Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam

34 640 1
Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm  điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học Viện Ngân Hàng Chương 1 Những vấn đề cơ bản về định mức tín nhiệm tổ chức định mức tín nhiệm. 1.1 Định mức tín nhiệm (ĐMTN) 1.1.1 Khái niệm định mức tín nhiệm(ĐMTN). Định mức là việc đánh giá đối tượng theo một tiêu chuẩn nào đó như định mức theo tiêu chuẩn về khả năng, giá trị, … Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp việc định mức trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Định mức tín nhiệm hay "Credit Rating" là một khái niệm lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1909 trong một cuốn sách mang tên "Cẩm nang chứng khoán đường sắt" của tác giả John Moody. Qua những tìm tòi nghiên cứu, phân tích sáng tạo, ông là người đầu tiên công bố bảng ĐMTN cho trái phiếu trên thế giới. Với cách thức đơn giản, thông qua sự kết hợp một cách có hệ thống giữa 3 chữ cái chính A ,B ,C cách sắp xếp theo thứ tự từ Aaa đến C, ông đã đưa ra một cách thức để định mức tín nhiệm cho trái phiếu của 250 công ty của Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên vào lúc đó thì việc định mức tín nhiệm được rất ít người quan tâm chú ý vì chưa thể ý thức được tầm quan trọng của công việc định mức tín nhiệm. Lúc bấy giờ ĐMTN là một việc làm tự phát, còn mang tính chất cá nhân, là một việc làm theo cảm hứng. Nhưng sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1929-1933 đã khiến nhiều tổ chức phát hành lâm vào tình trạng phá sản, sự kiện này đã thúc đẩy hoạt động định mức tín nhiệm phát triển bởi sau đó, do ý thức về mức độ nguy hiểm cho nền kinh tế từ việc phát hành bừa bãi chứng khoán của các nhà phát hành chính phủ Mỹ đã đưa ra rất nhiều những quy định chặt chẽ cho việc phát hành đầu tư chứng khoán, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc định mức tín nhiệm. Vậy định mức tín nhiệm là gì? Tại sao lại có vai trò quan trọng như vậy? Trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài, đã có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về ĐMTN. Tuy có sự khác nhau do việc đưa ra khái niệm xuất phát từ nhiều góc độ cũng như quy ĐMTN nhưng đa phần những khái niệm này đều thể hiện được bản chất nội dung cơ bản của ĐMTN. Theo cách định nghĩa của Merrill Lynch thì ĐMTN là việc định giá hiện thời của tổ chức ĐMTN về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán đối với một khoản nợ nhất định, có thể xem nó như là việc đánh giá hiện thời của tổ Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 1 Học Viện Ngân Hàng chức ĐMTN về khả năng trả nợ trong tương lai của tổ chức phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó Moody's (một tổ chức ĐMTN lớn lâu đời của Mỹ) lại cho rằng ĐMTN là việc đánh giá về khả năng sự sẵn sàng của nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn một khoản nợ nhất định trong khoảng thời gian tồn tại của nó. Từ các nhận định trên ta có thể đưa ra một định nghĩa về ĐMTN: "ĐMTN là sự đánh giá hiện thời của tổ chức ĐMTN về khả năng một tổ chức phát hành thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính nào đó". Tổ chức ĐMTN (CRA) là tổ chức cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính bao gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi hay chứng chỉ tiền gửi ngân hàng … Các loại chứng khoán công cụ cho vay đóng vai trò là những hình thức huy động vố trên thị trường vốn. Việc ĐMTN là việc đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng rủi ro tín dụng gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Rủi ro ở đây là rủi ro vỡ nợ của người phát hành chứng khoán hoặc công cụ huy động vốn đó do việc đầu tư thất bại gây ra. Không trả được nợ của khoản đầu tư chủ yếu là do tình trạng phá sản hoặc thiếu khả năng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ vốn gốc lãi theo nghĩa vụ của nhà phát hành. ĐMTN có thể làm lên hạng hay xuống hạng vị thế trên thị trường của nhà phát hành, một công cụ tài chính theo khả năng của nó có đáp ứng được các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư hay không. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố, thứ nhất là vào khối lượng tiền có sẵn để thanh toán cho các nhà đầu tư thứ hai là vào khả năng dễ bị vỡ nợ đến đâu khi các điều kiện kinh doanh thay đổi. Định mức tín nhiệm đánh giá mức độ rủi ro vỡ nợ cho ba loại chủ thể chính:  Người phát hành hay còn gọi là người có nghĩa vụ(công ty, ngân hàng, các định chế tài chính).  Một loại hình chứng khoán nào đó.  Một quốc gia. Việc ĐMTN không phải là việc đưa ra giá trị thị trường, hay sự biến động trong tương của bất kì một loại chứng khoán nào đó. ĐMTN chỉ là việc đưa ra ý kiến dựa trên các nhân tố rủi ro chứ không phải là một lời khuyên nên hay không nên mua, bán, hay giữ lại một khoản đầu tư nào. Quyết định đầu tư hay không hoàn toàn chủ động vào nhà đầu tư, kết quả của việc ĐMTN chỉ nhằm giúp nhà đầu tư có được một quyết định đầu tư đúng đắn, an toàn phù hợp. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 2 Học Viện Ngân Hàng Kết quả của công việc ĐMTN có một ý nghĩa vô cùng lớn đối với nhà đầu tư nói riêng nền kinh tế nói chung. Do đó việc ĐMTN không thể tiến hành một cách tùy tiện không có tổ chức bởi vì điều này có thể dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, tổ chức phát hành, nhà đầu tư … Để tránh hậu quả trên thì việc ĐMTN phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc sau:  Phân tích tín nhiệm trên cơ sở từng đợt phát hành định hướng khách hàng.  Đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh kèm theo xu hướng một nhà phát hành có trả được nợ trong tương lai hay không.  Đánh giá rủi ro một cách toàn diện thống nhất dựa vào một hệ thống các kí hiệu xếp hạng.  Tính toán về khả năng sinh lời của khoản đầu tư được đo bằng các nhân tố thúc đẩy hoặc kiềm chế các nghĩa vụ tài chính của một nhà phát hành.  Thực hiện tốt các nguyên tắc trên sẽ đảm bảo sự tin cậy cho những đối tượng sử dụng những thông tin từ kết quả ĐMTN, góp phần đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nói riêng cũng như của cả hệ thống nói chung. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ĐMTN chính là thước đo về tình hình kinh tế của các đơn vị kinh tế. Rõ ràng việc ĐMTN đã phát huy vai trò to lớn của nó trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Việc thiếu vắng một tổ chức ĐMTN tại bất kì một thị trường chứng khoán nào cũng đều là hạn chế, thiếu sót. Ngày nay, ĐMTN được coi như là một công cụ hữu ích trong việc phát triển ổn định của thị trường chứng khoán tại mỗi quôc gia vì ý nghĩa to lớn của nó là không thể phủ nhận. 1.1.2 Vai trò của định mức tín nhiệm. ĐMTN phát sinh từ nhu cầu cung cấp thông tin về sự đáng tin cậy trong khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cho nhà đầu tư trong những lĩnh vực mà ở đó họ thiếu cả nguồn lẫn kỹ năng xử lý thông tin tài chính các nhân tố thị trường gắn liền với rủi ro để ra quyết định đầu tư. Do đó ĐMTN không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức phát hành chứng khoán, các tổ chức trung gian tài chính các cơ quan quản lý nhà nước trên thị trường. Đối với nhà đầu tư: kết quả của việc ĐMTN giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định định đầu tư đúng đắn hơn. Nó đưa ra một cái nhìn tổng thể, toàn vẹn cho nhà đầu tư về tình hình kinh doanh khả năng trả nợ của tổ chức phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó ĐMTN cũng cho phép nhà đầu tư có thể lựa chọn các Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 3 Học Viện Ngân Hàng chứng khoán khác nhau dựa trên rủi ro lợi nhuận. Từ đó có thể xây dựng cho mình một danh mục đầu tư phù hợp với các chứng khoán có ĐMTN khác nhau tương ứng với thu nhập khác nhau giữa chúng. Đối với nhà phát hành chứng khoán: Rõ ràng rằng vai trò của ĐMTN với tổ chức phát hành chứng khoán là rất to lớn. Bất kỳ một kết quả nào của ĐMTN cũng làm ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường vốn của họ. Nếu một kết quả ĐMTN ở mức cao thì sự tham gia này là rất thuận lợi, nhưng ngược lại nếu như kết quả thấp thì sẽ là một rào cản to lớn ngăn cản sự gia nhập thị trường vốn của tổ chức phát hành. Điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí phát hành trong những đợt phát hành, bởi vì nếu ĐMTN thấp nó sẽ kéo theo việc nhà phát hành phải mất nhiều chi phí hơn trong việc huy động vốn, do chứng khoán của họ ít hấp dẫn nhà đầu tư. Nhưng nếu kết quả ĐMTN là cao thì chi phí huy động vốn sẽ giảm. Đối với các tổ chức trung gian tài chính: Các trung gian tài chính như công ty bảo hiểm, các ngân hàng, quỹ đầu tư thì ĐMTN giúp cho họ có cơ sở để định giá và tư vấn khách hàng trong trường hợp các tổ chức này chuyên làm nghiệp vụ bảo lãnh môi giới. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trên thị trường: Thông qua ĐMTN các nhà quản lý có thể biết được tình hình tài chính của nhà phát hành có lành mạnh hay không, từ đó ra quyết định để cấp phép phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó ĐMTN cũng có thể coi là một trong những công cụ để giám sát thị trường giảm rủi ro xảy ra cho cả hệ thống lẫn nhà đầu tư. 1.1.3 Phân loại định mức tín nhiệm. Định mức tín nhiêm nợ: là việc định mức tín nhiệm cho các khoản đầu tư dài hạn như trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Định mức tín nhiệm các nhà phát hành: là việc ĐMTN của các công ty tư nhân, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho các nhà đầu tư. Định mức tín nhiệm ngân hàng: là việc đánh giá khả năng của các ngân hàng cho việc thanh toán các nghĩa vụ về tiền lãi vốn gốc đối với các khoản tiền gửi của khách hàng. Đó chính là việc đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 4 Học Viện Ngân Hàng Định mức tín nhiệm quốc gia: là việc đánh giá khả năng tín dụng của một quốc gia cụ thể. Nó cho biết ý kiến về rủi ro quốc gia, cho biết quốc gia đó có khả năng trả nợ khi phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế hay không. 1.1.4 Phương pháp định mức tín nhiệm: 1.1.4.1 Đối tượng nguyên tắc xây dựng hệ thống đánh giá định mức tín nhiệm: Để tiến hành việc ĐMTN được chính xác, đáp ứng được yêu cầu từ các phía sử dụng thông tin của ĐMTN,thì ĐMTN phải xác định đối tượng định mức. Đây là một công việc rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc thành công hay thất bại trong viêc xây dựng hệ thống chỉ tiêu xếp hạng cũng như phương pháp ĐMTN cho phù hợp. Khi xác định đối tượng ĐMTN cần phải lưu ý rằng:  Thứ nhất, đối tượng của ĐMTN không được quá hẹp, vì như thế sẽ có rất ít đối tượng để tổ chức ĐMTN có thể phục vụ dẫn đến hiệu quả kinh tế không như mong muốn.  Thứ hai, đối tượng xếp hạng không được quá rộng,bởi vì đối tượng của ĐMTN quá lớn sẽ vượt ra khỏi khả năng của tổ chức ĐMTN, dẫn đến mất uy tín. Đây là điều tối kị của tổ chức ĐMTN trong hoạt động của mình.  Thứ ba, ĐMTN phải được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp,từ dài hạn đến ngắn hạn.  Thứ tư, việc ĐMTN phải phục vụ được cho sự phát triển của thi trường nợ,trong đó thời gian đầu phải tập trung vào trái phiếu niêm yết. Việc xếp hạng của các tổ chức ĐMTN thường được trình bày dưới dạng biểu tượng giúp cho các phía sử dụng thông tin dễ hiểu, dễ nhận rõ. Dưới đây là bảng kí hiệu minh hoạ của một số tổ chức định mức trên thế giới: Bảng 1 – Bảng kí hiệu minh họa của một số tổ chức định mức tín nhiệm. STT S&P Moody's Duff & Phelps Fitch's Tris(Th ái lan) Ram (Malaysia) 1 AAA Aaa AAA AAA AAA AAA 2 AA Aa AA AA AA AA(1,2,3) 3 A A A A A A(1,2,3) 4 BBB Baa BBB BBB BBB BBB(1,2,3) 5 BB Ba BB BB BB BB(1,2,3) Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 5 Học Viện Ngân Hàng 6 B B B B B B 7 CCC Caa CCC CCC CCC CCC 8 CC Ca CC CC CC 9 C C C C C 10 D D D DDD,DD, D D D Trong đó:  Aaa,AAA: Công ty được xếp hạng ở mức chất lượng cao nhất tương ứng với mức độ rủi ro trong đầu tư vào chứng khoán này là thấp nhất. Điều này cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của các công ty này ít bị ảnh hưởng khi điều kiện kinh doanh hay các điều kiện bên ngoài khác thay đổi theo hướng bất lợi.  AA: Những công ty này có chất lượng rất cao, mức rủi ro cũng rất thấp nhưng vẫn tồn tại những bất lợi khi mà các điều kiện kinh doanh thay đổi.  A : Công ty có chất lượng cao, khả năng thanh toán nợ gốc lãi cho nhà đầu tư vẫn cao, nhưng các công ty này có thể bị ảnh hưởng khi các điều kiện kinh doanh thay đổi theo chiều hướng xấu. Các công ty được đánh giá tín nhiệmmức này thì khả năng thanh toán nợ gốc lãi là thấp hơn hai trường hợp trên.  Baa,BBB: Công ty có chất lượng trung bình, vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ gốc lãi đúng hạn nhưng hoạt động kinh doanh có thể gặp phải khó khăn khi mà điều kiện kinh doanh cũng như các điều kiện bên ngoài khác thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Trường hợp này khả năng thanh toán lãi vay nợ gốc là thấp hơn A.  Ba,BB: Công ty có chất lượng dưới trung bình, rủi ro trong đầu tư cao, khả năng thanh toán nợ gốc lãi vay là thấp hơn mức trung bình. Loại này có mức độ đầu cơ thấp.  B: Công ty có chất lượng thấp, rủi ro trong đầu tư là rất cao, khả năng thanh toán nợ gốc lãi vay đúng hạn của công ty thấp. khi việc kinh doanh của công ty gặp phải khó khăn bất lợi do sự thay đổi của điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện bên ngoài sẽ làm công ty mất khả năng thanh toán lãi gốc. Loại này có mức độ đầu cơ trung bình.  Caa,CCC: Công ty có chất lượng rất thấp. Loại này có mức độ đầu cơ cao.  Ca,CC: Công ty có khả năng thanh toán nợ gốc lãi là thấp nhất. Loại này có mức độ đầu cơ cao nhất.  C: Công ty bị đánh giá là mất khả năng thanh toán rất cao, việc thanh toán lãi đang bị đình trệ. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 6 Học Viện Ngân Hàng  D: Công ty có rủi ro vỡ nợ, báo hiệu công ty mất khả năng thanh toán cả lãi nợ gốc. Việc thêm con số 1, 2, 3 hoặc dấu cộng dấu trừ để tăng thêm tính chính xác của ĐMTN. Như trên đã dẫn chứng các tổ chức ĐMTN thường sử dụng các chữ cái Latin để kí hiệu mức độ tín nhiệm của chứng khoán được xếp hạng. Điều này tạo ra một sự thống nhất, giúp các nhà đầu tư dễ hiểu cũng như dễ so sánh các kết quả của ĐMTN. Nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng là phải đảm bảo: Đơn giản: Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng. Bởi vì mục đích của việc xếp hạng đó là nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin một chỉ báo dễ hiểu, dễ so sánh giữa mức độ thu nhập mức độ tổn thất có thể xảy ra cho nhà đầu tư. Chính vì vậy các tổ chức ĐMTN phải xây dựng duy trì hệ thống biếu tượng xếp hạng của mình càng đơn giản, càng dễ hiểu càng tốt. Khả năng so sánh được một cách rộng rãi: đảm bảo nguyên tắc này có nghĩa là hệ thống xếp hạng của các tổ chức ĐMTN được áp dụng một cách thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu trực tiếp các rủi ro của các chứng khoán được xếp hạng. Như vậy, hệ thống xếp hạng của các tổ chức ĐMTN phải có cùng một cách diễn giải, cùng ý nghĩa đối với tất cả các chứng khoán thuộc cùng một chủng loại, bất kể chứng khoán đó do ai phát hành hoặc phát hành bằng đồng tiền nào. Ngoài ra nguyên tắc này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các loại chứng khoán với nhau. Tóm lại nguyên tắc này đảm bảo cho nhà đầu tư khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Xây dựng hệ thống xếp hạng dài hạn ngắn hạn riêng, trong đó cần xây dựng hệ thống dài hạn trước có xu hướng phát triển, mở rộng trước. 1.1.4.2 Các phương pháp định mức tín nhiệm. Có nhiều phương pháp để ĐMTN, nhưng dựa vào điểm chung giữa chúng ta có thể chia làm ba phương pháp ĐMTM như sau: Thứ nhất: Phương pháp truyền thống. Đa số các tổ chức ĐMTN trong việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dự đoán khả năng vỡ nợ (giảm hạng) dự đoán giá trị khoản đầu tư tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ bằng việc phân tích các yếu tố định tính định lượng. Ta có thể xem xét hình của một số công ty định mức tín nhiệm như sau: Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 7 Học Viện Ngân Hàng  S&P chia lĩnh vực phân tích thành loại chính là rủi ro kinh doanh bao gồm đặc tính nghành, vị thế cạnh tranh, quản lý rủi ro tài chính bao gồm tình hình, chính sách tài chính, lợi nhuận, cấu trúc vốn, dòng tiền mặt…  Moody 's: việc đánh giá khả năng trả nợ của công ty được phân chia theo một số yếu tố chính như:  Chất lượng quản lý thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro.  Các hoạt động chủ yếu vị thế cạnh tranh của công ty.  Tình hình tài chính các nguồn tiền mặt.  Cơ cấu của công ty.  Các cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ(nếu có).  Khuynh hướng phát triển của nghành,của quốc gia.  Các biến cố đặc biệt.  Một số công ty khác phân tích nghành, phân tích tài chính (giai đoạn 1 gồm hoạt động phân tích các chỉ số truyền thống đối với trái phiếu, giai đoạn 2 thường được kết hợp nghiên cứu với các cổ phiếu phổ thông bao gồm việc phân tích chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần ROE của công ty phân tích), xem xét những yếu tố phi tài chính như quản lý, ảnh hưởng từ nước ngoài các ràng buộc khác. Thứ hai : Xây dựng bảng điểm(thang điểm). Các tổ chức ĐMTN sử dụng bảng cho điểm chia các yếu tố phân tích thành nhiều hạng mục khác nhau, cung cấp một khung hình cho tất cả các chỉ tiêu mà tổ chức quan tâm,xem xét khi xếp hạng một đối tượng nhất định. Tuy nhiên không có một công thức chung để có thể kết hợp các yếu tố này lại để đi đến kết luận xếp hạng. Qua đó ta có thể thấy hệ thống cho điểm trên hệ thống biếu tượng xếp hạng nhằm phân biệt từng hạng mục về khả năng thanh toán mức độ tín nhiệm của nhà phát hành. Thứ ba: phương pháp xếp hạng. Đây là một công viêc phức tạp, các loại hình công ty khác nhau đòi hỏi phải có những hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Các chỉ tiêu này luôn có xu hướng chú trọng phân tích năm yếu tố sau:  Khả năng thanh khoản.  Chất lượng tài sản.  Lợi nhuận.  Đòn bẩy tài chính.  Dòng ngân lưu. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 8 Học Viện Ngân Hàng Mỗi yếu tố trên có thể được xem xét khác nhau tùy thuộc công ty đó thuộc lĩnh vực tài chính hay các khu vực kinh tế khác. 1.2 Tổ chức định mức tín nhiệm. 1.2.1 Lịch sử ra đời phát triển của tổ chức định mức tín nhiệm. 1.2.1.1 Sự hình thành của các tổ chức ĐMTN. Sự ra đời của các tổ chức ĐMTN thời bấy giờ nảy sinh từ nhu cầu của các nhà đầu tư, họ cần những thông tin chính xác về tổ chức phát hành chứng khoán để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, nhưng ĐMTN không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư mà còn giúp cho nhà phát hành có thể chứng minh năng lực của mình từ đó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư trên thị trường một cách thuận lợi. Các tổ chức ĐMTN ra được ra đời từ đầu thế kỷ 20. Năm 1909, công ty Moody của Mỹ đã khởi đầu cho việc xếp hạng tín nhiệm chứng khoán. Ban đầu công ty này chuyên xếp hạng trái phiếu đường sắt, sau đó công ty này tiếp tục xếp hạng trái phiếu công nghiệp các tiện ích công cộng khác. Đến năm 1922, công ty Standard & Poor's ra đời tiến hành việc xếp hạng các trái phiếu công ty, sau đó tiến tới xếp hạng các trái phiếu chính quyền địa phương vào năm 1940, xếp hạng các thương phiếu từ năm 1960 đến năm 1984 thì xếp hạng các quỹ trái phiếu thị trường tiền tệ. Những tổ chức ĐMTN được thành lập trong thế kỷ 20 là sự kế thừa phát triển của ba tổ chức tiền thân đã có từ trước đó rất lâu. Các tổ chức hoạt động đó là: Tổ chức thông báo tín nhiệm (Credit Reporting Agency), Tổ chức kinh doanh thông tin bằng các ấn phẩm chuyên ngành các ấn phẩm tài chính (Credit Information Services) các ngân hàng đầu tư (Investment Bankers). Các tổ chức thông báo tín nhiệm: Hình thức này ra đời từ rất sớm, cùng với sự phát triển của các giao dịch phương xa vào thế kỉ 17. Khi nhu cầu giao dịch giữa những người cách xa nhau về mặt địa lý càng tăng thì nhu cầu thông tin về phía đối tác ngày càng trở nên cấp thiết. Hình thức thông báo tín nhiệm khai chính là các thư giới thiệu từ một số người có tiếng tăm, hoặc là người mà cả hai bên đều biết. Nhưng khi khối lượng giao dịch ngày càng tăng thì đã phát sinh một loại hình dịch vụ mới, đó là các tổ chức thông báo tín nhiệm với công ty đầu tiên là Mercantile Agency do một thương gia buôn lụa hàng khô Lewis Tappan thành lập vào năm 1841, chuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh mức độ tín nhiệm của rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau, thông qua một đội ngũ đại lý đông đảo tại nhiều nơi. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 9 Học Viện Ngân Hàng Tổ chức kinh doanh thông tin bằng các ấn phẩm chuyên nghành ấn phẩm tài chính: Đối tượng đầu tiên của các tổ chức kinh doanh thông tin phải kể đến là các công ty hỏa xa của Mỹ bởi sự hoạt động rộng rãi thu hút nhiều nhân công của các công ty này. Công ty kinh doanh thông tin đầu tiên là Baltimore & Ohio, bắt đầu hoạt động vào năm 1828. Công ty này chuyên cung cấp các thông tin về các công ty xe lửa trên toàn nước Mỹ lúc bấy giờ trên tờ “ Nhật báo hỏa xa Mỹ ”cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên việc kinh doanh dịch vụ cung cấp thông tin mới chỉ thực sự bắt đầu khi ông Henry Varnum Poor, tổng biên tập của tờ báo trên cùng con trai đã thành lập công ty kinh doanh thông tin xuất bản cuốn sách “ Cẩm nang đường sắt Mỹ ”. Cuốn sách này đã trở thành một ấn phẩm được xuất bản hàng năm, bắt đầu từ năm 1868. Trong cuốn sách này có các thông tin về các chỉ số tài chính tình hình hoạt động trong nhiều năm của các công ty đường sắt lớn nhất. Ấn phẩm này được coi là một nguồn cung cấp thông tin rất đáng tin cậy trong nhiều năm. Năm 1916, công ty Poor tham gia nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm. Đây là một sự phát triển tất yếu của nghiệp vụ cung cấp thông tin tài chính hoạt động của nghành đường sắt mà nó thực hiện trong nhiều năm qua. Đến năm 1941, công ty này đã sáp nhập với công ty Standard Statistic – một công ty cũng hoạt động trong nghành ĐMTN để hình thành nên công ty Standard & Poor’s (S&P). Các ngân hàng đầu tư: Trước khi các tổ chức thông báo tín nhiệm cũng như các tổ chức kinh doanh thông tin ra đời, các nhà đầu tư phải dựa vào một tổ chức trung gian để có thông tin nhằm đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Tổ chức trung gian đó chính là các ngân hàng đầu tư. Việc các ngân hàng đầu tư đứng ra bảo lãnh, mua phân phối các chứng khoán của các công ty đường sắt cũng đồng nghĩa với việc họ đã đem đặt cược uy tín của mình vào những việc đó. Chính vì lẽ, đó các ngân hàng đầu tư yêu cầu các nhà phát hành phải cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan thậm chí họ còn tham gia vào hội đồng quản trị hoặc ban điều hành của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, khi các ngân hàng đầu tư càng tham gia sâu vào việc quản lý công ty phát hành, nhà đầu tư lại càng nghi ngờ về thông tin nội gián mà ngân hàng này có được.Đến năm 1930, khi các quy định về công bố thông tin ngày càng rõ ràng hơn đã làm giảm vai trò của các ngân hàng đầu tư. Sự phát triển này đã đánh dấu việc chuyển giao vai trò đánh giá chất lượng chứng khoán dựa vào uy tín của các ngân hàng đầu tư sang cho các công ty xếp hạng tín nhiệm. Việc chuyển giao này làm cho việc xếp hạng tín nhiệm ngày càng chuyên nghiệp hơn tránh được mâu thuẫn về lợi ích. Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 10 [...]... CKA-K7 16 Học Viện Ngân Hàng Chương 2 hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 2.1 hình tổ chức định mức tín nhiệm của một số quốc gia trên thế giới 2.1.1 hình tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ Mỹ là một quốc gia mà sự ra đời tổ chức ĐMTN có từ rất sớm Trong đó có hai tổ chức ĐMTN nổi tiếng nhất cũng lâu... các tổ chức ĐMTN lại càng có điều kiện để phát triển nghiệp vụ chuyên môn cũng như quy tổ chức của mình 1.2.2 Vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm Từ sự hình thành phát triển của tổ chức ĐMTN ta có thể đưa ra một định nghĩa về tổ chức ĐMTN như sau: “ Tổ chức ĐMTN hay các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc lãi... thêm bớt trọng số tùy theo tình hình thị trường nhận định của họ, tổng điểm được cho sẽ tương ứng với một biểu tượng xếp hạng nhất định Biểu tượng này thường là các kí tự theo chữ Latinh Thông qua sự tìm hiểu về hình tổ chức, cơ cấu sở hữu, phạm vi hoạt động phương pháp xếp hạng thông dụng của một số tổ chức ĐMTN ở một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản … những bài học kinh nghiệm trong... cấu sở hữu hình tổ chức cho phù hợp:  Về cơ cấu sở hữu: Từ thực tiễn xây dựng tổ chức ĐMTN của các quốc gia như đã nêu ở trên, ta có thể rút ra rằng không nước nào áp dụng hình tổ chức ĐMTN thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn,bởi vì hình này tồn tại rất nhiều nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự độc lập minh bach của tổ chức ĐMTN Có thể thấy rằng ở hầu hết các nước, hình sở hữu tổ chức ĐMTN... như hình của Mỹ có sự tham gia góp vốn của nhà nước như hình của Thái Lan Nhưng dù có sự tham gia của nhà nước thì tỉ lệ vốn của nhà nước cũng như tỉ lệ vốn của các tổ chức khác không vượt quá Trần Thị Kim Ngân Lớp CKA-K7 31 Học Viện Ngân Hàng một giới hạn nhất định Quy định này đã góp phần trong việc không cho bất kì một tổ chức nào có quyền chi phối làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. .. riêng cho hoạt động của tổ chức ĐMTN Học hỏi hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐMTN: Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì việc bắt tay hợp tác với nước ngoài là cần thiết cho sự hình thành của các tổ chức ĐMTN Điều đó có thể tạo điều kiện giúp ta có được kinh nghiệm, đồng thời có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn 1.2.3 Hoạt động sản phẩm cơ bản của tổ chức định mức tín. .. nợ phong phú phát triển: Rõ ràng rằng một thị trường nợ thưa thớt ít hàng hóa sẽ là một môi trường bất lợi cho sự ra đời của tổ chức ĐMTN Bởi vì một thị trường như vậy sẽ không tạo ra đối tượng xếp hàng cho các tổ chức ĐMTN Điều này sẽ kéo theo việc nguồn thu của các tổ chức này không được bảo đảm, hoạt động của các tổ chức khó có thể duy trì trong một môi trường như vậy Trái lại, một thị trường... nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn hiện đang chiếm 75% thị phần trong việc định mức xếp hạng các trái phiếu dài hạn do các công ty Nhật Bản phát hành Ngoài ra R & I cũng định mức xếp hạng cho các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Nhật Bản (chủ yếu là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Âu…) hình tổ chức ĐMTN R & I : đồ 2.5 – hình tổ chức định mức tín nhiệm R & I của Nhật Bản Trong đó:... chính, kinh doanh của công ty hình tổ chức ĐMTN TRIS của Thái Lan như sau: đồ 2.6 – hình tổ chức định mức tín nhiệm TRIS của Thái Lan Trong đó:  Bộ phận đánh giá hiệu quả hoạt động: Do một phó giám đốc phụ trách gồm một phòng chức năng là Phòng đánh giá hiệu quả hoạt động  Bộ phận quản lý: do một phó giám đốc phụ trách bao gồm hai phòng chức năng như sau:  Phòng tài chính quản lý ... khoán quốc tế của các công ty đang thường trú tại quốc gia đó Chính phủ của các quốc gia công nghiệp mới NICs các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các tổ chức ĐMTN đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu tiền tệ Năm 1993, diễn đàn của các tổ chức ĐMTN ASEAN (AFCRA) được thành lập như là tiền đề cho việc thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức xếp

Ngày đăng: 25/01/2014, 14:39

Hình ảnh liên quan

Bảng 1– Bảng kí hiệu và minh họa của một số tổ chức định mức tín nhiệm. - Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm  điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam

Bảng 1.

– Bảng kí hiệu và minh họa của một số tổ chức định mức tín nhiệm Xem tại trang 5 của tài liệu.
Dưới đây là bảng kí hiệu và minh hoạ của một số tổ chức định mức trên thế giới: - Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm  điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam

i.

đây là bảng kí hiệu và minh hoạ của một số tổ chức định mức trên thế giới: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 2.2 – Hệ thống định mức tín nhiệm trái phiếu của Moody’s và S&P. - Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm  điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam

Bảng 2.2.

– Hệ thống định mức tín nhiệm trái phiếu của Moody’s và S&P Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan