Tài liệu Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước phần 3 ppt

13 775 2
Tài liệu Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước phần 3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HƠN MỘT TRĂM DI TÍCH KHẢO CỔ TẬP TRUNG BÊN BỜ SÔNG HỒNG SÔNG MÃ Từ đầu thế kỷ 20, giới khảo cổ học thế giới đã làm quen với những hiện vật đồng thau độc đáo của nước ta thời cổ, trong đó có những chiếc trống đồng nổi tiếng, nhất là từ sau năm 1924 khi địa điểm khảo cổ Đông Sơn được phát hiện ở bên phải sông Mã (Thanh Hóa). Tham gia vào công cuộc khai quật nghiên cứu khảo cổ học ở nước ta thời đó có đủ các hạng người: từ quan lại thực dân, võ quan, Tây đoan đến học giả tư sản Pháp và một số nước phương Tây khác, nhiều người trong bọn họ tuy mang danh là nhà khảo cổ song kỳ thực là bọn đi phá hoại các di tích khảo cổ, đi ăn cướp các hiện vật khảo cổ. Sau năm 1930, một số nhà nghiên cứu đã đề nghị đặt tên văn hóa thời đại đồ đồng thau ở miền Bắc Việt Nam là "Văn hóa Đông Sơn". Thật ra văn hóa Đông Sơn là văn hóa của giai đoạn cuối cùng, giai đoạn phát triển cao nhất của thời đại Hùng Vương dựng nước, sau 3 giai đoạn kể trên. Những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đông Sơn được phân bố rộng khắp trên miền Bắc nước ta. Cho đến nay, chúng ta đã thống kê được hơn 100 di tích, phần lớn tập trung theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Đông Sơn và các di chỉ đồng dạng được phân bố ở vùng ven chân núi, gần sông suối, vùng gò đồi cao miền đồng bằng. Người Đông Sơn sống tập trung quây quần trên một diện tích hàng vạn mét vuông, kế thừa truyền thống của giai đoạn trước và là cơ sở cho sự định cư lâu dài của những thế hệ kế tiếp sau. Đông Sơn bên bờ sông Mã là một di tích khảo cổ điển hình gồm cả khu cư trú và khu mộ táng. Người Đồng Đậu cũng còn có những khu đất mộ ở tách biệt hẳn với khu cư trú, được bố trí ở vùng ven chân núi, trên các gò đồi cao ở vùng trung du và đồng bằng, ở trên núi hay ở trong các hang động. Họ thường chôn theo trong mộ nhiều vật tuỳ táng. Ở ngôi mộ cổ phát hiện tại di tích Việt Khê (Hải Phòng) có hơn 100 hiện vật tuỳ táng, trong đó có đến 97 hiện vật bằng đồng thau các loại. Hiện vật đá thuộc giai đoạn Đông Sơn chỉ chiếm một số lượng ít ỏi, phần lớn là đồ trang sức như hạt chuỗi, hạt cườm, vòng tay, khuyên tai Những hiện vật đá khác lần đầu tiên xuất hiện là những quả cân, những cây mài hình bầu dục (có lẽ dùng để liếc gươm). Gốm Đông Sơn kế thừa truyền thống của gốm Gò Mun về mặt hình dáng và kỹ thuật. Một số đồ án hoa văn thuộc giai đoạn Phùng Nguyên được phục hồi trở lại với một phong cách độc đáo trên miệng gốm. Ngoài ra, thấy xuất hiện lần đầu những hoa văn vẽ các hình chim, cá NGHỀ LUYỆN KIM ĐỒNG THAU PHÁT TRIỂN ĐẾN ĐỈNH CAO Miền Bắc nước ta từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, chì, sắt, đồng Các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hoá đồng thau rực rỡ. Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh của thời đại Hùng Vương thì chúng ta thấy trong thành phần hợp kim đồng thau, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên. Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng thau chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng thau chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim dẻo hơn là rắn để dễ dàng tạo nên các chi tiết trong khi đúc. Vì vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng - thiếc - chì. Mặt khác, có lẽ hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, người Việt cổ lúc đó đã bước đầu biết đến mối quan hệ giữa thành phần và tính chất của hợp kim. Chúng ta còn nhận thấy rằng ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hay đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí. Ví dụ: mũi tên đồng ở Cổ Loa có thành phần: Đồng: 95%; Chì: 3,4 - 4,2%, kẽm:1 - 1,1% Tỷ lệ này đảm bảo sức xuyên và độ bay xa của mũi tên. Lưỡi giáo Thiệu dương có thành phần: Đồng: 73,3%; Thiếc: 13,21%; Chì:5,95% đảm bảo cho vũ khí vừa dẻo vừa bền. Rìu xoè cân Thiệu Dương có thành phần: Đồng: 82,2%, Thiếc: 10,92%, Chì: 0,8% và rìu lưỡi xéo Thiệu Dương có thành phần: Đồng:82,2%; Thiếc:6,8%; Chì:1,4%, nhờ vậy có thể chặt, cắt tốt. Về phương pháp chế tác các công cụ đồng, chúng ta nhận thấy ngoài một số ít công cụ cỡ nhỏ như lưỡi câu, mũi nhọn mang dấu vết của kỹ thuật rèn, còn hầu hết các di vật đồng thau là sản phẩm đúc. Cho đến nay đã tìm thấy hơn 30 loại khuôn đúc giáo, dao găm, rìu, mũi dùi, mũi tên Những khuôn đúc này hoặc bằng đất hoặc bằng đá và sa thạch Khuôn đúc bằng đất tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên. Các khuôn đá tìm thấy đều là khuôn có hai mang (ví dụ các khuôn đúc rìu), mặt giáp hai mang rất nhẵn và kín, nếu úp mặt 2 mang rồi soi lên, chúng ta không thấy có chút ánh sáng nào lọt qua, chứng tỏ trình độ chuẩn xác cao của những người thợ làm khuôn. Chúng ta cũng đã gặp những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu.Việc tìm thấy những chiếc dao găm có chuôi hình người tìm thấy ở Tràng Kênh (Hải Phòng) là sống mũi của người nằm trên cùng một đường thẳng với lưỡi dao, hình người ở chuôi có cấu tạo phức tạp nên rất khó đúc. Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại: lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai, vời Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục (đục bẹt, đục vũm, đục một), nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng và phong phú về số lượng. Điều này gắn liền với các thần thoại và truyền thuyết về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc ta, ví dụ như câu chuyện nỏ thần của vua Dục An Vương bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho tướng xâm lược Triệu Đà phải khiếp vía kinh hồn. Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cỗ Loa có các loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Ngoài ra còn có giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến Rìu chiến có đến gần 10 loại: các loại rìu xéo (hình dao xéo, hình thuyền, hình hia, hình bàn chân) rìu lưỡi xoè cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phạng. Dao găm có các loại lưỡi hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là một tượng hình người, có loại dao găm lưỡi hình tam giác, cán dẹt hay tròn. Các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nỗi. Ở Hà Nam Ninh còn tìm thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng. Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ Tĩnh. Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được trên đất nước Việt Nam đã hơn con số 100, chiếm già nữa số lượng trống loại này hiện đã biết ở Đông Nam Á. Về mặt kỹ thuật, đặc trưng hợp kim đồng thau của giai đoạn Đông Sơn là hàm lượng chì cao, có khi đến 20%. Các nhà khảo cổ học cho rằng hợp kim đồng - thiếc - chì là một sáng tạo của kỹ thuật luyện đồng của người Đông Sơn ở nước ta. Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, công cụ sắt đã tương đối phổ biến: đó là các loại cuốc, mai, búa, đục, dao, giáo, kiếm Cũng ở giai đoạn này, đã phát hiện được nhiều hiện vật liên quan đến sự phát triển của các nghề dệt, nghề mộc, nghề da, nghề sơn, nghề làm đồ xương, đồ trai ốc. SỰ PHÁT TRIỂN RỰC RỞ CỦA MỘT NỀN VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở GIAI ĐOẠN CUỐI THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC. Người Đông Sơn đã là những nông dân thuần thục. Nông nghiệp dùng chày đã phổ biến qua sự phát triển một khối lượng lớn các loại lưỡi cày bằng đồng thau, là những lưỡi cày tiến bộ nhất trước khi xuất hiện lưỡi cày sắt vào khoảng những thế kỷ trước sau Công nguyên. Người Đông Sơn đã biết chế biến lương thực. Trên mặt các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà có khắc hình những đôi trai gái dùng cối và chày tay giã gạo. Trong lịch sử khoa học kỹ thuật, trước khi phát minh ra cối xay và cối giã theo nguyên tắc đòn bẩy thì đây là phương pháp gia công có năng xuất cao vào thời bấy giờ. Hình ảnh những vụ mùa thắng lợi còn được thể hiện qua những hình kho lúa, với chim chóc vây quanh, chim đậu, chim bay rộn ràng, người đi lại nhộn nhịp khắc họa trên mặt các trống đồng.Hình ảnh cây lúa được đưa lên thành một chủ đề trang trí trên rìu đồng hay là thành những vòng hoa văn quây lấy mặt trống đồng. Một số nhà nghiên cứu đoán định rằng người Đông Sơn đã biết làm một năm hai vụ lúa. Chăn nuôi trâu bò đã phát triển, bảo đảm sức kéo cho nông nghiệp. Trên các trống đồng Đôi Ro, Làng Vạc có hoa văn hình bò rất đẹp. Ở nhiều di chỉ đã phát hiện được những tượng đầu gà bằng đồng thau. Việc thuần phục và thuần dưỡng voi đã được phổ biến: xương voi tìm thấy trong nhiều di chỉ, tượng voi bằng đồng có bành tìm thấy ở Làng Vạc. Săn bắn và đánh cá vẫn là một hình thái kinh tế phụ cần thiết: hình chó săn hươu được khắc trên rìu đồng; hình cá được phát hiện trên đồ gốm. Người Đông Sơn là những nhà kiến trúc giỏi: họ sống trong những ngôi nhà sàn lớn, hai mái hay bốn mái cong hình thuyền, có cầu thang ở giữa. Bên cạnh nhà ở là nhà kho chứa thóc lúa. Vết tích cụ thể của những ngôi nhà sàn này, có cột to và lỗ mộng tinh tế, đã phát hiện được ở di chỉ Đông Sơn. Ngôi nhà mái cong Đông Sơn đã khánh thành một truyền thống kiến trúc độc đáo lâu đời và còn để lại hình ảnh khá đậm đà ở những ngôi đình trong các làng mạc miền đồng bằng ở Việt Nam. Cách ăn mặc của người Đông Sơn đã phức tạp hơn với nhiều kiểu khố, váy, như chúng ta có thể thấy qua việc quan sát các tượng nghệ thuật và các hình hoa văn khắc chạm trên đồ đồng. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy vết tích của tơ lụa, của các loại vải mịn, vải thô còn in dấu trên đồ gốm, trên đồ đồng thau.Vải chắc được làm từ các loại đay,gai. Ngành dệt chắc đã được chuyên môn hóa. Nhưng nói đến văn hoá của giai đoạn Đông Sơn chủ yếu là nói đến kỹ thuật đồng thau đã đạt tới một đích cao rực rỡ. Số lượng hiện vật đồng thau tăng vọt, loại hình vô cùng đa dạng, nhiều hiện vật to lớn và đẹp đẽ được đúc ra như trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà thạp đồng Đào Thịnh, đã trở thành niềm tự hào của văn hoá Việt Nam. Thạp Đào Thịnh (Yên Bái) cao 81cm, đường kính miệng 61cm, bụng phình to nhất 70cm, nắp thạp cao 15,5cm, đường kính 64cm đậy lên miệng thạp khít theo đường gờ cao 1,5cm. Chính giữa nắp thạp có hình ngôi sao 12 tia tượng trưng cho mặt trời, những hoa văn hình học, những hình chim nối đuôi nhau bay ngược chiều kim đồng hồ và 4 khối tượng gái trai tượng trưng cho sự phồn vinh và phì nhiêu. Trên thân thạp, ngoài những hoa văn hình học, hình chim còn có những hoa văn khắc chìm hình thuyền khác kiểu nhau, những hình người hóa trang thú 4 chân. Khi chủ nhân chết đi, những chiếc thạp đẹp đẽ hiếm quý này trở thành những quan tài đặc biệt. Trống Ngọc Lũ (Hà Nam) là một trong những chiếc trống cỗ nhất, to nhất và đẹp nhất trong số những chiếc trống đồng Đông Sơn được biết đến. Trống cao 63cm, đường kính mặt 79cm, đường kính chân trống 80cm, tang trống chỗ rộng nhất có đường kính 85cm. Bốn đôi quai kép gắn vào tang và phần giữa thân trống. Trên khắp mặt trống, tang trống và thân trống đều có hoa văn trang trí. Trên cơ sở của kinh tế luyện đồng, kỹ thuật luyện sắt đã nảy sinh và tạo điều kiện để cho kỹ thuật luyện đồng được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao và tiến đến sự thay thế bởi kỹ thuật luyện sắt. Người Đông Sơn đã biết luyện sắt bằng lò. Ngoài phương pháp luyện sắt tinh, sắt chín, họ còn biết phương pháp đúc nữa. Nhiều hiện vật sắt phát hiện ở di chỉ Đông Sơn được đúc trong khuôn hai mang. Người Đông Sơn đã biết sử dụng những ưu điểm của đồng và sắt để tạo ra những loại vũ khí mới: lưỡi bằng sắt bảo đảm yêu cầu cứng, sắc, cán bằng đồng bảo đảm yêu cầu bền, đẹp; vừa thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ lại vừa rất lợi hại. Ví dụ cây dao găm lưỡi sắt cán đồng tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn. Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, khi kỹ thuật luyện sắt đá được hoàn thiện, đồng thau biến dần thành một thứ hợp kim quý hiếm được sử dụng để đúc các loại đồ trang sức, các tác phẩm nghệ thuật (như trống đồng), các loại dụng cụ đặc biệt (như tháp đồng) phục vụ cho yêu cầu mỹ thuật, xa hoa, phô trương. Nền văn hoá Đông Sơn này nở trong giai đoạn cuối cùng của thời đại dựng nước đã toả ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều miền đất đai Đông Nam Á và để lại dấu vết sâu sắc trong nhiều thời kỳ phát triển tiếp theo của lịch sử Việt Nam. Những di vật tiêu biểu, những kỹ thuật đúc đồng luyện sắt tinh vi đã cho thấy sự phát triển rực rỡ và độc đáo của văn hóa Đông Sơn. Chủ nhân nền văn hoá này, người Đông Sơn - con cháu của người Phùng Nguyên, ngươi Đồng Đậu, người Gò Mun - là những người Việt cổ, tổ tiên trực tiếp của nhiều dân tộc ở Việt Nam ngày nay. Người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương dựng nước, giỏi nghề trồng lúa nước, quen sinh hoạt trên đồng bằng và sông biển, thạo việc quân sự và rất giỏi nghề thủ công, (đúc đồng, luyện sắt ), đã tạo ra được một thể chế quốc gia sơ khai trên cơ sở một xã hội sớm phân hoá nhưng vẫn bảo lưu nhiều truyền thống nguyên thủy, và đã xây dựng được một đời sống vật chất, xã hội, tinh thần phong phú độc đáo. Văn vật tiêu biểu nhất của văn hoá Đông Sơn và của cả nền văn minh sông Hồng thời đại dựng nước là những chiếc trống đồng Đông Sơn, những chiếc trống đồng Việt cổ. Trống đồng vô cùng qúy báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc còn đầy bí ẩn, về thiên tài, cuộc sống và tâm hồn của tổ tiên ta. NHÌN NGẮM TRỐNG ĐỒNG VĂN VẬT CỔ KÍNH KỲ DIỆU CỦA TỔ TIÊN TA Tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở thủ đô Hà Nội, bên bờ sông Hồng, ở vị trí trung tâm của phòng trưng bày đầu tiên dành cho thời đại Hùng Vương dựng nước, khách tham quan thấy có hai chiếc trống đồng lớn: trống Ngọc Lũ và trống Hoàng Hạ là hai trong những chiếc trống cổ nhất, lớn nhất, và đẹp nhất, hai văn vật nổi tiếng trong bộ văn vật tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ thời đại dựng nước: bộ trống đồng Đông Sơn. Viện bảo tàng lịch sử lại tổ chức thêm một Phòng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn. Mặc dầu diện tích trưng bày chuyên đề này, với hơn 100 hiện vật quý báu, với những biểu hiện bước đầu về trống đồng cũng đã giúp chúng ta hiểu thêm được khá nhiều về nguồn gốc, quê hương, chức năng, công dụng, đặc điểm tính chất của trống đồng, và thông qua những hoa văn trang trí trên trống, hình dung được một cách sinh động hiện thực xã hội, hiện thực văn hoá vật chất và tinh thần của thời đại dựng nước. Ở vị trí trang trọng trong phòng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn thấy có chiếc Ngọc Lũ I được coi là chiếc trống có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất và đã thu hút được sự chú ý của nhiều người xem cũng như của nhiều nhà nghiên cứu. Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màu xanh ngả sang xám. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là những hình khắc người, động vật và cảnh vật. Trên mặt trống ở chính giữa là một mặt trời với 14 tia chiếu ra chung quanh, sau đó là 16 vòng hoa văn. Nội dung các hoa văn phong phú, sinh động: đó là những người hoá trang hình chim cầm lao, giáo, khèn một giàn cồng chiêng có người đánh, người giã gạo chày đứng, hình chim bay, nhà sàn mái hình thuyền có chim, gà đậu trên nóc và người ở bên trong, cảnh người đang đánh trống đồng. Vòng hoa văn thứ 8 là những con hươu đang thong thả bước và chim đang bay. Vòng thứ 10 là những con chim mỏ dài, đuôi dài đang bay và những con chim mỏ ngắn đang đậu. Trên tang trống có 10 vòng hoa văn trong đó có khắc hình những chiếc thuyền cong có sàn có lái mũi đang chở những người cầm rìu, giáo, cung tên cùng với chó, chim, trống đồng, bình đồng. Thân trống có 6 khung, hoa văn, mỗi khung là hình hai người hoá trang thành chim cầm rìu và mộc. Chân trống không trang trí. Trống Ngọc Lũ là chiếc trống đồng phải nói là đẹp nhất, có hình dáng hài hoà, có hoa văn phong phú nhất trong số những chiếc trống đã tìm thấy ởû Việt Nam, ở Đông Nam Á và trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kỹ thuật và nghệ sĩ của thời đại dựng nước xưa kia đã dồn công sức để chế tạo những chiếc trống đồng tuyệt diệu như chiếc trống đồng Ngọc Lũ này, và các chiếc trốâng khác như trống Hoàng Hạ, Sông Đà, Bản Thơm, Quảng Xương, Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc, Pha Long, Phú Xuyên, Hòa Bình, Hữu Chung. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. QUÊ HƯƠNG CỦA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN: VIỆT NAM Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Chủ nhân của chúng là những người Việt cổ, cư dân của nước Văn Lang - Âu Lạc thời đại Hùng Vương dựng nước. Chúng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng phổ biến ở nhiều nơi, cùng với những hình bò khắc trên thân các trống Đồi Ro và Làng Vạc, tượng đầu trâu ở Đình Chàng chứng tỏ rằng người thời kỳ này đã biết xử dụng sức kéo của động vật vào canh tác nông nghiệp. Phát triển song song với nghề nông còn có các nghề đánh cá, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Chứng cớ là những thuyền, hình cá bơi dưới thuyền, hình người bắn cung, hình chó săn, hình chim gà, bò trang trí các trống đồng. Nghề thủ công quan trọng nhất thời bấy giờ ắt hẳn là nghề đúc đồng: 4 chiếc trống đồng lớn nhất, cổ nhất và đẹp nhất: trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hà, trống sông Đà, trống Khai Hoá giống nhau về hình dáng, kích thước, về bố cục trang trí của những hình khắc và hoa văn: những hình này được chế tác với phong cách ổn định và đạt tới mức tiêu chuẩn hóa, như thế là nghề thủ công đã đạt tới trình độ phát triển thuần thục. Những địa điểm phát hiện được trống đồng và công cụ bằng đồng cho thấy phần lớn các hiện vật này phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. TỤC SÙNG BÁI MẶT TRỜI VÀ CHIM VẬT TỔ Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câu chuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật tổ.Cuộc hôn nhân Bố Rồng(Lạc Long)-Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim thần. Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng, chúng ta thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễ thường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức mình bằng những chiếc mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo hình chim, được trang trí hình chim, được trang sức lông chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ. Hình ảnh vật tổ Rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp trong mình nó những nét của cá sấu, rắn nước thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên rìu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng tìm thấy ở Hà Nam. Vật tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) thấy khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên rìu Đông Sơn - Vật tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông ) Trong số những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng đó là cặp Rồng - Chim phản ánh sự kết hợp giữa hai bộ lạc lớn thờ Rồng và thờ Chim, sự hình thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nồng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ. CON SỐ 18 KỲ LẠ, DẤU ẤN CỦA TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Trống đồng Đông Sơn làm chúng ta liên tưởng đén truyền thuyết người Việt và người Mường. Truyền thuyết "trăm trứng" của người Việt kể rằng Bố Rồng và Mẹ Âu chia làm đôi số 100 người con của mình: 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ lên núi (tức là địa bàn Phong Châu), cử người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng, đặt tên nước làVăn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là vua Hùng. Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường. Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ý nghĩa. Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc. Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi. Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực). Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ. Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi). Điều này một lần nữa cho thấy ý nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản của con số 18 trong đời sống tinh thần người Việt cổ. Phải chăng con số 18 đời các vua Hùng là 18 dòng họ đầu tiên kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang, lấy tổ hợp [...]... diện của 18 chim vật tổ trên các trống đồng cổ nhất, to nhất, đẹp nhất của trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Khai Hoá phải chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước? ĐÚC TRỐNG ĐỒNG: MỘT KỲ CÔNG KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI XƯA Trống đồng là một hiện vật khảo cổ học to lớn Những chiếc trống đồng cỡ lớn như trống Đông Hiếu (Nghệ... quặng chì và thiếc, rồi luyện các thứ quặng đó và pha chế các kim loại thành hợp kim hoặc luyện trực tiếp hỗn hợp quặng thành hợp kim Người xưa đã tiến hành công việc này như thế nào còn là một vấn đề hiện nay vẫn chưa sáng rõ THỜI THỦ CÔNG VIỆT CỔ: NHỮNG NGƯỜI THỜI ĐÚC TRÁC TUYỆT Tóm lại quá trình đúc lại trống đồng là cả một quá trình kỹ thuật phức tạp, bản thân những người thợ đúc lành nghề ngày nay... than cháy mạnh và đều Đồng được nấu trong nồi đất và chuyển dần ra để đổ vào khuôn Vì kích thước của lò thời Hùng Vương chưa lớn nên nồi có lẽ chỉ nấu được khoảng 30 kg đồng mỗi mẽ, và như vậy để đúc được một trống đồng thời có nhiều lò cùng hoạt động, và phải có người thợ cả khéo léo chỉ huy quá trình đúc Tất nhiên còn một khâu cơ bản nữa là việc luyện hợp kim đồng thau với chất lượng định trước Việc... vào những năm 1964-1966 rồi 1975 tại viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chúng ta biết rằng: để đúc thành công một chiếc trống, người thợ đúc phải đạt cho được hàng loạt yêu cầu về kỹ thuật, phải có tay nghề rất thành thạo Năm 1964, lần đầu tiên viện Bảo tàng lịch sử phối hợp với viện Bảo tàng mỹ thuật đã tiến hành đúc lại một số hiện vật đồng thau gồm các trống, thạp, thổ, bình, rìu, giáo, lao, qua, kiếm,... chất co giãn thể tích kim loại theo nhiệt độ, vì thế trên các khuôn người ta chú ý tạo ra các dậu ngót để chứa một lượng nước đồng bổ sung, phòng khi đồng nguội co lại sản phẩm đúc không bị khuyết Việc đúc các hiện vật lớn như trống đồng, thạp đồng còn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn về nhiều mặt: chuẩn bị đất làm khuôn (sử dụng nhiều loại đất: đất giấy, đất rơm, đất thao, đất giáp nối, đất gan gà);... kỹ thuật tạo nhiệt độ cao trong lò (nghĩa là vấn đề cấu tạo lò), kỹ thuật rót, trình độ tính toán phối liệu và tổ chức lao độâng của một tập thể thợ thủ công Muốn đúc được trống đồng phải có những khuôn đúc lớn, chính xác với nhiều chi tiết tinh tế, phức tạp Trong điều kiện như vậy vật mẫu và khuôn đúc phải chế tạo từ vật liệu gì? Cho đến nay còn có nhiều ý kiến khác nhau Có người cho rằng người thợ... người Phụ trách chuyên môn của những cuộc đúc thử này là nghệ nhân lão thành Nguyễn Huy Hạt, giúp vào qúa trình đúc có nhiều thợ đúc giàu kinh nghiệm và một số kỹ sư của Hội đúc đồng Trung ương và Hội đúc đồng Hà Nội Việc đúc lại các hiện vật có kích thước nhỏ đạt kết qủa tốt Riêng chiếc trống Ngọc Lũ qua nhiều lần đúc lại vẫn chưa thành công: những trống đúc ra hoặc rỗ chỗ này hoặc hỏng chỗ khác, chưa... lão thành Dương Văn Túp phụ trách chuyên môn Lần thử đúc này coi như thành công, căn bản do đã áp dụng những kinh nghiệm thu được trong những lần đúc trước cách đây trên dưới 10 năm Kết quả là chúng ta có được một phiên bản trống Ngọc Lũ mới, khá hoàn chỉnh, giống trống mẫu đến 95%, âm thanh vang tốt Quan sát các khuôn đúc chúng ta nhận thấy người thợ thủ công Việt cổ đã nắm được nhiều tri thức về kim... Ngọc Lũ (Hà Nam), Hoàng Hạ (Hà Tây), Sông Đà (Hòa Bình) có đường kính mặt trống xấp xỉ 90cm, chiều cao trên dưới 70cm, nặng gần 100 kilôgam, hình dáng phức tạp; tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phểu Đúc một hiện vật như vậy không phải là một việc đơn giản Nghiên cứu những đường chỉ trên thân trống, chúng ta biết trống được đúc bằng khuôn hai... xưa Ấy thế mà người thợ thủ công Việt cổ đã tìm ra được chất chịu nóng để làm khuôn đúc, đã thực hiện được nhiệt độ cao (trên 1200 độ C để nung chảy hợp kim đồng, đã nắm vững tính năng hoá - lý mỗi thành phần kim loại trong hợp kim đồng thau, đã thực hiện chu đáo tất cả cac khâu trong chuỗi dây chuyền kỹ thuật Quan sát những trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà to lớn, đẹp đẽ, âm vang, với hệ thống . của thời đại Hùng Vương dựng nước, sau 3 giai đoạn kể trên. Những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đông Sơn được phân bố rộng khắp trên miền Bắc nước. chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước? ĐÚC TRỐNG ĐỒNG: MỘT KỲ

Ngày đăng: 26/01/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan