Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

20 729 3
Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ "bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói" (Lĩnh Nam chích quái). Trên các trống đồng có thể thấy hai loại hình nhà sàn chủ yếu: Loại hình thuyền và loại hình mai rùa. Địa hình nhiều sông hồ, đầm lầy, khí hậu nhiệt đới ẩm, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre gỗ đã đưa đến hình thức ở nhà sàn trên cọc thấp. Lọai nhà sàn này tồn tại đến ngày nay ở các vùng núi và vùng trung du; cuối thế kỷ trước tồn tại cả ở vùng đồng bằng. Vào thế kỷ thứ 3 trước C.N, Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa gồm nhiều vòng thành đắp đất theo hình xoắn ốc, phù hợp với địa hình, sông hồ. Kiến trúc thời Bắc thuộc (thế kỷ 2 tr C.N - thế kỷ 9) bao gồm các loại hình thành quách, mộ táng, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi Phật giáo vào Việt Nam có thêm kiến trúc chùa. Đời nhà Lý Điện Kính Thiên-Hoàng Thành Thăng Long Nhà Lý, vào thế kỷ 11, trong việc xây dựng Nhà nước phong kiến thống nhất của dân tộc, đã mở ra một cục diện mới cho sự phát triển kiến trúc. Kiến trúc thời Lý (thế kỷ 11-12) nhìn chung có 5 loại hình kiến trúc chính thống là: thành quách, cung điện, lâu đài, chùa tháp và đền thờ bên cạnh kiến trúc nhà ở dân gian. ,Thành Thăng Long có một quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3 - 4 tầng. Văn hoá Thăng Long bấy giờ là văn hoá chùa - tháp. Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa, bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói); phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, phù hợp với khí hậu, tập quán Việt Nam. Phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với kiến trúc cung đình. Đời nhà Trần Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) Với nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa - tháp, nhà ở, một số đền và thành quách. Một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau: Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện. Mỗi nhà kết cấu khung bốn hàng cột kiểu "tứ trụ", rất thông dụng và chắc chắn. Sân trong, vườn hoa, cây cảnh góp thêm tiếng nói quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống, thể hiện quan niệm vũ trụ Á Đông. Kiến trúc cung điện bấy giờ thường có "các" (gác) và hệ thống hành lang nối các nhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ nóng. Phố xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính. Đời nhà Hồ chỉ có 7 năm nhưng để lại một công trình kiến trúc lớn: toà thành Tây Đô ở Thanh Hoá, nay vẫn còn lại các cổng khá đồ sộ. Đời nhà Lê Đầu thể kỷ 15, thời nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có hai loại hình phát triển chính là cung đình và lăng mộ. Chùa Bút Tháp-Bắc Ninh Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình, có những thành tựu mới. Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) rất đáng chú ý ở kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng tháp và trang trí tượng. Khi chế độ phong kiến suy yếu, nghệ thuật dân gian vẫn in đậm nét trong kiến trúc, với những dường nét chạm trổ miêu tả cảnh chèo đò, săn bắn, đi cày, đốn gỗ, đánh ghen, đấu vật v.v Vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là đình Đình Bảng và chùa Tây Phương. Đời nhà Nguyễn Khuê Văn Các-Hà Nội Đầu thế kỷ 19, hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà Nguyễn chuyển vào Huế. Ở Thăng Long, chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số công trình văn hoá như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn sự phát triển một số khu dân cư mới ở Hà Nội. Trung tâm xây dựng mạnh mẽ lúc bấy giờ là Huế, bao gồm các loại hình chủ yếu là thành quách, cung điện và lăng tẩm. Nền văn hoá Việt Nam ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà Nội. Kiến trúc Huế được coi là tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống về các mặt công năng mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất, cấu trúc phong cảnh. Kiến trúc cận đại và hiện đại Cuối thế kỷ 19, kiến trúc đã thể hiện sự du nhập phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hoá Pháp và văn hoá Á Đông. Nhà Hát Lớn-Hà Nội Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Đã ra đời nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới. Có những công trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật. Nói chung kiến trúc ngày nay bao gồm bốn mảng lớn: thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường và quy hoạch vùng. Hiện nay những vấn đề về phát triển tự phát đô thị, bảo vệ di tích kiến trúc trong khung cảnh cơ chế thị trường, chiến lược xây dựng nhà ở đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết. Nhà PBMT Phạm Trung Viện Mỹ Thuật Bài tại hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" do trường ĐH Mỹ Thuật, Viện Mỹ Thuật tổ chức 2008, tại Hà Nội) Nhà nước tiếp nhận văn hoá trong quyền điều khiển của mình. Nhưng không phải để sử dụng cho những kiến giải của riêng mình. Không có văn hoá và nghệ thuật tồn tại cho những thiếu thốn của nhà nước, mà ngược lại nhà nước là để cho văn hoá. Mikhail Piotrovsky* Thời kỳ Tiền đổi Mới: Giai đoạn Mỹ thuật 1975 - 1985 trước đổi mới là giai đoạn bản lề quan trọng, cho đến hôm nay, việc Mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã tự xé bỏ những rào cản, đổi mới hoạt động, gia nhập một cách đàng hoàng, tự tin, có bản sắc vào làng mỹ thuật thế giới cũng do một phần nhờ vào những tiền đề hoạt động đã đặt ra trong thời kỳ này. Trên thế giới thời kỳ này, nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng, nhiều nước phát triển bước vào giai đoạn hậu công nghiệp. Người ta bắt đầu nói đến cuộc cách mạng số hoá, nền kinh tế trí thức, thời đại thông tin, toàn cầu hoá. Trong khi đó, Việt Nam còn ở thời kỳ bị Mỹ cô lập và cấm vận về kinh tế, quan hệ quốc tế chủ yếu với các nước phe XHCN và các nước trung lập. Giao lưu nghệ thuật giữa hai miền Nam Bắc, giao lưu quốc tế hạn hẹp, những nguồn thông tin chủ yếu từ số lượng ít ỏi sách báo nước ngoài đã bước đầu mở ra những ảnh hưởng tới đời sống sáng tác VHNT. Phương pháp Hiện thực XHCN vốn là chính thống, chiếm ưu thế trong các sáng tác VHNT tiếp tục được duy trì, ảnh hưởng từ Bắc vào Nam, trong khi những hình thức nghệ thuật hiện đại ảnh hưởng phương Tây lại có phần tác động ngược trở lại từ Nam ra Bắc. Thực tế sinh động này cùng những thông tin ít ỏi về nghệ thuật quốc tế từ bên ngoài vào đã góp phần kích thích những tìm tòi pha trộn, thể nghiệm ngôn ngữ nghệ thuật “mới lạ, tạo tiền đề cho những đổi mới mỹ thuật về sau. Tâm lý hậu chiến, ký ức chiến tranh phức tạp, đa chiều đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong các sáng tác VHNT. Phương pháp hiện thực XHCN vẫn chiếm vị thế độc tôn trong hầu hết các sáng tác mỹ thuật giai đoạn đầu 1975 - 1985, mặc dầu ngoài những đề tài quen thuộc như lao động sản xuất, chiến tranh cách mạng, lịch sử , mỹ thuật đã xuất hiện thêm những thể loại mới do đòi hỏi của cuộc sống hoà bình như chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, khoả thân và trừu tượng. Đây là sự hoà nhập trở lại của mỹ thuật vào cuộc sống đời thường hoà bình, quan tâm tới những nhu cầu riêng từng hạt nhân gia đình - cá nhân. Việc lặp đi, lặp lại một phương pháp sáng tác chung trong khi nhu cầu thẩm mỹ của xã hội đã đa dạng hơn, làm cho bộ mặt hội hoạ Việt Nam những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX không khỏi đơn điệu, có xu hướng công thức hóa bố cục, môtip, thủ pháp, làm cho yêu cầu về đổi mới ngôn ngữ hội hoạ trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết và đó là hệ quả hiển nhiên của vận động nội tại trong tâm lý sáng tạo. Trong sự định hướng thống nhất chung về quan niệm nghệ thuật “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt” (Chế Lan Viên), chỉ một số cá nhân đầy bản lĩnh, mau chóng tìm ra được những nhánh rẽ của con đường nghệ thuật trước đòi hỏi biểu hiện ngôn ngữ riêng biệt, tự thân. Những tìm tòi của một số cá nhân này được hẳn một lực lượng nghệ sĩ sung sức, thế hệ thứ ba của MTVN, lứa tuổi 35 - 45 trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ủng hộ, noi gương. Phương pháp hiện thực XHCN với tính chất tuyên truyền, tả thực dễ hiểu, tất yếu lạc quan tỏ ra có hiệu quả trong thời chiến nay đã được lồng ghép, đan xen thêm các thủ pháp nghệ thuật khác nhằm phá vỡ đi sự khô cứng, đơn điệu để biểu hiện cho được nhiều chiều kích khác nhau của hiện thực đời sống, từ phức cảm hoành tráng sử thi cho tới những biểu hiện nội tâm của cá nhân con người. Vẫn trên nền chung của phương pháp hiện thực XHCN, sáng tác của lớp hoạ sĩ trẻ tuy mới là “thể nghiệm” nhưng lần lượt xuất hiện thêm những thủ pháp nghệ thuật đan xen: hiện thực, siêu thực, lập thể, đồng hiện, ngây thơ làm cho bộ mặt mỹ thuật đa dạng hơn, nhưng cũng không “thuận mắt” hơn đối với những mỹ cảm tạo hình quen thuộc cũ. Vai trò tích cực tác động đến sự sôi nổi, hào hứng của phong trào mỹ thuật là của Ban chấp hành Hội MTVN khoá II (1984- 1989) trẻ tuổi, năng động và ban nghệ sĩ trẻ đã đề cao chủ trương đổi mới hoạt động nghệ thuật, tập hợp được nhiều nghệ sĩ trẻ nhiệt huyết muốn thúc đẩy tự do sáng tác, tự do đề tài, bút pháp. Phải thừa nhận rằng trong giai đoạn nền kinh tế còn bao cấp, đời sống thiếu thốn, hoạ phẩm khan hiếm, chuyển từ tâm lý thời chiến sang xây dựng hoà bình, lượng thông tin nghệ thuật thế giới ít ỏi, không cập nhật, học vấn và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, không bài bản, hoạt động sáng tạo cầm chừng, do hầu hết nghệ sĩ còn làm viên chức ăn lương của nhà nước là những khó khăn kìm hãm, khó lòng vượt qua để hướng đến con đường trở thành tác gia chuyên nghiệp tự sống bằng nghề. Do đó, các nghệ sĩ phải mày mò tìm kiếm hướng đi trong tình trạng thiếu một tưởng nghệ thuật riêng, sáng tác vẫn theo hướng theo đề tài của những đợt vận động triển lãm mỹ thuật, dẫn đến phần nhiều có thể thành công ở từng tác phẩm riêng lẻ nhưng chưa thực sự trở thành phong cách, thành tác giả ở giai đoạn 1975 - 1985. Bản thân họ cũng thay đổi, lai căng, lắp ghép bút pháp rất nhiều và chỉ có thể dần định hình phong cách khi thời gian có đủ độ chín để kết trái trí tuệ sâu lắng hơn. Bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng này bị phân hoá rõ rệt, do sự phát triển, biến động nhanh của hoạt động và quan niệm mỹ thuật, chỉ có một số ít trở thành những cá nhân sáng tác chuyên nghiệp, là gương mặt nổi bật có phong cách nghệ thuật của mỹ thuật Việt Nam sau 1986, số còn lại vẫn hoạt động cầm chừng theo kiểu mỹ thuật phong trào, thậm chí có người mau chóng trở thành “di sản” trong sáng tạo mặc dù có nhiều năm bôn ba nơi trời Tây, cũng có người lặng lẽ sáng tác chuyên nghiệp, với phong cách riêng độc đáo nhưng không tham gia vào thời sự của mỹ thuật sau đổi mới. Một số trở thành những cán bộ quan chức- nghệ sĩ. Vậy thì, những điều kỳ diệu làm được ở mỹ thuật sau 1986 là do những thế hệ kế cận sau họ, với môi trường hoạt động nghệ thuật năng động và cạnh tranh khắc nghiệt hơn, nhưng cũng phần nào có không khí cởi mở dân chủ, tự do hơn. Thời kỳ đổi mới từ sau 1986: Thời kỳ Hậu hiện thực XHCN và một số đặc điểm: “ Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng ta, nhưng trước hết là với những tiền đề và trong những điều kiện nhất định” (1890, F. Engel) 1. Chính sách “Đổi Mới” của Việt Nam do Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh phát động đã khơi lại những nguồn lực mới cho sự phát triển. Đây là đòi hỏi tất yếu của xu thế thời đại, xoá bỏ cơ chế giá bao cấp, chấp nhận kinh tế thị trường, “cởi trói” mở rộng dân chủ trong đời sống và VHNT, đã khuyến khích được sức sáng tạo của nhiều tầng lớp trong xã hội. Trên bình diện tổng thể, công cuộc đổi mới diễn ra tương đối êm đềm, nhẹ nhàng không tạo ra những “sốc” khủng hoảng, gây chấn thương lâu dài trong lòng xã hội như một số nước khác. Phải chăng đây là đặc thù tâm lý của dân tộc? Có thể thấy trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, nhiều thành quả bột phát, sôi nổi của văn học, sân khấu và mỹ thuật đã thể hiện không khí hân hoan của VHNT trước làn gió “Đổi Mới” của Đảng CSVN qua nghị quyết 05 của Bộ chính trị (1987) cởi trói cho hoạt động sáng tạo. Trong đó, mỹ thuật phát triển mạnh từ những tiền đề đã có giai đoạn 1975 - 1985, dần tiếp cận, cập nhật và giao thoa bình đẳng với văn hoá thế giới hơn và có sự khác nhau về phương thức hoạt động cũng như cách đặt vấn đề đối với thế giới hiện thực so với nhiều ngành VHNT khác. Chẳng hạn bên văn học có hiện tượng “Văn học thời gian vừa qua, kể cả thời kỳ bắt đầu đổi mới cũng chỉ động đậy ở mặt nội dung, chứ chưa phải thi pháp, chưa phải ngôn ngữ nghệ thuật. Viết đã khác trước nhưng mới khác về nội dung thể hiện 2. Trong khi đó, bên mỹ thuật đặc biệt là hội hoạ đã thực sự diễn ra một cuộc “cách mạng” về quan niệm cũng như ngôn ngữ hình thức và nội dung. Sự “đổi mới” này không chỉ ở một vài cá nhân, vài tác phẩm mà diễn ra trong cả nước với các thế hệ kế tiếp nhau, phá đi thế độc tôn của phương pháp hiện thực XHCN. Cũng cần nói thêm rằng, đổi mới là nhu cầu sống hàng ngày của bất kỳ một xã hội, một cá nhân nào phát triển bình thường, lành mạnh, mưu cầu sự tiến bộ, phát triển. Trong sáng tạo nghệ thuật lại càng là việc đương nhiên, với bất cứ nghệ sĩ chân chính nào, làm mới nghệ thuật của mình luôn là đòi hỏi thường nhật, không cần sự tác động bởi ngoại cảnh. Không đông đảo thành xu thế như bên mỹ thuật nhưng văn học cũng đã từng có những nỗ lực đơn lẻ cách tân ngôn ngữ thơ của nhóm Sáng tạo ở Miền Nam những năm 1960, cũng như ngoài Bắc là Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, sau này với một số nhóm thơ trẻ và Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà bên văn Tuy nhiên, câu chuyện “đổi mới” của mỹ thuật trong thời kỳ đổi mới là một vấn đề phức tạp. Bởi mỹ thuật giai đoạn này phát triển rất đa phong cách, nhiều khuynh hướng khác nhau “thay đổi tính chất một cách sâu sắc và toàn diện”(Nguyễn Quân), không chỉ dừng ở đổi mới đề tài hay chủ đề mà thay đổi cả một mô hình thẩm mỹ mới với hệ thống quan niệm, cấu trúc và đối tượng mới. Những đổi thay khác hẳn của môi trường sống đặt ra những tiêu chí thẩm mỹ mới, đối tượng mới mà VHNT phải đáp ứng. Không thể lấy những công cụ, thước đo cũ, tiêu chí cũ, quan niệm thẩm mỹ cũ để áp đặt, đánh giá những biểu hiện nghệ thuật mới của thời kỳ này. Những hình thức nghệ thuật mới với những tiêu chí thẩm mỹ mới cần những phương thức diễn giải mới, và cả một lớp công chúng mới. Trên thực tế điều này đang diễn ra, đã là một cuộc “Đổi mới” thực sự, đúng nghĩa cả từ nội dung, đến ngôn ngữ hình thức, chất liệu và quan niệm. Về khái niệm, mỹ thuật giai đoạn này là một thời kỳ thẩm mỹ mới và khác, tương đương với thời kỳ thẩm mỹ Mỹ thuật Đông Dương và thời kỳ Hiện thực XHCN nhưng không phải là thay thế, triệt tiêu hoàn toàn những ảnh hưởng của các thời kỳ thẩm mỹ trước mà nó kế thừa, đan xen cùng tồn tại như những biểu hiện khác nhau của mỹ thuật. Trong khi đi tìm sự thống nhất về tên mô hình thẩm mỹ của mỹ thuật trong thời kỳ đổi mới, có lẽ tạm đồng ý với cách gọi của một số nhà nghiên cứu: Đây là thời kỳ Hậu hiện thực XHCN. “Hậu có nghĩa là sự chuyển hướng, nhằm đạt đến sự khởi đầu sự vật hoàn toàn mới mẻ. Khởi đầu sự vật hoàn toàn mới đòi hỏi phải quyết liệt với truyền thống cũ, xây dựng phương thức sống và duy mới ~ 3. Khái niệm thời kỳ Hậu hiện thực XHCN là để phân biệt rõ ràng và chia tay với thuật ngữ “Mỹ thuật Đoi moi” của một số tác giả nước ngoài khi viết về MTVN trong thời kỳ Đổi mới nhưng không thoả đáng về nội hàm bởi sáng tạo nào chẳng là đổi mới so với cái cũ. Trong đời sống, đổi mới là một chủ trương cải cách về chính trị - kinh tế - xã hội của nhà nước Việt Nam và sự nghiệp này còn tiếp tục, còn nghệ thuật của thời kỳ này là đa dạng, phát triển theo nhu cầu tự thân của sáng tạo, xoá đi thế độc tôn của phương pháp hiện thực XHCN. Khoảng năm 1999 - 2000 thời kỳ Hậu hiện thực XHCN có thể coi như đã hoàn thành chặng đường phát triển cấp tập của nó với những nhân vật, sự kiện mở đầu, góp mặt đầy đủ mọi loại hình, thể loại, biểu hiện nghệ thuật trong tương quan với các nền mỹ thuật của thế giới hiện đại Từ đây, mỹ thuật sẽ trở lại vận động một cách bình thường, tự nhiên với những thế hệ nghệ sĩ mới cùng vấn đề của họ. Một số đặc điểm chính: 1. Đặc điểm lớn nhất của mỹ thuật thời kỳ 1986 - 2006 là sự đi xuống, gần như mất hẳn của mỹ thuật phong trào ở các địa phương, ngành nghề. Hội MTVN mất dần vai trò trung tâm tập hợp tổ chức, phát triển, định hướng các hoạt động mỹ thuật trong cả nước như trước đây. Đây chỉ là hệ quả của một loạt thay đổi từ các hoạt động thực tiễn của đời sống mỹ thuật bên ngoài dội vào và Hội MTVN do đặc thù của mình đành phải đóng vai trò tồn tại nhạt nhẽo, xu thời theo hoàn cảnh. Một thế mạnh của hội MTVN cũng đang đi xuống là công tác tổ chức phong trào mỹ thuật (do các địa phương, ngành nghề không còn bao cấp kinh phí dài hạn cho hoạt động). Phong trào mỹ thuật Quảng Ninh nổi tiếng một thời những năm 60 - 80, đã gần như biến mất là một ví dụ điển hình. Mỹ thuật phong trào thường đi đôi với tính nghiệp dư trong mọi thao tác nghề nghiệp và chất lượng nghệ thuật dễ dãi, không phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường và nhu cầu thẩm mỹ hiện nay nên dẫn đến sự phân hoá giữa một bên là các nghệ sĩ trẻ muốn chuyên tâm, chuyên nghiệp, tự do thể hiện cá tính nghệ thuật với một số đông khác vì nhiều hoàn cảnh khác nhau đành hoạt động cầm chừng, đứt đoạn, trông chờ vào tài trợ và triển lãm theo từng năm do hội mỹ thuật tổ chức. Vì những lẽ đó nên ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ làm nghề không cần trở thành hội viên Hội MTVN. Nhiều hội viên trẻ cũng xa lánh dần, không tham gia các hoạt động của Hội. Thực tế, các hoạ sĩ thành danh, hoạt động chuyên nghiệp đã đủ sức tự triển lãm cá nhân của mình với việc khẳng định phong cách riêng nên ít còn hứng thú tham gia các triển lãm đông đảo, nhiều tính phong trào“ mặt trận” do Hội Mỹ thuật tổ chức. Bất cập là ngay cả nhiều giải thưởng hàng năm của Hội, vì nhiều lý do cũng không được Bt. Mü thuËt VN sưu tập, vì vậy hiệu quả tuyên truyền, khuyến khích phát triển nghệ thuật qua các hoạt động được nhà nước bao cấp tài trợ này không cao. Hoạt động cña Hội MTVN thực sự chỉ còn có tác dụng cổ vũ phong trào sáng tác ở các địa phương (đây là mặt mạnh truyền thống từ lâu), trong khi đó các hội VHNT địa phương có thể đảm đương việc này. Trong cơ chế mới, với việc xã hội hoá nghệ thuật, qua khả năng phát hiện, đánh gi¸, khẳng định các tài năng, giá trị nghệ thuật, vị trí của nhà trường mỹ thuật, bảo tàng, gallery, các curator (người tuyển chọn, tổ chức các sự kiện nghệ thuật ) sẽ lên ngôi, vai trò của Hội Mỹ thuật sẽ cµng mờ nhạt dần nếu không có sự thay đổi đáng kể nào về hoạt động và cơ chế quản lý dựa vào bao cấp như hiện nay. 2. Kinh tế thị trường tác động khá sâu vào hoạt động mỹ thuật, hình thành các gallery và thị trường nghệ thuật. Xuất hiện một lớp nghệ sĩ độc lập, sống bằng lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, hoạt động tự do, tự do về tưởng. Hình thành một số nhóm nghệ thuật, phương thức hoạt động các nhóm có thể khác nhau nhưng có một điểm chung: đó là sự mong muốn thay đổi. Kinh tế thị trường cũng góp phần làm phân hoá giữa các nghệ sĩ hoạt động chuyên nghiệp và nghiệp dư, phong trào. Giữa các nghệ sĩ theo dòng nghệ thuật thương mại phân biệt với các nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại, phi lợi nhuận. Phân hoá giữa nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đại học với phê bình mỹ thuật báo chí, cũng như giữa những nhóm công chúng có thị hiếu khác nhau. Xuất hiện yêú tố thị trường như là một trong những thông số xác định chất lượng giá trị nghệ thuật. Không còn nhiều tuýp nghệ sĩ sống mơ mộng, rất có tài nhưng nghèo. Bởi hầu như người nghệ sĩ nào làm việc thường xuyên, có chân tài, có bút pháp và phong cách nghệ thuật riêng khi đã triển lãm xuất hiện trước công chúng nghệ thuật đều được các nhà sưu tập, các chủ gallery quan tâm. Kinh tế thị trường và xã hội cởi mở, dân chủ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ sĩ công bố tác phẩm. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đây hoạ sĩ chỉ vài tranh, tượng, nhà thơ “một bài” là có thể đã có danh, còn hiện nay xuất hiện rất dễ nhưng để tồn tạiđược thừa nhận là rất khó nếu không có bản sắc riêng. Mặt khác, khi sáng tạo không còn là độc quyền của các nghệ sĩ trường qui, sự tự do triển lãm, xuất bản các ấn phẩm cá nhân “cây nhà lá vườn” của một số cây bút nghiệp dư, tay ngang dễ dẫn đến tình trạng lạm phát các sản phẩm mỹ thuật xô bồ, thứ cấp. Mặt trái của kinh tế thị trường là một số nghệ sĩ nhanh chóng bị thương mại hoá, làm hàng, lặp lại mình trong đó có cả những tài năng trẻ thời kỳ đầu đổi mới. Việc có quá nhiều một dạng tranh, một dạng môtip, bút pháp của cùng một tác giả xuất hiện ở nhiều nơi Gallery, báo chí mọi lúc, cũng phần nào gây cảm giác áp đặt thẩm mỹ như một dạng “chủ nghĩa quan phương mới” trong nghệ thuật. Xuất hiện ngày càng nhiều dạng tranh souvenir, tranh nhái. Nạn vi phạm bản quyền diễn ra ở mọi mức độ, từ hội hoạ, đồ hoạ cho đến điêu khắc cho thấy nền tảng văn hoá của nghệ sĩ, sự giáo dục pháp luật và các chế tài luật VHNT còn yếu và thiếu. 3. Đặc điểm nghệ thuật: Phát triển đa dạng về phong cách và nội dung. Có thể coi như một thời kỳ bùng nổ đặc sắc nhất từ trước tới nay của MTVN hiện đại. Trong đó, hội hoạ, đồ hoạ quảng cáo phát triển mạnh nhất, chất liệu phong phú. Có sự đan xen quan niệm, ngôn ngữ, chất liệu giữa các loại hình nghệ thuật. Xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đan xen các phương thức sản xuất, lối sống, văn hoá từ nông nghiệp lạc hậu, thuần nông, tiểu thủ công, văn hoá tiền thực dân cho đến xã hội tiêu thụ, kinh tế thị trường toàn cầu hoá, sản xuất công nghiệp, số hoá xuất hiện những yếu tố văn hoá hậu hiện đại trong đời sống. Mỹ thuật là một tấm gương phản ánh mọi mặt của xã hội, dung nạp biểu hiện nghệ thuật đa tầng thông tin từ hướng về truyền thống văn hoá làng, văn hoá tiền thực dân cho tới hiện thực XHCN, các trường phái hiện đại Phương Tây và sự “đổi mới” triệt để, mạnh mẽ nhất qua các hình thức nghệ thuật hậu hiện đại Installation, Performance, video art, Digital art 4 Nội dung từ hoài niệm quá khứ, lễ hội, tâm linh, xây dựng CNXH cho đến thân phận cá nhân, tình yêu, giới tính những loại hình nghệ thuật mới có lợi thế đặc thù khi bộc lộ thái độ trực tiếp về các vấn đề sinh thái, chiến tranh, tệ nạn xã hội phản ánh phức cảm thẩm mỹ, những chấn động tinh thần trước những biến cố chóng mặt của xã hội hiện đại. Hình thành một lớp công chúng mới, trẻ tuổi năng động, cập nhật công nghệ, kỹ thuật thông tin và những ứng xử văn hoá phương Tây qua các kênh du học, sách báo, phim ảnh, đặc biệt là truyền hình và internet Lớp công chúng ồn ào, tự tin, sống hiện sinh, ham mạo hiểm, khám phá này sẽ là một trợ lực mạnh mẽ cho những hình thức nghệ thuật mới. Nhu cầu tổ chức, quảng bá các sự kiện một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn đã đòi hỏi phải cần thiết xuất hiện thêm những nhà curator trong hoạt động mỹ thuật. Công việc này ở Việt Nam mới đang hình thành tự phát, không bài bản, chủ yếu do một vài cá nhân tâm huyết tự làm. Trong sự đông đảo của các nghệ sĩ tham gia vào đời sống mỹ thuật có thể tạm kể tên một cách chưa đầy đủ những gương mặt có đóng góp nhất định vào sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của thời kỳ Hậu hiện thực XHCN. Người nhiều, người ít, thậm chí một số hiện nay nghệ thuật đã đuối sức, khô cứng, mất đi sự tươi mới và năng lượng sáng tạo buổi đầu nhưng lao động sáng tác bền bỉ, chuyên nghiệp qua nhiều triển lãm cá nhân, có phong cách nghệ thuật riêng, có tính cách tân, khả năng tác động, ảnh hưởng đến môi trường mỹ thuật chung là những tác giả Nguyễn Trung, Nguyễn Quân, Bửu Chỉ, Lê Huy Tiếp, Lê Anh Vân, Đỗ Quang Em, Hoàng Đăng Nhuận, Nguyễn Trọng Đoan, Đỗ Sơn, Lê Trí Dũng, Trương Bé, Phạm Viết Hồng Lam, Thành Chương, Lê Quảng Hà, Trần Trọng Vũ, Đặng Xuân Hoà, Hà Trí Hiếu, Hồng Việt Dũng, Lê Thiết Cương, Quách Đông Phương, Đào Hải Phong, Đỗ Minh Tâm, Đỗ Hoàng Tường, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Nguyễn Thanh Bình, Trần Nhật Thăng, Vũ Thăng, Đinh Quân, Đinh Ý Nhi, Đinh Thắm Poông, Nguyễn Bạch Đàn Những hoạ sĩ Trần Lưu Hậu, Trịnh Cung, Trần Trung Tín, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ là những người tiếp tục những hướng đi riêng đã có từ trước. Vào thời kỳ Hậu hiện thực XHCN, tuy không nằm trong trào lưu nhưng những biểu hiện nghệ thuật của họ cũng nằm trong không khí cách tân nghệ thuật chung. Điêu khắc có Lê Công Thành, Tạ Quang Bạo, Trần Hoàng Cơ, Vân Thuyết, Nguyễn Hải Nguyễn, Phan Phương Đông, Nguyễn Minh Luận, Phan Gia Hương, Đào Châu Hải Những nghệ sĩ Nguyễn Bảo Toàn, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Quang Huy, Trần Lương, Đào Anh Khánh, Vũ Dân Tân, Trần Anh Quân, Nguyễn Minh Phước, Phạm Ngọc Dương, Hoàng Dương Cầm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Thừa Tiến, Nguyễn Minh Phương, Ly Hoàng Ly là những cá nhân đi đầu, đóng góp cho sự phát triển những hình thức mới của nghệ thuật đương đại. Phê bình mỹ thuật có Thái Bá Vân, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Bùi Như Hương là những tác giả có công trình nghiên cứu được độc giả tìm đọc. 4. Về cơ bản, công tác đào tạo, nghiên cứu học thuật của ngành mỹ thuật đang sút kém dần nhưng phê bình mỹ thuật thời kỳ 1986 - 2006 lại phát triển mạnh về số lượng hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Xuất hiện một số tác giả xuất bản sách. Báo chí, truyền hình là kênh thông tin quan trọng quảng bá những sự kiện mỹ thuật của thời kỳ đổi mới. Trong sự tràn ngập thông tin từ báo chí, sách dịch, sách nghiên cứu phê bình đã có nhiều sự nhiễu loạn giá trị, thật giả lẫn lộn. Ngay những người được coi là “chuyên nghiệp” trong ngành PBMT của Hội MTVN cũng có sự phân rã, sàng lọc giữa cá nhân chuyên nghiệp và dạng phê bình nghiệp dư, nghe hóng hay “chính thống” xu thời. Đồng thời do sự dễ dãi, chạy đua thông tin bài vở ở các báo cũng dẫn đến sự tha hoá của một số nhà PBMT khi “làm hàng” (cũng giống như một số hoạ sĩ) kiếm tiền đăng tải những bài viết hoả mù, tuỳ tiện, coi thường thị hiếu độc giả. Xuất hiện kênh phê bình mỹ thuật Việt Nam từ nước ngoài của các nhà báo hoặc nhà phê bình nghệ thuật người nước ngoài, Việt kiều viết về MTVN. Đây cũng là một cửa sổ văn hoá quan trọng để giới thiệu văn hoá, MTVN thời kỳ 1986 - 2006 ra nước ngoài. Nhưng chắc chắn họ có cái nhìn khách quan và cách suy nghĩ đánh giá khác giới PBMT trong nước về nhiều khía cạnh văn hoá, thậm chí có thể phiến diện do thiếu thông tin. Nhưng điều đáng chú ý đây lại gần như là kênh thông tin chủ yếu về MTVN cho độc giả thế giới, và bởi là chủ yếu nên nó nghiễm nhiên trở thành chính thống hoá thông tin về MTVN ? Trên phương diện này, PBMT trong nước do khả năng ngoại ngữ kém, thông tin về môi trường mỹ thuật bên ngoài thiếu, hiếm cơ hội xuất ngoại giao lưu, dự những hội thảo quốc tế, điều kiện xuất bản, truyền thông rất hạn chế nên bị thua thiệt nhiều mặc dù nằm trên mỏ hiện thực liệu. 5. Môi trường thẩm mỹ phát triển lộn xộn, manh mún, thiếu qui hoạch. Sau đổi mới, nền kinh tế bắt đầu khấm khá hơn, làn sóng xây dựng nhà cửa, mở rộng đô thị, tượng đài nở rộ đặt ra những vấn đề khá cấp bách đối với môi trường thẩm mỹ công cộng.Trong khi điêu khắc salon xuất hiện một số tác giả tài năng với những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật khá chất lượng nhưng không có thị trường nghệ thuật thì lạm phát việc xây dựng tượng đài ở nhiều địa phương, trụ sở ngành nghề. Vấn đề ở chỗ, nghệ thuật tượng đài như những hình ảnh tồn tại sót lại của phương pháp hiện thực XHCN nhưng đã mất hết đi tinh thần, sinh khí cần có. Tính minh hoạ, sự đơn điệu giống nhau, công thức hoá, rất tốn kém tiền của mà lại ít giá trị thẩm mỹ của tượng đài đã nhiều lần được dư luận trong giới, báo chí chỉ trích. Bắt đầu từ 1997, xuất hiện việc tổ chức trại sáng tác điêu khắc quốc tế ở nhiều địa phương như một nỗ lực cải thiện môi trường văn hoá, tạo điểm nhấn cho du lịch, và là chỗ để các nghệ sĩ tự do sáng tác tượng ngoài trời phục vụ dân sinh một cách thân thiện, thẩm mỹ. Tuy nhiên, ý định tốt đẹp này cũng đang có xu hướng lạm phát và biến tướng khi công tác tổ chức, qui hoạch và thẩm định nghệ thuật còn yếu, nể nang thiếu một chiến lược phát triển văn hoá dài hạn. 6. Yếu tố nước ngoài trong hoạt động mỹ thuật ngày càng nhiều, qua môi trường giao lưu quốc tế mở rộng. Việc hội nhập, mở rộng được quan hệ giao lưu văn hoá với quốc tế, ngày càng nhiều các nghệ sĩ nứơc ngoài vào Việt Nam triển lãm, học tập cũng như ngược lại nhiều nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài là một điều bình thường đáng mừng. Tránh tình trạng đơn cực, ngoại giao hữu nghị “cho gì biết nấy” như trước kia. Điều đó chứng tỏ vị thế văn hoá, kinh tế của Việt Nam đã nâng lên trên trường quốc tế. Nhờ đổi mới, mối liên lạc bên trong - bên ngoài đơn giản và gần gũi hơn trước rất nhiều. Một số Việt kiều về nước sinh sống và sáng tác nghệ thuật đương đại cũng đem đến cho mặt bằng hoạt động mỹ thuật Việt Nam những yếu tố mới. Trong khi giới chức mỹ thuật trong nước vẫn coi họ là Việt kiều và nhìn nhận tác phẩm của họ mang nhiều “yếu tố ngoại” màu sắc phương Tây thì trong nhiều triển lãm quốc tế lớn, những hoạ sĩ này lại được chọn tham dự như đại diện màu cờ sắc áo cho Việt Nam. Những cuộc thi nghệ thuật quốc tế như ASEAN- Philip Moris cũng có tác dụng nhất định ban đầu khi kích thích sáng tác của các nghệ sĩ biểu hiện và quan niệm hướng theo mối quan tâm chung của cộng đồng khu vực, thế nhưng cơ cấu giải thưởng lớn cũng nhanh chóng điều khiển các nghệ sĩ hướng theo gu (gout) hội đồng, tạo ra một kiểu “ ASEAN hoá~ nghệ thuật. Những cơ quan văn hoá nước ngoài như LEspace Francaise, Viện Goethe Hà Nội, Hội đồng Anh cùng các quĩ SIDA, Ford, Đông Sơn, Việt Nam- Đan Mạch cũng đã tài trợ cho nhiều dự án mỹ thuật. Thông qua các triển lãm này, như một cách quảng bá văn hoá, từng bước các trung tâm, các quĩ đã có ảnh hưởng nhất định và là nơi tìm đến sinh hoạt của nhiều nghệ sĩ trẻ. *** “Để tăng trưởng, các quốc gia cũng cần xây dựng một thứ văn hoá tự đổi mới”5. Chính nhờ đổi mới, dân chủ trong đời sống xã hội đã giúp của chúng ta phần nào thoát khỏi cơn mê ngủ kéo dài để nhận thức về nỗi lo tụt hậu kinh tế và văn hoá. Đổi mới đem lại những thành tựu phát triển bước đầu nhưng cũng chỉ ra sự vận hành của các cơ quan quản lý văn hoá không theo kịp bước tiến của đời sống. Thiếu các luật về VHNT để tạo hành lang hoạt động tự do, minh bạch hơn nữa cho sáng tạo văn hoá. Mỹ thuật thời kỳ đổi mới để lại nhiều thành tựu và không phải không ít cái dở nhưng rõ ràng đây là thời kỳ của những con người tự tin, khao khát dân chủ, giải phóng sáng tạo và đã bộc lộ được cụ thể, rõ nét nhất tính chất dân tộc- hiện đại trong tác phẩm của mình. Những năm trước đây, bảo tàng MTVN không kịp sưu tập các tác phẩm thời kỳ đặc sắc,tươi mới của mỹ thuật Hậu hiện thực XHCN là điều đáng tiếc. Thời gian qua đi, bài học của chính sách đổi mới còn nguyên giá trị khi tạo được bầu không khí dân chủ, công khai trong xã hội sẽ là môi trường để chấn hưng tinh thần sáng tạo dân tộc. Và đó là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng. Ghi chú: * Viện sĩ Mikhail Piotrovsky, Giám đốc Viện bảo tàng quốc gia Nga Ermitage: Chúng ta không cần làm tổn thương mình mãi bằng quá khứ, báo TTVH, số100, 15-2-2000 1. F. Engel, Thư Engel gửi Joseph Bloch ở Konigsberg, K. Marx- F.Engel. Tuyển tập. TậpVI. NXB Sự thật. Hà Nội, 1984, tr. 727 2. Trịnh Đình Khôi, Nội lực nhà văn, báo Văn nghệ, số 44(4-11-2006) tr. 8 3. Văn hoá Hậu hiện đại nhìn từ nhiều phía, báo Văn nghệ số 33 (19-8-2006), tr.12 4. Năm 1989, hoạ sĩ Trần Trung Tín bày tác phẩm tượng đài chống phát xít (dưới dạng Installation) gồm gốc cây buộc treo, những tuýp sơn dầu được xé banh ra (theo liệu của Blue Space gallery) Năm 1994, Bảo Toàn triển lãm gốm Đất qua lửa (có xu hướng Installation) Tháng 6- 1996, Mai Nguyên Long (việt kiều Australia) bày triển lãm Installation đầu tiên tại Đại học Mỹ thuật HN. Tháng 9- 1996, Jun Nguyễn Hatshusiba bày Installation tại 29 Hàng Bài, HN. Tháng 10- 1996, Nguyễn Minh Thành bày Installation tại 29 Hàng Bài, HN. 5. Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây ôliu, NXB KHXH, 2005, tr. 386 Xem thêm: 1. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Trường Đại học MTHN- Viện Mỹ thuật xuất bản, 2005 2. Nguyễn Quân: Cửa mở hai chiều, Kỷ yếu hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Trường Đại học Mỹ thuật HN - Viện Mỹ thuật xuất bản, 2000 3. Thái Bá Vân: Con hơn cha là nhà có phúc, Lao Động số 1997 4. Lê Ngọc Trà, Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Nghiên cứu văn học số 1-2007, tr. 35 Cá hóa rồng trong mỹ thuật cổ Việt Nam 03/01/2010 08:12 Trong nghệ thuật tạo hình, đề tài cá hóa rồng đã có mặt trong các đồ án trang trí từ khá sớm. Vào thời Trần, đề tài cá hóa rồng có mặt trên các di vật ở chùa Côn Sơn, chùa Xuân Lũng. Đề tài này còn được thể hiện thành các tượng nhỏ đặt trên đao mái của tháp mộ thời Trần ở di chỉ Xuân Hồng. Thời Lê sơ (thế kỷ XV), điển hình có bức chạm đá cá hóa rồng trên sóng nước tại mặt ngoài thành bậc đàn Nam Giao (Hà Nội). Thời Mạc (thế kỷ XVI) còn lưu lại bức chạm gỗ hình hai cá hóa rồng chầu mặt trời tại đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang), thời Lê Mạt (thế kỷ XVIII) còn lưu lại bức chạm đá hình hai cá hóa rồng đớp ngọc quý trên trán bia chùa Linh Quang (Hải Phòng). Và đặc biệt những phát hiện gần đây nhất chính là các hoa văn cá hóa rồng được tìm thấy trên các đĩa gốm được khai quật từ tàu đắm cổ ở Cù lao Chàm có niên đại thế kỷ XV. Phù điêu cá hóa rồng ở thềm bậc điện Kính Thiên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, trên dãy núi Giăng Màn, Hương Khê, Hà Tĩnh có một thác nước lớn tên là Vũ Môn, gồm 3 bậc, mỗi bậc cao vài trượng, đứng xa mấy trăm dặm vẫn trông thấy như một làn khói sừng sững trên nền núi xanh. Sự tích cá hóa rồng gắn với thác vũ môn được lưu truyền lâu đời trong dân gian Việt Nam. Vào một năm, trời hạn hán nhưng số rồng quá ít, không đủ làm mưa cho muôn loài. Long Vương tổ chức kỳ thi vượt vũ môn. Con vật nào 3 lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa thành rồng, phun nước làm mưa cứu giúp muôn loài. Khi cuộc thi được loan báo, các con vật đều rất náo nức nhưng chỉ có cá chép là chăm chỉ luyện tập. Đến ngày thi đấu, đại diện các loài đều bị loại, chỉ có cá chép là vượt vũ môn thành công và hóa thành rồng. Cá chép hóa rồng phun nước tạo ra gió táp mưa sa, muôn loài sung sướng, sự sống hồi sinh. Nội dung câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và trở thành biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công của các sĩ tử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Hữu (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) nhận xét: "Hình tượng cá hóa rồng đặc biệt phát triển vào thời Lê sơ. Cách thể hiện và chất liệu sáng tác cũng phong [...]... loài vật huyền thoại được sánh ngang với rồng - vị chủ của nguồn nước Có thể nói các đồ án hoa văn mây và sóng nước cùng với hình tượng cá hóa rồng, mây hóa rồng trong điện Kính Thiên đã được các nghệ nhân xưa khéo léo chạm trổ đạt tới đỉnh cao của tinh hoa mỹ thuật truyền thống Việt Nam CHƯƠNG XII NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TẠO HÌNH TÀI HOA Thành tựu mỹ thuật của người Việt cổ thời đại dựng nước qua những tác... tài ở ngôi mộ Việt Khê, cũng chứng tỏ rằng ở thời đại dựng nước đã phổ biến hình thức vẽ bằng màu, và ít nhất cũng có hình thức vẽ phẩm và vẽ sơn Những màu sắc đã được sử dụng gồm có : vàng, đỏ gạch, xám, nâu, cánh gián, đen cùng những màu sắc của các màu ấy Đề tài vẽ màu trên gỗ, trên da mà người Việt cổ ưa thích là các hoa văn hình học và các hình động vật : những vòng tròn đồng tâm, hình thoi, hình. .. những thành tựu độc đáo của một nền văn hoá nhân dân rực rỡ cách đây nhiều nghìn năm đã trở thành niềm tự hào sâu xa trong tưởng và tình cảm của dân tộc ta Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Những đặc điểm mỹ thuật thời nguyên thủy Việt Nam Ở châu Âu, giai đoạn nghệ thuật tạo hình nguyên thủy phát triển đến trình độ cao chính là thời hậu kỳ đồ đá cũ Còn trong những di chỉ đồ đá cũ ở Việt Nam phát hiện được. .. thấy vẽ hay tạc nhiều hình thú như ở Âu, Phi Nghệ thuật tạo hình thời đồ đá Ðến nay, về nghệ thuật tạo hình thời nguyên thủy ở Việt Nam, chúng ta chưa thấy hình vẽ hay tạc vào đá mộ trình độ khá Tại Nà Ca (Bắc Thái), người ta thấy hình một mặt người khắc vào đá Trong hang Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), thì có ba mặt người chạm nổi Cũng ở Ðồg Nội (Hà Nam Ninh), ngoài hình mặt người, còn có hình đầu một loài thú,... song song chạy thẳng hoặc uốn lượn, những hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác đến những mảnh trang trí hình răng lược, hình sóng nước, hình mắt lưới, hình nhài quạt nghệ sĩ Việt cổ đã phối hợp các yếu tố hình học giản đơn thành những đồ án hoa văn kỷ hà phong phú, phức tạp, đặc sắc, vừa mang tính chất trang trí, vừa có ý nghĩa tượng trưng Hoa văn sóng nước có lẽ biểu hiện sông, suối ; hoa văn... người Việt cổ Vì thế mà nền nghệ thuật thời đại Hùng Vương đã có những ảnh hưởng lâu dài và xa rộng ở nhiều miền của Đông Nam Á Ngay trên đất nước ta, truyền thống nghệ thuật cổ xưa ấy vẫn được giữ gìn một cách bền bỉ : trống đồng vẫn được chế tạo trong thời bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, thời Lý - Trần, thời Tây - Sơn (3); dân tộc Mường anh em vẫn giữ tục lệ đúc trống đồng cho đến đầu thế kỷ thứ 19 Tài. .. Có thể lý giải vì hình tượng cá hóa rồng là biểu tượng của việc học hành, thi cử đỗ đạt, gắn với tích Ngư dược vũ môn của Nho giáo Thời Lê sơ là thời kỳ đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam Đây là thời kỳ Nho giáo được đề cao, việc tổ chức khoa cử Nho học rất tập trung và bài bản Năm 1442, để khuyến khích, biểu dương khoa cử Nho học, vuaThánh Tông đã cho dựng bia tiến sĩ... dụ tiêu biểu khác của thành tựu tạo dáng trong nền mỹ thuật Việt cổ NGHỆ THUẬT VẼ HÌNH TRÊN GỖ, TRÊN DA Thời gian và khí hậu đã huỷ hoại mất phần lớn những hình vẽ trên các chất liệu không bền chắc Người Việt cổ có tục xăm mình : Đứng về góc độ mỹ thuật mà nhìn, tục lệ này là một hình thức vẽ màu đặc biệt trên da thịt Một số mảnh gỗ và da thú có vẽ sơn còn sót lại đến nay với nước sơn còn bóng, màu... thuật thời đại Hùng Vương chưa thấy xuất hiện những hình tượng quái đản, những cảnh tượng dữ dội, những nhân vật quyền uy (thần, vua ) như trong nghệ thuật một số quốc gia phương Đông cổ đại như ở Ấn Độ, Ai Cập, Lưỡng Hà, cũng chưa thấy xuất hiện những hình mẫu mang tính chất thần thoại, huyền bí lối thao thiết như trong nghệ thuật thời đại đồ đồng ở Trung Quốc Ở nền nghệ thuật thời đại dựng nước, ... hình nan rổ (mảnh gốm ở chợ Ghềnh – Hà Nam Ninh), hình răng sói ở nhiều nơi Nhưng phải nói cuối thời đồ đá mới, khi kỹ thuật làm đồ đá phát triển đến tuyệt đỉnh của nó, thì hoa văn trang trí mới đạt đến trình độ phong phú là nền tảng cho nghệ thuật trang trí đồ gốm và đồ đồng sau đấy Ðó chính là bước đầu của thời mà nhà viết sử của ta gọi là thời vua Hùng dựng nước . Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước Trước thế kỷ thứ 10, làng xóm xuất hiện vào thời kỳ này. Người Việt bấy giờ. Kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản: tính quần thể cao; hình thức kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến

Ngày đăng: 25/01/2014, 07:20

Hình ảnh liên quan

Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

n.

kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước Xem tại trang 1 của tài liệu.
Cách bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau:  Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu  Hương, Thượng Điện - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

ch.

bố cục, cấu trúc chùa Phổ Minh có thể làm hình mẫu cho một loại hình kiến trúc biến ở thời Trần cũng như nhiều thế kỷ sau: Mặt bằng kiểu chữ "tam" với ba dãy nhà chính: Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện Xem tại trang 2 của tài liệu.
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

h.

áp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) Xem tại trang 2 của tài liệu.
Trong nghệ thuật tạo hình, đề tài cá hóa rồng đã có mặt trong các đồ án trang trí từ khá sớm - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

rong.

nghệ thuật tạo hình, đề tài cá hóa rồng đã có mặt trong các đồ án trang trí từ khá sớm Xem tại trang 10 của tài liệu.
Từ những yếu tố hình học giản đơn như đuờng thẳng, đường cong, chấm tròn và vòng tròn, rồi những đường song song chạy thẳng hoặc uốn lượn, những hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác...đến những  mảnh trang trí hình răng lược, hình sóng nước, hình mắt  - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

nh.

ững yếu tố hình học giản đơn như đuờng thẳng, đường cong, chấm tròn và vòng tròn, rồi những đường song song chạy thẳng hoặc uốn lượn, những hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác...đến những mảnh trang trí hình răng lược, hình sóng nước, hình mắt Xem tại trang 13 của tài liệu.
Ở châu Âu, giai đoạn nghệ thuật tạo hình nguyên thủy phát triển đến trình độ cao chính là thời hậu kỳ đồ đá cũ - Tài liệu Nền kiến trúc Việt Nam được hình thành từ thời vua Hùng dựng nước pptx

ch.

âu Âu, giai đoạn nghệ thuật tạo hình nguyên thủy phát triển đến trình độ cao chính là thời hậu kỳ đồ đá cũ Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan