Tài liệu Hoàn thiện cttl cho người Lđ tại Cty ĐTHN1_VTHN doc

89 139 0
Tài liệu Hoàn thiện cttl cho người Lđ tại Cty ĐTHN1_VTHN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này không có sự sao chép hay hình thức tương tự mà do em hoàn toàn tự làm dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng, các cô chú trong phòng TCLĐ - TL tại Công ty ĐTHN 1 VTHN và có tìm hiểu thêm sách báo và các tài liệu liên quan đến chuyên ngành Kinh tế lao động. Nếu có sai phạm gì em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước khoa và toàn trường. Sinh viên Trần Thị Vân Anh Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 1 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VTHN : Viễn thông Hà Nội ĐTHN 1 : Công ty Điện thoại Hà Nội 1 TC-LĐTL : Tổ chức lao động tiền lương CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTTL : Công tác tiền lương TLBQ : Tiền lương bình quân NSLĐ : Năng suất lao động SXKD : Sản xuất kinh doanh Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 2 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện thoại Hà Nội 1 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng TC-LĐTL Bảng 2.1: Bảng tên nhân viên Phòng TC-LĐTL Bảng 2.2: Bảng lao động theo độ tuổi trong Công ty Bảng 2.3: Bảng Cơ cấu theo tuổi của lao động trong Công ty Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 2.5: Bảng kế hoạch quỹ lương của Công ty ĐTHN 1 Bảng 2.6: Bảng cấu thu nhập của người lao động trong Công ty Bảng 2.7: Bảng biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động Bảng 2.8: Bảng báo cáo thu nhập bình quân của người lao động năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.9: Bảng thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty trong năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.10: Bảng lương chính sách của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009 Bảng 2.11: Bảng lương khoán của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp lương của nhân viên phòng TCLĐ - TL tháng 3/2009 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo tuổi trong Công ty Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lao động phân theo trình độ Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu thu nhập của người lao động trong Công ty năm 2007 và năm 2008 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ biểu diễn thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty trong năm 2007 và năm 2008 Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 3 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng LỜI NÓI ĐẦU Thực tập là giai đoạn rất quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường chuẩn bị cho một giai đoạn mới cho cuộc đời (đi làm). Đây là bước chuyển giao, giúp cho sinh viên hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học trong toàn khóa học. Qua việc xuống làm việc thực tế tại Công ty, doanh nghiệp sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu được các hoạt động thực tiễn tại cơ sở thực tập. Nắm được phương pháp luận, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc về chuyên ngành Kinh tế Lao động trên cơ sở những kiến thức đã được học và thực tiễn hoạt động tại công ty… Qua đó nâng cao nhận thức cho sinh viên, đồng thời giúp cho sinh viên rèn luyện được tác phong, phương pháp công tác, quan điểm và ý thức vận động quần chúng của cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý lao động. Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 4 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự bùng nổ vê kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp (DN) và nhu cầu xã hội ngày càng đa dạng đòi hỏi các DN phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Đối với các DN muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải thoả mãn rất nhiều yếu tố như khoa học công nghệ, vốn tài chính và yếu tố quan trọng nhất đó là vốn nhân lực. Để đảm bảo thu hút được vốn nhân lực có chất lượng thì DN phải thoả mạn được các nhu cầu của lao động. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là tiền lương cho họ. Vì đối với người lao động tiền lương là khoản thu chính để đảm bảo cuộc sống của họ thì tiền lương nhận được phải thoả đáng phù hợp với những gì mà họ đã làm ra có như vậy mới tạo động lực để kích thích năng lực sáng tạo, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ để từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa, khi người lao động được bảo đảm mức lương thoả đáng sẽ tạo ra sự gắn kết người lao động với mục tiêu và lợi ích của DN, xoá bỏ đi sự ngăn cách giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm cho người lao động có trách nhiệm cới hoạt động của DN. Ngược lại khi lợi ích của người lao động không được chú ý, người lao động không nhận được mức lương thoả đáng với năng lực trình độ hay bằng cấp của mình thì có thể dẫn đến nguồn nhân lực bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đối với Doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống trả lương sao cho hoạt động sản xuất ngày càng phù hợp và đảm bảo cuộc sống cho người lao động là diều hết sức cần thiết. Đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề tiền lương tại Công ty, phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác tiền lương, việc hình thành quỹ tiền lương và chia lương cho người lao động trong Công ty. Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại. Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 5 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề: • Nghiên cứu thực trạng tiền lương, thu nhập của người lao động trong Công ty ĐTHN 1 Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng tiền lương thu nhập của người lao động trong Công ty là nhằm tìm hiểu tiền lương thực tế mà người lao động trong Công ty nhận được. • Tìm hiểu cách trả lương cho người lao động. Tìm ra ưu điểm, nhược điểm của cách trả lương đó như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cách trả lương. • Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương nhằm thấy được mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân, các chỉ tiêu chênh lệch tổng quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác tiền lương của người lao động như: Doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động. Từ đó, phát hiện ra sự tác động khác của các nhân tố đến tiền lương để có các biện pháp áp dụng cho phù hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ đi nghiên cứu tiền lương của người lao động trong Công ty Điện thoại Hà Nội 1. Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Công tác tiền lương ở Công ty, cụ thể là: - Quá trình hình thành quỹ tiền lương - Phương pháp phân chia lương cho người lao động trong Công ty. - Sự thỏa mãn của người lao động. 4. Số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu là: • Phương pháp thu thập số liệu có sẵn: số liệu được thu thập từ Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 6 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng - Bảng lương tổng hợp lương - Bảng tính lương cho nhân viên trong công ty - Bảng tiền lương kế hoạch - Kế hoạch quỹ lương của người lao động Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của các cô chú trong phòng TC-LĐTL trong Công ty ĐTHN 1 và giáo viên hướng dẫn, sách tham khảo, các luận văn của các khóa 45, 46 và các tài liệu có liên quan. • Phương pháp phân tích: - Phương pháp so sánh So sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 tiêu chí, tiêu chí lương của lao động theo từng cấp bậc So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) tiền lương giữa 2 cấp bậc khác nhau hay tiền lương ở cấp bậc này gấp bao nhiêu lần tiền lương ở cấp bậc kia. - Phương pháp quy nạp, diễn dịch. 5. Câu hỏi đặt ra Hiện trạng công tác tiền lương ở Công ty ĐTHN 1 là như thế nào? Công tác tiền lương ở Công ty có những ưu, nhược điểm gì? Công tác tiền lương ở Công ty có khuyến khích người lao động trong Công ty hay không? 6. Kết cấu của chuyên đề Chuyên đề thực tập của em gồm ba chương chính đó là: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác tiền lương Chương 2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1 Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 7 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương cho người lao động tại Công ty Điện thoại Hà Nội 1 Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng về công tác tiền lương của Công ty, đánh giá những kết quả đạt được và tìm hiều những hạn chế, tồn tại. Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tiền lương của Công ty. Em hy vọng chuyên đề của mình sẽ có ý nghĩa phần nào đối với Công ty và góp phần vào việc hoàn thiện CTTL của Công ty. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng và sự giúp đỡ của các phòng ban trong Công ty đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng TCLĐ – TL em đã hoàn được chuyên đề này. Tuy nhiên do trính độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 8 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tiền lương 1.1.1.1. Khái niệm tiền lương  Khái niệm Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình tiền tệ, được nhà nước phân phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thoả thuận (theo hợp đồng lao động) 1 . Tại điều 55, chương VI “Tiền lương” của luật lao động ban hành năm 1994 có ghi: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”.  Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người lao động nhận được kết quả lao động của mình, còn tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Người lao động quan tâm nhất và trước hết đến tiền lương thực tế vì chính tiền lương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa và sự biến động của giá cả và được thể hiện qua công thức sau: tldn tltt gc I I I = (2) Trong đó: 1 Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực trang 302 2 Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực trang 307 - 308 Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 9 Chuyên đề thực tập PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng I tltt là chỉ số tiền lương thực tế I tldn là chỉ số tiền lương danh nghĩa I gc là chỉ số giá cả Công thức trên cho thấy muốn tăng tiền lương thực tế trước hết phải tăng tiền lương danh nghĩa và giảm giá cả hàng hoá, trước hết là các hàng hoá tiêu dùng hàng ngày. Công thức đặc biệt quan trọng khi đánh giá mức sống của người lao động trong điều kiện biến động mạnh của giá cả (do lạm phát, suy thoái kinh tế…) 1.1.1.2. Chức năng của tiền lương Tiền lương thực hiện các chức năng chủ yếu sau: • Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương là giá cả sức lao động, vì thế, tiền lương phải là thước đo giá trị sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động. Đây là một trong các chức năng quan trọng của tiền lương. Thực hiện chức năng này đòi hỏi việc xác định tiền lương phải dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Mặt khác, phải xác định được đúng giá trị sức lao động. Đây là một trong những vấn đề khó khăn phức tạp. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo thì mới phản ánh được giá trị của nó. Do giá trị sức lao động có xu hướng tăng nên tiền lương cũng phải có xu hướng tăng theo các thời kỳ. • Chức năng tái sản xuất sức lao động: Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị tiêu hao. Để duy trì quá trình lao động tiếp theo con người phải tiêu phí một số tư liệu sinh hoạt nhất định. Tái sản xuất sức lao động chính là quá trình khôi phục lại sức lao động đã mất. Trong điều kiện khi nguồn sống chủ yếu của người lao động là tiền lương thì tiền lương càng phải đủ để người lao động mua sắm các tư liệu sinh hoạt cần thiết hay giá trị tư liệu sinh hoạt ít nhất phải ngang bằng giá trị sức lao động mà người lao động đã hao phí. Nếu không thực hiện chức năng này, sức lao động hay khả năng lao động của người lao động sẽ ngày càng giảm sut, sức khoẻ suy giảm, năng lực làm việc giảm…Điều này dẫn đến ảnh hưởng tới quá trrình sản xuất. Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 10 [...]... Cliffs, New Jersey) 1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CTTL Tiền lương của người lao động là do hai bên (người thuê và người được thuê) thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động, do đó tền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với người lao động mà còn có ý nghĩa với cả người sử dụng lao động Đối với người lao động thì tiền lương là khoản thu nhập chính của họ, người lao động làm việc thì luôn muốn... chức nào Nếu nó được làm tốt sẽ rất có hiệu quả cho doanh nghiệp Xuất phát từ vai trò của tiền lương và những hạn chế còn tồn tại của CTTL thì việc hoàn thiện CTTL là rất cần thiết bởi vì tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động nên lẽ tất nhiên động lực để người lao động làm việc trước hết là tiền lương CTTL nếu thực hiện tốt sẽ kích thích người lao động làm việc, dẫn đến đem lại hiệu... để thực hiện CTTL sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất 1.1.2.2 Vai trò của CTTL Trần Thị Vân Anh Lớp Kinh tế Lao động 47 Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng 12 CTTL là một hoạt động quản trị nhân lực rất quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp, nếu tổ chức làm tốt công tác này sẽ kích thích được người lao động làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với tổ chức, tạo sự phấn khởi cho người lao động... không chỉ được người lao động dùng trong quá trình làm việc mà còn được tích luỹ để dành đề phòng những bất trắc có thể xày ra khi người lao động không thể làm việc được nhưng vẫn phải tiêu dùng Trên thực tế, tiền lương của người lao động nói chung chỉ đủ dùng, vì thế, không có điều kiện tích luỹ Chính vì vậy mà nhà nước ta phải buộc người lao động và các doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động... vật chất tinh thần cho người lao động Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội hay khi xây dựng các chính sách tiền lương  Yêu cầu thứ hai của CTTL là phải làm sao cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao Muốn làm được điều này thì tiền lương phải đảm bảo là đòn bẩy nâng cao động lực làm việc cho người lao động, tạo... cả năm cho các đơn vị trực thuộc công ty, - Hướng dẫn kiểm tra và tính đơn giá tiền lương cho công nhân viên, - Nâng bậc lương cho công nhân, nâng lương cho công nhân viên, - Thực hiện chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên chức trong các phòng ban và đơn vị trực thuộc công ty theo các quy định của BHXH Việt Nam, - Quyết định các chế độ nghỉ phép, tai nạm lao động, thai sản, tử tuất, về hưu… cho cán... lao động “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” đó chính là việc trả lương cho những người làm việc với số lượng và chất lượng như nhau có mức lương như nhau, nguyên tắc này đảm bảo cho việc bình đẳng lao động  Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Tiền lương trả cho người lao động phải dựa vào năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng... Kinh tế Lao động 47 Chuyên đề thực tập PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng 15 1.3.1.2 Phân loại quỹ tiền lương a Khái niệm Quỹ tiền lương là tổng số tiền trả cho người lao động Thực chất đó là tổng số tiền mà người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp, các tổ chức) trả cho người lao động do doanh nghiệp hay tổ chức đó quản lý1 b Phân loại quỹ tiền lương Phân loại quỹ tiền lương dựa vào vị trí và vai trò của từng bộ... doanh nghiệp hay tổ chức - Quỹ lương của Giám đốc và kế toán trưởng Trong phạm vi xã hội người ta phân chia ra - Quỹ lương trong sản xuất kinh doanh; là số tiền trả cho người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh - Quỹ lương khu vực hành chính sự nghiệp; trả cho cán bộ công chức theo luật công chức Từ giác độ của người lao động - Suất lương cơ bản (cấp bậc hay còn gọi là phần cứng) là suất lương đã... trách nhiệm cho người lao động, tránh tình trạng chỉ chú ý đến số lượng mà xem nhẹ chất lượng 1.3.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Theo hình thức này thì tiền lương của người lao động nhận được căn cứ vào mức lương phù hợp với cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của họ TLtgi = Li * Ttt Trong đó: TLtgi là tiền lương của người lao động bậc i làm theo lương thời gian Li là mức lương của người lao . sao cho hoạt động sản xuất ngày càng phù hợp và đảm bảo cuộc sống cho người lao động là diều hết sức cần thiết. Đề tài: Hoàn thiện công tác tiền lương cho. ra sự gắn kết người lao động với mục tiêu và lợi ích của DN, xoá bỏ đi sự ngăn cách giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm cho người lao động

Ngày đăng: 25/01/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan