Tài liệu Cách xử trí một trường hợp đẻ rơi pdf

5 748 2
Tài liệu Cách xử trí một trường hợp đẻ rơi pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách xử trí một trường hợp đẻ rơi Rất hiếm khi bạn phải đỡ đẻ trong một tình huống không có sự chuẩn bị. Thậm chí ở giai đoạn 2 của chuyển dạ cũng có đủ thời gian cho phép đội cấp cứu hoặc nữ hộ sinh đến. Tuy nhiên nếu bạn được gọi đến để giúp đỡ một ca đỡ đẻ rơi, hãy tự an ủi rằng bạn chỉ có thể hỗ trợ rất ít cho quá trình sinh này. Vai trò chủ yếu của bạn là hỗ trợ sản phụ, gọi đội cấp cứu đến và chăm sóc sản phụ và đứa bé sau sinh. Bạn có thể giúp đỡ những gì? 1. Đảm bảo việc gọi nữ hộ sinh hay bác sĩ đến. Nếu chuyển dạ đang ở giai đoạn sớm, hỏi sản phụ muốn sinh ở nơi nào rồi sắp xếp đưa cô ấy đến đó. 2. Nếu bất cứ lúc nào thấy có chảy máu nặng hoặc có những dấu hiệu và triệu chứng của shock hãy gọi ngay đội cấp cứu đến. 3. Giúp sản phụ có tư thế dễ chịu nhất, thường là đứng hoặc ngồi xổm vì trọng lực sẽ giúp quá trình sanh đẻ dễ dàng hơn. Hỏi sản phụ xem muốn bạn làm gì để giúp giảm đau. Một số phương pháp có hiệu quả là tắm nước ấm, mát xa vùng thắt lưng và uống từng ngụm nước thường xuyên. Khuyến khích sản phụ thở ra bởi vì nín thở sẽ làm đau nặng hơn do làm tăng sự căng cơ. Hầu hết sản phụ đều có sổ khám thai, hãy giúp cô ấy tìm nó bởi vì chứa đựng nhiều thông tin có ích cho cản bạn và nhân viên y tế. 4. Nếu chuyển dạ đã diễn tiến đến giai đoạn thứ 2 và đứa bé sắp sửa ra, hãy đảm bảo rằng: · Cởi bỏ đồ đạc ở phần dưới cơ thể của sản phụ · Đội cấp cứu đang trên đường tới, họ có thể cho bạn lời hướng dẫn qua điện thọai. · Giữ cho bạn và môi trường càng sạch càng tốt · Chuẩn bị khăn để giữ ấm cho bé và mẹ 5. Giúp sản phụ ở tư thế dễ chịu 6. Hỗ trợ sản phụ khi rặn đẩy bé ra 7. Hỗ trợ đầu và vai khi đứa bé chui ra, quá trình này xảy ra tự nhiên và nhanh chóng. Không nên kéo bé ra. Nếu có dây rốn quấn cổ, kiểm tra thấy lỏng và nhẹ nhàng gỡ nó ra khỏi cổ bé. 8. Nhẹ nhàng nâng bé lên và đặt lên bụng mẹ. Không cần phải cắt dây rốn. Nếu bé không có dấu hiệu cử động, kiểm tra đường thở và tình trạng hô hấp và sẵn sàng hồi sức nếu cần. 9. Giữ ấm mẹ và bé trong khi chờ đội cấp cứu đến. Bánh nhau và dây rốn sẽ sổ ra sau 1 thời gian ngắn - giữ chúng để nhân viên y tế kiểm tra. Mát xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp cầm máu. Lau mặt cho sản phụ trong lúc chuyển dạ, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn. Các dấu hiệu cho biết bé sắp ra đời : • Các cơn gò tử cung cách nhau dưới 2 phút • Cảm giác mắc rặn mạnh • Lỗ âm đạo phồng lên • Thấy được đầu của bé Nếu cảm giác mắc rặn xảy ra trên đường đến bệnh viện, sản phụ có thể cố gắng dùng kỹ thuật thở để tránh rặn đẩy bé ra. Nếu bé bị sanh ngược : điều lưu ý trong sinh ngược là phần lớn nhất của cơ thể (phần đầu) sẽ không thể dễ dàng được sổ ra. Nếu bé bi sinh ngược thì phần bàn chân, gối hoặc mông có thể ra đầu tiên. Nếu điều này xảy ra: 1. Gọi ngay đội cấp cứu đến 2. Để quá trình sinh tiếp tục diễn tiến – không cố gắng ngăn cản bé ra 3. Hỗ trợ phần thân của bé khi được sinh ra 4. Nếu đầu không ra trong vòng 3 phút sau khi sổ vai, nhẹ nhàng nâng 2 chân của bé lên trần nhà cho đến khi bạn thấy được mặt bé (không kéo bé). Lau mặt cho mẹ và khuyến khích mẹ tiếp tục rặn cho đến khi đầu bé sổ ra ngoài. XỬ TRÍ TRƯỜNG HỢP BỊ VE CẮN Con ve: Ve là một loại sinh vật hút máu rất nhỏ sống ở các đám cỏ dài. Chúng bám chặt vào động vật hoặc người bằng cách đâm sâu phần miệng vào da. Ve cắn gây ra cảm giác khó chịu và có thể làm truyền bệnh. Mặc dù dễ loại bỏ nhưng cần phải cẩn thận vì phần miệng của chúng có thể còn nằm lại ở da nếu loại bỏ không đúng cách. Dùng một cái nhíp có 2 đầu dẹt hoặc dùng ngón tay có mang găng nắm chặt con ve ở phần đầu của nó, càng gần da càng tốt, và kéo nó thẳng ra, tránh xoắn hay siết chặt thân nó. Khi đã loại bỏ nó, rửa sạch và băng vết thương . Cách xử trí một trường hợp đẻ rơi Rất hiếm khi bạn phải đỡ đẻ trong một tình huống không có sự chuẩn bị. Thậm. XỬ TRÍ TRƯỜNG HỢP BỊ VE CẮN Con ve: Ve là một loại sinh vật hút máu rất nhỏ sống ở các đám cỏ dài. Chúng bám chặt vào động vật hoặc người bằng cách

Ngày đăng: 20/01/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cách xử trí một trường hợp đẻ rơi

  • XỬ TRÍ TRƯỜNG HỢP BỊ VE CẮN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan