Tài liệu Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 2: Những cơ hội bị bỏ qua pdf

4 280 0
Tài liệu Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 2: Những cơ hội bị bỏ qua pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 2: Những hội bị bỏ qua -phần2 Mặc dù nằm trong top các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, may mặc và nhiều mặt hàng khác nhưng thị trường nội địa hiện vẫn bị các nhãn hiệu nước ngoài thuộc những mặt hàng trên khuynh đảo. Đặc biệt nhóm hàng may mặc, giày dép hiện thị trường trong nước đang bị kẹp chặt ở phân khúc giữa mà giới chuyên môn tiếp thị gọi là thế “bánh mì kẹp thịt”. Một chuyên gia về thương hiệu tâm sự: khi nhắc đến các thương hiệu may mặc nội địa chỉ nhớ vỏn vẹn chưa đến mười thương hiệu như Việt Tiến, An Phước, May 10, Nhà Bè “Nói đến Việt Tiến hay An Phước người tiêu dùng thể nhớ đến áo sơmi, hay nhắc đến bộ veston người ta thể nhớ đến May Nhà Bè Như vậy thì thật nghèo nàn, bởi thị trường hàng may mặc đâu chỉ thế” - chuyên gia này nhận xét. 20% của 2 tỉ USD Các chuyên gia trong ngành thừa nhận dù ưu thế về hàng may mặc nhưng tại thị trường nội địa, dệt may “made in VN” vẫn chưa nhiều thương hiệu tạo được giá trị riêng. Sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp (DN) nội địa được “tổng kết” gọn trong mấy đặc điểm: phục vụ đại trà với mức giá từ rẻ đến trung bình, sản phẩm thường thiết kế na ná nhau, không được hình ảnh nhà thiết kế riêng biệt trên từng sản phẩm Trong khi đó các nhãn hiệu nước ngoài gần như lấn lướt ở phân khúc cao cấp, bởi thực tế khó thương hiệu Việt nào đọ được với các thương hiệu đến từ Hong Kong hay châu Âu như Bossini, Giordano, Mango Còn ở phân khúc thấp, hàng may mặc trong nước hiện cũng đang “nhừ tử” với hàng Trung Quốc. Theo bà Minh Hạnh - giám đốc Viện Mẫu thời trang VN (Fadin), nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thiết kế thời trang dù không thiếu, thậm chí rất tiềm năng, nhưng hầu hết các nhà thiết kế hiện nay đều thiếu kiến thức căn bản vì quy trình đào tạo không bài bản. “Rất nhiều nhà thiết kế năng khiếu, nhưng để tìm được nhà thiết kế chuyên nghiệp hội đủ các điều kiện: vừa am tường quy trình công nghệ sản xuất, vừa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu thị trường khi thiết kế sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất thì quá hiếm” - bà Hạnh nhận định. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc khá nhiều nhà sản xuất vẫn chưa tạo được thế mạnh sản phẩm riêng do chưa có đội ngũ nhà thiết kế phát triển như ý muốn. Theo ước tính của các chuyên gia trong ngành, hiện các sản phẩm thời trang trong nước chỉ đáp ứng 20%/tổng mức tiêu thụ của thị trường may mặc trong nước, tương ứng khoảng 2 tỉ USD/năm. Và chỉ khoảng 30% sản phẩm thời trang sử dụng và bày bán hiện nay do các nhà thiết kế trong nước tạo nên, 70% còn lại được sao chép từ các mẫu mã thiết kế của nước ngoài. Giày ngoại đang lấn lướt Không chỉ hàng may mặc, hàng giày dép hiện được xếp vào top những mặt hàng xuất khẩu kim ngạch cao (năm 2008 đạt gần 4,7 tỉ USD) nhưng ở “mặt trận” nội địa nhiều doanh nghiệp đã để vuột mất hội chiếm lĩnh. Quốc, nhân viên quản lý một công ty vốn đầu tư nước ngoài, kể mới đây đi tìm mua đôi giày leo núi để cùng bạn bè khám phá Tây Bắc trong dịp tết. Thế nhưng, tìm khắp các cửa hàng giày ở TP.HCM Quốc không tìm đâu ra đôi giày leo núi thương hiệu VN ưng ý. Nhưng khi vào World of Sport, một cửa hàng giày nhượng quyền thương hiệu của Singapore, Quốc hài lòng ngay với những đôi giày leo núi chuyên nghiệp nhưng là nhãn ngoại. “Điều làm tôi buồn nhất là đôi giày hiệu hi-tech tôi mua ghi “made in Vietnam”, giá trên 1 triệu đồng, nhưng giá gia công tôi biết được chỉ khoảng 20.000 đồng” - Quốc kể. Khảo sát bỏ túi tại các trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng giày ở TP.HCM thể nhận ra hai thương hiệu giày VN khiến người tiêu dùng nhớ ngay khi được hỏi là Vina Giày và T&T. Tuy nhiên, những thương hiệu Việt này cũng chỉ giày da nam, nữ phục vụ đối tượng công sở, màu nâu và đen là chủ đạo, mẫu mã gần như không thay đổi. Gần như cả ba phân khúc thị trường cấp thấp, trung bình và dòng sản phẩm cao cấp, sản phẩm giày dép trong nước đều bị lép vế. Trong khi ở dòng sản phẩm cao cấp thị trường vẫn là sân chơi của những tên tuổi lớn như: Prada, Gucci, Clarks thì ở dòng sản phẩm cấp thấp, trung bình, hàng không tên của Trung Quốc mặt ở khắp nơi, từ chợ đến cửa hàng giày dép trên những phố lớn, dịp tết còn tràn ra cả vỉa hè, thành cầu Hàng giày Trung Quốc mức giá khá mềm, dao động khoảng 100.000-200.000 đồng. Không chỉ mặt hàng giày vải, các loại giày dép trẻ em trong khoảng 50.000-100.000 đồng “made in China” cũng tràn ngập. Ngại bắt đầu từ số 0 Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần WEC Sài Gòn, cho rằng sở dĩ trong một thời gian dài thị trường nội địa hoàn toàn không hấp dẫn các DN sản xuất dệt may trong nước một phần về chính sách điều hành. Hầu hết các chiến lược phát triển của ngành dệt may từ trước đến nay đều kêu gọi, khuyến khích lẫn hỗ trợ làm hàng xuất khẩu. “Điều này dẫn đến DN chỉ theo con đường nào được hỗ trợ hoặc được các chính sách ưu đãi chứ chẳng ai tìm cho mình con đường chông gai, tự thân vận động một mình để đi cả” - ông Kiệt nói. Để dấn thân vào thị trường nội địa, DN rất “choáng” khi mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0: không biết thị trường cần gì, không biết tìm đâu nguyên liệu cung ứng ổn định với số lượng vừa phải, không biết bán hàng qua kênh phân phối nào, phương thức xây dựng thương hiệu ra sao Chính vì vậy, theo ông Kiệt, rất nhiều DN khi nghĩ về thị trường nội địa đều cảm thấy rất “dội” dù giá bán tại thị trường này bao giờ cũng hơn làm hàng xuất khẩu ít nhất 10-15%. Tương tự, ông Lê Phụng Hào, phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, cho rằng: “DN rất ngại khai thác thị trường nội địa, vì để hiểu được người tiêu dùng muốn gì là điều rất khó và chi phí bỏ ra để gầy dựng được một thương hiệu quá lớn, không phải DN nào cũng đủ sức thực hiện”. Ít đưa hàng đ ến nông thôn Chúng tôi đã đi khảo sát tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Hầu hết hàng hóa trong nước tại đây vẫn hết sức nghèo nàn, từ hàng thực phẩm đến đồ gia dụng, quần áo, giày dép Một tiểu thương ở chợ Trà Cổ (xã Bình Minh, Trảng Bom) cho biết tại đây rất ít doanh nghiệp đến tiếp thị, bán hàng. Muốn hàng bán ngư ời bán phải lên TP.HCM mua. “Hàng trong sạp chủ yếu do tôi đi xe đò vào chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) lấy về. Ở đây bán cũng kha khá, dù sạp nhỏ mỗi tháng cũng được chục triệu đồng” - chị này cho biết. Nhiều người đi mua hàng tại chợ Trà Cổ cho biết đối với các mặt hàng như quần áo, giày dép họ sẵn sàng bỏ ra 100.000-200.000 đồng/chiếc, hoặc khoảng 100.000 đồng/đôi để được dùng hàng bền đẹp, nhưng hàng như vậy ở khu vực này rất ít. Tại các sạp hàng ở khu chợ này hoặc các cửa hàng tạp hóa thuộc xã Quảng Tiến những mặt hàng trên chỉ dao động ở mức chưa đ ến 100.000 đồng. Trong khi đó chủ một tiệm tạp hóa ở xã Quảng Tiến cho biết chăn gối, giày dép, vali, túi xách đều là hàng Trung Quốc, giá bình dân. Ngay cả đại lý bán hàng của Biti’s nhưng trong sạp chỉ 1/6 lượng giày dép bày bán là của Biti’s, còn lại đa số là hàng Trung Quốc và hàng không rõ nguồn gốc. . Khoảng trống thị trường nội địa - Kỳ 2: Những cơ hội bị bỏ qua -phần2 Mặc dù nằm trong top các quốc gia dẫn. nhưng thị trường nội địa hiện vẫn bị các nhãn hiệu nước ngoài thuộc những mặt hàng trên khuynh đảo. Đặc biệt nhóm hàng may mặc, giày dép hiện thị trường

Ngày đăng: 21/01/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan