Tài liệu Sử dụng đèn flash docx

5 650 1
Tài liệu Sử dụng đèn flash docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sử dụng đèn flash Việc dùng đèn flash để có thể “chủ động về nguồn sáng” cho máy chụp, luôn là yêu cầu cao nhất rồi. Và nếu chúng ta không “khéo vận dụng”, sẽ để lại khá nhiều lỗi, hoặc chất lượng hình ảnh không được như ý, cũng là chuyện bình thường. Vì có một nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực “phối sáng” (lighting), đó là “thêm đèn, thì thêm bóng đổ”, thế nên, khi phải dùng thêm đèn, tốt nhất, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ “khả năng của đèn”, và những “biến dụng” của nó, thì mới có thể phát huy được hết những tính ưu việt của nó. Thông thường, khi chụp trong điều kiện ánh sáng “rất yếu”, đến “không có ánh sáng”, thì đèn flash sẽ là chủ đạo, nghĩa là tốc độ của máy nên đặt ở ngưỡng chuẩn (có thể từ 1/60-1/250s, tùy máy, và đương nhiên là đặt máy ở mode M), và khẩu độ sẽ đặt theo công suất phát sáng của đèn (đương nhiên là sẽ chỉ dùng ở mode TTL). Và nếu chủ thể đứng ở vùng hậu cảnh tối quá, cũng nên trừ bớt sáng đi (trên flash compensation, gọi tắt là +/- đèn), và nếu hậu cảnh sáng quá, cũng nên cộng đèn thêm chút chút. Với điều kiện ánh sáng trong nhà, hoặc nhà hàng, hay hội trường, thì điều kiện chụp sẽ vất vả hơn khá nhiều, có thể đặt máy ở mode M hay mode A đều được, và cần thỏa điều kiện là “trị số thời chụp với ánh sáng hiện trường sẽ được trừ bớt đi từ 1 đến 2 trị số (EV Compensation)”, chính vì thế, để cần đạt được khẩu độ “tốt nhất”, ta nên quan tâm đến việc chọn ISO ở ngưỡng cao hơn (có thể đến 800), để cốt sao có được tốc độ tương đối an toàn (ít rung nhất, tùy khả năng mỗi người, ở kỹ thuật bấm máy). Và vì điều kiện ánh sáng tự nhiên sẽ thay đổi liên tục, nên ta cũng phải thường xuyên quan tâm đến yếu tố tốc độ, để luôn có những bức ảnh “nét”. Khi cần phối đèn ở điều kiện ánh sáng ngoài trời, thì khi hoặc vì điều kiện chụp “giữa trưa” có thể xuất hiện những vùng bóng đổ nơi hốc mắt, hay vùng dưới cằm của người mẫu, nhà nhiếp ảnh thường dùng thêm đèn flash (hoặc các loại hắt sáng khác) để giúp bổ sung sáng cho vùng tối đó. Trong trường hợp này, nên đặt đèn ở mode M, và sẽ điều khiển “độ đúng sáng” tùy theo khoảng cách bằng cách chọn tỷ lệ một phần của công suất tối đa của đèn (có thể 1/1, ½, ¼, …)và cũng tùy mức độ “bù sáng” này ở ngưỡng nào, còn do con mắt cảm nhận của mỗi người nữa. Tốc độ nên đặt ở mức “tốc độ ăn đèn tối đa” (tùy dòng máy, có thể là 1/200s, 1/250s hay hơn nữa, tùy máy), vì khi đó việc đo sáng, chọn theo độ sáng của hiện trường sẽ là chính, đèn flash sẽ chỉ là nguồn sáng phụ, để bù sáng cho vùng tối mà thôi. Tương tự như thế, khi chụp trong điều kiện “ngược sáng” ở ngoài trời, thì ánh sáng trời vẫn là chính, và việc chọn cường độ sáng của đèn ra ở mức nào là tùy cảm nhận của mỗi người, nhưng hay nhất vẫn là vừa giữ được cảm nhận về yếu tố ngược sáng, vừa có được độ sáng khá tốt nơi mặt của người mẫu. Để có thể vận dụng đèn flash được tốt hơn nữa, người ta có thể thêm một số phụ kiện gắn trước đèn, hầu hết là để có được “hiệu ứng tản sáng” tốt hơn, làm mềm nguồn sáng đèn, khiến bớt cảm giác gắt nơi mặt người mẫu. Khá nhiều trường hợp, khi có được điều kiện “trần nhà thấp” (khoảng 3-4m, hoặc hơn, tùy khả năng công suất của đèn, và độ mở của ống kính), thì việc sử dụng hiệu ứng “đánh bounce”, sẽ tạo ra được “độ tự nhiên rất cao”, một cảm giác gần như không dùng đèn flash. Đây là một thủ pháp mà rất nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp áp dụng, sẽ có sự phối hợp đồng bộ, giữa : ISO, khẩu độ, tốc độ, và công suất phát sáng của đèn (có thể để ở mode TTL hay M, là tùy khả năng cảm thụ, hoặc thói quen sử dụng của mỗi người). Thông thường, người ta sẽ dùng ISO khá cao, đến rất cao (có thể là 800, hay 1600, và cá biệt, có thể dùng đến 3200, nhất là ngày nay, có những máy thế hệ mới, cho phép nâng ISO lên rất cao, mà hình vẫn khá mịn, khi đó, người ta còn có thể dùng thêm đến 6400), việc dùng ISO cao, sẽ phát sinh nhiễu (ít nhiều tùy dòng máy), nhưng nếu bạn không có nhu cầu phóng ảnh thật lớn đến cỡ 50x75cm, thì chất lượng hình ảnh vẫn sẽ luôn khiến bạn hài lòng. Khẩu độ thường được mở khá lớn, có thể là f5.6 hay 4 (4 thường được chọn hơn, vì vừa đáp ứng yêu cầu phối sáng, vừa cho vùng ảnh rõ khá tốt, với ống kính góc rộng). Tốc độ sẽ được chọn, vừa đạt ngưỡng tốc độ “an toàn”, vừa đáp ứng độ sáng -1 của EV Compensation. Thông thường, các nhà nhiếp ảnh vẫn dùng mode TTL, vì nó vẫn đáp ứng rất tốt yêu cầu “đúng sáng”, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, người ta sẽ phải dùng mode M cho đèn. Việc đánh đèn bounce thường bị vướng một số trở ngại nho nhỏ, đó là độ cao của trần, độ sáng của trần, và quan trọng nhất, là độ “áp sắc” của trần, hay tường, khi đó, cần cân phân “nặng nhẹ”, giữa sáng đèn và sáng tự nhiên, để quyết định có nên “+/- màu” hay không, tốt nhất là “không”, trừ những trường hợp có yêu cầu thật cao về tính chuẩn màu của chủ thể. . Sử dụng đèn flash Việc dùng đèn flash để có thể “chủ động về nguồn sáng” cho máy chụp,. của đèn, và độ mở của ống kính), thì việc sử dụng hiệu ứng “đánh bounce”, sẽ tạo ra được “độ tự nhiên rất cao”, một cảm giác gần như không dùng đèn flash.

Ngày đăng: 25/01/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan