Tài liệu SỰ CÁM DỖ LỚN TỪ HÀN QUỐC pdf

2 345 0
Tài liệu SỰ CÁM DỖ LỚN TỪ HÀN QUỐC pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ CÁM DỖ LỚN TỪ HÀN QUỐC Ở cương vị Chủ tịch Công ty quảng cáo Publicis tại khu vực châu Á, ông Guillaume Levy-Lambert rất bận rộn. Nhưng ông cũng đã phải dành trọn một buổi chiều làm việc, dù phải nói bằng tay, với một doanh nhân không nói được ba ngôn ngữ như mình. Vị đối tác ấy chính là Park Woo Duk, Chủ tịch Welcomm, một công ty quảng cáo Hàn Quốc mà Publicis (trụ sở chính tại Hàn Quốc) đã mua hai năm trước đây. "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần để vào được thị trường này. Hàn Quốc là một trong những thị trường ngôi sao trong chiến lược kinh doanh toàn cầu của công ty chúng tôi" - ông Levy nói. Nhiều nhà quản trị phương Tây làm việc trong ngành quảng cáo cũng có ý nghĩ tương tự. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, năm 1997, người Hàn Quốc đã có trong tay rất nhiều thẻ tín dụng tiêu dùng. Đây là cơ hội lớn cho các công ty quảng cáo khai thác khi các doanh nghiệp địa phương chuyển dần từ xuất khẩu sang cung ứng cho thị trường tiêu dùng trong nước (năm 2001, lần đầu tiên doanh thu từ tiêu dùng nội địa đã vượt doanh thu từ xuất khẩu, góp 58% vào GDP của Hàn Quốc). Nhờ vậy, Hàn Quốc đã trở thành thị trường quảng cáo lớn hàng thứ 10 trên thế giới. "Đây là nơi các tập đoàn đa quốc gia đang chi tiêu mạnh vào quảng cáo" - Richard Pinder, Giám đốc điều hành chi nhánh Leo Burnett ở Hong Kong nhận định. Leo Burnett là một đại gia quảng cáo của Mỹ đang tìm cơ hội mua trọn một vài công ty quảng cáo địa phương tại thị trường này. Phần lớn các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc nợ nần ngập đầu từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra đã buộc phải bán ra nhiều công ty con, trong đó có cả các công ty chuyên hoạt động tại ngành quảng cáo. Riêng từ năm 1998 đến nay, các tập đoàn quảng cáo hàng đầu thế giới đã mua 20 công ty quảng cáo Hàn Quốc, đẩy doanh thu của họ từ mức chỉ là 7,6% lên thành 36% vào cuối năm 2001. Nếu sắp tới đây, tập đoàn WPP Group (trụ sở chính tại London) thành công trong thương vụ mua cổ phần của LG Ad, công ty quảng cáo lớn thứ nhì tại thị trường Hàn Quốc, xem như giới quảng cáo nước ngoài sẽ chiếm hơn 50% thị trường quảng cáo địa phương. Trước thời điểm 1997, các tập đoàn nước ngoài đóng vai trò rất khiêm tốn ở Hàn Quốc. Trong danh sách 20 công ty quảng cáo ăn nên làm ra nhất ở Hàn Quốc lúc ấy chỉ có một công ty nước ngoài McCann Ericksson. Nhưng tính sổ cuối năm 2001, mọi chuyện đã khác hẳn, trong 10 nhà quảng cáo lớn nhất nước này, chỉ còn 4 là vẫn còn 100% vốn Hàn Quốc (gồm Cheil Communications, LG Ad, Deahong Communications và Oricom). Trong khi doanh thu quảng cáo thế giới giảm mạnh sau biến cố 11/9 tại Mỹ thì tổng doanh thu quảng cáo tại thị trường Hàn Quốc tăng 17%, đạt 5,3 nghìn tỷ won (4,3 tỷ USD) vào năm 2001 và dự kiến sẽ lên đến 6 nghìn tỷ won vào năm nay (4,89 tỷ USD). Không như các thị trường khác trên thế giới, các công ty quảng cáo Hàn Quốc vừa cung cấp phần sáng tạo nội dung, hình thức quảng cáo, vừa thực hiện cả phần đăng ký quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và tính phí dịch vụ cho cả hai hoạt động này. Theo công ty Carat, chuyên về mua diện tích quảng cáo ở thị trường quốc tế, trong khi các công ty quảng cáo ở châu Âu và Mỹ chỉ thu có hơn 5% hoa hồng quảng cáo thì các công ty quảng cáo Hàn Quốc thu đến 10%. "Có nghĩa đây đúng là một thị trường béo bở mang về cho bạn những khoản lợi lớn mà không nơi nào khác trên thế giới sánh bằng" - Tổng Giám đốc Carat, ông Kim Walker nhận xét. . vào GDP của Hàn Quốc) . Nhờ vậy, Hàn Quốc đã trở thành thị trường quảng cáo lớn hàng thứ 10 trên thế giới. "Đây là nơi các tập đoàn đa quốc gia đang. SỰ CÁM DỖ LỚN TỪ HÀN QUỐC Ở cương vị Chủ tịch Công ty quảng cáo Publicis tại khu vực

Ngày đăng: 18/01/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan