các phần tử quang điện trong thông tin quang 1

9 542 2
các phần tử quang điện trong thông tin quang 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo công nghệ thông tin ngành viễn thông các phần tử quang điện trong thông tin quang

Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG1.1 Giới thiệu chungHệ thống thông tin được hiểu một cách đơn giản là một hệ thống để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách giữa các nơi này có thể từ vài trăm mét đến vài trăm kilômét thậm chí hàng trăm ngàn kilômét vượt qua đại dương. Thông tin có thể truyền thông qua các sóng điện với các dải tần số khác nhau. Hệ thống thông tin quang là một hệ thống thông tin bằng ánh sáng và sử dụng các sợi quang để truyền thông tin. Thông tin truyền đi trong hệ thống thông tin quang được thực hiện ở tần số sóng mang cao trong vùng nhìn thấy hoặc vùng hồng ngoại gần của phổ sóng điện từ.1.1.1 Mô hình hệ thống thông tin quangĐể truyền thông tin giữa các vùng khác nhau, hệ thống thông tin quang cũng cần phải có mô hình truyền tin cơ bản như chỉ ra trong hình 1.1, và đến nay mô hình chung này vẫn được áp dụng. Trong mô hình này, tín hiệu cần truyền đi sẽ được phát vào môi trường truyền dẫn tương ứng, và ở đầu thu sẽ thu lại tín hiệu cần truyền. Như vậy tín hiệu đã được thông tin từ nơi gửi tín hiệu đi tới nơi nhận tín hiệu đến. Thông tin quang có tổ chức hệ thống cũng như các hệ thống thông tin khác, vì thế mà thành phần cơ bản của hệ thống thông tin quang cũng như mô hình chung, tuy nhiên môi trường truyền dẫn ở đây chính là sợi quang. Do đó sợi quang sẽ thực hiện truyền ánh sáng có mang tín hiệu thông tin từ phía phát tới phía thu. Một hệ thống thông tin quang bao gồm các thành phần cơ bản: Phần phát quang, sợi quang, và phần thu quang. Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT3Nơi phát tín hiệu điThiết bị phátMôi trường truyền dẫnNơi tín hiệu đếnThiết bị thu Hình 1.1 Mô hình truyền thông tin với các thành phần cơ bản. Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangPhần phát quang được cấu tạo từ nguồn phát tín hiệu quangcác mạch điện điều khiển. Các mạch điều khiển có thể là bộ điều chế ngoài hay các bộ kích thích tùy thuộc vào các kỹ thuật điều biến. Nguồn phát quang tạo ra sóng mang tần số quang, còn các mạch điều khiển biến đổi tín hiệu thông tin thành dạng tín hiệu phù hợp để điều khiển nguồn sáng theo tín hiệu mang tin. Có hai loại nguồn sáng được dùng phổ biến trong thông tin quang là LED (Light Emitting Diode) và LD (Laser Diode). Sợi quang là môi trường truyền dẫn trong thông tin quang. So với môi trường truyền dẫn khác như môi trường không khí trong thông tin vô tuyến và môi trường cáp kim loại thì truyền dẫn bằng sợi quang có nhièu ưu điểm nổi bật đó là : hầu như không chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài, băng tần truyền dẫn lớn, và suy hao thấp. Với những ưu điểm đó, cùng với nhiều tiến bộ trong lĩnh vực thông tin quang, sợi quang đã được sử dụng trong các hệ thống truyền đường dài, hệ thống vượt đại dương. Chúng vừa đáp ứng được khoảng cách vừa đáp ứng được dung lượng truyền dẫn cho phép thực hiện các mạng thông tin tốc độ cao. Sợi quang có 3 loại chính là : sợi quang đa mode chiết suất nhảy bậc, sợi đa mode chiết suất biến đổi và sợi quang đơn mode. Tùy thuộc vào hệ thống mà loại sợi quang nào được sử dụng, tuy nhiên hiện nay các hệ thống thường sử dụng sợi đơn mode để truyền dẫn vì ưu điểm của loại sợi này.Phần thu quang có chức năng để chuyển tín hiệu quang thu được thành tín hiệu băng tần cơ sở ban đầu. Nó bao gồm bộ tách sóng quangcác mạch xử lý điện. Bộ tách sóng quang thường sử dụng các photodiode như PIN và APD. Các mạch xử lý tín hiệu điện này có thể bao gồm các mạch khuếch đại, lọc và mạch tái sinh. 1.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin quangNgay từ thời kỳ khai sinh, hệ thống thông tin đã sử dụng nguyên lý truyền thông tin theo mô hình chung như hình 1.1 ở trên. Nguyên lý này thực hiện việc truyền thông tin từ phía phát qua môi trường sợi quang và cuối cùng đến phía thu. Tại mỗi phần tín hiệu thông tin được biến đổi như sau :Phía phát : Nguồn tín hiệu thông tin như tiếng nói, hình ảnh, dữ liệu… sau khi được xử lý trở thành tín hiệu điện (có thể ở dạng tương tự hoặc số) sẽ được đưa đến bộ phát quang (cụ thể là nguồn quang). Các tín hiệu điện đưa vào bộ phát quang được điều chế quang theo nhiều phương pháp điều biến khác nhau (điều biến trực tiếp cường độ ánh sáng hay điều biến gián tiếp) để thu được tín hiệu quang. Tín hiệu quang này sẽ được ghép vào sợi quang để truyền đi tới phía thu.Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT4 Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangMôi trường sợi quang: Là môi trường truyền dẫn ánh sáng (tín hiệu đã được điều chế quang) từ đầu phát tới đầu thu. Trong quá trình truyền dẫn này, do đặc tính quang học của ánh sáng và sợi quangtín hiệu quang bị suy giảm (suy hao và tán sắc). Cự ly truyền dẫn càng dài thì ánh sáng bị suy giảm càng mạnh, điều này dẫn đến khó khăn khi khôi phục tín hiệu ở phía thu. Do vậy, trên tuyến truyền dẫn thông tin quang, thường có các bộ khuếch đại tín hiệu quangcác trạm lặp nhằm tái tạo lại tín hiệu bị suy giảm trên đường truyền.Phía thu : Tín hiệu thu được từ môi trường truyền dẫn sẽ được bộ thu quang tiếp nhận. Tại đây, tín hiệu quang sẽ được biến đổi ngược trở lại thành tín hiệu điện như tín hiệu phát ban đầu. Cuối cùng ta thu được tín hiệu cần thông tin. 1.1.3 Ưu điểm của hệ thống thông tin quangHệ thống thông tin quang sử dụng môi trường truyền dẫn là sợi quang nên hệ thống có những ưu điểm hơn các hệ thống truyền thống sử dụng cáp đồng hay hệ thống thông tin vô tuyến trước đây, đó là :• Dung lượng truyền dẫn lớn : Trong hệ thống thông tin sợi quang, băng tần truyền dẫn của sợi quang là rất lớn (hàng ngàn THz) cho phép phát triển các hệ thống WDM dung lượng lớn. So với truyền dẫn vô tuyến hay truyền dẫn dùng cáp kim loại thì truyền dẫn sợi quang cho dung lượng lớn hơn nhiều.• Suy hao thấp : Suy hao truyền dẫn của sợi quang tương đối nhỏ, đặc biệt là trong vùng cửa sổ 1300nm và 1550nm. Suy hao nhỏ nên sợi quang có thể cho phép truyền dẫn băng rộng, tốc độ lớn hơn rất nhiều so với cáp kim loại cùng chi phí xây dựngs mạng.• Không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài : Bởi vật liệu của sợi quang cách điện, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố như điện từ trường nên không bị nhiễu điện từ…• Độ tin cậy : Tín hiệu truyền trong sợi quang hầu như không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, không gây nhiễu ra ngoài cũng như sự xuyên âm giữa các sợi quang. Do đó sợi quang thực tế cho chất lượng truyền dẫn rất tốt với độ tin cậy cao, tính bảo mật cũng cao hơn so với truyền dẫn vô tuyến và cáp kim loại.• Chi phí thấp : Vì vật liệu chế tạo sợi quang sẵn có, đồng thời sợi lại nhẹ hơn cáp kim loại và có thể uốn cong, lắp đặt dễ dàng và ít bị hư hỏng do Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT5 Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangcác yếu tố thiên nhiên tác động (như nắng, mưa…) nên hệ thống có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng.Thông tin sợi quang có nhiều ưu điểm từ sợi quang đem lại tuy nhiên sợi quang cũng tồn tại một số nhược điểm như khó chế tạo, hàn nối phức tạp vì sợi quang rất bé, và rất dễ đứt gẫy.1.2 Sự phát triển của kỹ thuật thông tin quangHệ thống thông tin quang mới phát triển trong mấy thập kỷ gần đây (mặc dù các phương thức sơ khai của thông tin quang đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người) nhưng nó đã đạt được rất nhiều thành tựu cao. Cho đến nay hệ thống thông tin quang đã trải qua nhiều thế hệ. Mục tiêu chủ yếu của các nỗ lực phát triển này là đồng thời tăng dung lượng và khoảng cách truyền dẫn. Quá trình phát triển của hệ thống thông tin quang có thể tóm tắt qua năm thế hệ sau :Khởi đầu là vào năm 1960, việc phát minh ra Laser để làm nguồn phát quang đã mở ra một thời kỳ mới có ý nghĩa rất to lớn trong lịch sử phát triển của kỹ thuật thông tin quang sử dụng dải tần số ánh sáng. Tuy vậy Laser thời kỳ này lại có dòng ngưỡng quá cao, nhiệt độ làm việc thấp, thời gian sống ngắn. Một hướng nghiên cứu khác cùng khoảng thời gian này là truyền thông qua sợi quang. Theo lý thuyết thì sợi quang cho phép con người thực hiện thông tin với lượng kênh lớn hơn gấp nhiều lần các hệ thống vi ba hiện có. Thực tế thì suy hao của sợi quang trong giai đoạn này lại rất cao, ~1000dB/km, do đó vẫn chưa chứng tỏ khả năng vượt trội so với các hệ thống cũ.Khoảng năm 1966, qua các khuyến nghị của Kao, Hockman cho thấy có thể cải thiện được suy hao do vật chất chế tạo sợi. Năm 1970, Kapron đã có thể chế tạo sợi quang có độ suy hao 20dB/km, tại bước sóng λ = 1μm. Suy hao này nhỏ hơn rất nhiều so với thời điểm đầu chế tạo sợi và cho phép tạo ra cự ly truyền dẫn tương đương với các hệ thống truyền dẫn bằng cáp đồng. Được sự cổ vũ từ thành công này, các nhà khoa học và kỹ sư trên khắp thế giới đã bắt đầu tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật thông tin quang. Kết quả là các công nghệ mới để giảm suy hao truyền dẫn của sợi, tăng băng thông của các Laser bán dẫn đã được phát triển thành công trong những năm 70. Như chỉ ra trong bảng 1.1, độ suy hao đã giảm xuống còn 0,18dB/km. Cho tới đầu những năm 1980, các hệ thống thông tin trên sợi dẫn quang đầu tiên đã được đưa vào hoạt động với bước sóng Laser (GaAlAs/GaAs) hoạt động ở vùng 0,8μm, tốc độ bít B = 45Mb/s, khoảng cách lặp L ~10÷ 20 km (khoảng 16km). Giai đoạn thông tin quang thế hệ thứ nhất phát triển từ đây. Giai đoạn này Laser bán dẫn InGaAsP/InP có bước sóng phát Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT6 Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quang1,3μm được chế tạo khá hoàn thiện và hướng nghiên cứu sợi quang với bước sóng 1,3μm, suy hao 1dB/km, hệ số tán sắc cực tiểu rất được quan tâm.Năm Nguồn quang Sợi quang1960 Triển khai Laser Ruby1962 Laser GaAs1965 Laser CO2 1966 Khả năng sử dụng đường truyền dẫn cáp quang (ST, tổn thất 1000dB/km)1970 Laser GaAlAs tạo dao động liên tục Triển khai thành công sợi cáp quang sử dụng abaston tổn thất 20dB/km1973 Phương pháp sản xuất sợi quang có tổn hao thấp (MCVD , 1dB/km)1976 Laser dao động liên tục GalnAsPĐề xuất khả năng sản xuất sợi quang flour1977 Laser GaAlAs có tuổi thọ ước tính 100 nămSản xuất sợi quang Abaston có độ tổn thất tối thiểu 0,18dB/km1980 Cấu trúc Laser giếng lượng tử được chế tạo1983 Sản xuất Laser diode đơn mode, đơn tầnSợi quang flour tổn thất thấp 1989 Phát triển Laser GaI/AIGaBảng 1.1 Các giai đoạn phát triển của công nghệ thông tin quang sợi.Giữa những năm 80, hệ thống thông tin quang thế hệ thứ 2 sử dụng Laser với bước sóng 1330nm đã được đưa vào sử dụng. Thời gian đầu tốc độ bít B chỉ đạt 100Mb/s do sử dụng sợi đa mode. Khi sợi đơn mode được đưa vào sử dụng, tốc độ bít đã được tăng lên rất cao. Năm 1987 hệ thống thông tin quang λ = 1330nm, B=1,7 Gb/s, L= 50 km đã được sản xuất và đưa ra thị trường với suy hao của sợi ~ 0,5 dB/km.Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT7 Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangNăm 1990 hệ thống thông tin quang thế hệ thứ 3 sử dụng Laser bán dẫn bước sóng 1550nm (InGaAsP) với suy hao trong sợi quang cỡ 0,2dB/km đã được thương mại hóa. Tốc độ bít đã đạt đến 2,5Gb/s và sau đó đã đạt đến 10Gb/s. Tuy nhiên hệ số tán sắc trong sợi quang tại bước sóng 1550nm lại khá cao (16-18ps/nm.km) do đó hạn chế khoảng cách trạm lặp của hệ thống mặc dù công suất quang còn cho phép truyền xa hơn. Đặc trưng khoảng cách của thế hệ thứ 3 là 60 - 70 km tại tốc độ 2,5 Gb/s. Ở giai đoạn này đã sử dụng các công nghệ bù tán sắc như kiểu dịch tán sắc (DSF) hoặc làm phẳng tán sắc (DFF) để tăng khoảng cách lặp, có thể lên đến 100km.Thế hệ thông tin quang thứ 4 đã sử dụng khuếch đại quang để tăng khoảng lặp và kỹ thuật ghép nhiều bước sóng (WDM) trong một sợi quang để tăng dung lượng truyền dẫn. Khuếch đại quang pha tạp Erbium (EDFA) có khả năng bù cho suy hao quang trong cách khoảng cách lớn hơn 100km. EDFA được nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm vào năm 1987 và trở thành thương phẩm năm 1990. Năm 1991 lần đầu tiên hệ thống thông tin quang có EDFA được thử nghiệm truyền tín hiệu số tốc độ 2,5Gb/s trên khoảng cách 21000km và 5 Gb/s trên khoảng cách 14300 km. Về công nghệ WDM, hệ thống thông tin sử dụng công nghệ này giúp tăng dung lượng kênh đáng kể. Khuếch đại quang EDFA có thể khuếch đại toàn bộ các bước sóng quang trong dải 1525 – 1575 nm mà không cần phải tách từng bước sóng. Trong năm 1996 đã thử nghiệm tuyến truyền dẫn 20 bước sóng quang với tốc độ bít của từng bước sóng là 5Gb/s trên khoảng cách 9100km. Tốc độ bít của tuyến đã đạt 100Gb/s và BL đã là 910 (Tb/s).km. Trong năm 2000, hệ thống TPC - 6 xuyên qua Đại Tây Dương đã có dung lượng 100Gb/s và hoạt động hiệu quả.Thế hệ thứ 5 của hệ thống thông tin quang dựa trên cơ sở giải quyết vấn đề tán sắc trong sợi quang. Khuếch đại quang đã giải quyết hoàn hảo suy hao quang sợi nhưng không giải quyết được vấn đề tán sắc. Có nhiều phương án để bù tán sắc nhưng phương án có tính khả dụng cao nhất là dựa trên hiệu ứng Soliton quang. Hiệu ứng Soliton quang là một hiệu ứng phi tuyến trong sợi quang, nó dựa trên cơ sở tương tác bù trừ tán sắc của các thành phần quang trong một xung quang cực ngắn được truyền trong sợi quang không có suy hao.Năm 1994 hệ Soliton thử nghiệm truyền dẫn tín hiệu 10Gb/s trên khoảng cách 35000km và 15Gb/s trên khoảng cách 24000km. Năm 1996 hệ thống WDm 7 bước sóng truyền Soliton trên khoảng cách 9400km với dung lượng 70Gb/s.Quá trình phát triển của các hệ thống thông tin quang có thể được biểu diễn qua hình 1.2. Si nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT8 ỏn tt nghip Chng 1 - Tng quan v h thng thụng tin quangHin nay cỏc h thng thụng tin quang ó c ng dng rng rói trờn th gii, chỳng ỏp ng tt c cỏc tớn hiu tng t v s, chỳng cho phộp truyn dn tt c cỏc tớn hiu dch v bng hp v bng rng. Khi cụng ngh ch to cỏc phn t quang cng phỏt trin, hin i thỡ h thng thụng tin quang cng cú kh nng ng dng rng ln hn v tr thnh mt lnh vc quan trng trong vin thụng. 1974 1978 1982 1986 1990 1992 nămtích tốc độ-khoảng cách (GHz-Km)1 10 100 1000 10000800nmmultimode1300nmsingle mode1500nmT/sóng trực tiếp1500nmT/sóng coherentHình 1.2 Quá trình phát triển của thông tin sợi quang.Khuếch đại quangtruyền dẫn Soliton1.3 Phõn loi cỏc phn t quang in trong thụng tin quangMt h thng thụng tin quang c cu thnh t rt nhiu phn t quang in khỏc nhau. Mt tuyn thụng tin quang cú th bao gm cỏc phn t nh th hin trờn hỡnh 1.3. Cỏc phn t ny cú nhiu c tớnh, chc nng, tc hot ng v v trớ khỏc nhau. Tựy thuc vo yờu cu ca h thng c s dng m cỏc phn t ny c s dng cho chc nng no hay v trớ no trờn h thng. phõn loi cỏc phn t quang in trong h thng thụng tin quang ta cú nhiu tiờu chớ phõn loi nh: c im. v trớ, chc nng hay ng dng Da vo c im hot ng ca cỏc phn t quang in trong h thng thụng tin quang cú th chia thnh hai nhúm l cỏc phn t th ng v cỏc phn t tớch cc.Si nh v iê n on Th M Hnh DO1VT9 ỏn tt nghip Chng 1 - Tng quan v h thng thụng tin quang1.3.1 Cỏc phn t th ng Cỏc phn t th ng l cỏc phn t quang hot ng khi cú chựm sỏng truyn qua nú. Phn t th ng hot ng khụng cn ngun kớch thớch, nú ch n thun bin i cỏc tớn hiu trong min quang m khụng cú s chuyn i sang min in. Nhng c im ny dn n v nguyờn lý hot ng cỏc phn t th ng ch yu da vo cu trỳc quang hỡnh ca chớnh bn thõn chỳng, v tuõn theo cỏc nh lut hay cỏc nguyờn lý ỏnh sỏng. Cỏc phn t th ng cú nhng u im v cu trỳc, v trớ lp t, v ng dng nh : D dng lp t bt k v trớ no trờn h thng vỡ khụng cn cú ngun cung cp hot ng i kốm theo. n gin v cu trỳc. D dng bo trỡ. An ton v in cho ngi s dng.Tuy vy chỳng cú nhng nhc im so vi phn t tớch cc ú chớnh l th ng v cu hỡnh nờn kh nng thay i, iu chnh hot ng kộm, khụng linh hot. Cht lng hot ng ca cỏc phn t th ng cng ph thuc vo vt liu v cụng ngh ch to ca bn thõn thit b nh cỏc vn v suy hao hay tỏn sc ca cỏc phn t th ng. Cụng ngh cng phỏt trin thỡ kh nng ca cỏc phn t th ng cng cao.Si nh v iê n on Th M Hnh DO1VT10 Tín hiệu vào Tín hiệu ra Sợi dẫn quangBộ phát quangBộ nối quangMối hàn sợiBộ chia quangMạch điệnPhát quangKhuếch đại quangĐầu thuquangChuyển đổi tín hiệuMạchđiềukhiểnNguồnphát quangBộ thu quangKhuếch đạiTrạm lặpThuquangHỡnh 1.3 Cỏc thnh phn trong mt tuyn thụng tin quang. Đồ án tốt nghiệp Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangCác phần tử thụ động trong hệ thống thông tin quang bao gồm :• Sợi quang, cáp quang• Coupler quang• Các bộ lọc quang• Bộ cách ly quang• Bộ bù tán tắc1.3.2 Các phần tử tích cựcCác phần tử tích cực là các phần tử quang điện hoạt động dựa theo vào tính chất hạt của ánh sáng và cơ sở vật lý bán dẫn. Khi hoạt động, các phần tử tích cực dựa vào kích thích điện ngoài để biến đổi tín hiệu mà nó cần xử lý. Do vậy khác với các phần tử thụ động, để hoạt động được các phần tử cần nguồn kích thích. Điều này dẫn đến yêu cầu của phần tử tích cực phức tạp hơn các phần tử thụ động như : vị trí lắp đặt, cơ chế bảo dưỡng chống quá áp của nguồn, yêu cầu an toàn về điện… Tuy nhiên các phần tử tích cực có thể điều chỉnh hiệu quả hoạt động khi thay đổi nguồn cung cấp.Các phần tử tích cực bao gồm :• Nguồn quang• Bộ tách quang• Bộ khuếch đại quang• Chuyển đổi bước sóngSi nh v iª n Đoàn Thị Mỹ Hạnh – DO1VT11 . Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin quangCác phần tử thụ động trong hệ thống thông tin quang bao gồm :• Sợi quang, cáp quang Coupler quang Các bộ. Coupler quang Các bộ lọc quang Bộ cách ly quang Bộ bù tán tắc1.3.2 Các phần tử tích cựcCác phần tử tích cực là các phần tử quang điện hoạt động dựa theo

Ngày đăng: 21/11/2012, 15:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 Cỏc giai đoạn phỏt triển của cụng nghệ thụng tin quang sợi. - các phần tử quang điện trong thông tin quang 1

Bảng 1.1.

Cỏc giai đoạn phỏt triển của cụng nghệ thụng tin quang sợi Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 1.2 Quá trình phát triển của thông tin sợi quang. Khuếch đại quangtruyền dẫn Soliton - các phần tử quang điện trong thông tin quang 1

Hình 1.2.

Quá trình phát triển của thông tin sợi quang. Khuếch đại quangtruyền dẫn Soliton Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan