Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 - Thứ 3 pptx

10 301 0
Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 - Thứ 3 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH BẢN LÀNG TUẦN IX Thứ, Tên Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 1 - ĐÓN TRẺ - Trò chuyện về nhà bé ở. - Trò chuyện về xóm của nhà bé, những người hàng xóm của bé. - Trò chuyện về những người trong bản làng bé biết. - Trò chuyện về những thứ cần mặc ở trong gia đình. - Trò chuyện về gia đình đông con hay ít con. 2 -THỂ DỤC VẬN ĐỘNG - Chuyền bóng dưới chân. - Trò chơi : gieo hạt. - Chuyền bóng qua đầu. - Trò chơi : con muỗi. - Bài tập hô hấp. - Bài tập phát triển chung . - Bài tập hô hấp. - Trò chơi : Kéo co. 3 -HOẠT ĐỘNG - THỂ DỤC : - GDÂN : Chiếc khăn - MTXQ : Trò chuyện về bản làng của - VĂN HỌC : - TẠO HÌNH Vẽ ngôi nhà CHUNG Chạy nhanh 50m. tay. bé. - LQCC : l – m – n Em yêu nhà em. của cháu. 4 -HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Bắt bóng gọi nhanh tên đồ vật. - Quan sát bản làng của bé. - Quan sát cây cối xung quanh lớp. - Quan sát hiện tượng thiên nhiên. - Quan sát bầu trời. 5 -HOẠT ĐỘNG GÓC - Xây dựng bản làng của bé có nhà bé, có nhà hàng xóm,… - Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố, mẹ, những người hàng xóm. - Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn rau xanh, trồng hoa, chăm sóc hoa. - Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu bản làng của bé. 6 -HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - Làm quen âm nhạ c : Chiếc khăn tay. - Dạy trẻ làm quen chữ cái : l-m-n. - Giáo dục lễ phép. - Trẻ làm quen với thơ : Em yêu nhà em. - Giáo dục vệ sinh. - Trẻ làm quen với bản làng. - Dạy trẻ làm quen với chữ cái. - Nhận xét tuyên dương, phát phiếu bé ngoan. Thứ 3 1)Đón trẻ: TRÒ CHUYỆN VỀ XÓM CỦA BÉ NHỮNG NGƯỜI HÀNG XÓM CỦA BÉ. I/Mục đích: - Trẻ biết được tên xóm nơi bé ở, những người gần nhà bé. - Biết yêu quê hương. II/Chuẩn bị : - Câu hỏi đàm thoại III/Cách tiến hành : - Cô hỏi : nhà con ở đâu ? xóm nào ? tên xóm là gì ? - Trong xóm có những ai ? - Chỗ con ở có đông nhà không ? - Cạnh nhà con có ai ? tên gì ? con gọi người đó là gì ?(cô bác, gì hay là hàng xóm ) - Con có yêu thương các bác hàng xóm ở gần nhà mình không ? - Các con à ! trong xóm các con có nhiều người, nhiều nhà, những người ở gần gọi là hàng xóm. Những người trong một xóm họ rất thương yêu nhau, hay giúp đỡ nhau như anh em, khi gặp khó khăn thì họ sẵn sàng giúp đỡ. Vậy các con cũng phải biết thương yêu, giúp đỡ những bạn ở cùng xóm với mình nhé. 000 2)Thể dục vận động : CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU. TRÒ CHƠI CON MUỖI. I/Mục đích: - Trẻ xác định được phía dưới chân. - Trẻ chuyền bóng bằng hai tay không rơi bóng. II/Chuẩn bị : - 03 quả bóng. III/Cách tiến hành : - Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát tập trung trẻ ra sân. - Hướng dẫn trẻ xếp thành 3 hàng ngang. - Cô hướng dẫn cách chuyền : bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay, đưa cao lên đầu chuyển xuống phía sau cho bạn đứng sau, bạn đứng sau tiếp tục như thế đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng, cứ như thế, cho trẻ thực hiện 3 – 4 lần. - Cho trẻ chơi trò chơi : con muỗi. - Cô chơi cho trẻ chơi theo. 000 3) HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN : GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI : CHIẾC KHĂN TAY. I/ Yêu cầu : 1/Kiến thức. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “Chiếc khăn tay”. - Trẻ hát thuộc hát theo cô hết cả bài. - Trẻ biết gõ phách kết hợp lời ca. 2/Kỹ năng: - Trẻ ngắt nhịp đúng, hát đúng giọng. - Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát. - Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau. 3/Giáo dục - Giáo dục trẻ có ý thức học tập. - Giáo dục trẻ biết yêu quí giữ gìn chiếc khăn tay. 4/Phát triển : - Phát triển khả năng phối hợp vận động. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. - Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. - Phát triển ngôn ngữ. II/ Chuẩn bị : - Tranh chiếc khăn tay. - Tranh vẽ đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ : ca, lược, dép… - Cô thuộc hát đúng lời bài hát. - Cô hát cháu nghe bài : “Em yêu cây xanh” . - Xắc xô, thanh gõ đủ cho cô trẻ. III/Phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Tích hợp : MTXQ, văn học. IV/ Cách tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1)Ổn định dẫn dắt vào đề: - Cho lớp hát bài “ Vui đến trường” Cô hỏi : mỗi sáng thức dậy các con phải làm gì ? - À ! đúng rồi mỗi sáng thức dậy các con phải đánh răng, rửa mặt. - Vậy các con dùng gì để lau mặt ? *Giáo dục : ca, dép, lược, khăn là những đồ dùng vệ sinh cá nhân của các con.Những đồ dùng nầy do bố mẹ các con làm việc vất vả mới có tiền mua, khi dùng các con phải cẩn thận để dùng được lâu các con nhớ chưa nào. - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát “Chiếc khăn tay” của nhạc sỹ Văn Tấn. 2) Hoạt động nhận thức : a) Dạy hát: - Cô hát diễn cảm lần 1. - Cô hỏi tên bài hát, tên nhạc sỹ ? - Cho trẻ xem tranh minh hoạ nội dung bài hát, đàm thoại về nội dung tranh. - Hỏi trẻ nội dung bức tranh. - Chiếc khăn có dạng hình gì ? - Chiếc khăn màu gì ? + Trong bài hát này tác giả nói lên sự thích thú của - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Lớp hát cùng cô. - Tổ hát. - Cá nhân trẻ hát. em bé khi được mẹ tặng cho chiếc khăn tay. Nhờ có chiếc khăn tay mà hằng ngày tay em bé luôn sạch sẽ. + Giáo dục : các con à, khăn là đồ dùng vệ sinh cá nhân của các con, khi dùng xong các con phải cất đúng nơi qui định, phải giặt thường xuyên để khăn luôn sạch sẽ thơm tho nhé. - Cô cùng lớp hát cả bài.( 3 lần ). - Mời tổ hát. - Mời cá nhân hát. - Một tổ hát, hai tổ còn lại vỗ tay theo nhịp bài hát. - Cho lớp hát lại. b)Vận động theo nhạc : - Cô giới thiệu thanh tre để gõ phách. - Cô hát gõ phách mẫu lần 1. - Mời cả lớp thực hiện cùng cô. ( 2 lần ) - Mời nhóm hát gõ phách theo cô. - Mời tổ hát gõ phách. - Mời cá nhân hát gõ phách ( 2 – 3 trẻ) - Cô theo dõi sửa sai. - Mời một tổ đứng dậy hát, hai tổ còn lại gõ phách .( Luân phiên như thế đối với hai tổ còn lại ) - Mời cá nhân trẻ hát gõ phách. - Mời cả lớp hát vỗ tay theo nhịp bài hát. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chú ý, lắng nghe. - Trẻ chú ý. - Lớp hát gõ phách. - Nhóm thực hiện. - Tổ thực hiện. - Cá nhân trẻ thực hiện. Trẻ thự hiện. - Trẻ đọc thơ đi cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ đàm thoại cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. c)Nghe hát : - Cho trẻ đọc thơ “Dán hoa tặng mẹ” đế n góc tranh minh hoạ nội dung bài hát “ Em yêu cây xanh ”. - Cô giới thiệu bài hát “Em yêu cây xanh ” . - Cô hát lần 1: + Cô hỏi trẻ tên bài hát , tên nhạc sĩ. + Cho trẻ trực quan tranh, đàm thoại về nội dung bài hát kết hợp giáo dục. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 có điệu bộ minh họa. - Cho trẻ về lớp đọc thơ d)Trò chơi âm nhạc: - Tổ chức trò chơi: “Nghe tiết tấu, tìm đồ vật”. + Chuẩn bị : - 1 số đồ dùng gia đình bằng đồ chơi. - 1 xắc xô. + Luật chơi : - Cô gõ tiết tấu chậm, trẻ đi bình thường. - Cô gõ tiết tấu kết hợp nói tìm đồ vật. - Lúc đầu cô làm mẫu sau đó cho trẻ thực hiện 4 – 5 lần * Củng cố : cho lớp hát vỗ tay lại bài “Chiếc khăn tay”, đi ra ngoài. - Lớp hát đi ra ngoài. 000 4)Hoạt động ngoài trời: QUAN SÁT BẢN LÀNG CỦA BÉ I/Mục đích: - Trẻ biết được bản làng của bé gồm có rất nhiều nhà. II/Chuẩn bị : - Câu hỏi đàm thoại III/Cách tiến hành : 1/ Ổn định tổ chức: - Các con à, để biết được bản làng của các con như thế nào, các con hát bài “ chiếc khăn tay” đi ra ngoài nhé. 2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động. a/ Hoạt động quan sát có mục đích. - Các con à ! Hôm nay các con cùng cô quan sát bản làng của các con nhé ? - Cô đặt câu hỏi liên quan đến nội dung quan sát. b/ Hoạt động tập thể: - Các con nhìn xem bản làng gồm có những gì nào ? - Có nhiều nhà hay ít nhà ? - Nhà được làm bằng gì ? - Nhà đó gọi là nhà gì ? - Làng có nhiều câu hay ít cây ? + Giáo dục : các con à, bản làng bao gồm cả một xóm, trong xóm đó có rất nhiều nhà, có nhà làm bằng gỗ, bằng tranh, nhà xây, nhà sàn,… Khi ở trong bản làng các con phải biết yêu thương những người trong làng nhớ chưa nào. c/ Trò chơi tự chọn: - Trò chơi tung bắt bóng. 3/ Kết thúc: - Tập trung trẻ, nhận xét, tuyên dương, giáo dục. 000 6)Hoạt động tự chọn: DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI l – m - n. I/Mục đích : - Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Phát triển vốn từ. II/Chuẩn bị : - 03 chữ cái. III/Cách tiến hành : - Cô gắn từng chữ lên bảng, cô đọc, lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc. - Cho trẻ sờ phân tích nét chữ theo yêu cầu của cô. - Ngoài ra còn mở rộng thêm, có thể cho trẻ đọc, viết lồng ghép vào các trò chơi, dạy ở mọi lúc, mọi nơi… - Giáo dục lễ giáo. . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG TUẦN IX Thứ, Tên Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 1 - ĐÓN. hấp. - Trò chơi : Kéo co. 3 -HOẠT ĐỘNG - THỂ DỤC : - GDÂN : Chiếc khăn - MTXQ : Trò chuyện về bản làng của - VĂN HỌC : - TẠO

Ngày đăng: 26/01/2014, 16:20

Hình ảnh liên quan

-T ẠO HÌNH Vẽ  ngôi  nhà  - Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 - Thứ 3 pptx

ng.

ôi nhà Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan