Nguyễn khoa điềm dưới góc nhìn văn hóa

8 1.1K 4
Nguyễn khoa điềm dưới góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa Nguyễn Thị Sao Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Ngữ văn; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: GS.TS Lê Văn Lân Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương 1: Thơ Nguyễn Khoa Điềm trong mạch nguồn văn hoá Huế. Chương 2: Cảm thức văn hoá trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Chương 3: Hình thức thể hiện và các biểu trưng văn hoá. Luận văn đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ Nguyễn Khoa Điềm, thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ Nguyễn Khoa Điềm mang đậm bản sắc văn hóa của một vùng quê. Keywords: Nguyễn, Khoa Điềm, 1943-; Nghiên cứu văn học; Thơ; Văn học Việt Nam Content 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Sau hơn bốn mươi năm vừa đảm nhiệm những chức vụ quan trọng vừa cầm bút, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ ca nước nhà một số thành tựu đáng kể. Những tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng và Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của ông đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. Gần đây, tập thơ Cõi lặng (xuất bản năm 2007) của Nguyễn Khoa Điềm đánh dấu hành trình trở về Huế - thành phố của tuổi thơ ông, “để làm một người trong mọi người” cũng được đánh giá cao. Tự bạch trước những vấn đề của thời cuộc, nhân sinh để có cái nhìn rộng hơn, sâu sắc hơn, khái quát cao hơn hình như là ý tưởng đeo đuổi suốt đời thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong quá khứ cũng như hiện tại. 1.2. Hành trình thơ của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với mảnh đất Huế thơ. Huế đã trở thành chiếc nôi sinh thành, mái nhà trú ngụ, lớn lên của nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Sương khói Huế, sông Huế, núi Huế, văn hóa Huế, cho đến điệu Nam Ai, Nam Bình đều trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Huế là không gian cổ điển Phương Đông thuần khiết, là chốn của những mái cong đền cổ thấp thoáng dưới bóng vườn xanh. Không gian cổ tích ấy là môi trường lý tưởng của những chiêm nghiệm, những cảm thức làm nền tảng triết lý cho thơ, trong đó có thơ Nguyễn Khoa Điềm. 1.3. Sáng tạo văn học là một hoạt động văn hoá. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học từ góc độ quan hệ văn hoá - văn học sẽ thấy được vai trò sáng tạo văn hoá của văn học qua những hình tượng nghệ thuật, qua xây dựng những mô hình nhân cách văn hoá đẹp cho xã hội, cho dân tộc. Đồng thời, nghiên cứu văn học nhìn từ góc độ quan hệ văn hoá - văn học sẽ góp phần khẳng định vai trò vừa lưu giữ, chuyển tải vừa thẩm định và lựa chọn văn hoá của văn học. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hoá với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về tác phẩm thơ Nguyễn Khoa Điềm. 2. Lịch sử vấn đề Về Nguyễn Khoa Điềm, các bài viết, công trình nghiên cứu về ông không nhiều nhưng đều có những đánh giá khá nhất quán về phong cách thơ ông. Tôn Phương Lan trong bài viết khá công phu Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng (1976) đã đề cập ngay đến phong cách riêng ấy, đó là “những liên tưởng độc đáo, kết quả của một sự am hiểu cuộc sống và một cảm quan văn chương nhạy bén… Điều đó đã tạo nên những tứ thơ mênh mông, đậm đà mà bay bổng, thật thà mà xao xuyến”[26, tr.326]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng khẳng định thành công của Nguyễn Khoa Điềm ở thể loại trường ca: “Trường ca Mặt đường khát vọng là một thể nghiệm mới trong vấn đề tìm tòi phương pháp thể hiện và một thành công mới của anh”. Về cấu trúc trường ca này, Tôn Phương Lan nhận xét rất xác đáng: “không coi việc kể chuyện là chính. Lấy suy nghĩ, cảm xúc làm chỗ dựa cho kết cấu để rồi từ đó triển khai cả bề rộng lẫn bề sâu”[26, tr.331]. Nguyễn Xuân Nam trong Thơ tìm hiểu và thưởng thức (1985) cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của trường liên tưởng và chiều sâu văn hóa quá khứ: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm không đặc sắc về tạo hình, về màu sắc nhưng anh có sức liên tưởng mạnh. Anh thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống”. Trong bài Gương mặt quê hương, gương mặt nhà thơ (1998), Võ Văn Trực chú tâm đi tìm và phân tích chất văn hóa Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm và khẳng định, chính điều đó đã làm nên phong cách thơ ông, “tâm hồn Huế vẫn dịu dàng ở phía sau mỗi dòng thơ”. Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường của Nguyễn Trọng Hoàn, Ngô Thị Bích Hường, các tác giả khẳng định phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm chính là “Chất suy tư, chính luận và sự dồn nén cảm xúc cũng như sự am hiểu hiện thực trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cùng những cái nhìn giàu tính phát hiện sâu sắc, bất ngờ”[23, tr.115]. Tuy vậy, Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm đánh giá hơi có phần phiến diện về giai đoạn sáng tác đầu của Nguyễn Khoa Điềm, chỉ nhận ra đó là chất thơ “mộc mạc hàm chứa một vẻ đẹp giản dị, trong trẻo. Tiếng thơ như tiếng lòng người chiến sĩ bình tĩnh, tự tin”[23, tr.148]. Trong Tác giả nói về tác phẩm, Nguyễn Quang Thiều đánh giá “Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất hiện thực và văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thể tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ” [47, tr.225]. Vũ Tuấn Anh trong Mặt đường khát vọng đến Ngôi nhà có ngọn lửa ấm chỉ ra tiến trình vận động thơ Nguyễn Khoa Điềm từ thời chiến sang thời bình và kết luận: “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm vừa tiếp nối vừa chuyển đổi cảm xúc nên giọng thơ điềm đạm và sâu lắng, tách các lớp vỏ của sự vật để đi vào cái cốt lõi bên trong, khơi gợi từ đấy những triết lý đạo đức và nhân sinh”. Hoàng Thu Thủy trong Ngôi nhà tâm hồn của Nguyễn Khoa Điềm luôn có ngọn lửa ấm cũng đi sâu phân tích tập thơ mới này của ông và đánh giá: “Sự vận động từ gân guốc, mạnh khỏe một cách điềm tĩnh đến độ sâu sắc đến mức tĩnh tại, chạm vào phần sâu kín nhất của tâm hồn con người làm bật lên những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú”. Tại luận văn thạc sỹ Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Thị Lập sau khi nêu lên những đóng góp của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong phong trào thơ chống Mỹ đã đưa ra và phân tích những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (về đất nước, con người trong và sau chiến tranh), tập trung phân tích những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và màu sắc văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Gần đây, sau khi từ giã quan trường, Nguyễn Khoa Điềm đã trở lại với thơ và công bố nhiều bài thơ cùng tập Cõi lặng cho một giai đoạn sáng tác mới. Đã có khá nhiều bài viết giới thiệu, đánh giá về thơ Nguyễn Khoa Điềm giai đoạn này, nhưng nhìn chung đa số đều còn ở dạng riêng lẻ, mang tính chất cảm nhận, bình luận một số bài thơ tiêu biểu và tập trung vào chuyện trở về “vườn chuối” của ông, do đó, chưa có những kết luận đáng chú ý. Tựu trung, các công trình, bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp đều thừa nhận tài năng của Nguyễn Khoa Điềm nhưng chưa thực sự có nhiều công trình khoa học khảo sát một cách có hệ thống và quy mô cả về chiều rộng và chiều sâu thơ Nguyễn Khoa Điềm. Dù sao, đó cũng thực sự là những bước đi đầu tiên cho việc khám phá trọn vẹn, đầy đủ toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ ca Nguyễn Khoa Điềm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm văn hoá, các thành tố văn hoá và mối quan hệ giữa văn hoávăn học, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc nhìn văn hoá. Từ vấn đề trung tâm, chúng tôi mở rộng các mặt biểu hiện cơ bản của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong tính thống nhất giữa nội dung và hình thức. Do khuôn khổ của luận văn có hạn, chúng tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát thơ Nguyễn Khoa Điềm qua các tập thơ chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng (trường ca), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng. Lựa chọn những tập thơ này vì chúng tôi cho rằng đây là các tập thơ hội tụ những bài thơ tiêu biểu, đặc sắc nhất cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm đồng thời nó bao quát được cả một hành trình dài thơ ca của ông từ những năm 70 cho đến tận hôm nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn cố gắng phác hoạ lại diện mạo thơ Nguyễn Khoa Điềm nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hoá vùng đến sáng tác thơ của ông. Cách thức tiến hành của chúng tôi không theo cách đi vào phân tích từng tác phẩm cụ thể để nhận diện đặc điểm thơ Nguyễn Khoa Điềm. Luận văn tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh, thống kê; - Phương pháp liên ngành: dưới góc độ văn hoá, văn học soi chiếu tương tác. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn Luận văn là công trình khảo sát về thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc nhìn văn hoá. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ Nguyễn Khoa Điềm, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ Nguyễn Khoa Điềm mang đậm bản sắc văn hóa của một vùng quê. Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá có tính chất cụ thể bước đầu theo một hướng mới. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một cách tiếp cận mới mẻ giúp ta hiểu thêm về những giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu văn học mới nhiều triển vọng đó là từ góc độ văn hoá - văn học, sự giao lưu, giao thoa và ảnh hưởng qua lại để nhìn cho thấu đáo từ nhiều chiều kích, phương diện 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thơ Nguyễn Khoa Điềm trong mạch nguồn văn hoá Huế Chương 2: Cảm thức văn hoá trong thơ Nguyễn Khoa Điềm Chương 3: Hình thức thể hiện và các biểu trưng văn hoá References 1. Phan Thuận An, Tôn Thất Bình (biên soạn) (1999), Cố đô Huế đẹp và thơ, Nxb Thuận Hoá. 2. Dương Kỳ Anh (2008), Cõi lặng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và tôi, Báo Tiền phong, số ra 10/8/2008 3. Trần Hoài Anh (2006), Nguyễn Khoa Điềm: Bây giờ là lúc…, Tạp chí sông Hương, số 212, 10/2006 4. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Khoa học xã hội. 5. Mai Bá Ấn (2009), Đặc trưng trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Chuyên luận văn học, Nxb Hội Nhà văn. 6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 7. Nguyễn Duy Bắc, Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 - 1975, Nxb Văn học. 8. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Sĩ Đại (2008), Đọc tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm, Báo Nhân dân, tháng 3/2008. 10. Trần Đăng (2006), Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Bây giờ gió gọi anh đi”, Báo Bình Định, 23/8/2006. 11. Nguyễn Khoa Điềm (1972), Đất ngoại ô, Nxb Giải phóng. 12. Nguyễn Khoa Điềm (1995), Mặt đường khát vọng, Nxb Quân đội nhân dân. 13. Nguyễn Khoa Điềm (1986), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Nxb Tác phẩm mới. 14. Nguyễn Khoa Điềm (2007), Cõi lặng, Nxb Văn học. 15. Bùi Minh Đức (2004), Từ điển tiếng Huế: tiếng Huế, người Huế, văn hoá Huế, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 16. Bùi Minh Đức (2007), Dấu ấn văn hoá Huế, Nxb Văn học. 17. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn hoá. 18. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội 19. Đặng Huy Giang (2009), Một nhân cách thơ qua Cõi lặng, HoinhavanVietNam.vn, 13/7/2009 20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hoá, vấn đề và suy nghĩ, Nxb KHXH Hà Nội. 22. Trần Hoàng (2009), Về một nét đẹp trong phong thái con người xứ Huế, Tạp chí Sông Hương, số ra ngày 25/3/2009 23. Đỗ Thị Thu Huyền (2007), Thơ Lò Ngân Sủng, Dương Thuấn, Y Phương dưới góc nhìn văn hoá, Luận văn thạc sĩ. 24. Mã Giang Lân (2006), Bến Mi Lăng từ điểm nhìn địa - văn hoá, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 - 2006 25. Mã Giang Lân (2000), Chữ và nghĩa trong thơ, Tạp chí Văn học, số 4 - 2000 26. Mã Giang Lân (2003), Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 9 - 2003 27. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam hiện đại: Vấn đề tác giả, Nxb Giáo dục. 29. Tạ Ngọc Liễn (1999), Chân dung văn hoá Việt Nam, Nxb Thanh niên 30. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa (3 tập), Nxb Thuận Hoá, Công ty văn hoá Phương Nam. 31. Phương Lựu (chủ biên) (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 32. Ngô Minh (2008), Tâm thức Huế thơ, Báo Pháp luật Thành phố HCM, số tháng 3/2008 33. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ tìm hiểu và thưởng thức: Phê bình và tiểu luận, Nxb Tác phẩm mới. 34. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hoá, Nxb Thanh niên. 35. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin. 36. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (2003), Sông Hương - dòng chảy văn hoá (1983 - 2003), Nxb Văn hoá Thông tin. 37. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1992), Nguyễn Đình Thi - Chính Hữu - Nguyễn Khoa Điềm - Vũ Thị Thường: tuyển chọn và trích những bài phê bình văn học, Nxb Tổng hợp Khánh Hoà. 38. Đỗ Đức Siêu (2002), Hành trình văn hoá Việt Nam, Nxb Lao động. 39. Chu Văn Sơn (2002), Mạch sống văn chương - phê bình và tiểu luận, Nxb Hội nhà văn. 40. Thanh Thảo (2002), Nguyễn Khoa Điềm “Miễn là dám bước qua giới hạn của mình”, Tạp chí Sông Hương, số 156 tháng 2/2002 41. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 42. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục. 43. Dương Phước Thu (2007), Không gian văn hoá Huế, tập bút ký, Nxb Thuận Hoá. 44. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. 45. Đỗ Lai Thuý (2005), Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin. 46. Đỗ Thị Minh Thuý (1997), Mối quan hệ giữa văn hoávăn học, Nxb Văn hoá Thông tin 47. Thái Công Trung, Thái Giang (2007), 15 gương mặt thi ca đương đại Việt Nam, Nxb Văn học. 48. Hồ Vĩnh (2006), Giữ hồn cho Huế, Nxb Thuận Hoá. 49. Hồ Sĩ Vịnh (1998), Văn hoávăn học một hướng tiếp cận, Nxb Văn học Viện Văn hoá. 50. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc.

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan