Tài liệu Hiện tượng cao su non chết đồng loạt pptx

2 260 0
Tài liệu Hiện tượng cao su non chết đồng loạt pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện tượng cao su non chết đồng loạt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Hàng năm, ngoài yếu tố thời tiết như nắng hạn, lốc xoáy, úng nước làm cho cây cao su non chết hàng loạt tại một số vùng nào đó, còn phải kế đến chất lượng cây giống (trong vòng 3 tháng đầu) ; mối, ngộ độc phân bón Thông thường cao su mới trồng thường có tỉ lệ sống 90-95%, sau đó phải dặm lại. Tại miền Đông Nam bộ , thời gian nắng bắt đầu từ tháng 11, tức là khi cây cao su được trồng trước đó 3-4 tháng. Thời gian này, có năm thỉnh thoảng có vài cơn mưa. Đặc biệt, năm nay mùa khô 2004-2005 hầu như không có mưa, nhiệt độ không khí lên cao và kéo dài làm cho cao su mới trồng chết cục bộ tại một số vùng như ở Dầu Tiếng (Bình Dương) mà Báo NNVN đã nêu, chứ không phải chết hàng loạt diện tích mới trồng cao su của toàn ngành. Tất nhiên việc này đã làm giảm tỷ lệ cây sống của các vườn cao su trồng mới. Cá biệt một số vườn cao su tỷ lệ sống giảm xuống còn 50-60% nhất là ở các vùng đất thịt rặt (còn gọi là sét nặng). Các vườn cao su rơi vào tình trạng này cần được phá bỏ trồng mới , chứ để lại về lâu dài sẽ không có hiệu quả . Tôi cũng xin lưu ý đến “thuật ngữ” được dùng trong ngành cao su , đó là khi nói đến trồng mới (1-2 năm đầu), chỉ tiêu quan trọng để đánh giá là tỷ lệ cây sống . Cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật gì để khắc phục tình trạng trên ? Có hai biện pháp chính, trước hết là sử dụng phương pháp tủ gốc. Hầu hết cao su mới trồng thuộc thành phần tiểu điền, diện tích nhỏ 1-3 ha ; biện pháp thường được sử dụng là áp dụng rơm, rạ, cỏ khô tủ quanh gốc cao su mới trồng khi mùa mưa kết thúc. Tuy nhiên đối với cây cao su đại điền (các nông trường), diện tích cây cao su lớn hàng trăm ha thì biện pháp được áp dụng là cày đất và xới váng dưới gốc cao su sau khi mùa mưa kết thúc 1-2 tháng. Đối với vùng đất sét nặng (đất thịt rặt) thì đây là biện pháp bắt buộc. Tuy nhiên cày đất có nhược điểm là tốn chi phí và làm đất mặt bị rửa trôi khi mùa mưa đến. Để khắc phục nhược điểm này, ngay từ đầu năm 2001, Viện nghiên cứu Cao su VN đã chủ trì thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước KC.06.09.NN và đã áp dụng thử nghiệm phương pháp dùng màng phủ nông nghiệp tủ quanh gốc cao su sau khi đã xới váng và bước đầu mang lại kết quả. Thứ hai, biện pháp mùa vụ và cây giống. Do thời gian trồng mới đến khi thời tiết khô hạn quá ngắn khoảng 4-5 tháng , cây cao su chưa kịp cắm rễ sâu vào đất , tầng lá còn thấp dưới mặt đất dẫn đến khả năng chống hạn kém khiến chết cây hoặc phát triển kém. Nhằm giải quyết vấn đề này, đề tài KC.06.09.NN đề ra biện pháp và tiến hành thử nghiệm cây giống cao su dạng bầu có tầng lá và trồng vào tháng 7 tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên (miền Trung vào tháng 9). Kết hợp với biện pháp tủ gốc, phương pháp trồng sớm bầu có tầng lá cho thấy vào tháng 12, cây đã phát triển 3-4 tầng lá và mùa khô 2004 tỷ lệ cây chết rất thấp khoảng dưới 1% . . Hiện tượng cao su non chết đồng loạt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Hàng năm, ngoài yếu tố thời tiết như nắng hạn, lốc xoáy, úng nước làm cho cây cao. lên cao và kéo dài làm cho cao su mới trồng chết cục bộ tại một số vùng như ở Dầu Tiếng (Bình Dương) mà Báo NNVN đã nêu, chứ không phải chết hàng loạt

Ngày đăng: 18/01/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan