Tài liệu NHỮNG ĐIỂM NGỮ PHÁP CẦN CHÚ Ý TRONG MÔN ANH VĂN DÀNH CHO CÁC KHỐI THCS ( phần 6) ppt

6 412 0
Tài liệu NHỮNG ĐIỂM NGỮ PHÁP CẦN CHÚ Ý TRONG MÔN ANH VĂN DÀNH CHO CÁC KHỐI THCS ( phần 6) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG ĐIỂM NGỮ PHÁP CẦN CHÚ Ý TRONG MÔN ANH VĂN DÀNH CHO CÁC KHỐI THCS ( phần 6) F- INFINITIVE ( DẠNG NGUYÊN THỂ) Chúng ta đã sử dụng câu với các động từ thường, các động từ này diễn tả hành động xảy ra trong câu và phải được chia phù hợp với chủ từ và thì của câu. Nhưng nhiều khi cần dùng nhiều động từ trong câu để làm rõ thêm hành động, các động từ sau sẽ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ trước. Khi sử dụng câu có nhiều hơn một động từ, chỉ có động từ chính được chia phù hợp với chủ từ và thì của câu, còn các động từ sau được viết ở dạng nguyên thể (infinitive) có to đi kèm. To là một giới từ, nó không có nghĩa nhất định. Trong trường hợp này có thể dịch to với các nghĩa tới, để, hoặc không dịch. Ví dụ: I want to learn English (Tôi muốn học tiếng Anh). Trong câu này want là động từ chính diễn tả ý muốn của chủ từ, vì vậy được chia phù hợp với chủ từ; to learn là động từ đi theo bổ sung thêm ý nghĩa cho want (muốn gì). Chữ to ở đây không cần dịch nghĩa. VD: He comes to see John. (Anh ta đến (để) thăm John) I don’t want to see you. (Tôi không muốn gặp anh) Do you like to go to the cinema? (Anh có muốn đi xem phim không?) VOCABULARY To go to bed: đi ngủ To go to school: đi học Again: lại, nữa Ví dụ: I don’t want to see you again (Tôi không muốn gặp anh nữa) He learns English again (Anh ấy lại học tiếng Anh) meal n. bữa ăn breakfast n. bữa điểm tâm lunch n. bữa ăn trưa dinner n. bữa ăn tối Người ta dùng to have để nói về các bữa ăn Ví dụ: I have a beakfast. (Tôi có một bữa ăn sáng = Tôi ăn sáng) He has a lunch (Anh ấy ăn trưa) G- QUESTION TAGS ( CÂU HỎI ĐUÔI) Xét câu sau: It was a good film, wasn’t it? (Đó là một bộ phim hay, phải không?) Câu này gồm có hai phần được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Phần thứ nhất được viết ở thể xác định (Positive). Phần thứ hai ở thể nghi vấn phủ định. Phần nghi vấn này được thành lập bằng chủ từ của phần thứ nhất và trợ động từ của phần thứ nhất. Dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi đuôi (Question Tag). Phần câu hỏi này có thể dịch là phải không, phải không nào hay cách khác tùy thuộc vào câu nói. Câu hỏi có dạng nghi vấn phủ định nếu phần thứ nhất là xác định. Câu hỏi có dạng nghi vấn nếu phần thứ nhất là phủ định. Xem kỹ các ví dụ sau: Tom won’t be late, will he? (Tom sẽ không bị trễ, phải không?) They don’t like us, do they? (Họ không thích chúng tôi, phải không?) Ann will be here soon, won’t she? (Chẳng bao lâu nữa Ann sẽ có mặt ở đây, phải không?) They were very angry, weren’t they? (Họ giận lắm phải không?) Ý nghĩa của câu hỏi đuôi còn tùy thuộc vào cách chúng ta nói. Nếu đọc xuống giọng ở cuối câu hỏi thì thực sự chúng ta không muốn hỏi mà là chúng ta đang trông chờ người ta đồng ý với điều mình nói. Khi lên giọng ở cuối câu hỏi thì mới là một câu hỏi thật sự. Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi. Xét trường hợp này: You’re not going to work today, are you? (Hôm nay bạn không có làm việc à?) Yes. (=I am going) (Có) No. (= I’m not going) (Không) Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall. Ví dụ: Let’s go out, shall we? (Chúng ta đi ra ngoài đi, được không?) Open the door, will you? (Mở cửa ra đi, được không?) Don’t be late, will you? (Đừng trễ, nhé?) Lưu ý: trong câu hỏi đuôi ta dùng aren’t I chứ không phải am I not?. Ví dụ: I’m late, aren’t I? (Tôi đến trễ, phải không?) . NHỮNG ĐIỂM NGỮ PHÁP CẦN CHÚ Ý TRONG MÔN ANH VĂN DÀNH CHO CÁC KHỐI THCS ( phần 6) F- INFINITIVE ( DẠNG NGUYÊN THỂ) Chúng ta đã sử dụng câu với các. đi theo bổ sung thêm ý nghĩa cho want (muốn gì). Chữ to ở đây không cần dịch nghĩa. VD: He comes to see John. (Anh ta đến ( ể) thăm John) I

Ngày đăng: 20/01/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan