Tiểu luận Incotermes và thực tế ứng dụng tại Việt Nam

36 2.1K 13
Tiểu luận Incotermes và thực tế ứng dụng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Incotermes và thực tế ứng dụng tại Việt Nam Cùng với thời gian, thương mại quốc tế (TMQT) ngày càng phát triển. Trước kia, các thương nhân...

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH      MÔN : QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: Nhóm SVTH : Nhóm 2 Lớp : K15 NT002 GVHD : TS. Bùi Thanh Tráng Thành phố Hồ Chí Minh 04 – 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH      MÔN : QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU Nhóm SVTH : Nhóm 2 – Lớp K15NT002 1. Lư Bội Chân 2. Nguyễn Thành Châu 3. Đặng Thị Diễm Chi 4. Thái Thị Minh Hằng 5. Nguyễn Thị Huệ 6. Đặng Thị Thúy Ngân 7. Ngô Kim Oanh 8. Lê Quốc Tuấn 9. Tống Thị Thanh Vân Thành phố Hồ Chí Minh 04 – 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 1. Tổng quan về Incoterms 2 1.1. Giới thiệu chung về Incoterms 2 1.2. Incoterms 2010 3 1.2.1. Giới thiệu về incoterm 2010 3 1.2.2. Một số đặc điểm nổi bật của Incoterms 2010 4 1.2.3. Các điều kiện của Incoterms 2010 8 1.2.3.1. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải 8 1.2.3.2. Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa 13 1.3. Sự khác biệt giữa Incoterms 2000 2010 17 2. Tình hình xuất khẩu tại Việt Nam 18 2.2. Tại sao các doanh nghiệp VN xuất FOB 19 2.3. Lợi ích khi xuất khẩu theo CIF, CFR, CPT, CIP 20 3. Đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các điều CIF, CFR, CPT, CIP khi xuất khẩu 22 KẾT LUẬN 25 PHỤ LỤC 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 1 MỞ ĐẦU Cùng với thời gian, thương mại quốc tế (TMQT) ngày càng phát triển. Trước kia, các thương nhân phải tự mang hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mất hàng tháng để thực hiện các giao dịch mua bán, lợi nhuận thu được nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Ngày nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sự hình thành các khối nước thương mại chung, các trung gian thương mại, tài chính.v.v. thì người mua người bán không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn mua/bán được hàng hóa, dịch vụ. Chính sự phát triển này đòi hỏi phải có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi để điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp trong TMQT. Có rất nhiều quy tắc, thông lệ quốc tế chi phối quan hệ TMQT như: UCP điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, URR điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu,.v.v. Incoterms (International Commerce Terms – các điều kiện TMQT) cũng là một trong những quy tắc như vậy. Đây là quy tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế (ICC) nhằm giải thích thống nhất các điều kiện thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho các giao dịch TMQT diễn ra thuận lợi, trôi chảy. Việc hiểu rõ quy tắc này không chỉ cần thiết với các bên mua, bên bán mà còn rất cần thiết với các cán bộ ngân hàng, là những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng đạt được những thuận lợi, tối đa được lợi ích trong quá trình giao dịch. Tuy không phải là một yếu tố bắt buộc trong hợp đồng mua bán quốc tế, nhưng việc dẫn chiếu đến Incoterms sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên, làm giảm nguy cơ rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp lý. Chính vì vậy các bên tham gia giao dịch TMQT cần phải nắm rất rõ đặc điểm sử dụng của Incoterms để ứng dụng trong các giao dịch một cách linh hoạt. 2 NỘI DUNG 1. Tổng quan về Incoterms 1.1 . Giới thiệu chung về Incoterms  Khái niệm Incoterms: Incoterms (International Commerce Terms - Các điều khoảnthương mại quốc tế) là bộ qui tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế.  Mục đích: Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương (Incoterms 2010 đã mở rộng cho cả thương mại nội địa). Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua.  Phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao nhận hàng hóa được bán với nghĩa “hàng hóa hữu hình”, chứ không bao gồm “hàng hóa vô hình”.  Lý do sự cần thiết phải sửa đổi Incoterms 2000 Incoterms 2000 còn tồn tại nhiều điểm yếu Sau 2,5 năm nghiên cứu trên 2000 công ty xuất khẩu lớn trên thế giới có liên hệ chặt chẽ với ICC (International Chamber of Commerce – Phòng thương mại quốc tế) về sử dụng Incoterms 2000, các chuyên gia rút ra: - Nhiều điều kiện thương mại Incoterms rất ít áp dụng: DAF, DES, DEQ, DDU. - Nhiều điều kiện thương mại không rõ, dễ nhầm lẫn dẫn tới khó lựa chọn; tranh chấp trong trả các loại phí liên quan đến giao nhận. Sự kiện khủng bố diễn ra tại Hoa Kỳ 11/9/2001 Năm 2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật mới quy định 100% container hàng hóa chở vào Hoa Kỳ phải được soi chiếu. Biện pháp an ninh mới này sẽ là một thách thức rất lớn cả về công việc lẫn tài chính. 3 Từ 01/07/2012, các container chở hàng đến Hoa Kỳ dù là được chuyên chở trực tiếp hoặc gián tiếp (chuyển tải qua một cảng biển thứ 3) đều phải được soi chiếu trước. Quy định nhằm đảm bảo an ninh dây chuyền logistics toàn cầu này của Hoa Kỳ sẽ đặt ra cho Hải quan các nước phải trang bị máy soi container tại các cảng biển quốc tế có xuất hàng container đi Hoa Kỳ. Quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của Hoa Kỳ đã được xây dựng mới Kể từ năm 2004, nhiều chuyên gia làm luật thương mại của Hoa Kỳ phối hợp với các chuyên gia của ICC hoàn thiện xây dựng Incoterms 2010. Có thể nói nội dung của Incoterms 2010 có nhiều điểm tương đồng nhất với Bộ quy tắc: “The 2004 revision of the United States’ Uniform Commercial Code” so với Incoterms 1990 hay Incoterms 2000. Quy tắc bảo hiểm hàng hóa Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở mới có hiệu lực từ 01/01/2009 được hoàn thiện từ Quy tắc ban hành năm 1982. Chứng từ điện tử Sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh đúng chu kỳ 10 năm/lần. 1.2. Incoterms 2010 1.2.1. Giới thiệu về incoterm 2010  Những điều lưu ý khi sử dụng Incoterms 2010 - Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa Muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ, như: “[Điều kiện được chọn, tên địa điểm, Incoterms 2010]”. - Lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp Điều kiện Incoterms được chọn phải phù hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải và quan trọng hơn cả là phải xem các bên có ý định đặt ra cho người mua hoặc người bán các nghĩa vụ bổ sung, ví dụ như nghĩa vụ tổ chức vận tải mua bảo hiểm. Hướng dẫn sử dụng trong từng điều kiện Incoterms cung cấp những thông tin đặc biệt hữu ích cho việc lựa chọn các điều kiện. Dù chọn điều kiện Incoterms nào, các bên vẫn cần biết rằng việc giải thích hợp đồng còn chi phối mạnh mẽ hơn tập quán riêng của từng cảng hoặc từng địa phương có liên quan. 4 - Quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt Điều kiện Incoterms được lựa chọn chỉ làm việc tốt khi các bên chỉ định một nơi hoặc một cảng, sẽ là tối ưu nếu các bên quy định chính xác nơi hoặc cảng đó. Chẳng hạn cần quy định như: “FCA 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms 2010”. Theo các điều kiện như: Giao tại xưởng (EXW), Giao cho người chuyên chở (FCA), Giao tại bến (DAT), Giao tại nơi đến (DAP), Giao hàng đã nộp thuế (DDP), Giao dọc mạn tàu (FAS), Giao lên tàu (FOB), thì nơi được chỉ định là nơi diễn ra việc giao hàng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Theo các điều kiện: Cước phí trả tới (CPT), Cước phí bảo hiểm trả tới (CIP), Tiền hàng cước phí (CFR), Tiền hàng, bảo hiểm cước phí (CIF), thì địa điểm được chỉ định khác với nơi giao hàng. Theo bốn điều kiện này, nơi được chỉ định là nơi đến mà cước phí được trả. Việc ghi nơi hoặc đích đến có thể được cụ thể hóa hơn bằng cách quy định một địa điểm cụ thể tại nơi hoặc đích đến đó nhằm tránh sự nghi ngờ hoặc tranh chấp. Lưu ý các điều kiện Incoterms không thay thế được hợp đồng mua bán hàng hóa. Incoterms đã chỉ rõ bên nào trong hợp đồng mua bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua chi phí nào mỗi bên phải chịu. Song, Incoterms không nói gì tới mức giá phải trả hay phương thức thanh toán. Đồng thời, Incoterms cũng không đề cập tới sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên nên biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất kỳ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được chọn 1.2.2. Một số đặc điểm nổi bật của Incoterms 2010  Incoterms 2010 có 11 điều kiện, trong đó có hai điều kiện mới DAT DAP So với Incoterms 2000 thì Incoterms 2010 ít hơn 2 điều kiện, còn 11 điều kiện. Đó là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ của Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới, có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (Delivered at Terminal – Giao hàng tại bến) DAP (Delivered at Place – Giao tại nơi đến). 5 Theo cả hai điều kiện mới này, việc giao hàng diễn ra tại đích đến được chỉ định, cụ thể, theo DAT, khi hàng hóa đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại đích đến, đã dỡ khỏi phương tiện vận tải (giống điều kiện DEQ trước đây), còn theo DAP, khi hàng hóa đặt dưới sự định đoạt của người mua tại đích đến, nhưng trong trạng thái sẵn sàng để dỡ khỏi phương tiện vận tải (giống các điều kiện DAF, DES, DDU trước đây). Giống như các điều kiện thuộc nhóm D của Incoterm 2000, các điều kiện mới đều là điều kiện “giao tại nơi đến”, theo đó, người bán chịu mọi chi phí (trừ các chi phí liên quan tới thủ tục thông quan nhập khẩu, nếu có) rủi ro trong quá trình đưa hàng tới nơi đến được chỉ định.  Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm Nếu trong Incoterms 2000 người ta đặc biệt chú ý đến đặc điểm chung của các nhóm điều kiện, nên phân các điều kiện của Incoterms thành 4 nhóm E, F, C D thì trong Incoterm 2010, người ta lại chú trọng đến phương thức vận tải thích hợp được sử dụng trong từng điều kiện nên 11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt.  Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW: Giao tại xưởng FCA: Giao cho người chuyên chở CPT: Cước phí trả tới CIP: Cước phí bảo hiểm trả tới DAT: Giao tại bến DAP: Giao tại nơi đến DDP: Giao hàng đã nộp thuế  Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển đường thủy nội địa: FAS: Giao dọc mạn tàu FOB: Giao lên tàu CFR: Tiền hàng cước phí CIF: Tiền hàng, bảo hiểm cước phí Nhóm thứ nhất này bao gồm bảy điều kiện có thể sử dụng cho bất cứ phương tiện vận tải nào kể cả vận tải đa phương thức. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA,CPT,CIP, DAT, DAP, DDP. 6 Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chung được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển đường thủy nội địa”. Nhóm này bao gồm các điều kiện FAS, FOB,CFR,CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua ranh giới tưởng tượng - lan can tàu. Các điều kiện dùng cho thương mại quốc tế nội địa Theo truyền thống, các điều kiện Incoterms thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán quốc tế, khi có sự di chuyển của hàng hóa qua biên giới quốc gia. Tuy vậy, tại nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển của khối thương mại, như Liên minh châu Âu đã khiến các thủ tục tại biên giới quốc gia không còn quan trọng nữa. Do đó, tiêu đề phụ của Incoterms 2010 đã chính thức khẳng định: Incoterms có thể được sử dụng cho cả các hợp đồng mua bán quốc tế nội địa. Vì lý do này, các điều kiện Incoterms 2010 nhấn mạnh nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng. Hướng dẫn sử dụng Trước mỗi điều kiện Incoterms sẽ có một Hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn sử dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, giúp người sử dụng lựa chọn một cách chính xác hiệu quả điều kiện Incoterms thích hợp cho từng giao dịch cụ thể. Trao đổi thông tin bằng điện tử Các phiên bản Incoterms trước đã chỉ rõ những chứng từ có thể được thay thế bằng thông điệp dữ liệu điện tử. Tuy vậy, giờ đây các mục A1/B1 của Incoterms 2010 cho phép các trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi tương đương bằng giấy, miễn là được các bên đồng ý hoặc theo tập quán. Cách quy định này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các giao dich điện tử mới trong suốt thời gian Incoterms 2010 có hiệu lực Bảo hiểm Incoterms 2010 là phiên bản Incoterms đầu tiên kể từ khi Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi tính đến những thay đổi của các điều kiện này. [...]... khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng theo giá FOB, tức là giao hàng cho bên mua trên tàu của bên mua tại cảng Việt Nam Khi mua hàng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại nhận hàng trên tàu của người bán tại cảng Việt Nam Đó là tập quán kinh doanh trong xuất - nhập khẩu ở Việt Nam đã hình thành từ rất lâu vẫn tồn tại cho đến nay Câu hỏi đặt ra là vì sao các doanh nghiệp Việt Nam lại có “tập quán... bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) cung cấp Thông tin về hãng tàu: Theo nguồn của Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê: Hiện nay có 31 hãng tàu biển đại lý tại Việt Nam Các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ với bất kỳ hãng tàu nào, để yêu cầu họ cung cấp cước container, hoặc giá cước thuê tàu chở hàng Tất cả các công ty bảo hiểm hãng tàu, sẽ đáp ứng ngay các yêu cầu của các khách... bán phải chịu mọi chi phí rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến điểm đích có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan cả xuất nhập khẩu, thanh toán cả thuế xuất nhập khẩu, thực hiện mọi thủ tục hải quan 12 Lưu ý hướng dẫn - Nêu rõ chỗ giao hàng tại điểm đích đã thống nhất vào ngày thống nhất hoặc trong thời hạn đã thống nhất Các vấn đề chính: - Thông quan xuất khẩu nhập khẩu, giấy phép, ủy... điều kiện áp dụng cho vận tải biển đường thủy nội địa: FOB, FAS, CIF, CFR Theo chi phí giao nhận Theo hình thức vận tải: 3 Cách thức phân nhóm vận tải địa điểm đường thjủy các loại chuyển rủi ro 4 5 6 Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms Hướng dẫn sử dụng trước mỗi điều khoản Thương mại jquốc tế Không có Trao đổi thông tin bằng Không thật rõ phương tiện vận tải Thương mại quốc tế nội địa Có... kê do người vận tải cấp - Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương Mại Việt Nam cấp - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp cấp - Giấy chứng nhận số lượng, phẩm chất hàng hóa, trọng lượng bao bì đóng gói do Vinacontrol cấp - Giấy chứng nhận hun khói khử trùng do Bộ Nông nghiệp cấp 11 NHỮNG ĐIỀU KHOẢN VẬN TẢI - 7 ngày trước ngày tàu đến để bốc hàng tại cảng bốc hàng, những chủ sở hữu... thực trạng xuất FOB, nhập CIF hiện vẫn đang rất phổ biến ở Việt Nam Dựa trên những nguyên nhân tồn tại thực trạng này, nên chăng cần nghĩ tới những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiến tới việc xuất CIF nhập FOB trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay 2.3 Lợi ích khi xuất khẩu theo CIF, CFR, CPT, CIP Dựa vào nền tảng Incoterm 2000 cách phân nhóm của các điều kiện vẫn dùng thuật ngữ... trong việc thu gom tập kết hàng hóa Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho 3 Đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các điều CIF, CFR, CPT, CIP khi xuất khẩu  Tạo hành lang pháp lý diễn đàn để các doanh... “tập quán ngược” như vậy ? 18 2.2 Tại sao các doanh nghiệp VN xuất FOB  Trước hết, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam các doanh nghiệp FDI - Cạnh tranh về giá Các doanh nghiệp FDI có sự liên kết, quan hệ mật thiết rộng rãi với các hãng tàu các công ty bảo hiểm trong ngoài nước Nhờ đó, cả ba sẽ cùng hạ giá phí để cùng có khách hàng lợi nhuận Chẳng hạn như, cả ba... thuận tiện sẽ là tiền đề đi đến xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C 24 KẾT LUẬN Trong tương lai kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi chúng ta chính thức trở thành nền kinh tế thị trường Nhu cầu giao lưu kinh tế sẽ tăng cao, cùng với đó là nhu cầu về nhân lực vật lực cho xuất nhập khẩu Với quyết tâm trở thành một trong các thị trường xuất khẩu nhập khẩu lớn, Việt. .. hàng hóa tăng cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam  Hàng hóa xuất nhập khẩu Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, gia công hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỉ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn đối với mặt hàng là các sản phẩm gia công thì khách hàng họ thuê tàu cả chuyến đi về nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ không xuất CIF được.Thông thường tiền cước vận chuyển . khẩu/nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng. Hướng dẫn sử dụng Trước mỗi điều kiện Incoterms sẽ có một Hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn sử dụng giải thích những. Đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các điều CIF, CFR, CPT, CIP khi xuất khẩu 22 KẾT LUẬN 25 PHỤ LỤC 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Ngày đăng: 29/01/2014, 00:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan