Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc

28 3.6K 30
Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng mô hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 I.Lý thuyết chung 3 1.Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) 3 2.Mô hình kim cương 4 3.Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter 7 II.Ứng dụng hình kim cương vào Hàn Quốc 9 1.Điều kiện các yếu tố sản xuất 9 2.Điều kiện nhu cầu trong nước 11 3.Các ngành hỗ trợ và liên quan 13 a.Các ngành công nghiệp hỗ trợ 13 b.Các ngành liên quan 13 4.Cơ cấu, chiến lược và môi trường cạnh tranh 15 a.Cơ cấu 15 b.Chiến lược 15 c.Môi trường Cạnh tranh 15 5.Chính sách hợp tác, nghiên cứu và phát triển - Research and development (R&D) của Hàn Quốc 17 6.Vai trò của đổi mới ở Hàn Quốc 20 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1 LỜI MỞ ĐẦU Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông, Singapore và Đài Loan, tạo thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên huyền thoại đó? Theo quan điểm kinh tế, sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Điều đó hoàn toàn đúng đối với Hàn Quốc. Nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và lớn mạnh được như vậy là vì Hàn Quốc đã biết tận dụng những lợi thế của mình kết hợp với những chính sách, đường lối đúng đắn. Đây cũng chính là những nội dung cơ bản trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia và hình kim cương của Michael Porter. Với mục đích tìm hiểu nguyên nhân thành công trong việc phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình kim cương tại các quốc gia, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng hình kim cương để phân tích lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc” cho bài tiểu luận của mình. Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong thầy sẽ có những góp ý, bổ sung để bài làm được hoàn thiện hơn. 2 NỘI DUNG I. Lý thuyết chung 1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) Tại sao có một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm?. Đó là câu hỏi được Michael Porter đặt ra ngay trang đầu tiên trong cuốn “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn- một quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khẳng định. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các quốc gia tạo được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Trong một thế giới mà sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn chứ không kém quan trọng đi. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho khả năng cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia, không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Các nước thành công 3 trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất, thách thức nhất. 2. hình kim cương Mô hình kim cương là công cụ chính để nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc gia. hình này cho phép vượt qua những lợi thế so sánh truyền thống của một đất nước như: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên hoặc kích thước dân số. Các tiêu chí này khá hời hợt trong cuộc đua lợi thế cạnh tranh thực sự. Theo lý thuyết của M.Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm này tạo thành hình kim cương(diamond). Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor of production). (2) Điều kiện về cầu (demand conditions). (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries). (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành( stratrgies, structures and competition). Bốn nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng của nhân tố này phụ thuộc vào các nhân tố khác. Quốc gia có lợi thế cao nhất ở ngành mà bốn nhân tố ở trạng thái thuận lợi nhất. Ngoài ra, còn có hai yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội. Đây là hai yếu tố có thể tác động đến bốn yếu tố cơ bản kể trên. 4 KHỐI KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER  Điều kiện các yếu tố sản xuất Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ năm nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyện thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hơn. Việc duy trì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp, được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Đầu vào cao cấp bao gồm: hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần. Ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh 5 Cơ hội Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành Điều kiện các yếu tố sản xuất Điều kiện về cầu Các ngành hỗ trợ và có liên quan Chính phủ dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và công nghệ. Tuy nhiên các đầu vào cao cấp của quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản.  Điều kiện về cầu Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu cảu người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác. Quy hình tăng trưởng nhu cầu trong nước có tác dụng tăng cường lợi thế quốc gia. Quy thị trường lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Mặt khac, quy thị trường lớn cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng ra thị trường quốc tế và do đó làm giảm tính năng động của doanh nghệp trong nước. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn. Mặt khác nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.  Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các ngành sản xuất liên quan là những ngành doanh nghiệp phối hợp hoặc chia sẻ hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói chung một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.  Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh thường là kết quả của việc kết hợp tất cả các yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh . 6 Lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo của sản phẩm, hàm lượng công nghệ hơn là lợi thế về tài nguyên và chi phí lao động thấp. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ tiến bộ nhanh hơn do những ý tưởng mới được phổ biến và ứng dụng nhanh hơn.  Vai trò của chính phủ và cơ hội Chính phủ có thể tác động tới tới lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua 4 nhóm nhân tố là các điều kiện nhân tố đầu vào, nhu cầu trong nước, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh. Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia và thường nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các công ti.Các cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh. 3. Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter Porter tin rằng sự đổi mới (cũng được hiểu là sự cải tiến, sáng tạo, tìm tòi) là thách thức chính trong mục tiêu nâng cao năng suất và mở rộng quy trên toàn cầu. Porter thường xuyên nhấn mạnh rằng sản xuất chiếm vai trò trọng tâm quyết định khả năng cạnh tranh và sự thịnh vượng của một quốc gia .Sản xuất tốt giống như một chiếc chìa khóa vạn năng đem lại nhiều giá trị về kinh tế. Theo Porter, không có ngành công nghiệp công nghệ thấp, mà chỉ có các công ty công nghệ thấp, những người chưa đủ nhận thức để tiến bộ và biết cách làm tăng giá trị của những gì họ sản xuất. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. 7 Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các Công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ. Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt trội. Điều này đồng nghĩa với việc bất kể ngành công nghiệp nào cho dù trực thuộc một quốc gia có tính chuyên môn sản xuất cao cũng có thể mất đi một lợi thế cạnh tranh đáng kể nếu chưa biết cách kiểm soát và điều chỉnh các lợi thế về công nghệ các lợi thế công nghệ. Điều này đưa chúng ta trở lại với sự khác biệt giữa các quốc gia tiên tiến và các nước đang phát triển. Nhóm nước phát triển có sự đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất còn các nước đang phát triển thì khả năng này yếu hơn, những giá trị họ có thể bổ sung cho sản xuất là rất thấp.Vậy làm thế nào để rút ngắn sự chên lệch này chúng tôi nhận ra rằng giải pháp duy nhất cho các đất nước đang phát triển là một sự gia tăng về năng suất ròng. Vậy cần phải làm như thế nào? Điều này chỉ có thể thực hiện nhờ khả năng sáng tạo. Theo ý tưởng của Porter, các nước phát triển hiện 8 nay đang và sẽ giữ ổn định một bước tiến về đổi mới, cho phép các nước đang phát triển không gian để sản xuất hàng hóa và dịch vụ còn các nước kém phát triển đang cạnh tranh tìm cách thích nghi và do đó bắt đầu quá trình công nghiệp hóa và phát triển, cho đến khi mình có thể cạnh tranh về sự đổi mới. Cần có sự sáng tạo và cải tiến trong 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Trong trường hợp của Hàn Quốc, sự đổi mới là chìa khóa trung tâm của mọi thành công. II. Ứng dụng hình kim cương vào Hàn Quốc 1. Điều kiện các yếu tố sản xuất Hàn Quốc là một nước thuộc khí hậu ôn hòa. Đây là điều kiện tốt cho sự phát triển bởi ít chịu ảnh hưởng những tác động xấu của thiên nhiên như: hạn hán, bão lũ…Tuy nhiên, nhìn chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc rất hạn chế : diện tích đất đai nhỏ hẹp chỉ với khoảng 100 nghìn km2, chủ yếu là đồi núi với trữ lượng tương đối các khoáng sản như: than, vonfram, than chì. Về vị trí địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên.Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải.Có thể nói, đây vừa là khó khăn, vừa là một lợi thế đối với Hàn Quốc.Khó khăn là bởi, đường biên giới trên đất liền duy nhất của Hàn Quốc là tiếp giáp với Triều Tiên – một quốc gia luôn duy trì một cách nghiêm ngặt chính sách đóng cửa nền kinh tế và có nhiều mâu thuẫn với Hàn Quốc. Nhưng lợi thế là nhờ nằm trong lục địa Châu Á,– một châu lục năng động, luôn đạt tốc tăng trưởng và phát triển cao và giữa 2 cường quốc trên thế giới là Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này đã tạo điều kiện học hỏi và phát triển cho Hàn Quốc. Đối với các yếu tố cao cấp, cần phải đề cập đến đầu tiên là một hạ tầng viễn thông hiện đại.Người dân Hàn Quốc luôn được tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ cao. Từ những đường ray tàu điện ngầm cho đến những thiết bị giải trí rất đa 9 dạng, những chiếc điện thoại di động đa chức năng…người ta nhận thấy rằng, xét về công nghệ, Hàn Quốcthể đi trước nhiều nước ở Châu Âu cũng như Châu Mỹ. Hàn Quốc còn được xếp thứ 4 về số lượng kết nối internet và là người tiên phong trong việc sử dụng kết nối tốc độ cao. Ngoài ra, Hàn Quốcquốc gia đầu tiên ứng dụng và phát triển Wibro – một công nghệ mới về internet bang rộng không dây tốc độ cao. Cùng với công nghệ truyền hình kỹ thuật số DMB, công nghệ truyền hình Internet (IPTV), Wibro đã đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia tiến tiến nhất trên thế giới. Tiếp theo, không thể không nhắc đến hệ thống giáo dục chất lượng cao của Hàn Quốc. Cũng giống như Nhật Bản, bị ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Tử, giáo dục Hàn Quốc mang tính hà khắc và chuẩn tắc. Những yêu cầu cao trong việc học hành cũng như trong các kì thi trong nước đã giúp cho sinh viên Hàn Quốc luôn giành được thứ hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ hai về toán học, văn học và vị trí dẫn đầu về giải quyết vấn đề. Điều này đã giúp cho Hàn Quốc có được một nguồn nhân lực chất lượng cao, những lao động có tay nghề… Cuối cùng, cần phải nhắc đến yếu tố văn hóa và lịch sử riêng có của vùng Nam Triều Tiên này. Cách đây nửa thế kỷ, đất nước này đã phải trải qua cuộc chiến tranh với người anh em Bắc Triều Tiên, dẫn đến sự phân cắt đất nước thành hai vùng riêng biệt, đối nghịch nhau về thể chế chính trị : một đi theo chế độ cộng hòa ( Bắc Triều Tiên), một đi theo chế độ tư bản (Hàn Quốc). Chính điều này đã tạo thành một động lực, thúc đẩy những người dân Hàn Quốc làm việc chăm chỉ hơn, với mong muốn thể hiện ưu thế vượt trội của người Nam so với người Bắc. Xét về góc độ văn hóa, người Hàn Quốc cũng giống như người Nhật Bản ở phong cách làm việc đầy trách nhiệm và tập trung. Từ những người công nhân kĩ thuật cho đến những nhân viên văn phòng, họ không nề hà cống hiến sức lao động cũng như thời 10 [...]... nghiệp Hàn Quốc luôn chịu áp lực đáp ứng những tiêu chuẩn cao đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh khi mở rộng ra thị trưởng ngoài nước.Như vậy có thể nói, chính những quan điểm, thị hiếu của người dân trong nước đã góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Hàn Quốc trên trường quốc tế 3 Các ngành hỗ trợ và liên quan a Các ngành công nghiệp hỗ trợ Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. .. cảnh giao tranh về kinh tế trên thế giới đang diễn ra khắc nghiệt, Hàn Quốc luôn đặt vấn đề cạnh tranh lên hàng đầu Với khả năng khai thác lợi thế, tiềm lực mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược quốc gia của các nhà lãnh đạo, chúng ta cùng chờ đón xem liệu Hàn Quốc có trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ vào năm 2025 như dự đoán được hay không 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Chiến lược cạnh tranh, M.Porter,... phủ phân bổ ngân sách khoảng 147,8 triệu đô la trong năm 2002 để nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc proton, phản ứng tổng hợp hạt nhân , nhiên liệu hạt nhân, hạt nhân an toàn, kỹ thuật bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ 26 KẾT LUẬN Việc phân tích dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter đã giúp tìm ra những nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc. .. rộng Cũng tương tự với hệ thống đường sắt tại quốc gia này Tuy nhiên, Hàn Quốc lại có lợi thế về giao thông đường không, trong số 10 cảng hàng không có tới 4 cảng là cảng quốc tế, trong khi tại Pháp con số này là 1/10 Hàn Quốc do đó mà có lợi thế tốt hơn về cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng không đến các công ty xuất khẩu trong nước cũng như các nước nhập khẩu Hàn Quốc có 10 cảng trong đó có 2 cảng rất lớn... hiện sự ưa thích của người dân trong nước cũng như ngoài nước đối với sản phẩm của Hàn Quốc Với một lượng cầu lớn và ngày càng tăng lên như vậy đã tạo nên động cơ để các doanh nghiệp đổi mới sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất…tạo nên một lợi thế cạnh trang cho sản phẩm của Hàn Quốc trên thế giới Một ví dụ rõ nét nhất là về các sản phẩm điện thoại di động của một hãng... kinh tế tri thức, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) được quyết định bởi tri thức và năng lực đổi mới của doanh nghiệp Theo khía cạnh này, tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ được tả bởi trình độ đổi mới và năng lực sử dụng công nghệ và mạng thông tin và truyền thông (IT) của các DNVVN Nhằm nâng cao năng lực đổi mới của các DNVVN, Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy các chính sách... lượng của Hàn quốc không chỉ có tay nghề cao mà còn có những phẩm chất thiết yếu cho công việc Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù không có nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên, nhưng Hàn Quốc đã biết tạo ra những ưu thế cho mình bằng chính sự nỗ lực của toàn nhân dân cùng với những đường lối phát triển đúng đắn của chính phủ Điều này là nền tảng vững chắc cho Hàn Quốc không ngừng vươn lên, trở thành... đó đã làm nên sự phát triển tuyệt vời của nền kinh tế Hàn Quốc trong thế kỉ XX và ngày càng trở nên vững mạnh Vượt qua những khó khăn về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên cũng như tình hình chính trị phức tạp, Hàn Quốc đã vươn lên vị trí mười hai thế giới về tốc độ tăng trưởng trong vòng chưa đầy năm mươi năm Kì tích đó có được là nhờ việc áp dụng hình kim cương cân bằng và những chính sách chủ... ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận Hàn Quốcquốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4 May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn... cập gần 100% đất nước này Năm 1960, Hàn Quốc có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại là 36%, gần bằng 1/10 tỷ lệ trung bình của thế giới vào lúc đó Hiện nay, hơn 92% hộ gia đình ở Hàn Quốc đã có điện thoại cố định, đồng thời hơn 75% dân số gồm 48 triệu người của đất nước này thuê bao các dịch vụ di dộng Thành công về viễn thông của Hàn Quốc một phần là do Chính phủ đã thành công khi đặt mục tiêu vào các . quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Trong trường hợp của Hàn Quốc, sự đổi mới là chìa khóa trung tâm. nền kinh tế phát triển rất vững mạnh, xứng tầm vị trí 12 trên Thế giới. Cùng với sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội thì sức mua của người dân cũng

Ngày đăng: 29/01/2014, 13:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • I. Lý thuyết chung

  • 1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)

  • 2. Mô hình kim cương

  • 3. Vai trò của đổi mới, cải tiến theo M. Porter

  • II. Ứng dụng mô hình kim cương vào Hàn Quốc

  • 1. Điều kiện các yếu tố sản xuất

  • 2. Điều kiện nhu cầu trong nước

  • 3. Các ngành hỗ trợ và liên quan

    • a. Các ngành công nghiệp hỗ trợ

    • b. Các ngành liên quan

    • 4. Cơ cấu, chiến lược và môi trường cạnh tranh

      • a. Cơ cấu

      • b. Chiến lược

      • c. Môi trường Cạnh tranh

      • 5. Chính sách hợp tác, nghiên cứu và phát triển - Research and development (R&D) của Hàn Quốc.

      • 6. Vai trò của đổi mới ở Hàn Quốc

      • KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan