Tài liệu Các biện pháp giải quyết nguồn giống tự nhiên cung cấp cho vùng hạ triều ô nhiễm ppt

5 357 0
Tài liệu Các biện pháp giải quyết nguồn giống tự nhiên cung cấp cho vùng hạ triều ô nhiễm ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các biện pháp giải quyết nguồn giống tự nhiên cung cấp cho vùng hạ triều ô nhiễm Những năm gần đây nghề nuôi tôm thương phẩm đang gặp nhiều trở ngại. Một trong số đó là tình trạng tôm nuôi thường xuyên và liên tục bị dịch bệnh do môi trường nuôi bị ô nhiễm nặng. Để hạn chế và khắc phục dần hiện tượng đó, tỉnh đã có chủ trương đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển một phần diện tích ô nhiễm sang nuôi các đối tượng khác ngoài con tôm sú. Sau một thời gian làm thử, thông qua các mô hình trình diễn cùng với sự sáng tạo của ngư dân chúng ta đã dần rút ra kết luận là có thể chọn một số đối tượng như: Cá kình, dìa, nâu, chẽm, hồng, rô phi, cua, ghẹ, rong câu để thay thế một phần tôm sú. Các giống loài này phần lớn đều sinh sản được trong tự nhiên và mùa vụ xuất hiện giống gần trùng với mùa vụ nuôi tôm sú. Đây là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện chủ trương chuyển đổi và đa dạng hóa đối tượng nuôi trong những vùng tôm sú thường xuyên bị bệnh. Nhưng làm sao có một lượng giống lớn cung cấp đủ cho nhu cầu của người nuôi? Với những hiểu biết nhất định, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp để có đủ giống tự nhiên cung cấp cho vùng nuôi tôm bị ô nhiễm nặng như sau: 1. Tổ chức ương và giữ cá giống qua lụt Trong các năm 2007 - 2009 từ tháng 9 đến tháng 12. Chúng tôi đã ương thử cá dìa, cá mú, cá nâu, cá hồng trong ao cao triều Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Kết quả tỉ lệ sống đạt trên 60%cá sinh trưởng, phát triển tốt chịu được rét và tình trạng ngọt hóa kéo dài. Đây là những tiền đề tốt để nhân rộng trên pham vi toàn tỉnh kể cả ao nuôi trên cát. Qua thực tế tìm hiểu lượng cá giống xuất hiện khá nhiều (có khi lên đến hàng triệu con) không những trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế mà cũng có rất nhiều các tỉnh lân cận như: Phú Yên, Bình Định. Giá cá giống rất rẻ vì cuối năm nhu cầu của người nuôi không còn. Để có giống nuôi cho năm sau cần tìm cách giữ chúng qua lụt trong hệ thống ao nuôi cao triều hoặc ao nuôi trên cát. Để làm được việc này nếu chỉ có Trung tâm giống Thủy sản lợ mặn thì không xuể mà cần phải có sự tham gia của các đơn vị địa phương và đặc biệt là các hộ ngư dân. Nhưng đây là vấn đề mới khó khăn muốn vậy cần: - Một là: Hướng dẫn kỹ thuật vận chuyển, ương, san và giữ giống cá qua lụt cho các hộ dân. - Hai là: Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng ngư dân về lợi ích kinh tế và môi trường của việc giữ giống cá qua lụt cung cấp cho thị trường. - Ba là: Có những đòn bẫy kinh tế để giúp cho những người mạnh dạn ương cá qua lụt như: + Trợ một phần giá cá giống, mức đề nghị: 100 - 200đ/con + Tạo điều kiện thuận lợi để họ được vay vốn ngân hàng. + Cấp đất để họ làm trang trại ương cá giống. 2. Khảo sát công cụ khai thác, thời gian xuất hiện giống cửa biểnvùng đầm phá Hiện tại, cá sống được bắt đều nuôi lại bởi 2 nghề nò sáo và rớ dàn. Còn một lượng lớn cá qua lưới đáy đều bị chết. Hàng năm có hàng chục tấn cá loại này được làm mắm rò. Nếu bắt sống được các loại cá này thì đủ giống cung cấp cho người nuôi.Vì vậy cần có sự nghiên cứu và cải tiến công cụ khai thác như cải tạo đáy đụt, di nhập nghề vớt cá bột sông Hồng v.v để nâng cao tỉ lệ sống của cá đánh bắt được. Bên cạnh đó, mùa vụ xuất hiện cá giống thường thay đổi hàng năm. Từ trước đến nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian, chưa có một nghiên cứu thấu đáo về mùa vụ xuất hiện cá giống của các loài kinh tế. Vì vậy, cần tập trung làm rõ và có sự khuyến cáo đối với ngư dân. 3. Thuần hóa các loài cá, cua, ghẹ bắt sống được biển Hiện có nhiều loài cá và cua, ghẹ người dân có thể giữ sống qua khai thác được ở trên biển nhưng đem về nuôi trực tiếp trong ao thì hiệu quả không cao. Nguyên nhân là do bị sốc môi trường vì vậy cần có những thử nghiệm để thuần dưỡng trước khi thả ra ao. 4. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền trên các mặt a) Tuyên truyền cho người dân làm nghề khai thác biết được lợi ích của việc giữ cá, cua, ghẹ sống để bán cho người nuôi. b) Thông báo tình hình xuất hiện các loài cá giống cửa biểnvùng đầm phá ở trong và ngoài tỉnh để người khai thác và người nuôi biết trên các phương tiện thông tin đại chúng. c) Tổ chức hội thảo giữa người khai thác và người nuôi để tìm ra giải pháp: - Bắt được cá, cua, ghẹ đúng chủng loại, bảo đảm chất lượng. - Bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, có người khai thác được thì phải có người nuôi. - Có sự lựa liên doanh liên kết giữa người khai thác, người nuôi để hai bên đều có lợi. Làm được những việc nêu trên là góp phần đưa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững./. . Các biện pháp giải quyết nguồn giống tự nhiên cung cấp cho vùng hạ triều ô nhiễm Những năm gần đây nghề nuôi tôm thương phẩm đang. lượng giống lớn cung cấp đủ cho nhu cầu của người nuôi? Với những hiểu biết nhất định, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp để có đủ giống tự nhiên cung cấp

Ngày đăng: 20/01/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan