Tài liệu Ôn thi lý thuyết thể dục thể thao docx

3 1K 9
Tài liệu Ôn thi lý thuyết thể dục thể thao docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN THI THUYẾT MÔN THỂ DỤC CHƯƠNG I: NHẬP MÔN VỀ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT 1. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TDTT a) Những chức năng của TDTT và mối liên hệ chức năng giữa chúng: Chức năng chuyên môn: - Chức năng chuyên môn tổng hợp - Chức năng đặc trưng ưu thế Những chức năng chuyên môn cơ bản của TDTT là: - Chức năng giáo dưỡng chuyên môn - Chức năng thực dụng chuyên môn - Chức năng thể thao chuyên môn - Chức năng về giải trí và hồi phục sức khỏe b) Những chức năng văn hóa chung: Trên nguyên tắc, tất cả những chức năng vốn có của văn hóa đều được thể hiện như thế nào đấy (theo đặc trưng) trong TDTT. - Chức năng giao tiếp_liên kết: Trước hết đều phải nhằm mục đích chung, chủ yếu là giáo dục con người. Hiểu quả chức năng của TDTT không chỉ phụ thuộc vào tính năng chuyên biệt vốn có của nó, mà còn cả ở phương hướng, nội dung, tổ chức của toàn bộ hệ thống giáo dục. - Chức năng truyền thông - Chức năng chuẩn mực hóa: chức năng này trong thực tiễn hoạt động TDTT được xã hội thừa nhận và thực thi hợp thành một thể chế xã hội về TDTT. - Chức năng thẩm mỹ: nó gần với tính hấp dẫn, sự hoàn thiện, cái đẹp của bản thân con người. Chính vì vậy mà chúng ta cần luôn chú ý giáo dục, bồi dưỡng thò hiếu thẫm mỹ lành mạnh trong đông đảo nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên về TDTT, về cơ bản, chức năng của TDTT. Nhưng trước hết phải chú ý tới chức năng tăng cường thể chất của nhân dân và chức năng giáo dục. 2. CẤU TRÚC CỦA TDTT Theo quan niệm khoa học hiện đại, cấu trúc là một hợp phần và là sự cấu tạo. TDTT có mối liên hệ, tác động xã hội rộng rãi với nhiều lónh vực khác nhau trong xã hội.Chúng được hình thành tương đối ổn đònh, rõ nét, gắn liền với những điều kiện phát triển khác nhau, giao thoa, thẩm thấu và trùng lặp ít nhiều. a) TDTT cơ sở: Phần cơ bản của nó lại nằm trong củ hệ thống giáo dục. Vì vậy còn có thuật ngữ “TDTT nhà trường”.Chức năng chuyên môn của TDTT cơ sở dạy những kỹ năng, kỹ xảo vận động ban đầu cơ bản. Những nội dung chính của TDTT cơ sở gồm: - Hệ thống những động tác (vận động) có tính chất phân tích, những bài tập và phương pháp thể dục cơ bản. - Hệ thống những bài tập nhằm bồi dưỡng kỹ năng, cách thức cơ bản để dùng sức hợp khi di chuyển trong không gian (đi, chạy, bơi…). - Hệ thống những động tác đối kháng cá nhân hoặc tập thể, phối hợp sử dụng trong những hình thức hoạt động phức tạp như các trò chơi vận động, các môn bóng. b) Thể thao – một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT: Bởi vậy, đặc trưng và chức năng chính đó đòi hỏi VĐV thể thao đỉnh cao phải được đào tạo có hệ thống, khoa học trong những điều kiện nghiêm ngặt và cao về nhiều mặt. Thành tích thể thao thực chất là một hợp kim nhiều yếu tố của cá nhân, tập thể, xã hội, đất nước nhất đònh. Bên cạnh thể thao đỉnh cao, thể thao cơ sở (quần chúng) lại chỉ nhằm đạt trình độ phổ thông “phong trào”, chủ yếu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực chung và giải trí, hồi phục, phục vụ cho hoạt động chính – lao động, học tập, quân sự. c) TDTT thực dụng: Chia thành hai phần nhỏ: - TDTT thực dụng phục vụ cho lao động sản xuất - TDTT thực dụng quân sự TDTT thực dụng gắn với TDTT cơ sở quần chúng. Trước hết vì việc này được tiến hành trên nền tảng của sự chuẩn bò thể chung, chủ yếu ở giai đoạn học sinh phổ thông, cho thanh thiếu niên. d) TDTT hồi phục sức khỏe: Chủ yếu dùng những bài tập thể lực để chữa bệnh hoặc hồi phục những chức năng của cơ thể đã bò rối loạn (phá vỡ) hoặc suy giảm do bệnh tật, chấn thương, quá sức hoặc các nguyên nhân khác. e) TDTT vệ sinh, giải trí bao gồm hai phần chính, nhỏ hơn. CHƯƠNG II: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ QUAN ĐIỂM CHUNG TRONG PHÁT TRIỂN TDTT Ở NƯỚC TA 1. NGUYÊN TẮC GIỮ GÌN VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE • Phải cân nhắc kỹ về giá trò sức khỏe của nó, phải chọn những môn, phương tiện tập vốn đã có lợi cho sức khỏe. Sau đó còn phải chú ý tới cách thức tập thích hợp. Do vậy, cần có sự phân tích, xem xét từ góc độ khoa học – phương pháp nữa; cố gắng căn cứ vào các chương trình quy đònh cho các đối tượng. • Sử dụng lượng vận động phải phù hợp với qui luật (có lợi) nâng cao sức khỏe. Nâng cao lượng vận động hợp lý, phù hợp với khả năng thích nghi của cơ thể sẽ làm tăng khả năng vận động và sức khỏe. Quá nhẹ sẽ rất ít tác dụng, còn quá mức (quá nặng) sẽ thành quá sức, có hại. • Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của tập luyện đến sức khỏe con người; kiểm tra sức khỏe từ lúc bắt đầu tập luyện đối với mọi đối tượng ở mọi khâu hình thức trong hệ thống giáo dục thể chất để cho phép tập luyện và tham gia thi đấu và rồi sau còn theo dõi suốt quá trình hoạt động TDTT nhiều năm. • Kết hợp với một đồng bộ các biện pháp xã hội cần thiết khác – nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh xã hội theo nghóa rộng nhất của từ này, hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe và giáo dục, tổ chức tối ưu toàn bộ lối sống của con người. 2. TDTT – MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ –XÃ HỘI • TDTT là phương tiện có hiệu quả và có khả năng thực thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khỏe của nhân dân ta, đặc biệt là của thế hệ trẻ, nâng cao thể lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lao động trong những điều kiện mới và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. • Như vậy, phát triển TDTT để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất của nhân dân là một yêu cầu khách quan, không những để thực hiện chính sách xã hội, mà còn chuẩn bò tích cực cho con người để lao động sáng tạo có hiệu quả và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. • TDTT còn là một bộ phận không thể thiếu được trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, cũng như của nền văn minh nhân loại. Trình độ TDTT là một trong những dấu hiệu thể hiện trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hóa, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước. • Trong bất kỳ điều kiện nào cũng cần chủ động phát triển các hoạt động TDTT trong nhân dân, hướng mọi hoạt động TDTT vào những mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức khỏe, xây dựng con người mới, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực những nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng của đất nước. 3. LỊCH SỬ, KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH • Điền kinh là môn thể thao có lòch sử phát triển lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vò trí quan trọng trong chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, đại học, các trường dạy nghề… Nhiệm vụ cụ thể của các giờ thể dục thể thao trong nhà trường là giáo dục cho học sinh những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về thể dục thể thao trên cơ sở này đảm bảo phát triển thể lực toàn diện đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc trong cuộc sống. Trong số những bài tập nhằm phát triển thể lực toàn diện, các bài tập điền kinh đóng vai trò chủ yếu. Những hình thức tập luyện như: chạy, nhảy, ném luôn được đưa vào trong từng giờ tập thể dục thể thao. • Khái niệm: Điền kinh hiện đại bao gồm năm nhóm: đi bộ thể thao, chạy, nhảy, ném và nhiều môn phối hợp. • Sự phát triển kỹ thuật các môn điền kinh: Với sự khát khao vươn tới đỉnh cao thành tích, các huấn luyện viên và các nhà khoa học luôn tìm tòi những phương pháp có hiệu quả nhất để tập luyện và thi đấu điền kinh. Do vậy để đáp ứng với sự phát triển của thể thao ngày nay kỹ thuật các môn điền kinh có một số thay đổi như sau: Năm Thay đổi về kỹ thuật VĐV thực hiện đầu tiên Nước 1858 Nhảy sào gỗ 1866 Phương pháp nhảy sào một nhòp G. UILER Anh 1887 Xuất phát thấp TR. SERIN Mỹ 1895 Nhảy cao kiểu cắt kéo(làn sóng) U. SUINIEN Mỹ 1898 Nhảy xa kiểu cắt kéo M. PRINSTEIN Mỹ 1900 Ném đóa quay vòng chưa hoàn chỉnh P. BAYLER Hunggari 1912 Ném đóa quay vòng lấy đà hoàn chỉnh A. TAIPANE Phần Lan 1920 Nhảy xa kiểu ưỡn thân B. TUULOS Phần Lan 1924 Nhảy cao kiểu úp bụng B. VDOROV Liên Xô(cũ) 1926 Dùng bàn đạp xuất phát Mỹ 1952 Đẩy tạ lưng hướng ném P. OBRAEN Mỹ 1961 Nhảy cao úp bụng kiểu lặn V. BRUMEN Liên Xô 1968 Nhảy cao lưng qua xà R. PHOSBUIURI Mỹ 1971 Đẩy tạ quay vòng A. BARUNHICOP Liên Xô 1971 Ném tạ xích bốn vòng đà quay nhanh ABONDATRUC Liên Xô . dạy môn giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, đại học, các trường dạy nghề… Nhiệm vụ cụ thể của các giờ thể dục thể thao trong nhà trường là giáo dục. ÔN THI LÝ THUYẾT MÔN THỂ DỤC CHƯƠNG I: NHẬP MÔN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT 1. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ

Ngày đăng: 24/01/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: NHẬP MÔN VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TDTT

    • 1. NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TDTT

      • a) Những chức năng của TDTT và mối liên hệ chức năng giữa chúng:

      • b) Những chức năng văn hóa chung:

      • 2. CẤU TRÚC CỦA TDTT

        • a) TDTT cơ sở:

        • b) Thể thao – một bộ phận nổi bật, khá lớn và tương đối chuyên biệt hơn của TDTT:

        • c) TDTT thực dụng:

        • d) TDTT hồi phục sức khỏe:

        • e) TDTT vệ sinh, giải trí bao gồm hai phần chính, nhỏ hơn.

        • CHƯƠNG II: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ QUAN ĐIỂM CHUNG TRONG PHÁT TRIỂN TDTT Ở NƯỚC TA

          • 1. Nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khỏe

          • 2. TDTT – mối quan hệ với đời sống Kinh tế –Xã hội

          • 3. LỊCH SỬ, KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan