BÁO CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (3)

22 422 0
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (3)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nhóm làm báo cáo: nhóm 20 Nhận xét nhóm: 21 Danh sách nhóm 20 Họ tên Mã SV Hoàng Thị Mai Anh 0951010011 Tô Thu Hằng 0951010426 Nguyễn Phương Hồng 0951010446 Nguyễn Thanh Huyền 0951010449 Vũ Thị Hương 0951010459 Trần Thị Ngọc 0951010521 Họ tên : Hoàng Thị Mai Anh Lớp : TAM301(1-1112).1_LT Mã sinh viên : 0951010011 Nhóm : 20 BẢN BÁO CÁO Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế I. LỜI NÓI ĐẦU Mỗi ngành kinh tế đều hoạt động dưới sự điều tiết của một cơ chế xác đinh. Ngoại thương là một ngành kinh tế, do đó cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hoạt động Ngoại thương cần được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu (XNK) Vậy cơ chế quản lý XNK là gì? Ở Việt Nam , cơ chế quản lý XNK được áp dụng như thế nào? Bài báo cáo dưới đây của em sẽ trả lời cho câu hỏi trên. Câu 1(chương 8) : Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Câu 1(chương 8) : Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? II. NỘI DUNG 1. Tóm tắt câu trả lời của đại diện nhóm 21 - Định nghĩa cơ chế quản lý xuất nhập khẩu(XNK) : Cơ chế quản lý XNK có thể được hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng ( chủ thể, khách thể)tham gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động XNK hướng đến các mục tiêu kinh tế- xã hội đã định của Nhà nước. - Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay • Chủ thể: Các cơ quan luật pháp, hành pháp từ TW đến địa phương • Đối tượng điều chỉnh: Các DN sản xuất, kinh doanh XNK và hàng hóa – dịch vụ XNL • Công cụ điều chỉnh: Chính sách thương mại 2. Nhận xét Câu hỏi này đơn thuần chỉ là lý thuyết có trong SGK nên bạn trả lời hoàn toàn chính xác. 3. Câu hỏi phụ Câu 1: Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam trước và sau Đổi mới? - Bạn trả lời: • Trước Đổi mới: Nhà nước quản lý tất cả hoạt động XNK • Sau Đổi mới: tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động XNK - Câu trả lời đúng • Trước Đổi mới: Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam là chế độ Nhà nước độc quyền Ngoại thương • Sau Đổi mới: Cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động Ngoại thương dưới sự quản lý của Nhà nước - Nhận xét: • Ở ý Trước Đổi mới: bạn trả lời chưa chính xác. Chế độ Nhà nước độc quyền Ngoại thương chỉ cho phép thành phần kinh tế Nhà nước tham gia vào họat động Ngoại thương. • Ở ý Sau Đổi mới: Bạn trả lời thiếu: mọi hoạt động Ngoại thương vẫn được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Câu 2: Nội dung Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động Ngoại thương - Bạn chưa trả lời được - Câu trả lời đúng: Nội dung Đổi mới cơ chế: Xóa bỏ 3 độc quyền: • Độc quyền trong Hoạt động Ngoại thương  mở rộng kinh doanh trên mọi mặt hàng • Độc quyền trong quan hệ Kinh doanh Ngoại thương  cho phép doanh nghiệp tìm kiếm đối tác • Độc quyền về sở hữu tài sản Ngoại thương III. KẾT LUẬN Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam đã thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Việc nắm vững cơ chế quản lý XNK có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế muốn tham gia vào hoạt động Ngoại thương Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương - GS,TS.Bùi Xuân Lưu - PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải. Họ và tên: Tô Thu Hằng Mã sinh viên: 0951 010 426 Lớp: TAM301(1-1112).1_LT. Nhóm: 20 BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi 2 chương 8 Tại sao cần có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu? Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu? I. Phần mở đầu Ngoại thương là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế nước ta, đảm nhận một chức năng lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa trong và ngoài nước, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hoạt động này cũng cần phải được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế - xã họi đã định của Nhà nước. Câu hỏi này sẽ giải thích được lý do cần đến cơ chế quản lý xuất nhập khẩu cũng như các nguyên tắc vận hành của cơ chế này. II. Nội dung 1. Phần trả lời của đại diện nhóm 21 *Tại sao cần có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu? Lý do là: - Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế mang tính trực tiếp. Sự tác động đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu hoạt động năng động, kích thích các nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao. Để cho quá trình này diễn ra một cách chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập mang lại, vừa không làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu phải đòi hỏi có sự quản lý tập trung của Nhà nước theo một cơ chế phù hợp. - Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản trị doanh nghiệp hoạt động trong một khuôn khổ hạn hẹp, hướng tới mục tiêu kinh tế cụ thể nên tầm nhìn xa trông rộng để định hướng cho sự phát triển bị hạn chế. Vì thế doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. - Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tế liên quan đến rất nhiều yếu tố nên để tránh những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buôn bán lâu dài và hạn chế tác động xấu của các cuộc khủng hoảng kinh tế…đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. * Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu của các quy luật, đặc biệt là các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. Cơ chế phải đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài theo đúng định hướng của Nhà nước. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy đó làm mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi ích của đối tác, bạn hàng. 2. Câu hỏi của thầy giáo (?) Em hãy lấy ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu? -Câu trả lời của bạn: Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, nếu không có Nhà nước hạn chế và quản lý thì sẽ dẫn đến sản xuất kém phát triển, ảnh hưởng đến nền kinh tế (cán cân thương mại, thất thoát ngoại tệ) và đời sống. -Thầy đưa ra ý kiến: Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không phải tất cả đều tốt? -Bạn trả lời: Ví dụ như các loại hàng hóa liên quan đến an ninh quốc phòng của đất nước nếu không có Nhà nước quản lý sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. 3. Nhận xét -Về phần câu trả lời của bạn cho câu hỏi 2 chương 8: Bạn đã trả lời chính xác, nêu được đầy đủ những lý do cần phải có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước và nêu được 4 nguyên tắc vận hành của cơ chế này. - Về phần trả lời câu hỏi của thầy: Câu trả lời của bạn có ý đúng. Trong việc nhập khẩu 1 số mặt hàng nhất định, nếu Nhà nước không quản lý bằng các biện pháp đánh thuế cao hay áp dụng hạn ngạch thì sẽ rất dễ dẫn đến việc nhập khẩu tràn lan, không có lợi cho nền sản xuất trong nước ( ví dụ như ô tô, các sản phẩm từ sữa, hàng may mặc phụ trợ…). Còn về việc Nhà nước can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng là tốt, có thể kể đến trường hợp Nhà nước cho 1 số mặt hàng vào danh sách hạn chế nhập khẩu trong khi các hàng hóa trong nước cùng chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng cũng dễ dẫn đến cầu không được đáp ứng, dẫn đến tình trạng buôn lậu có thể xảy ra. III. Kết luận Tóm lại, vai trò quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước là vô cùng quan trọng và thiết yếu. Nó giúp các hoạt động xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các nguyên tắc vận hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu chính là sự nhất quán hóa các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước nói chúng và nguyên tắc quản lý xuất nhập khẩu nói riêng. Những nguyên tắc này được đưa ra để đảm bảo vận hành cơ chế mang lại lợi ích lớn nhất cho các thành phần tham gia. IV.Tài liệu tham khảo -Giáo trình Kinh tế ngoại thương ( PGS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải), tái bản năm 2008. -http://vi.wikipedia.org/ Họ và tên: Nguyễn Phương Hồng Mã SV: 0951010446 Lớp : TAM301(1-1112).1_LT. Nhóm: 20 BÁO CÁO BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi (Câu 3 – Chương VIII): Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Phương pháp hoàn thiện? I. PHẦN MỞ ĐẦU Ngoại thương (xuất nhập khẩu) là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa dịch vụ giữa trong và ngoài nước, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hoạt động này cũng cần phải được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế-xã hội đã định của Nhà nước. Sau đây là bản báo cáo của em để trả lời câu hỏi ở trên: “Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Phương pháp hoàn thiện?” II. NỘI DUNG 1. Phần trả lời của đại diện nhóm 21: Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: - Điều chỉnh, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài theo đúng định hướng của nhà nước, tôn trọng và đảm bảo phát huy cao nhất tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh của các chủ doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và thị trường quốc tế. - Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi ích của các đối tác, bạn hàng. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu trước hết phải đảm bảo lợi ích của đất nước, đồng thời phải thực hiện và đấu tranh để nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi trong quan hệ buôn bán với các đối tác. - Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, coi trọng lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động, phải coi lơi ích cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Phương pháp hoàn thiện: - Rà soát điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ rang, làm sao để phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với quy định của WTO, các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế như Tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Hoàn thiện điều chỉnh hoặc ban hành mới các văn bản luật liên quan đến các nghiệp vụ, lĩnh vực buôn bán dịch vụ mới phát sinh. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu cho phù hợp đòi hỏi thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ. - Kiên trì chính sách nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Mở rộng đầu mối kinh doanh, xóa bỏ độc quyền, khuyến khích thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu, đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận yếu tố đầu vào. - Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại: xóa bỏ thủ tục phiền hà, ổn định môi trường pháp lý, tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh lâu dài, làm cho chính sách thuế có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. - Tiếp cận các phương thức kinh doanh mới tại thị trường Việt Nam và phát triển thương mại điện tử, tạo dựng khung pháp lý cho hình thức thương mại này. [...]... http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su_chinh_tri/2011/5322/Xuatnhap-khau-nam-2011-co-hoi-va-thach-thuc.aspx Họ tên: Trần Thị Ngọc Mã sinh viên: 0951010521 Ngày sinh: 26/02/1991 Lớp: TAM301(1-1112).1_LT Nhóm : 20 BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu 3 chương 9 I.PHẦN MỞ ĐẦU Nhập khẩu là một họat động quan trọng của thương mại quốc tế, nó tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất... Lớp: TAM301(1-1112).1_LT Nhóm: 20 BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi 1 chương 9 Nêu vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế? Thế nào là nhập khẩu bổ sung, nhập khẩu thay thế? Cho ví dụ Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhập khẩu bổ sung hay nhập khẩu thay thế quan trọng hơn II Phần mở đầu Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành hoạt động ngoại thương Có thể hiểu đó là việc mua... Hương MSV: 0951010459 Nhóm: 20 Lớp: TMA301(1-1112).1_LT BÁO CÁO Câu 2- Chương 9 : Những nguyên tắc cơ bản của chính sách Nhập khẩu của Viêt Nam A Lời mở đầu Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế Nhập khẩu có tác động trực tiếp và quyết định đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong nước Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nhập khẩu không chỉ bổ sung hàng... hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế tế, tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước Trong điều kiện nước ta hiện nay cần có chính sách nhập khẩu hợp lý, cân đối giữa nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế để cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động IV.Tài liệu tham khảo -Giáo trình Kinh tế ngoại thương ( PGS.TS Bùi Xuân... các thị trường như trung quốc và ASEAN nơi mà công nghệ máy móc không phải là công nghệ nguồn, điều này dẫn tới hiệu quả thấp khi khai thác và sử dụng các loại máy móc trên thực tế Về thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu: trong những năm trở lại đây, tình trạng nhập siêu luôn là hình ảnh của hoạt động thương mại nước ta Theo báo cáo thống kê 8 tháng đầu năm 2011 (bộ công thương) hầu hết các mặt... kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động Với tác động đó, ngọai thương được coi như một phương pháp sản xuất gián tiếp Tuy nhập khẩu có vai trò to lớn như vậy nhưng nguồn vốn dành cho nhập khẩu lại co hạn .Chính vì vậy, một trong những nguyên tắc và chính sách nhập khẩu là “sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao”... nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không... từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu qủa sản xuất trong nước, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và ổn định đời sống nhân dân Để đảm bảo thực hiện tốt các vai trò trên, hoạt động nhập khẩu cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định được quy định trong chính sách nhập khẩu B Nội dung báo cáo 1 Tóm tắt câu trả lời : a, Câu hỏi chính: Câu 2 ( chương IX) Trả lời: Hoạt động Nhập... lượng tốt Không chỉ vậy các máy móc thiết bị nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng về độ an toàn, kiểu dáng và độ bền phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam ( phù hợp về giá, về điều kiện sản xuất, về chính sách phát triển kinh tế xã hội và chính sách đối ngoại của nhà nước, trình độ của người lao động) Nguyên tắc 3: nhập khẩu vừa phải giữ vai trò là nguồi cung cấp nguyên phụ liệu cần thiết... định chính trị - xã hội Có sự nhất quán giữa cơ chế quản lý chung, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và - cơ chế quản lý ngành có liên quan Hòan thiện hệ thống luật pháp quốc gia Kiện toàn hệ thống tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý nhà nước, các chế - định trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu Xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý xuất nhập khẩu Ngoài ra, bạn đã nêu được chính . CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nhóm làm báo cáo: nhóm 20 Nhận xét nhóm: 21 Danh sách nhóm 20 Họ tên Mã SV Hoàng Thị Mai Anh 0951010011 Tô Thu Hằng 0951010426 Nguyễn. Khải), tái bản năm 200 8. -http://vi.wikipedia.org/ Họ và tên: Nguyễn Phương Hồng Mã SV: 0951010446 Lớp : TAM301(1-1112).1_LT. Nhóm: 20 BÁO CÁO BÀI THUYẾT

Ngày đăng: 29/01/2014, 13:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan