Tài liệu CHƯƠNG 5 - KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY. NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM doc

52 1.9K 22
Tài liệu CHƯƠNG 5 - KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY. NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 5 KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY. NGUYÊN NHÂN PHƯƠNG PHÁP TÌM BÀI 5.1 PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY 5.1 PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY Các dạng hư hỏng • Hư hỏng trong vật liệu chi tiết máy có thể xuất hiện khi chế tạo cũng như trong quá trình khai thác. • Khi nấu chảy kim loại cũng như khi đúc sẽ tạo ra các khuyết tật như tạo ô xít, tạp chất xỉ, rỗ co ngót, rỗ, bọt, tro xốp các vết nứt. Trong quá trình gia công có thể xuất hiện các vết nứt, rạn, phân lớp, vết gấp, tạo ba via, điểm trắng, • Khi chế tạo thường kèm theo việc gia công nhiệt có thể xảy ra việc khử các bon trên bề mặt kim loại sẽ làm giảm độ cứng, sự quá nhiệt, sự quá nung, giòn, làm thay đổi kết cấu kim loại, tạo vết nứt khi tôi. Các dạng hư hỏng • Trong thời gian khai thác các chi tiết bị biến dạng, mài mòn, ăn mòn xói mòn, tạo vết nứt ở chi tiết, thay đổi kết cấu tính chất cơ học của kim loại. • Tất cả các khuyết tật đó có thể phân bố ở bề mặt trên, dưới hoặc bên trong chi tiết. Khả năng không làm việc được của chi tiết máy các cơ cấu có thể xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào chế độ làm việc, đặc tính mài mòn sự hỏng hóc của nó. Sau đây là phân loại các dạng khuyết tật nguyên nhân gây khuyết tật ở chi tiết máy 1- Hư hỏng do mài mòn • Nguyên nhân - Các chi tiết mối ghép của các máy móc, cơ cấu khi chuyển động sẽ xuất hiện lực ma sát gây nên mài mòn. - Mài mòn còn do các phần tử bột mài rơi trên bề mặt ma sát, khe hở dầu, khe hở nhiệt không đảm bảo, bộ đôi ma sát chọn không đúng, sự lắp ráp không đúng, dầu bôi trơn không đảm bảo. • Kết quả - Kết quả sau một thời gian hoạt động kích thước của chi tiết sẽ thay đổi tăng khe hở lắp ghép. - Mài mòn làm giảm tính bền, thay đổi hình dạng (tạo elip, côn, hình tang trống, làm tăng khe hở dầu, tạo vết lỗ rỗ trên bề mặt ma sát do kết quả của ma sát, Hư hỏng bề mặt ma sát (tạo vết xước,vết lõm…) 1- Hư hỏng do mài mòn • Cách khắc phục Để nâng cao tính chống mài mòn của chi tiết máy người ta đã tạo ra các điều kiện sau: – Lựa chọn độ nhám độ chính xác gia công bề mặt tiếp xúc của bộ đôi ma sát. ở đây cần phải tính đến tính kinh tế khi nâng cao độ chính xác độ nhẵn gia công. Như vậy ở đây trong một vài trường hợp sẽ làm tăng giá thành của chi tiết. – Các chi tiết của bộ đôi ma sát cần phải có độ cứng cao, một trong 2 chi tiết cần phải có độ cứng lớp bề mặt cao hơn. Thực tế cho thấy rằng khi tăng độ cứng của một trong các chi tiết sẽ làm giảm độ mài mòn của chúng. – Dầu bôi trơn cần phải đảm bảo tính chất bôi trơn tốt cho các cơ cấu.ở những cơ cấu chịu tải nặng phải sử dụng dầu bôi trơn riêng biệt với các chất phụ gia 2- Ăn mòn • Ăn mòn điện hóa bao gồm ăn mòn liên tục (ăn mòn đều, ăn mòn không đều) ăn mòn cục bộ (vết đốm, rỗ, ) trong môi trường dung dịch điện ly. Dể bảo vệ ăn mòn điện hóa, trên thân tàu, chân vịt, người ta thường gắn Zn bảo vệ chống ăn mòn • Ăn mòn hóa học là tạo gỉ sắt, tạo bọt, tạo xốp (tơi) kim loại, tạo lớp, làm gãy đứt khi ma sát, các vết nứt theo góc lượn hoặc mép biên, khử các bon (khuyếch tán các nguyên tử các bon chảy với tốc độ lớn hơn so với sự ô xi hóa bề mặt), tính giòn hydrô hóa sẽ tạo các vết nứt thay đổi cấu trúc kim loại. Ăn mòn bề mặt dưới tác dụng của môi trường có mặt của độ ẩm, các chất gây ăn mòn như lưu huỳnh, axit. Ống xả thường bị ăn mòn lưu huỳnh, axit 3- Xâm thực, Sói mòn • Định nghĩa Hiện tượng xâm thực là hiện tượng bắn phá chi tiết máy, gây rối loạn dòng chảy trong máy thủy lực đối với bất ký loại dòng chảy nào. Hiện tượng này dựa trên nguyên lý bay hơi của chất lỏng trong điều kiện nhất định. • Bản chất - Cụ thể là khi ở điều kiện nhiệt độ công tác nào đó, trong dòng chảy và ở tại vị trí mà áp suất cục bộ giảm thấp hơn giá trị áp suất hơi bão hòa (ứng với chất lỏng đó) thì bản thân chất lỏng tại vùng đó bay hơi, tạo thành các bọt khí. - Các bọt khí này có thể tích đáng kể và chuyển động cùng dòng chảy. Khi chúng chuyển động sang tới vùng khác, nếu áp suất cục bộ lại cao hơn áp suất hơi bão hòa thì buộc chúng phải ngưng về thể lỏng thành các giọt có thể tích nhỏ hơn nhiều so với các bọt khí ban đầu. 3- Xâm thực, Sói mòn • Hư hỏng do xâm thực gây ra - Kết qua ̉của hiện tượng xâm thực là chúng có sức phá rất lớn đối với các chi tiết của máy thủy lực. Đồng thời còn gây rối loạn dòng chảy, làm giảm hiệu suất máy thủy lực. Mặt khác gây tiếng ồn lớn, hệ thống máy móc làm việc rung nhiều, thậm chí có trường hợp một số chi tiết của máy thủy lực bị rỗ mòn, bị phá hủy…. - Chúng ta thường gặp ở cánh bơm ly tâm, một số vị trí trên cánh chân vịt tàu, một số vị trí đặc biệt trong đường ống dẫn. 3- Xâm thực, Sói mòn • Cách khắc phục Để hạn chế cho máy thủy lực ít bị ảnh hưởng bởi xâm thực, cần chú ý các điều kiện sau: – Chọn chất lỏng có tính bay hơi kém – Duy trì áp suất công tác càng cao càng tốt – Tránh khai thác máy thủy lực ở nhiệt độ cao – Hạn chế tốc độ dòng chảy xuống mức thấp – Tránh thay đổi đường dòng đột ngột gây các điểm sụt áp cục bộ – Làm trơn nhẵn các bề mặt chi tiết máy tiếp xúc dòng chảy – Tránh xâm nhập của không khí [...]... lượng thời gian của chu kỳ sửa chữa CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY • Quá trình tìm khuyết tật là tập hợp các phương pháp kiểm tra trạng thái vật liệu hoặc chi tiết Mục đích tìm khuyết tật để giải quyết các vấn đề sau: • Phát hiện nghiên cứu quá trình phá hoại bề mặt chi tiết do ma sát, ăn mòn, rỉ, Để phát hiện các khuyết tật trên người ta thường dùng phương pháp quan sát,... là phương pháp đơn giản nhất, nhưng kết quả của nó là chủ quan, phụ thuộc vào tính chất bề mặt được đo, độ chiếu sáng, phương pháp soi sáng chi tiết, người đo • Các bề mặt phía trong của đường ống, các lỗ sâu của các chi tiết tương ứng được xem xét bằng các dụng cụ có độ chiếu sáng tốt phải xác định được toạ độ các khuyết tật CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY 2 Phương pháp. .. làm việc của bề mặt chi tiết CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY 3 Đo độ mòn nhờ chất đồng vị phóng xạ • Khi sử dụng chất đồng vị phóng xạ có thể nghiên cứu độ mòn của các cơ cấu đang hoạt động tốc độ mòn của chúng, thu nhận được các số liệu về tính chất chạy rà số lượng kim loại do dầu nhờn mang ra từ các bề mặt ma sát • Bản chất của phương pháp này là đưa vào vật liệu hoặc... diện CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY 6 Đo khe hở giữa hai bề mặt tiếp xúc, Đo độ võng của trục • Đo khe hở giữa các bề mặt tiếp xúc: Sử dụng phương pháp kẹp chì • Độ võng của trục: Đo độ võng của trục được đo bằng đồng hồ so khi cặp trục, chỉnh tâm đúng trên máy tiện 1 Phương pháp từ tính A> Phương pháp bột từ: • Phương pháp này không phá hỏng chi tiết dựa trên... tiết sự phá hủy kết cấu kim loại Để phát hiện các khuyết tật trên người ta sử dụng phương pháp từ tính, siêu âm, thẩm thấu, cũng như phương pháp ánh sáng Để nghiên cứu kết cấu của kim loại người ta sử dụng phương pháp phân tích vi kết cấu một loạt phương pháp thí nghiệm đặc biệt khác • Để kiểm tra độ kín khít của các mối liên kết người ta tiến hành thử khí hoặc thử thủy lực • Quá trình tìm khuyết. .. trình mài mòn do ma sát được xác định bằng phương pháp nhân tạo hoặc phương pháp đồng vị phóng xạ • Phát hiện các sai lệch về kích thước hình dáng các chi tiết so với bản vẽ, lý lịch của chi tiết được xác định bằng phương pháp đo lường kỹ thuật CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY • Phát hiện sự phá hủy, tính chất liên tục của vật liệu các chi tiết (rạn nứt, hàn không thấu,... khuyết tật nhằm đánh giá chi tiết còn được sử dụng tiếp, hay cần phải sửa chữa, xác định phương pháp sửa chữa, dụng cụ cần thiết cho sửa chữa, CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY 1 Phương pháp quan sát, đo đạc • Việc tìm khuyết tật được thực hiện bằng mắt thường, kính phóng đại 6 ÷10 lần, thước đo prophin (do biên dạng), máy đo biên dạng, các dụng cụ kiểm tra các bề mặt của. .. nhau Căn cứ vào bề mặt được bám sơn màu người ta đánh giá độ phẳng của tấm Số lượng vết sơn màu càng nhiều thì chất lượng bề mặt càng cao - Xác định theo số lượng: Để đánh giá độ không bằng phẳng người ta sử dụng thước thẳng kiểm tra thước lá có độ chính xác đến 0,01mm để đo khe hở giữa thước kiểm tra bề mặt CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KHUYẾT TẬT TRONG SỬA CHỮA TÀU THủY 5 Đo bề mặt dạng ống bề mặt... r' L - Độ phình giữa B (hình 1-2 9b) được tính theo công thức: Theo mặt phẳng đứng: BB = D"B - min (D'B ; D"'B) Theo mặt phẳng ngang: Br = D"r - min (D'r ; D"'r) - Độ lõm giữa Kr (hình 1-2 9c) tính theo công thức: Theo mặt phẳng đứng: KrB = max (D'B ; D"'B) - D"B Theo mặt phẳng ngang: Krr = max (D'r ; D"'r) - D"r - Độ ô van (hình 1-2 9d) được tính là hiệu số của các đường kính vuông góc với nhau DB Dr... thác nặng nề 5- Khuyết tật hàn • Khuyết tật xảy ra do quá trình chuẩn bị lắp ghép các chi tiết hàn: – Chọn góc nghiêng khi tạo rãnh V, X không đúng, – Góc nghiêng ở các mối nối không đúng hoặc – Không cố định theo đường tuyến • Điều này làm cho mối hàn bị sai lệch về hình dạng, kích thước, tạo khuyết tật bên trong mối hàn, làm thay đổi thành phần, cấu trúc của mối hàn Các khuyết tật này thường . CHƯƠNG 5 KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY. NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM BÀI 5. 1 PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHUYẾT TẬT. loại các dạng khuyết tật và nguyên nhân gây khuyết tật ở chi tiết máy 1- Hư hỏng do mài mòn • Nguyên nhân - Các chi tiết mối ghép của các máy móc,

Ngày đăng: 25/01/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • BÀI 5.1 PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY

  • 5.1 PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHUYẾT TẬT CỦA HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • 5.2 ĐỒ THỊ MÀI MÒN

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan