bao nhiêu công sức chăm con đi tong, nên mỗi lần con bị tiêu chảy là chị Quỳnh, Thủ Đức, TP HCM cuống cả lên. Nghe lời khuyên của bà cụ ở cùng dãy trọ, chị cho con nhịn ăn, chỉ bú một ít sữa mẹ để "ruột được nghỉ ngơi". Bản thân chị cũng kiêng khem dầu mỡ, chất tanh, khiến cho việc tiết sữa gặp khó khăn. Đến ngày thứ ba, khi bé có biểu hiện co giật, sốt cao, chị mới hốt hoảng đưa con vào bệnh viện. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1bệnh viện Nhi Đồng 2 Cho biết, cũng như rất nhiều bà mẹ khác, chị Quỳnh đã xử trí sai lầm khi chăm trẻ tiêu chảy tại nhà. Sai lầm phổ biến nhất là cho trẻ nhịn ăn. Thông thường, khi trẻ tiêu chảy không nên ép ăn, nhưng cũng không nên bắt nhịn ăn. Nên ăn thức ăn dễ tiêu và ăn nhẹ vừa phải. Nhiều trường hợp trẻ tiêu chảy nhiều mà không được cho ăn sẽ dẫn đến hạ đường huyết, có thể gây co giật. "Nhiều phụ huynh cũng không cho trẻ uống nước vì sợ 'uống bao nhiêu ra bấy nhiêu'. Cần phải quan niệm ngược lại 'ra bao nhiêu thì uống bấy nhiêu và hơn nữa'. Khi trẻ tiêu chảy nhiều, cơ thể trẻ mất một lượng nước đáng kể, do đó phải cung cấp thêm nước cho trẻ để bù lại lượng nước mất. Trẻ có thể khó uống, dễ nôn, do đó nên cho trẻ uống bằng muỗng từng ngụm nhỏ và thường xuyên", bác sĩ Thanh nhấn mạnh. Ngoài ra, không ít bà mẹ còn tự điều trị cho trẻ bằng thuốc cầm tiêu chảy, hoặc tự cho trẻ uống kháng sinh Tiêu chảy do vi khuẩn, độc tố vi khuẩn nằm trong ruột nhiều nên thải phân ra càng Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6 nhiều càng tốt, chỉ cần cung cấp nước cho trẻ, và đưa trẻ đi khám kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em. Bác sĩ Thanh khuyến cáo, để bù lượng nước bị mất do tiêu chảy, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước dừa, nước chanh đường, nước muối đường, hoặc dung dịch Oresol theo toa bác sĩ. Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi và nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu đứa trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một ly sạch (đã khử trùng) rồi cho trẻ uống bằng muỗng. Người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì chất béo sẽ giúp tăng hấp thu các vitamin A, D, E, K. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống. Nên đưa trẻ đi khám ngay khi thấy: - Trẻ tiêu chảy kèm sốt cao, khó hạ. - Trẻ li bì hoặc co giật. - Trẻ đi tiêu lỏng liên tục hoặc trẻ tiêu phân có đàm nhớt hoặc phân có máu. - Trẻ nôn ói nhiều, không uống được nước. - Trẻ có dấu hiệu môi khô, lưỡi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít… Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7 Sai lầm hay gặp của bố mẹ khi trẻ bị rotavirus? ÉP trẻ uống nước oserol liên tục, dùng kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy cho con, kiêng cho bé ăn thịt cá, đường sữa là những hiểu lầm phụ huynh hay mắc khi chăm trẻ bị tiêu chảy do rotavirus. Theo thạc sĩ Đặng Thúy Hà, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương, tiêu chảy cấp do rotavirus thường rầm rộ khi không khí lạnh và khô. Những ngày gần đây, nhiều trẻ phải nhập viện do bệnh này, không ít bé còn kèm viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng. Bác sĩ cho biết, trẻ thuộc lứa tuổi nào cũng có thể nhiễm rotavirus nhưng bệnh thường gặptrẻ dưới 2 tuổi. Tiêu chảy do nhiễm rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác nhiều. Trẻ nhiễm rotavirus có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là sai lầm hay gặp của bố mẹ khi con bị tiêu chảy cấp do rotavirus: Nhầm lẫn tiêu chảy do rotavirus với tiêu chảy thông thường Tiêu chảy là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn tiêu hoá, thành ruột yếu và phổ biến nhất do nhiễm khuẩn, trong đó nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm rotavirus. Sau khi trẻ nhiễm virus khoảng 24-48 giờ, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện như sốt, ói mửa nhiều và sau đó là đi ngoài tóe nước. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày, thậm chí 15-20 ngày. Các triệu chứng nặng nhất thường có vào ngày thứ 3-4. Việc đi tiêu ra nước và nôn mửa nhiều khiến trẻ mất nước và điện giải. Tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn các bệnh tiêu chảy khác vì hiện chưa có thuốc đặc trị. Để phân biệt tiêu chảy do rotavirus hay tác nhân khác thường dựa vào các triệu chứng nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm. Dùng kháng sinh hoặc thuốc cầm để chữa tiêu chảy do rotavirus Vì sốt ruột khi thấy con tiêu chảy nhiều, mong con nhanh khỏi hoặc do nhầm lẫn trẻ bị tiêu chảy cấp do rotavirus với các dạng tiêu chảy thông thường khác, không ít phụ huynh cho con dùng kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 8 Theo bác sĩ, khi trẻ bị nhiễm rotavirus, tuyệt đối không được cho uống thuốc kháng sinh. Việc uống kháng sinh không chỉ vô tác dụng mà còn làm trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa, khiến bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không được cho con uống thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệu virus mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Khi đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong. Không chú ý phòng bệnh cho con Nhiều cha mẹ chủ quan chỉ nghĩ việc chữa bệnh mà chưa quan tâm tới phòng bệnh cho trẻ. Rotavirus lây nhiễm qua đường tiêu hoá và khả năng lây nhiễm rất cao. Loại virus này tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắn như đồ chơi khoảng vài ngày. Nếu trẻ cho tay vào miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng mang virus thì khả năng nhiễm tiêu chảy cấp rất cao. Biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất cho trẻ hiện nay vẫn là dùng văcxin ngừa dạng uống. Văcxin này được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất là 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Một số trẻ uống văcxin ngừa tiêu chảy do rotavirus rồi vẫn có thể mắc bệnh, tuy nhiên thường những trẻ này ít khi có triệu chứng nặng. Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh tay sạch sẽ để phòng bệnh cho trẻ. Nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi cầm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh. Bù nước cho trẻ không đúng cách Trong điều trị tiêu chảy cấp do rotavirus, điều quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải và cách tốt nhất là bằng oresol. Theo bác sĩ Đặng Thúy Hà, phụ huynh cần lưu ý pha oresol đúng tỷ lệ, không loãng hay đặc quá, nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nên cho trẻ uống nước oresol chậm, từng ít một. Với trẻ nhỏ thì đút từng thìa. Việc uống nhiều một lúc, uống liên tục sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, oserol không hấp thu vào đường ruột được. Khi nào cần đưa trẻ nhập viện Trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng vẫn ăn uống được, chơi bình thường thì bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà, bù dịch cho bé bằng cách dùng nước oserol đúng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa và ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose. Khi bé tiêu chảy và nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da chi nhăn nheo cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 9 . GẶP KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH PHẦN 2 Bé đi ngoài phân lỏng, có cần uống thuốc? Con tôi 10 tháng tuổi. Một tuần nay cháu đi lỏng, một ngày đi 2 đến. mát dành cho bé. 3 Xử trí đúng cách khi bé bị tiêu chảy? Cần bổ sung "nước biển khô" hoặc nước muối khi bé tiêu chảy để bù lại lượng nước

Ngày đăng: 06/02/2014, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan