Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

78 1.9K 20
Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: " Du lịch sinh thái Cần Giờ" 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xa xưa, con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá những chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những dân tộc khác chẳng mấy biết đến…”(12/1989). Các nhà du lịch thời nay vẫn mang nguyên vẹn trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá những chân trời xa lạ, những núi cao, vực thẳm, những sông dài, biển rộng… Tiếng gọi của thiên nhiên hùng vĩ, của rừng vàng biển bạc vẫn còn vang vọng và lôi kéo bước chân của những “kẻ lang thang” trên bước đường du ngoạn. Thêm vào đó, con người luôn bị quyến rũ bởi những gì đối lập với thực tế mình đang sống, họ khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúc tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Khi ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu. Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia dưới góc độ tiếp cận này. 3 Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Đối với một số quốc gia như Kenya, Ecuado, Nepal, Costarica, Madagasxca,… du lịch sinh thái không phải là hoạt động bên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia. Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Từ Sapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở Đông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế - Sơn Trà, lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam có Cần Giờ - Vũng Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long… tất cả đều có thể xây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài 4 nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con người đến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử. Các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã, Bà Nà, Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo… Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú Quốc cũng được nhìn nhận như nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng cho hoạt động du lịch sinh thái. Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp nong,…Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Đến tháng 2/2003 tổ chức du lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển của thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực…Vì vậy, đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiên trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, 5 xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch sinh thái….Qua đề tài lần này hy vọng sẽ mang đến một con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên cho rừng ngập mặn Cần Giờ. Đồng thởi góp phần quảng bá cho du lịch Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch sinh thái nước ta nói chung. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ. - Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng. 2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài. - Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu để hoàn thành đề tài. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. - Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. 6 - Các tiềm năng phát triển du lịch sinh tháiCần Giờ, từ đó để khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây. 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ CHí Minh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ… - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực địa. 5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các chuyên gia về du lịch. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam. 5.1. TRÊN THẾ GIỚI Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môi trường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 ); 7 Cater ( 1993 ); Glaser ( 1996 ); wright ( 1993 ). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý “ của Kreg Lindberg ( 1999 ) và các chuyên gia của Hội Du lịch sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam. 5.2. Ở VIỆT NAM Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du lịch sinh thái. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam “ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây ) phục vụ mục đích du lịch “ của Phó tiến sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “ Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ “ của Tổng cục du lịch ( 1993 ); và công trình “ Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 “ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995 ) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái. • Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui 8 hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL ( 1996-2010 ) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịchđề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể. • Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan Huy Xu và Trần Văn Thanh về “ Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL “. Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL. Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững… • Năm 2000, bài báo cáo khoa học về “ Định hướng qui hoạch du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL “ của Trần Văn Thành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm du lịch sinh thái , thiết kế các tuyến , cụm du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL. • Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Phong về “ Phân tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiên nhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái “. Tác giả đã ứng 9 dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian du lịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh tháiđề xuất các giải pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội. • Gần đây, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựng nhiều dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc Gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và khai thác du lịch sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong đó có các Vườn Quốc Gia Tràm Chim ( 1999 ), Phú Quốc ( 2001 ), U Minh Thượng ( 2001 ), khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ( 2002 ). Các dự án này đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần được đưa vào khai thác du lịch sinh thái. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh thái, bên cạnh đó cũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ. 10 [...]... tiếp cận khác nhau Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời Có người quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch Cũng có ý kiến cho rằng: Du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi... 1.2.2 CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái Như... của du khách (2) Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 105 24 - Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái - Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách du lịch sinh thái. .. sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác Khả năng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào: - Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên... nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998) Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái (Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia) “ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi... lớn *Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông… *Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TPHCM, Hà Nội, Huế… 19 *Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội *Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyên rừng Cúc Phương… *Du lịch thể thao: lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn Đồng Mô… 1.2 DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI Du lịch sinh thái. .. khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyên dáng…là điểm du lịch sinh thái đầy háp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài nước Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, du khách có thể đến tham quan, nghiên cứu, hội họp, giải trí… 27 (4) Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 185, 186, 187 Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như :  Du lịch dã ngoại, tham quan, giải... cũng đang trên đà suy thái và ô nhiễm Cho đến nay, khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về Du lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về Du lịch sinh thái đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên,... du lịch khá phát triển trên thế giới Du lịch sinh thái có nhiều ở các nước phát triển và cả ở những nước đang phát triển, kém phát triển Nó thu hút được khá đông du khách và họ rất thích thú với loại hình du lịch này Ngoài ra, du lịch sinh thái còn mang lại lợi nhuận khá cao cho các Quốc gia này 1.2.4 DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 1.2.4.1 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM Việt Nam có nhiều danh... vậy : 23 “ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm : các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn chu cầu về du lịch sinh thái Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên du lịch sinh thái là một . Đồng Mô… 1.2. DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh thái đã và đang. du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. DU LỊCH 1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH Khoa

Ngày đăng: 24/01/2014, 20:21

Hình ảnh liên quan

Số thứ tự Dạng địa hình Cao độ (m) 1Ngập   hai   lần   trong  - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

th.

ứ tự Dạng địa hình Cao độ (m) 1Ngập hai lần trong Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2: Các sông chín hở Cần Giờ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

Bảng 2.

Các sông chín hở Cần Giờ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 3: Thống kê số lượng khách tham quan Lâm Viên Cần Giờ từ 1997- 1997-1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1997-1999) - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

Bảng 3.

Thống kê số lượng khách tham quan Lâm Viên Cần Giờ từ 1997- 1997-1999 (nguồn: Lê Văn Sinh, Lâm viên Cần Giờ, 1997-1999) Xem tại trang 54 của tài liệu.
HÌNH 1. - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 1..

Xem tại trang 67 của tài liệu.
HÌNH 3. RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ SAU CHIẾN TRANH - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 3..

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ SAU CHIẾN TRANH Xem tại trang 68 của tài liệu.
HÌNH 2. BẢN ĐỒ DU LỊCH CẦN GIỜ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 2..

BẢN ĐỒ DU LỊCH CẦN GIỜ Xem tại trang 68 của tài liệu.
HÌNH 5. QUAN CẢNH VÀM SÁT - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 5..

QUAN CẢNH VÀM SÁT Xem tại trang 69 của tài liệu.
HÌNH 4. - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 4..

Xem tại trang 69 của tài liệu.
HÌNH 7. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 7..

MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Xem tại trang 70 của tài liệu.
HÌNH 6. MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 6..

MỘT GÓC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ Xem tại trang 70 của tài liệu.
HÌNH 9. KHỈ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 9..

KHỈ Xem tại trang 71 của tài liệu.
HÌNH 8. HƯƠU SAO Ở CẦN GIỜ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 8..

HƯƠU SAO Ở CẦN GIỜ Xem tại trang 71 của tài liệu.
HÌNH 10. CÒ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 10..

Xem tại trang 72 của tài liệu.
HÌNH 12. ĐÀN CÁ SẤU HOA CÀ - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 12..

ĐÀN CÁ SẤU HOA CÀ Xem tại trang 73 của tài liệu.
HÌNH 14. HỒNG HẠC CHÂN XÁM - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 14..

HỒNG HẠC CHÂN XÁM Xem tại trang 74 của tài liệu.
HÌNH 16. CÂU CÁ SẤU - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 16..

CÂU CÁ SẤU Xem tại trang 75 của tài liệu.
HÌNH 18. THÁP TANG BỒNG - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 18..

THÁP TANG BỒNG Xem tại trang 76 của tài liệu.
HÌNH 19. VUI CÙNG THIÊN NHIÊN - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 19..

VUI CÙNG THIÊN NHIÊN Xem tại trang 76 của tài liệu.
HÌNH 20. ĐẶC SẢN CÁ DỨA KHO MẮM VỚI CƠM NẮM - Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

HÌNH 20..

ĐẶC SẢN CÁ DỨA KHO MẮM VỚI CƠM NẮM Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan