Tài liệu Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm (Kỳ 2) pptx

5 639 1
Tài liệu Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm (Kỳ 2) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rối loạn chức năng tình dụcthuốc chống trầm cảm (Kỳ 2) Rối loạn chức năng tình dục (SD) là một vấn đề phổ biến và gây nhiều phiền muộn cho bệnh nhân và "đối tác". Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn nhân cách ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục. SD có thể là một nguyên nhân gây trầm cảm ở nhiều người, ngược lại ở bệnh nhân trầm cảm có một tỷ lệ rất cao bị SD. Họ rất quan tâm đến vấn đề tình dục. Khi bị các tác dụng phụ về tình dục, họ sẽ không tiếp tục uống thuốc dù triệu chứng trầm cảm của họ được cải thiện. Họ sẽ không tự nói ra tác dụng phụ về tình dục và muốn được hỏi trực tiếp về vấn đề này. Các thuốc chống trầm cảm gây ra SD ở các mức độ khác nhau và có nguy cơ cao làm bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Rối loạn chức năng nặng nề về mặt lâm sàng (nghĩa là gây ra khó khăn rõ rệt trong các mối quan hệ) và không thể quy cho một bệnh lý nào khác, SD do thuốc chống trầm cảm gây ra (AIDS), nên được xem là một bệnh lý tổng quát (nghĩa là xảy ra cả khi thủ dâm và "quan hệ thật sự"). Nói chung AIDS xuất hiện sớm trong quá trình điều trị và có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều mặt lên tình dục, bệnh nhân sử dụng chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) có nhiều vấn đề tình dục khác nhau. Thường gặp nhất là chậm trễ hay mất cực khoái, tiếp theo là giảm ham muốn và cuối cùng là rối loạn khuấy động hay cương. Các thuốc chống trầm cảm có hoạt tính serotonergic gây ra SD nhiều nhất ngoại trừ khi thụ thể 5HT2A bị phong bế sẽ là yếu tố bảo vệ. Những thuốc ức chế tái hấp thu dopamine(DRI) có thể có vài tác động thuận lợi cho tình dục. Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) và SD MAOIs tác động bằng cách ức chế loại men phân huỷ serotonin, norepinephine và dopamine tại khe synapse. Do đó chúng làm tăng nồng độ cả 3 chất dẫn truyền thần kinh này mà không tác động lên bất kỳ thụ thể đặc hiệu nào. MAOIs tác động hỗn hợp lên chức năng tình dục. Bệnh nhân sử dụng MAOIs gặp trục trặc về vấn đề ham muốn, cực khoái và cảm giác thỏa mãn hay thích thú nhưng không bị tác dụng phụ về giai đoạn khuấy động. Bệnh nhân sử dụng phenelzine để chữa chứng viêm da thần kinh "đều trở nên lãnh đạm với tình dục và không có khả năng phóng tinh", chứng không đạt cực khoái là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phenelzine, có vài ca ghi nhận rối loạn cường dương khi đang sử dụng phenelzine. Ngược lại, moclobemide dường như rất ít khi gây tác dụng phụ tình dục. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs) và SD Cơ chế tác động của TCAs là sự phong bế bơm tái hấp thu cả serotonin, norepinephrine và dopamine nhưng với mức độ ít hơn. Phần lớn các tác dụng phụ không mong muốn là do các tác động trên như giảm huyết áp tư thế và chóng mặt (alpha-1); táo bón, lú lẫn, nhìn mờ và khô miệng (M1); tăng cân và buồn ngủ (H1); rối loạn nhịp tim và co giật trong trường hợp quá liều. Sự ức chế adrenegic và cholinergic cũng có thể gây ra SD. Imipramine gây cực khoái chậm và những bệnh nhân ít đáp ứng điều trị có khuynh hướng bị SD nặng nề hơn so với những bệnh nhân trầm cảm được cải thiện. SSRIs và rối loạn chức năng tình dục. SSRIs là chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc hơn và mạnh hơn so với phần lớn các loại TCAs. Chúng tác động bằng cách làm tăng nồng độ serotonin trong khe synapse và quanh thụ thể 5HT1A gai thân ở ngay thân tế bào. Sự tăng serotonin này gây ra sự điều hòa ngược và hiện tượng giải mẫn cảm ở các thụ thể 5HT tiền và hậu synapse, chính sự kích thích các thụ thể 5HT2A trung ương sẽ làm giảm hoạt động dopamine ở trung tâm khoái lạc trung não, hệ viền và có thể làm giảm ham muốn tình dục. Serotonin cũng kích thích bài tiết prolactin và điều này thường kết hợp với sự suy giảm chức năng tình dục. Về phía ngoại biên, kích thích thụ thể 5HT2A tủy sống có thể ức chế phản xạ tủy sống gây cực khoái và có thể gây ra chứng vô cảm sinh dục. Người ta cho rằng paroxetine sẽ gây SD trầm trọng nhất. Nếu chỉ dựa đơn thuần vào cơ chế, có thể dự đoán sertraline là loại SSRIs gây SD ít nhất nó có vài hoạt tính dopaminergic có lợi. Đàn ông có tỷ lệ SD do SSRIs cao hơn, nhưng phụ nữ lại dễ bị SD trầm trọng hơn. SSRIs gây tác dụng phụ SD đáng kể trong số ít nhất 50% bệnh nhân sử dụng thuốc và chậm cực khoái là tác dụng phụ thường gặp nhất. Cũng có vài ghi nhận về sự tăng ham muốn tình dục khi sử dụng SSRIs, đặc biệt ở nữ, nhưng phần lớn nghiên cứu đều xác nhận: trục trặc cực khoái là vấn đề nổi bật nhất, kế đó là giảm ham muốn và cuối cùng là khó khăn trong giai đoạn khuấy động. Chứng mất cảm giác sinh dục cũng là một tác dụng phụ thường gặp. Tác dụng làm chậm cực khoái của SSRIs được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng phóng tinh sớm. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephnine (SNRIs) và SD Venlafaxine là thuốc SNRI đặc hiệu duy nhất hiện có trên thị trường và có tỷ lệ SD thấp hơn ở liều cao. Không có khác biệt nào về tác động của 4 loại thuốc venlafaxine, moclobemide, paroxetine và sertraline ở đàn ông nhưng phụ nữ sử dụng sertraline và paroxetine có tỷ lệ SD cao hơn mặc dù điều này chỉ có ý nghĩa khi so sánh với moclobemide. . Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm (Kỳ 2) Rối loạn chức năng tình dục (SD) là một vấn đề phổ biến. Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn nhân cách ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục.

Ngày đăng: 21/01/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan