Hát then ở Lạng Sơn

132 4.1K 7
Hát then ở Lạng Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ DUNG HÁT THEN Ở LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ DUNG HÁT THEN Ở LẠNG SƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ CHÍ QUẾ Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài:Hát Then ở Lạng Sơn và toàn bộ nội dung luận văn không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Ngƣời viết luận văn Hoàng Thị Dung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Hát Then ở lạng Sơn” Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Chí Quế, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lạng Sơn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 HỌC VIÊN Hoàng Thị Dung 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Mục đích nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Cấu trúc luận văn 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử tỉnh Lạng Sơn 15 1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý 15 1.1.2. Khái quát về lịch sử 15 1.2. Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn 18 1.2.1. Con người và địa bàn cư trú 18 1.2.2. Đặc trưng văn hóa Tày, Nùng 20 1.2.2.1. Nhà ở 20 1.2.2.2. Ẩm thực 21 1.2.2.3. Trang phục 22 1.2.2.4. Ngôn ngữ 22 1.2.2.5. Văn hóa tinh thần 23 1.2.2.6. Văn hóa dân gian 24 1.3. Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn 25 1.3.1. Khái niệm Then 25 1.3.2. Sự hình thành và phát triển Then 28 1.3.3. Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn 30 1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn 30 1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn 34 CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN 2.1. Nội dung lời hát Then ở tỉnh Lạng Sơn 37 2 2.1.1. Lời then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị của người Tày, Nùng xưa 38 2.1.2. Lời Then thể hiện niềm tin thiêng liêng vào thế giới thần linh 42 2.1.3 Lời Then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc 45 2.1.4 Lời Then đề cao giá trị con người 47 2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật lời hát Then 48 CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA DÂN GIAN 3.1. Nghệ nhân hát Then 61 3.2. Diễn xướng hát Then 71 3.2.1. Thời gian diễn xướng 71 3.2.2. Không gian diễn xướng 72 3.2.3 Các yếu tố bổ trợ khi diễn xướng 73 3.2.3.1. Trang phục diễn xướng 73 3.2.3.2. Vật phẩm cúng tế khi diễn xướng 74 3.2.3.3. Âm nhạc trong diễn xướng 76 3.2.3.4. Vũ đạo diễn xướng 79 PHẦN KẾT LUẬN 84 PHỤ LỤC 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng. Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam. Tuy nhiên trong tỉnh Lạng Sơn số người dân tộc Tày ít hơn số người dân tộc Nùng. Người Nùng ở Lạng Sơn là 314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Địa bàn cư trú tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời sống tinh thần phong phú, hòa nhập dân tộc Tày, dân tộc Nùng đã có sự giao lưu hòa trộn văn hóa với nhau đặc biệt là trong các hoạt động hát Then, Sli, Lượn… Những bài Then, Sli, Lượn… ấy đã làm nên nét đặc trưng văn hóa rất riêng của núi rừng Việt Bắc đại ngàn. Người Tày, người Nùng đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang tính truyền thống lâu đời của hai tộc người Tày, Nùng là một trong những đặc trưng của Văn học Dân gian và Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước 4 Việt Nam và đó cũng chính là một thành tố quan trọng của Văn hóa Dân gian (folklore) Văn học Dân gian từ lâu đã được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu và cho ra đời nhiều công trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên việc sưu tầm, nghiên cứu và tìm hiểu Văn học Dân gian của người dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí những đặc trưng Văn học Dân gian của người Tày, người Nùng như hình thức cúng bái trong các nghi lễ hát Then, thầy Mo, thầy Tào làm phép trong các đám ma người chết, gọi hồn 49 ngày, cầu xin đẻ con trai…một thời gian đã bị coi là hình thức mê tín dị đoan, hủ tục của người dân tộc. Cho đến những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước mở rộng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu số thì các giá trị truyền thống của họ mới được chú ý nhiều hơn. Những người sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến văn học dân gian của người dân tộc thiểu số đồng thời đánh giá, nhìn nhận lại các giá trị truyền thống của người dân tộc một cách đúng đắn hơn. Mặt khác, xuất phát từ tôn chỉ mục đích: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam” Bộ Nội vụ ra Quyết định số 82/NV, ngày 01/3/1967 thay mặt Chính phủ cho phép thành lập Hội Văn nghệ dân gian hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước. Qua chặng đường dài hoạt động cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn về Văn học dân gian, Văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. 5 Trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, các tác giả cũng đã ít nhiều tập trung đến hát Then của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Thực hiện được nhiệm vụ trên không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa Xã hội mới - Xã hội Chủ nghĩa. Trước hết, nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của các cư dân Tày-Thái (bao gồm các dân tộc Tày, Nùng, Thái). Hát Then là thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ nên hát Then chỉ tồn tại trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ tín ngưỡng. Thực tế, hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào? còn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc hình thành, phát triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa phương khác do sự giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài Cao Bằng có thể thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song nhiều nhất có thể kể đến như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Sau năm 1954, hát then không còn bó hẹp trong môi trường diễn xướng của nghi lễ tâm linh cúng bái của các ông then, bà then mà đã bước ra khỏi làn khói hương nghi ngút xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn được công chúng đón chào nồng nhiệt qua các ca khúc mang âm hưởng của làn điệu then, ca ngợi cuộc sống mới, tình yêu quê hương đất nước. Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số mới chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm, công bố những công trình nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có giá trị trong đời sống văn hóa của người dân tộc nói riêng cũng như việc bản tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung thể 6 hiện trí tuệ của tập thể của nhân dân. Như vậy có thể nói: Then là loại hình văn hóa phổ biến và hấp dẫn, ở đâu có người Tày ở đó có hát Then. Người dân tộc Tày có những câu ca thể hiện tình yêu đối với làn điệu, nét đẹp văn hóa của dân tộc mình như: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then/Mừa lườn táng piến pền báo ón” dịch là (Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà tóc bạc hóa đầu xanh trai trẻ); hay “Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Ăn phở không mỡ vẫn thấy ngon lành”. Về Then Tày, đã có một số công trình nghiên cứu song Then Nùng hầu như chưa có, mặt khác khi nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm, nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm linh còn bộ phận văn học (phần lời hát) ít được nghiên cứu. Vì vậy, luận văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi sâu hơn vào phần văn học (phần lời) của các làn điệu Then. Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi mang dấu ấn văn hóa bản địa đặc sắc của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Ở đây người dân tộc sống trên các triền đồi, núi, trong thung lũng. Lạng Sơn cũng là nơi có nền văn học phát triển tương đối sớm, được coi là một trong những nơi sản sinh ra các loại hình văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng luôn tự hào về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình với các làn điệu Sli, Lượn, Then, Quan làng, Phong Slư…mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đặc sắc hơn cả là những làn điệu Then ăn sâu vào tiềm thức của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng xứ Lạng trong đời sống xưa và nay. Dù đi đâu, về đâu, bất cứ nơi nào trên đất nước, ở nước ngoài hay chính ngay tại quê hương Lạng Sơn, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng như nuôi trong mình những làn điệu Then ngọt ngào, suối nguồn của đất mẹ chảy trong cơ thể của họ. [...]... tỉnh Lạng Sơn 1.2 Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa người Tày, người Nùng 1.3 Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn Chương 2: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn học dân gian 2.1 Nội dung lời hát then ở tỉnh Lạng Sơn 2.2 Một số đặc điểm nghệ thuật của lời hát then Chương 3: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn hóa dân gian 3.1 Nghệ nhân hát then. .. cứu đề tài: Hát Then ở Lạng Sơn , chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng Có thể nói Then Lạng Sơn với nhiều nét độc đáo riêng biệt, nhất là khi khẳng định Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng, nó không chỉ hay về mặt ca từ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của lời hát Vì vậy với tầm vóc tưởng chừng như... năm đó chính là hát Then Then của người Tày, người Nùng là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời được quần chúng nhân dân yêu thích Then phổ biến trong các làng bản của người Tày, Nùng Hát Then tập trung phổ biến ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn 1.3.3 Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn 1.3.3.1 Then Tày ở Lạng Sơn Người Tày ở Lạng Sơn có dân số... sát và trao đổi thực tiếp với các nghệ nhân Then Đồng thời để minh chứng hát Then của người Tày, Nùng Lạng Sơn chúng tôi đã tiến hành thực địa tại các huyện Chi Lăng, Cao lộc, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn Trên cơ sở tìm hiểu về hát Then ở Lạng Sơn, đặt hát Then của Lạng Sơn trong văn hóa dân gian, văn học dân gian để thấy được vai trò vị trí, giá trị của Then trong đời sống tâm linh người dân tộc... Ở Lạng Sơn Then Tày có các dòng Then: (1)Dòng thứ nhất Then nối dõi là dòng then được truyền từ đời này sang đời khác Người làm then chủ yếu là nữ; (2)Dòng thứ hai Then với người có căn số là những người có căn số do Pụt Luông ở mường trời bắt buộc phải làm Then (3) Dòng thứ ba Những người yêu thích Then, những người này có giọng hát hay, ngón đàn điêu luyện họ có thể hát được những bài hát trong then. .. cháu đống đầy nhà Then: Theo ý kiến của đại đa số người làm then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng ở Lạng Sơn cho rằng then là trời, là tiên Đa số người Tày, Nùng thích xem then, nghe then, yêu then và say mê then, nhưng không phải ai muốn làm nghề then là làm được Qua tìm hiểu thực tế, khảo sát thực địa 27 tại các làng bản của 02 huyện Chi Lăng, Cao lộc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn có thể phân chia... hát Then Tày, 12 Then Nùng tại tỉnh Lạng Sơn Qua đó khẳng định giá trị lời hát then của dân tộc Tày, Nùng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn Hát Then ở Lạng Sơn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp tổng hợp và liên ngành Then là tổng hợp gồm những thành tố có phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, nghệ thuât ca hát, ... trong then cổ, những bài hát mới được biên soạn theo làn điệu Then Dòng này phát triển mạnh từ những năm 1960 trở lại đây Cũng như then ở các vùng miền khác khu vực Việt Bắc, then Lạng Sơn cũng có nhiều hình thức sinh hoạt khá phong phú Người ta mời then về khi vào nhà mới, khi mừng con đầu lòng, hay cả khi làm lễ thượng thọ cũng có ông then hay bà then đến hát mừng Người ta mời then về làm lễ khi muốn... Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào uy tín của Then Các học giả nghiên cứu về Then, luôn nhận thức Then ở hai góc độ: Then là loại hình nghệ thuật dân gian và then cũng là loại hình tín ngưỡng dân gian Loại hình nghệ thuật dân gian; bởi then khi hành nghề, luôn có lời hát (then) , có âm nhạc, có hóa trang và diễn xuất Lời hát then là những bài thơ 7 chữ Có lời then được sáng tác từ xưa lưu truyền lại và... trưng về Then Tày-Nùng của tỉnh Lạng Sơn thông qua nội dung lời hát, hình thức nghệ thuật, hình thức diễn xướng và nghệ nhân hát Then 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trong đó dân tộc Tày, Nùng Dân tộc Tày, Nùng chiếm số lượng lớn nhất toàn tỉnh vì năng lực hạn chế của tác giả nên luận văn Hát Then ở Lạng Sơn . 30 1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn 34 CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN 2.1. Nội dung lời hát Then ở tỉnh Lạng Sơn 37 2 2.1.1. Lời then phản ánh. đề tài: Hát Then ở Lạng Sơn , chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng. Có thể nói Then Lạng Sơn với. Nùng ở tỉnh Lạng Sơn 25 1.3.1. Khái niệm Then 25 1.3.2. Sự hình thành và phát triển Then 28 1.3.3. Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn 30 1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan