Tài liệu Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 3 doc

3 727 2
Tài liệu Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 PHẦN III NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CHĂN NUÔI HIỆN NAY I. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của các vùng sinh thái Nước ta với bảy vùng sinh thái nông nghiệp. Mỗi vùng có những tiềm năng và lợi thế khác nhau. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi, chúng ta cần quan tâm đến những tiềm năng và lợi thế của từng vùng miền khác nhau 1. Đối với bò thịt: phát triển theo phương thức trang trại bán thâm canh lấy thịt tại vùng Duyên hải Miền trung, Tây nguyên để khai thác tiềm năng về đất đai và bãi chăn thả. Các tỉnh quanh Thủ đô Hà Nội (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh ) và các tỉnh quanh Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương, Đồng Nai ) do hạn chế về đất đai, nhưng lại có ưu thế về dân trí và thị trường, cần phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo hướng thâm canh. 2. Đối với bò sữa thuần, tập trung phát triển tại những vùng có điều kiện sinh thái khí hậu phù hợp như Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng, Đà Lạt (Lâm Đồng). Các vùng khác như Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương chỉ nên nuôi các loại bò lai hướng sữa. 3. Đối với lợn ngoại, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi quy mô trang trại lớn và vừa tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung bộ và một số tỉnh thuộc Đông bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu long. Cũng cần quan tâm hình thành một số vùng chăn nuôi lợn đặc sản ở Tây Bắc, Tây nguyên và Đông Nam bộ. 4. Đối với gia cầm, phát triển mạnh theo phương thức chăn nuôi trang trại, khép kín tại hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long, các tỉnh thuộc Đông bắc, Đông Nam bộ. Chú trong phát triển một số giống gia cầm đặc sản quanh các đô thị lớn và các vùng chăn nuôi truyền thống 5. Đối với trâu, tâp trung phát triển theo phương thức chăn nuôi trang trại thâm canh nhỏ và vừa tại các tỉnh Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. 6. Đối với dê, tập trung phát triển để những vùng chăn nuôi dê trọng điểm: dê chuyên thịt (Thanh Hoá, Ninh Bình, Bình Định, ) và dê kiêm dung thịt-sữa hoặc sữa -thịt (Hà Nội, Hoà Bình, Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang, ) II. Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi để hạ giá thành và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi Giá bán và chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thịt trường. Giá bán phụ thuộc vào giá thành trong khi cơ cấu giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa do thức ăn chăn nuôi chi phối từ 70 – 75% giá thành. 11 1. Về giá thức ăn: cả nước có 249 nhà máy, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (năm 2005), sản xuất trên 5,3 triệu tấn thức ăn hỗn hợp. Giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn các nước trong khu vực 10 – 20% và cao hơn giá thức ăn thế giới 20 – 25% 2. Về chất lượng thức ăn: Một vấn đề đáng quan tâm là chất lượng thức ăn chăn nuôi. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi năm 2006, thì 58% (116/200) số mẫu lấy ngẫu nhiên tại các nhà máy và 82,7% (172/208) số mẫu ngẫu nhiên trên thị trường không đảm bảo chất lượng như công báo. Có 11% số doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong số các danh nghiệp được kiểm tra còn cho thêm các chất bị cấm sử dụng (hóc môn tăng trưởng) vào thức ăn. Chất lượng thức ăn không đảm bảo là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi, đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời gây tổn hại kinh tế cho người chăn nuôi và sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngoài các giải pháp về giống, tổ chức quản lý và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh thú y, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giảm giá thành chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi thông qua kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn, bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng và tăng tính cạnh tranh lành mạnh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. III. Thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học 1. Tầm quan trọng của chăn nuôi an toàn sinh học Từ cuối năm 2003 đến nay, ở nước ta đã liên tiếp xảy ra những vụ dịch lớn (Dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch lở mồn long móng ), gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và cho nền kinh tế nói chung đồng thời còn đe doạ đến sinh mạng con người. 2. Khái niệm: “Chăn nuôi an toàn sinh học” là Tổng thể các biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh. 3. Ba nguyên tắc cơ bản: việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học là rất cần thiết và ba nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi an toàn sinh học 3.1. Nguyên tắc 1: Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; trước cổng trại và mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; phải thường xuyên, định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi; chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. 3.2. Nguyên tắc 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tốt đàn vật nuôi Cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt và nước uống sạch cho đàn vật nuôi; chuồng trại đúng quy cách và bản đảm mật đọ nuôi hợp lý; định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sản cho vật nuôi. 12 3.3. Nguyên tắc 3: Kiểm soát mọi thứ ra vào khu chăn nuôi Đối với con giống cần phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc, tình trạng bệnh dịch của đàn vật nuôi mới nhập về; vật nuôi mới mua về phải nuôi cách ly theo quy định; kiẻm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; kiểm soát không cho chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ vào khu vực chăn nuôi. . thuật, vệ sinh thú y, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giảm giá thành chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi thông qua kiểm soát chặt chẽ chất. phẩm chăn nuôi trên thị trường. III. Thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học 1. Tầm quan trọng của chăn nuôi an toàn sinh học Từ cuối năm 2003

Ngày đăng: 26/01/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan