Tài liệu Công ty của bạn đáng giá bao nhiêu? doc

6 550 2
Tài liệu Công ty của bạn đáng giá bao nhiêu? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công ty của bạn đáng giá bao nhiêu? Hãy thử hình dung nếu bạn dự định bán công ty, mua bảo hiểm hay giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế mà bạn lại không biết chính xác giá trị công ty mình là bao nhiêu. Như vậy chắc chắn là bạn sẽ rất khó khăn và lúng túng khi “gặp chuyện” rồi. Việc nắm vững giá trị công ty cũng như hiểu rõ các phương pháp định giá sẽ giúp bạn có được những bước đi thích hợp hướng tới thành công trong các kế hoạch kinh doanh của mình. Định giá công ty luôn được xem như một ngành khoa học phức tạp, thậm chí cả đối với những công ty lớn có mặt trên thị trường chứng khoán. Liệu giá trị của một tập đoàn lớn đã phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ được xác định dựa trên cơ sở nào? Giá trị trên thị trường chứng khoán, giá trị sổ sách hay cả những tiềm năng tăng trưởng trong tương lai? Câu trả lời sẽ là: Có rất nhiều cách để giúp bạn xác định giá trị của công ty mình. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu rõ giá trị của công ty, cho dù lớn hay nhỏ, là dựa trên cơ sở bạn định giá vì mục đích gì và ai sẽ tiến hành việc định giá đó. Chẳng hạn, khi định giá công ty của mình để bán cho đối tác kinh doanh, bạn sẽ phải sử dụng những phương pháp hoàn toàn khác với trường hợp bạn định giá để rao bán trên thị trường bất động sản. Đó là lý do tại sao trong khá nhiều trường hợp sẽ có đồng thời một vài phương pháp định giá. Tuy nhiên, cho dù công ty của bạn được định giá theo cách nào, cả hai nhân tố định lượng và định tính đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá một cách chính xác và toàn diện giá trị công ty. Bên cạnh đó, có khá nhiều yếu tố liên quan cần được bạn xem xét một cách kỹ lưỡng khi định giá công ty. Nhìn chung, những nhân tố này có thể được phân thành ba nhóm chính như sau: - Những số liệu cố định: như lợi nhuận định kỳ, tài sản, lưu lượng tiền mặt và các khoản nợ, vay. Những số liệu này luôn rất quan trọng trong việc xác định giá trị các hoạt động kinh doanh. - Những số liệu không ổn định: như doanh thu và các kế hoạch lưu lượng tiền mặt trong tương lai. Những số liệu này có thể rất cần thiết với người mua hay các nhà đầu tư quan tâm đến công ty. - Những tài sản vô hình: như các sáng chế, tên thương hiệu, chất lượng hoạt động hay danh tiếng của ban quản trị, vị trí, phương thức kinh doanh, dữ liệu khách hàng hay “đẳng cấp” trên thị trường. Những tài sản vô hình này góp phần đáng kế vào giá trị tổng thể của công ty. Như đã nói ở trên, hai trong số rất nhiều các lý do để định giá công ty là nhằm bán công ty hay liên quan đến tính toán khoản thuế tài sản. Những lý do khác của hoạt động định giá công ty có thể xuất phát từ việc bạn dự định mua các loại bảo hiểm, thu hút các nhà đầu tư, hay nhằm có được sự tín nhiệm từ phía các ngân hàng, các công ty tài chính khi bạn đi vay. Trong bất cứ hoạt động định giá nào, bạn cũng cần quan tâm kỹ lưỡng đến những yếu tố then chốt sau: Thông tin về công ty, về đối thủ cạnh tranh và về ngành công nghiệp. Hoạt động kinh doanh của bạn đang được tiến hành ra sao, và hoạt động này được so sánh với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Tình trạng chung lĩnh vực kinh doanh của bạn đang tiến triển ra sao? Liệu ngành công nghiệp bạn kinh doanh đang ở tình trạng tăng trưởng hay suy thoái? Những phân tích liên quan đến các bản tường trình, báo cáo tài chính từ trước đến nay. Các chủ điểm phân tích chẳng hạn như vòng quay vốn hay tổng số dư tài khoản, số dư kế toán có thể rất hữu ích cho công việc định giá. Những bản tường trình, báo cáo tài chính được lên kế hoạch cho 3-5 năm tới có thể đặc biệt quan trọng, nhất là nếu chúng thể hiện được tiềm năng tăng trưởng của công ty và cho thấy công ty không có nợ nần hay vướng vào khoản tiền bồi thường nào cả. Bằng việc xem xét các bản báo cáo này, giá trị của công ty sẽ được nhìn nhận một cách chính xác hơn về tiềm năng tài chính trong hiện tại cũng như trong tương lai. Không chỉ quan tâm đến các nhân tố liên quan, bạn cần sử dụng một phương pháp định giá phù hợp với mục đích của việc định giá. Có ba phương pháp phổ biến để định giá công ty của bạn: 1. Phương pháp sử dụng Bản tổng kết tài sản (Balance sheet) Đây là cách thức dễ dàng nhất để định giá công ty của bạn. Nó được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên, nhưng nếu phân tích một cách khách quan thì phương pháp này chỉ đem lại một giá trị công ty ở mức…thấp nhất. Giá trị sổ sách của công ty chỉ đơn giản là những con số được rút ra từ tài sản hữu hình. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm thường định giá theo phương pháp này. Khá nhiều nhà phân tích tin rằng việc sử dụng công thức “Giá trị sổ sách điều chỉnh – Adjusted book value” sẽ giúp việc định giá có được đầy đủ và chuẩn xác hơn, bởi vì công thức này còn tính tới những giá trị thực tế trên thị trường đối với tài sản và các khoản nợ của công ty hơn là “những con số trên sổ sách”. Giá trị thanh toán (liquidation value) là một phương thức khác giúp bạn sử dụng Bản tổng kết tài sản một cách hiệu quả. Theo cách thức này, bạn chỉ cần tính toán những gì còn lại sau khi các tài sản được bán và các khoản nợ được thanh toán. “Những gì còn lại” đó chính là giá trị công ty. 2. Phương pháp so sánh thị trường (Market comparison) Theo phương pháp này, các công ty tư nhân chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ được so sánh với những công ty công chúng trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, nếu một công ty niêm yết phổ thông được định giá ở mức chỉ số P/E đạt 23 điểm, thì tiêu chuẩn so sánh này có thể được áp dụng để đánh giá giá trị của một công ty tương tự chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chỉ có điều, các công ty tư nhân chưa niêm yết thường điều chỉnh giá trị của mình thấp xuống một chút do tính thanh khoản của cổ phiếu không cao. Những so sánh phi tài chính có thể bao gồm các sản phẩm tương tự, thị trường hay các tiêu chuẩn công nghiệp. Những so sánh tài chính có thể bao gồm phạm vi, độ lớn của doanh thu, EBITDA, lưu lượng tiền mặt, giá trị trên sổ sách, chỉ số P/E hay các so sánh M&A. 3. Phương pháp Dòng tiền chiết khấu (Discounted cash flow) Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị công ty dựa trên khả năng sinh lời của công ty trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của công ty. Thời điểm xác định giá trị công ty là thời điểm kết thúc năm tài chính trước. Nói cách khác, phương pháp này cho phép một nhà phân tích tính toán các dòng thu nhập dự đoán trước cũng như những lưu lượng tiền mặt trong tương lai, thông qua việc tính toán trước thu nhập và tài sản cố định tại một mức chi phí vốn giả định. Chính vì thế phương pháp định giá này còn được xem như việc đem những thu nhập dự đoán trong tương lai quy về thành giá trị hiện tại. Không phải bao giờ cũng vậy, nhưng phương pháp này thường đem lại giá trị cao nhất cho công ty của bạn. Trên thực tế, hầu hết các công ty mới thành lập đều sử dụng phương pháp thứ nhất. Song do thiếu thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã… của công ty, nên chưa tính hết được giá trị tiềm năng của công ty. Trong khi đó, phương pháp dòng tiền chiết khấu ưu việt hơn, nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi, một phần do tính phức tạp của phương pháp, một phần do tâm lý không muốn tài sản được đánh giá quá cao, vì như thế sẽ khó bán cổ phần và bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ công ty. Ngày nay, hầu hết các công ty được định giá là nhằm đem bán, sát nhập hay đầu tư. Với những lý do này, bạn cần quan tâm và xem xét tới hai khái niệm là Giá trị thị trường tương thích (Fair market value - FMV) và Giá trị đầu tư (Investment value) . FMV là giá trị của công ty được xác lập bởi cả người mua và người bán một cách có thiện chí, nên nó khá đơn giản và dễ hiểu. Thậm chí ngay cả khi người bán và người mua có những cách tiếp cận khác nhau đối với FMV thì cũng không có vấn đề gì lớn lắm, bởi nhìn chung thì số liệu tính toán của các bên không khác nhau bao nhiêu nếu cùng áp dụng phương pháp tính toán này. Mặt khác, giá trị đầu tư thông thường được xem như một phiên bản điều chỉnh của FMV ở cấp độ cao hơn dành cho những lợi ích đặc biệt mà bên mua mong muốn có được từ việc mua lại công ty. Những lợi ích này có thể bao gồm các khoản tiết kiệm chi phí hay năng lực tài chính mới. Dù sao cũng phải thừa nhận rằng định giá không phải là một môn khoa học chính xác, bởi vì các phương pháp định giá hoặc là dựa trên thông tin quá khứ, hoặc là dựa trên dự đoán về tương lai. Phương pháp dựa trên thông tin quá khứ có thể không phản ánh được hiện tại và tương lai, còn phương pháp dựa trên suy đoán về tương lai thì phụ thuộc vào độ chính xác của suy đoán. Nhưng cho dù bạn có sử dụng phương pháp định giá nào chăng nữa thì sẽ không ai có thể quy kết bạn đã sai lầm. Tuy nhiên, bạn cần nhớ kỹ rằng không phải tất cả mọi người đều dễ dàng đồng ý với việc định giá của bạn, và họ cũng có thể đưa ra nhiều nghi vấn về giá trị công ty. Nếu bạn thực sự mong muốn định giá công ty của mình một cách nghiêm túc, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ định giá công ty chuyên nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào. . giá trị công ty dựa trên khả năng sinh lời của công ty trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của công ty. Thời điểm xác định giá trị công. giúp bạn xác định giá trị của công ty mình. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu rõ giá trị của công ty, cho dù lớn hay nhỏ, là dựa trên cơ sở bạn định giá vì

Ngày đăng: 25/01/2014, 12:20

Hình ảnh liên quan

Hãy thử hình dung nếu bạn dự định bán công ty, mua bảo hiểm hay giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế mà bạn lại không biết chính xác giá trị công ty mình là  bao nhiêu - Tài liệu Công ty của bạn đáng giá bao nhiêu? doc

y.

thử hình dung nếu bạn dự định bán công ty, mua bảo hiểm hay giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế mà bạn lại không biết chính xác giá trị công ty mình là bao nhiêu Xem tại trang 1 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan