Tài liệu Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bao nhiêu là vừa? pptx

2 482 0
Tài liệu Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bao nhiêu là vừa? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bao nhiêu vừa? Mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay bao nhiêu, bao nhiêu để cân đối vĩ mô, để quản lý và ứng xử tốt với biến động thị trường? Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam Il Houng Lee dự đoán, tổng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện đạt giá trị tương đương 12 tuần nhập khẩu. “Tôi cho rằng, lượng dự trữ ngoại tệ đủ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu trong vòng 12 tuần có thể coi vừa đủ, bởi Việt Nam chưa có một thị trường tài chính tự do hoàn toàn như các nước phát triển”, ông Il Houng Lee nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính của Việt Nam thực sự được tự do hoá và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII, FPI- Foreign Portfolio Investment) đổ vào Việt Nam trở thành làn sóng như nhiều chuyên gia tài chính dự báo thì Việt Nam cần phải có mức dự trữ ngoại tệ cao hơn nữa. Theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, về điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô, việc tăng dự trữ ngoại tệ phải đồng nghĩa với cán cân thương mại bội thu mới bảo đảm sự chắc chắn cho an ninh tài chính quốc gia. “Nếu tăng dự trữ ngoại tệ bằng nguồn vay nước ngoài chính, cộng với việc quản lý nợ nước ngoài không tốt sẽ dẫn đến hậu quả khó lường”, bà Thuỷ nói. Theo bà Thuỷ, khi dự trữ ngoại tệ tăng, đồng thời phải tăng khối lượng tiền đồng phát hành ra thị trường, nếu quản lý không tốt sẽ gây ra lạm phát, trong khi việc kìm chế lạm phát một trong những nhiệm vụ luôn luôn được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đặt lên hàng đầu trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ông Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cũng đồng ý với quan điểm của bà Thuỷ. Theo ông, dòng vốn FPI chứng khoán nợ, huy động từ nước ngoài, ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn thì đồng tiền mua chứng khoán đều ngoại tệ và được sử dụng để mua máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất nên chỉ liên quan mật thiết đến tỷ giá chứ liên quan rất ít tới dự trữ ngoại tệ. “Với Việt Nam, dự trữ ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu vừa đủ. dự trữ ngoại tệ không phải vấn đề quan trọng trong việc thu hút FPI”, ông Lai nhận định, điều quan trọng nhất trong việc thu hút FPI tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua công cụ nợ do doanh nghiệp trong nước phát hành. Muốn vay được vốn thì ngoài việc doanh nghiệp phải minh bạch hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo lòng tin đối với nhà đầu tư trong việc sử dụng vốn vay thì cần phải có thị trường chứng khoán phát triển, bởi thị trường chứng khoán chính đầu mối để người cần vốn và người muốn đầu tư “gặp nhau” và thực hiện luân chuyển vốn. “Một khi luồng FPI chảy mạnh vào Việt Nam, nếu nguồn dự trữ ngoại tệ không đủ lớn, thì việc tăng thu hút FPI sẽ gây ra hậu quả nhiều hơn tác động tích cực đối với nền kinh tế”, TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) nhận định. Ông Phong cho rằng trong lộ trình tự do hoá thị trường vốn, thị trường tài chính thì nguồn dự trữ ngoại tệ càng nhiều càng tốt, nhưng phải kèm điều kiện nới lỏng dần chính sách tỷ giá mới giảm thiểu tác động bất lợi của nguồn vốn FPI đối với nền kinh tế. “Trong điều kiện thị trường vốn, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển, tôi cho rằng, nguồn dự trữ ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu đủ với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, bởi nguồn dự trữ này vừa đủ để Việt Nam thanh toán 100% khoản nợ ngắn hạn”, ông Il Houng Lee, nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo, Việt Nam nên tăng nhanh mức dự trữ ngoại tệ. Theo một chuyên gia của Viện Tài chính Hàn Quốc, Việt Nam cần phải nghiên cứu xem khả năng có thể quản lý khoản dự trữ ngoại tệ bao nhiêu “vừa sức” và trong từng thời điểm phải cân nhắc, tính toán xem nên duy trì mức dự trữ ngoại tệ bao nhiêu hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh, bởi mức dự trữ liên quan đến thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường nợ và các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan khác. “Mức dự trữ ngoại tệ bao nhiêu luôn vấn đề được các cơ quan quản lý Hàn Quốc bàn thảo. Nếu dự trữ quá lớn cũng một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát, mặt khác, chi phí cho việc dự trữ khối lượng tiền quá lớn cũng rất tốn kém. Ngược lại, nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại tệ sự phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. Để xử lý bài toán này, các quốc gia đang phát triển thường sử dụng tiền dự trữ đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong những loại trái phiếu chính phủ an toàn nhất, nhưng lại có lãi suất rất thấp”, chuyên gia này cho biết. Theo khuyến cáo của vị chuyên gia trên, ngoài việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ, Việt Nam cần phải đa dạng hoá nguồn dự trữ ngoại tệ thông qua việc đầu tư vào nhiều loại trái phiếu chính phủ khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên nghiên cứu mô hình đầu tư một phần dự trữ vào các kênh khác để tối ưu hoá hiệu quả đồng tiền dự trữ. Hiện chính phủ nhiều nước trên thế giới thực hiện đầu tư một phần dự trữ ngoại tệ vào những loại tài sản đem lại lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ (thông qua một công ty của chính phủ như Công ty Quản lý tài sản quốc gia của Hàn Quốc hay Công ty đầu tư Temasek của Singapore…). Admin (Theo www.vir.com.vn . Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bao nhiêu là vừa? Mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu, bao nhiêu để cân đối vĩ mô,. liên quan rất ít tới dự trữ ngoại tệ. “Với Việt Nam, dự trữ ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu là vừa đủ. dự trữ ngoại tệ không phải là vấn đề quan trọng

Ngày đăng: 23/01/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan