NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

64 2.7K 4
NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Quốc gia Hà Nội Trờng Đại học Ngoại ngữ *** *** TI NGHIấN CU KHOA HC CP TRNG I HC NGOI NG NM 2008 Nghiên cứu kính khiêm ngữ trong th tín tiếng Hán1 (có đối chiếu với tiếng Việt) Mã số: N.08.13 CHUYấN NGNH: Lí LUN NGễN NG CH NHIM TI :TH.S PHM THY HNG Hà Nội - 2009 Hà Nội - 2006 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trung Quốc là một trong những dân tộc đặc biệt coi trọng lễ nghi, coi trọng phép lịch sự. Trong văn hoá giao tiếp, nguyên tắc lịch sự được đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt.Tiêu chuẩn đầu tiên của lịch sự là đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp bản thân. Để thực hiện nguyên tắc này, đối với người khác, người Trung Quốc dùng kính ngữ, với bản thân mình dùng khiêm ngữ. Việc sử dụng kính- khiêm ngữ một cách hợp lý, uyển chuyển còn thể hiện phẩm chất đạo đức khiêm tốn tốt đẹp của con người. Phẩm chất đạo đức tốt đẹp này được cả xã hội thừa nhận và phấn đấu vươn tới. Đồng thời, việc sử dụng kính- khiêm ngữ còn có tác dụng to lớn trong việc tạo không khí hoà nhã, hữu nghị trong giao tiếp. Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán vô cùng phong phú, tần suất sử dụng cao, phạm vi ứng dụng rộng. Hệ thống từ ngữ này có liên quan mật thiết đến lịch sử văn hoá lâu đời và thói quen giao tiếp ngôn ngữ của dân tộc Trung Hoa. Làm thế nào để sử dụng chính xác, hợp lý kính-khiêm ngữ, điều này quả không đơn giản. Nhiều năm nay, sự phức tạp cùng với tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà ngôn ngữ học. Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, thư tín đã trở thành một phương thức giao tiếp vô cùng quan trọng và hữu hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình viết thư, không ít học sinh Việt Nam thường phạm các lỗi về quy cách thư, đặc biệt là các lỗi về sử dụng kính- khiêm ngữ, điều này đôi lúc đã gây ra những trở ngại cho hiệu quả giao tiếp. Là một người học tập nghiên cứu tiếng Hán, chúng tôi hi vọng có thể sử dụng tiếng Hán một cách chuẩn xác để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc và những tinh hoa của văn hoá Hoa Hạ, từ đó có thể sử dụng một cách uyển chuyển, hợp lý tiếng Hán vào giao tiếp. Bởi vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán( có đối chiếu với tiếng Việt) làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2.Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán nhằm mục đích nắm vững quy tắc cấu tạo, đặc biệt là cách sử dụng của loại từ này, đồng thời tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa kính khiêm ngữ và văn hoá giao tiếp của dân tộc Hán. Để công trình nghiên cứu có tính thực dụng cao, đề tài còn tiến hành so sánh bước đầu kính- khiêm ngữ tiếng Hán và kính- khiêm ngữ tiếng Việt, tìm ra điểm khác biệt và tương đồng cơ bản giữa chúng, trên cơ sở đó chỉ ra những lỗi sai của học sinh Việt Nam khi dùng kính- khiêm ngữ tiếng Hán viết thư và những biện pháp khắc phục. 2 3. Đối tượng nghiên cứu Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán hết sức phong phú đa dạng, đối tượng nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín hiện đại. Trong so sánh kính-khiêm ngữ tiếng Hántiếng Việt, đề tài chủ yếu sử dụng những thành quả nghiên cứu đã có sẵn về kính-khiêm ngữ tiếng Việt làm căn cứ. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát lý luận về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán. - Miêu tả kết cấu và cách dùng của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán, sau đó tiến hành so sánh với tiếng Việt, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau. - Vận dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dạy học tiếng Hán, đồng thời nêu các kiến nghị có liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Trước tiên đề tài áp dụng phương pháp thống kê tiến hành thống kê, khảo sát 200 bức thư tiếng Hán của người Trung Quốc và 50 bức thư tiếng Việt của người Việt Nam, tiếp đó miêu tả đặc điểm cấu tạo của kính- khiêm ngữ. Sau đó chúng tôi dùng phương pháp phân tích tiến hành phân tích đặc điểm ngữ dụng của kính- khiêm ngữ trong thư tín. Cuối cùng sử dụng phương pháp quy nạp để tổng kết các đặc điểm kết cấu và ngữ dụng của kính- khiêm ngữ thành những quy tắc cơ bản. Để có thể ứng dụng tốt hơn kết quả nghiên cứu vào công tác dạy, học tiếng Hán, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng kính- khiêm ngữ tiếng Hán của một bộ phận sinh viên Việt Nam khi viết thư. Từ đó phân tích và nêu lên các kiến nghị có liên quan. 6. Kết cấu công trình nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về kính- khiêm ngữ tiếng Hán Chương 2: Đặc điểm của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán(có đối chiếu với tiếng Việt) Chương 3: Ứng dụng của kết quả nghiên cứu vào dạy, học tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KÍNH-KHIÊM NGỮ TIẾNG HÁN 1.Lịch sử vấn đề Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và vốn từ vựng phong phú nhất trên thế giới. Người dân Trung Quốc trong quá trình giao tiếp đặc biệt chú trọng sự nho nhã lịch thiệp trong ngôn ngữ và cử chỉ. Từ xưa tới nay đã tích luỹ được một hệ thống kính- khiêm ngữ hình thành từ trong giao tiếp của quảng đại quần chúng nhân dân. Lời nói lịch thiệp văn minh này mang đậm nét truyền thống trọng “ hoà khí, nho nhã, khiêm tốn” của dân tộc Hán và được đông đảo nhân dân coi như là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan tới vấn đề này còn thiếu khuyết. Ngoài các nghiên cứu chuyên sâu của hai nhà ngôn ngữ: Chu Duy Phương với “Điều tra về hiện tượng lễ phép trong ngôn ngữ thư tín” trong Học báo đại học ngoại ngữ Bắc Kinh 1997, Đàm Gia Kiện với “Ngữ dụng về phép lịch sự trong thư tín” trong Quang minh nhật báo 1996, các bài viết khác chủ yếu chỉ là điểm qua những vấn đề có liên quan đến kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán. Các tác giả Hồng Thành Ngọc, Lưu Hồng Lệ, Dương Thụ Đạt, Cao Minh Khải, Vương Lực, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy, Dương Bá Tuấn vv đều từng bàn đến kính- khiêm ngữ ở một phương diện nào đó trong tác phẩm của mình. Trong “Điều tra về hiện tượng lịch thiệp trong ngôn ngữ thư tín”, Chu Duy Phương đã tiến hành điều tra 261 bức thư thông thường và một số loại thư khác. Nội dung điều tra bao gồm xưng hô ngoài bì thư, xưng hô đầu thư, lời hỏi thăm, tự xưng và đối xưng, lời kết thư. Kết quả điều tra chứng minh sự khác biệt về địa vị xã hội càng lớn, quan hệ càng xa thì mức độ lễ phép lịch sự giữa người gửi thư và người nhận thư càng lớn. Kết quả điều tra cũng nêu rõ trong quá trình sử dụng, nguyên tắc hạ thấp bản thân, đề cao người khác có thể không cân xứng. Cách dùng kính- khiêm ngữ không cân xứng(chỉ hạ thấp bản thân, hoặc chỉ đề cao người khác) còn thể hiện tính lịch sự nhiều hơn cả cách dùng kính-khiêm ngữ có tính cân xứng ( vừa hạ thấp bản thân, vừa đề cao người khác) . Trong “Từ ngữ lịch sự dùng trong thư tín” tác giả Đàm Gia Kiện đã thống kê những từ ngữ dùng ở đầu thư, ở cuối thư và từ xưng hô thể hiện sự lễ phép lịch sự. Ông chỉ ra rằng tần số sử dụng kính- khiêm ngữ nhiều nhất là trong thư tín truyền thống. Thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ khác đều có những giá trị tham khảo quan trọng, cho chúng tôi nhiều gợi ý lớn, đồng thời chúng tôi cũng phát hiện còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể là: Thứ nhất, Chu Duy Phương và Đàm Gia Kiện chỉ tập trung vào khảo sát, thống kê tình hình sử dụng kính khiêm ngữ trong thư truyền thống chứ chưa đề cập đến hàm ý văn hoá và đặc điểm cấu trúc của kính- khiêm ngữ. Thứ hai, trong thực tế thư tín giao dịch càng chú trọng việc sử dụng kính- khiêm ngữ hơn thư tín thông thường, do vậy các nghiên cứu của hai tác giả chưa nêu đầy đủ tình hình sử dụng kính- khiêm ngữ trong thư tín nói chung. 4 Thứ ba, mấy năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của kính- khiêm ngữ trong giao tiếp, một số học giả Việt Nam bắt đầu chú ý đến kính- khiêm ngữ, nhưng những nghiên cứu đó đều từ những góc độ khác đề cập đến một phương diện nào đó của kính khiêm ngữ mà thôi. Ví dụ: Tác giả Phạm Ngọc Hàm có tác phẩm “Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán(trong sự so sánh với tiếng Việt)” (luận án tiến sỹ năm 2004); tác giả Phạm Thị Thành có nghiên cứu “Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: chào- cảm ơn-xin lỗi”(Luận án phó tiến sỹ ngữ văn năm 1995). Có thể thấy các nghiên cứu chuyên sâu về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán còn hạn chế. Mặc dù các nghiên cứu có liên quan đến kính- khiêm ngữ của các nhà ngôn ngữ tuy chưa toàn diện, nhưng thành quả nghiên cứu của họ đã cung cấp cho chúng tôi cơ sở lý luận và thực tiễn giúp chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu đặc điểm, cách dùng của kính- khiêm ngữ tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt để tìm ra điểm dị đồng, đồng thời chỉ ra những lỗi sai có liên quan đến kính- khiêm ngữ mà học sinh Việt Nam thường mắc phải khi viết thư tiếng Hán, nêu lên những kiến nghị đối với việc dạy, học viết thư tiếng Hán nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập tiếng Hán. 2.Định nghĩa về kính- khiêm ngữ Các nhà ngôn ngữ Trung Quốc đã đưa ra không ít các khái niệm về kính- khiêm ngữ. Tác giả Vương Kim Phương trong “Thử bàn về đặc điểm của kính ngữ cổ đại Trung Quốc”( Học báo dạy học Vũ Hán năm 2000) cho rằng: “ Cái gọi là kính ngữ cổ đại chính là các từ ngữ tương đối cố định có sắc thái khiêm kỷ kính nhân được dân tộc Hán sử dụng trong thời gian lịch sử lâu dài từ cuộc vận động “ Ngũ Tứ” về trước.” Vương Kim Phương trong tác phẩm “Khái quát về kính ngữ, khiêm ngữ, uyển ngữ” năm 1998 cho rằng kính ngữ không chỉ có sắc thái “kính nhân”(kính trọng người khác) mà còn có sắc thái “khiêm kỷ”( hạ thấp bản thân). Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Bởi mỗi một kính ngữ bản thân nó đã bao hàm bên trong sắc thái khiêm nhường. Chúng ta đề cao người khác cũng có nghĩa là hạ thấp bản thân. Đáng tiếc là Vương Kim Phương chỉ nghiên cứu về kính ngữ cổ đại, mà chưa bàn đến kính ngữ hiện đại, cũng không đề cập đến khiêm ngữ. So với Vương Kim Phương, Hồng Thành Ngọc đưa ra định nghĩa có phần toàn diện hơn về kính khiêm ngữ: “Khiêm từ là từ ngữ khiêm tốn để xưng hô mình hoặc người, sự vật có liên quan đến mình; Kính từ là những từ ngữ kính trọng dùng để tôn xưng người khác(chủ yếu là đối tượng giao tiếp) hoặc người, sự vật liên quan đến người khác.” Hồng Thành Ngọc đã chỉ ra đối tượng của khiêm xưng, kính xưng không chỉ bao gồm đối tượng giao tiếp mà còn bao gồm người và sự vật có liên quan. Ví dụ: 您 (nhẫm), 阁下 (các hạ), 先生 (tiên sinh):dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp 5 高足 (cao túc), 令弟 (lệnh đệ), 令尊 (lệnh tôn):dùng để tôn xưng những người có liên quan đến đối tượng giao tiếp 大扎 (đại trát), 佳话 (giai thoại), 芳龄 (phương linh):dùng để tôn xưng những sự vật của đối tượng giao tiếp. Theo “ Từ điển Hán ngữ ứng dụng” (2000), kính từ là từ ngữ có khẩu khí cung kính. Ví dụ: 贵国 (quý quốc) ,大作 (tác phẩm lớn) ,玉音 (giọng nói trong như ngọc)vv… dùng để tôn xưng sự vật có liên quan đến đối tượng giao tiếp; 赐教(dành cho sự chỉ bảo, chỉ giáo) ,拜读 (có vinh dự đọc được) …tôn xưng hành vi của đối tượng giao tiếp. Khiêm từ là ngôn từ biểu thị sự khiêm tốn, ví dụ: 不敢当( không dám ) vv… Có thể thấy, định nghĩa của các nhà ngôn ngữ đều chỉ ra bản chất nổi bật nhất của kính- khiêm ngữ đó là hạ thấp bản thân, đề cao người khác. Các nhà ngôn ngữ học bàn về “kính ngữ”, “kính từ”, “khiêm ngữ”, “ khiêm từ” . Vậy các khái niệm này có quan hệ gì với nhau. Theo tác giả Hách Minh Giám, Tôn Vi trong “ Lễ nghi ứng dụng Trung Quốc toàn tập”(năm 1994), “ kính ngữ cũng gọi là kính từ, nó đối lập với khiêm từ, là từ ngữ biểu thị sự tôn kính lễ phép. Khiêm từ là lời nói biểu thị sự khiêm tốn”. Như vậy “kính từ” chính là “kính ngữ”; “khiêm từ” chính là “khiêm ngữ”, phạm vi của “ngữ” rộng hơn so với “từ”, nói cách khác khiêm ngữ đã bao gồm khiêm từ, kính ngữ đã bao hàm kính từ. Kính- khiêm ngữ được nghiên cứu ở đây bao gồm kính- khiêm từ và cụm từ kính, khiêm. Trong quá trình giao tiếp, kính ngữkhiêm ngữ nhìn chung không sử dụng riêng rẽ mà sử dụng đồng bộ. Bởi vì “kính” và “khiêm” là một cặp tình cảm, thái độ đối ứng với nhau. “Kính nhân” và “ khiêm kỷ” có tính thống nhất cao độ. “Khiêm kỷ” là thông qua hạ thấp bản thân hoặc người, sự vật có liên quan đến bản thân mình để đề cao người khác hoặc người, sự vật có liên quan đến người khác, có thể nói nó là biến thể của cách biểu đạt “kính nhân”. Hơn nữa “ tự ti nhi kính nhân” ( tự hạ thấp bản thân để đề cao người khác) là nguyên tắc lịch sự mà hai bên giao tiếp phải tuân thủ. Người nói đề cao đối tượng giao tiếp cũng chính là hạ thấp bản thân, ngược lại đối tượng giao tiếp cũng sẽ có phản ứng tương tự. Chính vì kính ngữkhiêm ngữ thường đi đôi với nhau, nghiên cứu kính ngữ không thể không đề cập đến khiêm ngữ. Do đó chúng tôi kết hợp “kính ngữ” và “khiêm ngữ” gọi thành “kính- khiêm ngữ”. Kính ngữ biểu thị sự tôn trọng, lễ phép; khiêm ngữ thông qua hạ thấp bản thân đề cao người khác, biểu thị tôn trọng và lễ phép đối với người khác một cách gián tiếp. Như vậy kính- khiêm ngữ là những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hoặc sắc thái đề cao người khác, hạ thấp bản thân. Trong tiếng Việt, những từ ngữ có sắc thái khiêm kỷ kính nhân cũng rất phong phú, như: kính thưa, kính gửi, ngài, quý trường, quý toà, cảm phiền, rồng đến nhà tôm, mạo 6 muội…Các nhà Việt ngữ học gọi chúng là “từ biểu thị sự khiêm nhường, kính trọng”. Ở đây, để tiện cho công việc nghiên cứu, đối chiếu, chúng tôi gọi chung loại từ này là kính- khiêm ngữ. 3. Định nghĩa về thư tín Thư tín là một thể văn ứng dụng được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu được trong cuộc sống và công việc của mọi người. Thời xa xưa tất cả các văn bản mà hoàng đế ban xuống, thư từ trao đổi riêng tư đều được gọi là “thư”. Ngày nay người Trung Quốc gọi tất cả các văn bản ứng dụng mà mọi người thông qua ngôn ngữ văn viết để liên hệ công việc, giao lưu tư tưởng tình cảm, truyền đạt tin tức là “thư tín”, gọi tắt là “tín”. Trong việc phân chia chủng loại thư tín các nhà ngôn ngữ có các quan điểm khác nhau. Giang Thiếu Xuyên chia thư tín thành: thư công vụ, thư riêng(thư cá nhân), thư giao dịch(trong “Giáo trình viết ứng dụng”1989 ). Ông liệt kê giấy mời và thư chúc mừng vào loại văn kiện xã giao. Nhưng theo định nghĩa về thư tín, chúng tôi thấy giấy mời và thư chúc mừng cũng nên được coi là một loại thư. Từ Trúc Quân trong tác phẩm “ Những thể văn ứng dụng thường dùng cho người nước ngoài tại Trung Quốc”(2000) lại phân thư tín thành: thư riêng(thư cá nhân), thư giới thiệu, thư hẹn, thư thăm hỏi chúc mừng, thư mời, thư cảm ơn. Tuy nhiên chúng tôi thấy cách phân chia này quá vụn vặt. Tổng hợp quan điểm của các nhà ngôn ngữ, cũng để tiện cho việc phân tích cách dùng của kính-khiêm ngữ, chúng tôi chia thư tín thành 2 loại: thư giao dịch và thư thông thường. Thư giao dịch bao gồm: thư cảm ơn, thư giới thiệu, thư tiến cử, thư xin phép, thư mời, thư chúc mừng. Thư thông thường là những thư dùng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: thư nhà, thư hỏi thăm, thư tình… Kính- khiêm ngữ mà chúng tôi nghiên cứu tại đây là kính- khiêm ngữ xuất hiện trong thư giao dịch và thư thông thường. Ở những thời đại khác nhau, ngôn ngữ mà người Trung Quốc sử dụng là khác nhau, sự vận dụng kính-khiêm ngữ cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa vào năm 1978, cách nhìn nhận của mọi người đối với sự vận dụng kính- khiêm ngữ có nhiều nét mới. Bởi vậy, lấy năm 1978 làm tiêu chí, chúng tôi chia thư tín thành 2 loại: thư tín truyền thống(viết trước năm 1978, sử dụng một lượng lớn kính- khiêm ngữ) và thư tín hiện đại (viết sau năm 1978). 4.Hàm ý văn hoá của kính-khiêm ngữ Hàm ý văn hoá của ngôn ngữ chính là “yếu tố văn hoá ẩn chứa trong hệ thống ngôn ngữ, phản ánh quan niệm giá trị của một dân tộc, là yếu tố văn hoá phi tiêu chuẩn, phản ánh tập tục xã hội, trạng thái tâm lý và phương thức tư duy” (Dạy học và nghiên cứu ngôn ngữ, năm 1990, kỳ 2). Do đó, chúng ta nói đến nội hàm văn hoá của kính- khiêm ngữ chính là nói đến các yếu tố văn hoá tiểm ẩn trong kính- khiêm ngữ. 7 Văn hoá Trung Hoa nguồn gốc sâu xa, nội dung phong phú, hệ thống hoàn chỉnh. Không ít những quan niệm văn hoá truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian. Ví dụ như sự hài hoà khoan dung, quan niệm cung kính khiêm nhường trong giao tiếp- những nét văn hoá này đều được phản ánh trong ngôn ngữ Hán, sự phát triển của kính- khiêm ngữ là một minh chứng rõ nét nhất. Đối với người Trung Quốc, trong quá trình giao tiếp, nhường nhịn khiêm tốn là nguyên tắc đối nhân xử thế cao nhất. Vậy tại sao họ lại coi nguyên tắc này là nét đẹp trong giao tiếp? Điều này được quyết định bởi quan niệm đạo đức của họ. Học giả Samovar L.A trong cuốn sách “ Truyền thống văn hoá xuyên quốc gia” đã từng đưa ra “Bảng so sánh phân loại giá trị văn hoá”, trong đó có 3 giá trị có liên quan đến khiêm tốn. Các tác giả đã dựa trên các quan niệm khác nhau về giá trị, phân chia địa vị của các giá trị này trong các hệ thống văn hoá khác nhau. Giá trị Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cá tính W E Khiêm tốn E W Tranh lên trước W E (W: người phương Tây; E: người phương Đông) Bốn cấp bậc thể hiện trong bảng trên bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà người ta có thể đấu tranh và hi sinh vì nó. Cấp độ 2 là những thứ không thể thiếu được, nhưng chưa đạt đến mức phải đấu tranh, hi sinh vì nó. Cấp độ 3 chỉ những thứ không quan trọng. Cấp độ 4 chỉ những thứ có thể có, có thể không. Từ bảng trên có thể thấy, vị trí của giá trị “Khiêm tốn” trong văn hoá Đông -Tây hoàn toàn tương phản, người phương Đông coi nó là quan trọng nhất thì người phương Tây lại cho rằng có thể bỏ qua. Quan niệm giá trị này đương nhiên được phản ánh trong hiện thực cuộc sống. Ví dụ: đối với lời khen của người khác, phản ứng của người Mỹ và người Trung Quốc khác hẳn nhau. Khi nghe người khác khen “ Lời phát biểu của anh thật ý nghĩa, đã cho tôi rất nhiều gợi ý”, người Mỹ sẽ nói “ Thank you!”(Cảm ơn) để biểu thị sự cảm ơn lời khen của đối tượng giao tiếp. Song người Trung Quốc ngược lại thường hay nói “ 您过奖了 ” (Anh/chị quá khen), hoặc “ 还 要请您多指教 ”(Còn phải nhờ anh chỉ giáo thêm ạ.) Mặc dù ngày nay, đã có một số người phương Đông dùng từ “cảm ơn” để đáp lại lời khen ngợi của người khác, nhưng vẫn chưa được đông đảo mọi người thừa nhận. Phần lớn mọi người vẫn cho rằng, nói “cảm ơn” chính là tiếp nhận lời khen của người khác, có nghĩa là không khiêm tốn, như vậy sẽ thoát ra khỏi giá trị mà người Trung Quốc vẫn đặt ở cấp độ 1 là “khiêm tốn”. Văn hoá phương Đông xếp giá trị “cá tính” ở cấp độ 3, biểu hiện mức độ coi trọng không cao đối với giá trị, tôn nghiêm và lợi ích cá nhân. Ví dụ: họ thường đánh giá thấp thành tích, danh tiếng, năng lực của bản thân mình. Ngược lại, thường xuyên đề cao danh dự của tập thể là trên hết. Quan niệm này xuất phát từ tầng sâu ý thức, hình thành tâm lý phản ứng ổn định. Đại đa số người Trung Quốc khi nghe được lời khen của người khác, rất 8 ít người dám chính diện thừa nhận thành tích của mình, mà thường ngay lập tức không cần suy nghĩ đã hạ thấp bản thân, quy thành tích đó về cho tập thể, bạn bè vv… , thậm chí phản ứng bằng cách dùng phương thức thức khiêm tốn phủ định chính bản thân mình, ra sức né tránh lời lẽ kiêu ngạo tự mãn đề cao bản thân. Do vậy, nhìn từ động cơ hành vi của họ, họ biểu thị sự khiêm tốn không chỉ là do coi trọng giá trị khiêm tốn, mà còn là do đánh giá thấp về giá trị “cá nhân” trong tầng sâu ý thức của họ. Trong bảng của Samovar L.A, người phương Tây đặt giá trị “ tranh lên trước” ở cấp độ 1, nhưng người phương Đông coi là có thể có, có thể không. Đối với người Trung Quốc, thực chất hai đặc tính “khiêm tốn” và “không tranh lên trước” về mặt ý nghĩa là có điểm bao hàm lẫn nhau. “Không tranh lên trước” chính là khiêm tốn, nhường nhịn. Khiêm nhường không tranh giành, không chỉ là nguyên tắc đối nhân xử thế được người Trung Quốc lựa chọn, mà cũng là tâm lý xã hội phổ biến, hình thành một loạt các lời nói khuyên răn người ta phải khiêm tốn không tranh giành, như “ 和为贵 , 忍为高 ”( tạm dịch là: hoà thuận là điều đáng quý, nhẫn nhịn là điều thanh cao) , “ 退后一步 , 行安稳处 ”(tạm dịch là: lùi một bước trời êm biển rộng); “ 树大招风 ”(tạm dịch là: cây càng cao thì càng dễ bị gió quật)… Có thể nói những câu nói trên tập trung phản ánh một tâm lý xã hội, một đặc điểm tính cách của người Trung Quốc, đó là: trọng lịch sự, trọng khiêm tốn. Sử dụng kính- khiêm ngữ thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp của người Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, từ cổ chí kim, người Trung Quốc đặc biệt chú trọng “lễ”, coi đó là quy phạm của đạo đức và luân lý xã hội. “Tôn nhân, kính nhân” là một trong những nguyên tắc họ đặc biệt chú trọng trong giao tiếp. Theo Cố Viết Quốc, quan niệm lễ phép đã thiết lập ra một hệ thống quy phạm về lời nói cử chỉ của mọi người. Vi phạm những quy tắc này sẽ bị cả xã hội chỉ trích, bởi lễ phép là một hiện tượng thuộc phạm trù xã hội, nó có tác dụng chi phối như nhau với tất cả mọi người trong xã hội. Do đó trong quá trình giao tiếp mọi người bắt buộc phải duy trì sự tôn trọng lẫn nhau, quan tâm đến lợi ích và hứng thú của nhau. Nếu kiêu ngạo tự mãn đi ngược với chuẩn mực đạo đức của xã hội thì sẽ gây ra sự phản cảm và trách móc của mọi người. Những chuẩn mực đạo đức xã hội tuy không phải là giấy trắng mực đen như điều lệ của pháp luật, nhưng nó lại tiềm ẩn một sức mạnh uy hiếp mọi người, có tác dụng giám sát, chi phối lời nói cử chỉ của mọi người. Chỉ khi tu dưỡng để có một tình cảm cao thượng, có ý thức đạo đức xã hội thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ hữu nghị, hoà thuận với những người xung quanh. Hệ thống kính- khiêm ngữ thể hiện cá tính của người Trung Quốc và nguyên tắc lịch sự trong xã hội Trung Quốc. Cá tính và nguyên tắc lịch sự đó lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng truyền thống. Tư tưởng văn hoá khiêm tốn nhường nhịn đã ăn sâu vào quan niệm, hành vi, tập tục tín ngưỡng, phương thức tư duy và trạng thái tâm lý tình cảm 9 của mỗi người dân Trung Quốc, hình thành nên văn hoá tâm lý dân tộc mang bản sắc Trung Hoa. Nhìn từ góc độ văn hoá, kính- khiêm ngữ của tiếng Việt cũng thể hiện cá tính và sự coi trọng đối với nguyên tắc lịch sự trong xã hội. Giống như xã hội Trung Quốc, chế độ phong kiến kéo dài tương đối lâu tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho giáo, Đạo giáo và Lão giáo. Do vậy, trong quá trình giao tiếp, thông qua ngôn ngữ, thái độ và hành vi, người Việt Nam cũng thể hiện truyền thống lấy lễ đối nhân, có trật tự trên dưới, đẳng cấp phân minh, đề cao người khác hạ thấp bản thân, kính lão tôn sư… Có thể nói chế độ đẳng cấp, chuẩn mực đạo đức, trật tự luân lý và tông pháp lễ giáo của xã hội phong kiến đều vô hình hoặc hữu hình buộc mọi người phải tuân thủ nguyên tắc “kính nhân khiêm kỷ”, đây cũng là hạt nhân của văn hoá lễ nghi Việt Nam. 5. Tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ trong giao tiếp 5.1. Kính- khiêm ngữ có tác dụng điều hoà quan hệ giao tiếp Là bộ phận quan trọng của ngôn ngữ lịch sự, kính-khiêm ngữ trực tiếp thể hiện chức năng điều hoà các quan hệ giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp bằng lời nói, hai bên giao tiếp chịu sự chi phối của nguyên tắc lịch sự. Nhà ngôn ngữ học người Anh Geoffrey Leech căn cứ theo đặc điểm văn hoá của Anh nêu ra sáu chuẩn mực của lịch sự, trong đó có hai điều sau: 1) Chuẩn mực biểu dương: giảm thiểu hạ thấp, tăng thêm tán dương người khác; 2)Chuẩn mực khiêm tốn: giảm thiểu tán dương và tăng thêm hạ thấp bản thân. Như vậy, người Anh đã có hai chuẩn mực liên quan đến kính- khiêm từ. Cố Viết Quốc của Trung Quốc đã dựa trên khung lý luận của Leech để tiến hành nghiên cứu hiện tượng lịch sự trong tiếng Hán. Ông căn cứ đặc điểm của tiếng Hán, tổng kết ra năm chuẩn mực lịch sự, đồng thời chỉ rõ “Nguyên tắc biếm kỷ tôn nhân”(hạ thấp bản thân đề cao người khác) là đặc điểm lớn nhất trong phép lịch sự của người Trung Quốc. Trong quá trình giao tiếp, để tạo không khí hữu nghị thân mật, hai bên giao tiếp buộc phải tuân thủ nguyên tắc này. Nhìn từ góc độ tâm lý, các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng, con người hầu hết đều có lòng tự trọng. Trong quá trình giao tiếp, anh muốn được người khác tôn trọng thì trước hết phải thể hiện mình tôn trọng người khác; muốn được người khác khen ngợi thì phải chủ động khen ngợi người khác. Người xưa thường nói “ Dụ vi tha nhân sở kính sở ái, kỷ tỉ tiên kính nhân ái nhân” (muốn được người khác kính trọng yêu mến thì bản thân mình trước hết phải kính trọng, yêu mến người khác). Đảm bảo nguyên tắc lịch sự giúp chúng ta có thể dung hoà quan hệ ở mức cao nhất. Nó duy trì sự cân bằng về địa vị và quan hệ hữu hảo giữa hai bên giao tiếp. Do vậy, hai bên giao tiếp cần hết sức chú ý đến việc tuân thủ nguyên tắc lịch sự, và việc sử dụng kính khiêm ngữ giúp họ dễ dàng đạt được hiệu quả giao tiếp. 10 [...]... dựng n c, nhng hin nay u ớt c dựng trong ting Hỏn hin i Kớnh-khiờm t n õm trong ting Vit cú s lng phong phỳ hn, vớ d: tha, mi, , xin, xi trong cỏc vớ d sau: Tha Thy, do ny Thy cú kho khụng ? Lỳc no rnh, mi ch n nh em chi! Xin trõn trng cm n! S lng kớnh-khiờm t n õm tuy khụng nhiu nh a õm, song tn sut s dng ca chỳng trong th tớn li rt cao 1.2.Kớnh khiờm t a õm tit Trong ting Hỏn v ting Vit, kớnh-khiờm... giao tip ca xó hi vn minh Trong L k Khỳc L Thng cú vit: Phu l gi, t ti nhi tụn nhõn (Ngi hiu l ngha thỡ phi t h thp bn thõn m cao ngi khỏc) Trong giao tip, t ti tụn nhõn l nguyờn tc c bn ca l Cú th núi kớnh-khiờm ng l s th hin nguyờn tc ca l trong ngụn ng Núi cỏch khỏc, nhỡn t gúc vn hoỏ, kớnh-khiờm ng chớnh l sn phm ca l Chớnh lch s ca xó hi vn minh ó sỏng to ra kớnh-khiờm ng Trong giao tip khu ng,... vi ngi nhn th Rt nhiu kớnh-khiờm ng l t tụn xng cng c dung rng rói trong th tớn, nh (tiờn sinh),(tụn phu nhõn),(i nhõn),(ti h),(tiu n) Cng cú rt nhiu kớnh-khiờm ng mang tớnh cht ch th chuyờn dựng trong th tớn nh (hu hm- th ca (ngi) l mt õn hu i vi tụi), (ngc õm- ging núi trong nh ngc), (cn chỳc- kớnh cn chỳc) Túm li, kớnh-khiờm ng trong ting Hỏn c hỡnh thnh nh bi cnh vn hoỏ ca xó hi nụ l v xó hi phong... hiu qu giao tip cao thng l nhng bc th cú s dng mt lng ln cỏc kớnh khiờm ng CHNG II: C IM CA KNH-KHIấM NG TRONG TH TN TING HN HIN I(Cể I CHIU VI TING VIT) 1.c im kt cu ca kớnh-khiờm ng trong th tớn ting Hỏn hin i Trong quỏ trỡnh nghiờn cu, chỳng tụi ó su tp c 200 bc th ting Hỏn ca ngi Trung Quc, trong ú bao gm 20 bc th xin vic, 20 bc th gii thiu, 20 bc th thm hi, 20 th cm n, 20 th chỳc mng, 20 th nh,... nhiu, nhng ngy nay ch dựng cho s ớt. (Trong ting ph thụng, biu th s tụn xng s nhiu thỡ phi dựng ( nhm nh v)( nhm k v) (nhm) cú th s dng trong trng hp ngoi giao, b di cú th tụn b trờn l , khụng phõn bit 20 gii tớnh, hoc ch cn A mun biu th thỏi coi trng, trnh trng hoc xa l vi B thỡ cú th dựng , vớ d: T ngi trong ting Vit l mt kớnh t Nhng núi chung ngi ch dựng trong trng hp xó giao chớnh thc, hn na... th no b qua nghiờn cu kớnhkhiờm ng trong h thng ngụn ng ca dõn tc ny 6 Ngun gc ca kớnh-khiờm ng Kớnh khiờm ng dựng trong th tớn l mt b phn quan trng trong h thng kớnhkhiờm ng Ngun gc ca nú cng l ngun gc ca c h thng kớnh-khiờm ng Thi c i xa xa cha cú l, cng cha cú kớnh-khiờm ng, cho ti thi nh Chu mi bt u t ra l Do vy kớnh-khiờm ng bt u xut hin v phỏt trin n nh cao trong xó hi nụ l v xó hi phong kin... t v phi kớnh khiờm ng t + kớnh khiờm ng t Trong ú s lng kớnh-khiờm t do kớnh(khiờm)ng t + phi kớnh khiờm ng t cu to nờn cú s lng nhiu nht 27 Kớnh khiờm t a õm tit trong ting Vit cng ging nh ting Hỏn, ch yu do 4 phng thc cu to trờn hp thnh S kớnh-khiờm t a õm m chỳng tụi thng kờ c trong cỏc th ting Vit cú mt s lng ln l vay mn ting Hỏn C th l nhng kớnh-khiờm t trong bng sau: Bng 2: Kớnh-khiờm t ting Vit... hiền mẫu hiền thê kính chúc lệnh ái lệnh huynh lệnh tôn mạo muội ngu ý nhân sỹ nhã ý Ngha ting Vit hiền hữu hiền mẫu hiền thê kính chúc lệnh ái lệnh huynh lệnh tôn mạo muội ngu ý nhân sỹ nhã ý 28 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 bệ hạ các hạ các vị cảm tạ cao kiến cung chúc cung kính hàn xá hiền huynh hiền muội hiền đệ bệ hạ các hạ các vị cảm tạ cao kiến cung chúc cung kính hàn xá hiền huynh... muội hiền đệ 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 phụ lão phu nhân quý quốc quý tính tại hạ thất lễ thỉnh giáo tiểu đệ tiểu muội vãn bối vãn sinh phụ lão phu nhân quý quốc quý tính tại hạ thất lễ thỉnh giáo tiểu đệ tiểu muội vãn bối vãn sinh 2.c im kt cu ca cm t kớnh-khiờm trong th tớn ting Hỏn Kớnh khiờm ng trong ting Hỏn, ngoi kớnh(khiờm) ng t, kớnh(khiờm) t, cũn cú s lng khụng nh cỏc cm t kớnh-khiờm... kớnh-khiờm Tuy nhiờn iu quan trng l phi phõn bit c õu l kớnh-khiờm ng t Trong nhiu trng hp chỳng ta cú th cn c vo vn cnh phỏn oỏn mt t cú phi l kớnh-khiờm t hay khụng 3.Cỏch dựng ca kớnh-khiờm ng trong th tớn ting Hỏn Kt qu kho sỏt 200 bc th ting Hỏn ca ngi Trung Quc cho thy, kớnhkhiờm ng dựng trong th giao dch nhiu hn th thụng thng rt nhiu Trong th, ngi vit ch yu thụng qua cỏc phn t xng, i xng, li thm hi, . về kính- khiêm ngữ tiếng Hán Chương 2: Đặc điểm của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán( có đối chiếu với tiếng Việt) Chương 3: Ứng dụng của kết quả nghiên. tượng nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín hiện đại. Trong so sánh kính- khiêm ngữ tiếng Hán và tiếng

Ngày đăng: 05/02/2014, 22:13

Hình ảnh liên quan

Bốn cấp bậc thể hiện trong bảng trờn bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà người ta cú thể đấu tranh và hi sinh vỡ nú - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

n.

cấp bậc thể hiện trong bảng trờn bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà người ta cú thể đấu tranh và hi sinh vỡ nú Xem tại trang 8 của tài liệu.
Khả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm) - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

h.

ả năng tổ hợp của cỏc kớnh(khiờm)ngữ tố trờn cú thể khỏi quỏt bằng bảng sau: Từ loạiKớnh(khiờm) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2: Kớnh-khiờm từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hỏn STTTiến - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

Bảng 2.

Kớnh-khiờm từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hỏn STTTiến Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn  Quan hệ giữa người - NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán  (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

Bảng 3.

Những cỏch xưng hụ đầu thư cú dựng kớnhkhiờm ngữ trong tiếng Hỏn Quan hệ giữa người Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • §¹i häc Quèc gia Hµ Néi

  • Tr­êng §¹i häc Ngo¹i ng÷

  • M· sè: N.08.13

    • Hµ Néi - 2009

    • Hµ Néi - 2006

    • PHẦN MỞ ĐẦU

      • 1.Lý do chọn đề tài

      • 2.Mục đích nghiên cứu

      • 3. Đối tượng nghiên cứu

      • 4.Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

      • 6. Kết cấu công trình nghiên cứu

      • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KÍNH-KHIÊM NGỮ TIẾNG HÁN

        • 1.Lịch sử vấn đề

        • 2.Định nghĩa về kính- khiêm ngữ

        • 3. Định nghĩa về thư tín

        • 4.Hàm ý văn hoá của kính-khiêm ngữ

        • 5. Tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ trong giao tiếp

        • 5.1. Kính- khiêm ngữ có tác dụng điều hoà quan hệ giao tiếp

        • 5.2.Việc sử dụng kính-khiêm ngữ thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của người nói

        • 5.3.Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp

        • 6. Nguồn gốc của kính-khiêm ngữ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan