Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

87 711 2
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU1/Tính cấp thiết của đề tàiNgày nay thương mại đã trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của những quốc gia khác nhau ngày càng xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi khoảng cách về không gian thời gian ngày càng gắn lại, thương mại làm đã có những phát triển bước phát triển vượt bậc, làm cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng lớn mạnh thống nhất. Thương mại tựa như đôi cánh vĩ đại cho sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế còn kém xa các nước tiên tiến, thì quá trình toàn cầu hóa thực sự mang lại một cơ hội vàng cho sự vươn lên. Nhiều bài học của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc đã chứng minh rằng một quốc gia lạc hậu hoàn toàn có thể vươn lên ngang tầm các quốc gia phát triển nếu biết tận dụng thời cơ của toàn cầu hóa, đặc biệt là tận dụng những cơ hội do tự do Thương mại mang lại. Trước năm 1978, Trung Quốc thi hành những chính sách hạn chế thông Thương, nhất là với thế giới bên ngoài. Khi đó, người ta vẫn biết Trung Quốc là một nước lớn nhưng chỉ là lớn về lãnh thổ và quy mô dân số. Nền kinh tế Trung Quốc quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ dần vươn lên trở thành một siêu cường mới của thế giới. Sức mạnh Trung Quốc chỉ có thể giải thích được bằng sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong suốt hơn 30 Page | 1 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010năm cải cách. Đi sâu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước này, nhiều nhà kinh tế đã khẳng định rằng chính sự phát triển của thương mại đã chắp cánh cho sự vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nghiên cứu sâu hơn về những nguyên nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong những điểm đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc so với các quốc gia khác trên thế giới và cũng là bài học mà nhiều nước đang phát triển hiện nay cần học tập từ quốc gia này.Việt Nam Trung Quốc là hai quốc gia có cùng chung nhiều điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là định hướng phát triển. Hiện nay cả hai nước đều đang ra sức nỗ lực phát triển kinh tế, nhằm vươn lên hàng ngũ các nước phát triển. Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam là quốc gia không chỉ lạc hậu hàng trăm năm so với quốc tế mà so sánh với Trung Quốc chúng ta cũng đi sau tới hàng chục năm. Do đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là hết sức quan trọng với nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều chưa hoàn thiện. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh nước ta nên tập trung sản xuất các mặt hàng với hàm lượng vốn, hàm lượng lao động cao. Đây là điểm tương đồng với nền sản xuất Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà cả hai quốc gia cùng sản xuất thì mặt hàng của Trung Quốc luôn có tính cạnh tranh cao hơn của Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ thực sự rất có giá trị thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là lý do em chon đề tài “Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình. Page | 2 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 20102/Mục đích nghiên cứu đề tài- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân mà Trung Quốc có thể sản xuất hàng hóa giá rẻ.- Tìm hiểu các kinh nghiệm và biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để bán hàng giá rẻ ra thị trường nội địa và quốc tế.- Rút ra những kinh nghiệm và bài học với phía chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số điều kiện áp dụng.3/Đối tượng phạm vi nghiên cứuĐề tài tập chung nghiên cứu nền sản xuất Trung Quốc trên cơ sở vận dụng những những quan điểm của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter. Tập chung đi sâu vào phân tích nền sản xuất Trung Quốc dưới góc độ chi phí sản xuất, các kinh nghiệm bán hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các biện pháp chính phủ nước này áp dụng để hỗ trợ khối các nhà sản xuất và khối các doanh nghiệp xuất khẩu.4/Phương pháp nghiên cứuBài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích kinh tế lượng. Ngoài ra phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng ở các phân tích định lượng và định tính trong bài.5/Kết cấu bài viếtNgoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của bài nghiên cứu này gồm bốn phần nội dung chủ đạo sau đây:- Chương I: Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết cạnh lơi thế cạnh tranh quốc giaChương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chung nhất về thương mại quốc tế, môi trường thương mại hiện nay và một số vấn đề cơ bản của lý Page | 3 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của chương này là nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của thương mại nhất là đối các quốc gia đang phát triển trong đó có Trung Quốc, đồng thời cách thức chung nhất để xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia theo lý thuyết của M.Porter. Ở Trung Quôc, các lợi thế cạnh tranh đó được biểu hiện ra ở ngay yếu tố giá rẻ của hàng hóa – điều mà chúng ta sẽ làm rõ ở các phần tiếp theo.- Chương II: Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc Chương này sẽ tập chung đi sâu vào lý giải các nguyên nhân làm hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, lại có giá thấp hơn rất nhiều so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại. Nội dung kết cấu phần này sẽ được trình bày theo các khâu của quá trình xuất để cuối cùng tính ra các chi phí bộ phận làm nên giá thành và sau này là giá bán sản phẩm. Cuối phần này, ta sẽ có được những thông tương đối cụ thể về các biện pháp liên hoàn mà chính phủ và các công ty Trung Quốc đã tiến hành để làm giảm giá bán sản phẩm. - Chương III: Một số kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc trên trường nội địa và quốc tếChương này sẽ làm rõ các biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để đẩy mạnh đầu ra cho các sản phẩm giá rẻ, đưa hàng hóa của mình ra chiếm lĩnh các thị trường. Các biện pháp của chính phủ và doanh nghiệp sẽ được trình bày cụ thể ở từng mục một. - Chương IV: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt NamPage | 4 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010Chương này sẽ tổng kết những bài học đối của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, chương cuối cũng đề ra các cách thức nhằm áp dụng một cách có hiệu quả những bài học đó trong tình hình thực tiễn.Page | 5 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010NỘI DUNG CHÍNHNỘI DUNG CHÍNHI. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tếThương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa chung là các hoạt động trao đổi luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ với nhau. Các chủ thể của thương mại hiện nay đang ngày càng đa dạng. Các chủ thể lớn có thể từ các chủ thể là các quốc gia, các vùng lãnh thổ tới các tổ chức đa quốc gia, các công ty các tập đoàn đa quốc gia. Các chủ thể nhỏ hơn nằm trong lãnh thổ một quốc gia có thể là các tổ chức kinh tế trong nước như các công ty, các xí nghiệp… Đối tượng của thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, có thể là các hàng hóa hữu hình hoặc các hàng hóa vô hình. Về mặt pháp lý, các hiệp ước,các công ước, các điều lệ về thương mại nhanh chóng được soạn thảo nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta có thể nêu tên một số sự kiện pháp lý quan trọng với nền thương mại toàn cầu như sự ra đời của hiệp ước chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1948, sự thành lập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 1995. Các khu vực mậu dịch tự do cũng nhanh chóng ra đời như EEC ( nay là EU ) ở châu Âu, khối NAFTA ở bắc Mỹ, khối ASEAN ở đông nam Á… đã góp phần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi. Theo cùng những diễn biến đó, về mặt lượng, tổng giá trị trao đổi thương mại của giữa các quốc gia trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính riêng trong thời gian từ năm 1970 tới 1999, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ trao đổi của các quốc gia tăng lên 21 lần, từ 643 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD ( gấp 21 lần trong vòng 30 năm ), bất chấp nhưng khó khăn chồng chất với nền kinh tế Page | 6 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973 hay tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ…Tốc độ tăng trưởng của trao đổi thương mại quốc tế cũng thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2000 tới 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ giao động quanh khoảng 2,5% tới 4% thì tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới thường trên 7%.Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới chính là sự phát triển mạnh mẽ của nền thương mại quốc tế. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, nền sản xuất của các quốc gia trên thế giới hiện nay hoạt động không chỉ đề phục vụ nhu cầu nội địa mà một phần vô cùng quan trọng chính là phục vụ cho nhu cầu của thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cửa cao. Một ví dụ điển hình là Hoa Kỳ. Biểu đồ sau cho ta biết bao nhiêu phần trăm giá trị sản lượng của Hoa Kỳ và thế giới là trực tiếp phục vụ cho xuất khẩu.Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và Thế giớiPage | 7 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025 Nguồn: World Bank, World Development Indicators 1999 and WEFA Forecast, 2000 Số liệu từ: World and US forecast GDP source info.Một ví dụ khác là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện nay. Theo số liệu thống kê của chính phủ nước này, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trong GDP đã không ngừng tăng lên từ 1978 tới nay. Ta cùng xem xét biểu đồ sauPage | 8 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Trung Quốc Rõ ràng, thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển hơn và ngày cang quan trọng hơn.Chính nhờ nhu cầu về hàng hóa của thế giới ngày càng tăng nên nền sản xuất của các quốc gia mới được có cơ hội mở rộng và tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, thương mại chính là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, cũng như thúc đẩy tiến bộ xã hội.Xét về các chủ thể trong nền thương mại thế giới, không thể không nhắc tới Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Eu – những chủ thể lớn nhất trong nền thương mại toàn cầu. Các chủ thể trên cũng là nơi phát sinh phần lớn nhu cầu hàng hóa và phần lớn nguồn cung cho hoạt động thương mại. Hay nói một cách khác, các chủ thể trên chính là các cực đẩy và cực hút trong nền thương mại quốc tế. Biểu đồ sau Page | 9 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010cho thấy vai trò to lớn của các chủ thể này trong nền thương mại toàn cầu thông qua tỷ trọng thương mại trong cơ cấu thương mại của thế giới.Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương mại thế giớiNguồn: Ngân hàng thế giới ADB 2008Qua đồ thị trên, ta thấy tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước trong liên minh châu Âu EU đã chiếm tới gần 80% tổng giá trị của thương mại toàn cầu. Trong khi đó, xét về quy mô dân số, các quốc gia trên chỉ chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Rõ ràng, thương mại quốc tế cũng có những đầu tàu của riêng nó và cũng dựa trên đồ thị trên, ta thấy rõ ràng một xu thế đó là đóng góp vào thương mại toàn cầu của các nướcphát triển đang có xu hướng giảm dần về mặt tương đối, điển hình là Hoa Kỳ. Trong khi đó vai trò của Trung Quốc đang nổi lên rõ rệt, Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức vương lên trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 1200 tỷ USD, Page | 10 [...]... lên như Việt Nam, Braxin, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc Page | 12 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 1.1.3 Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc Trong những bài học thành công khi tham gia thương mai quốc tế, không thể không nhắc tới Trung Quốc Trước cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1979, Trung Quốc là... lãnh thổ rộng, các công ty làm ăn ở Trung Quốc vẫn có thể huy động được một số lượng lớn lao động giá rẻ cho mình và qua đó Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế lao động giá rẻ với thế giới Page | 31 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 Hình 2.2.1.3: Phân vùng phát triển kinh tế ở Trung Quốc, vành đai phát triển nhất... kết luận một cách tương đối rằng GDP của Trung Quốc phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào hoạt động xuất khẩu Page | 16 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 Đi sâu hơn một bước nữa, ta tìm hiểu về thực trạng của nền sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc, ta thấy rằng hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh rất lớn trước... tích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với các quốc gia khác, biểu hiện là sự lớn mạnh của nền thương mại nói chung và xuất Page | 20 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 khẩu nói riêng Lơi thế cạnh tranh lơn nhất của hàng hóa Trung Quốc là yếu tố giá rẻ Nó là kết quả của việc Trung Quốc đã nâng cao được lợi... của sản phẩm - So sánh Trung Quốc với các nước phát triển cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, ta đều thấy lương của người lao động Trung Quốc thấp hơn rất nhiều lần các nước phát triển Ví dụ, lương 1 giời công tại Mỹ là Page | 25 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 16.14 USD / h thì ở Trung Quốc chỉ là 0.61... 16.4 7.44 Unit : US$ Ta thấy chi phí nhân công ở Trung Quốc luôn thấp nhất trong so sánh với các nước còn lại Trong cả hai nghành là ngành dệt và Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 nước được coi là nghèo hơn Trung Quốc như Sri Lanka hay Indonesia Người lao động ngành dệt may Trung Quốc bị trả một mức lương quá rẻ mạt... số thay đổi… cho thấy hàm hồi quy trên phù hợp về mặt toán học Về mặt kinh tế, ta rút ra một số kết luận: Page | 15 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 - Tổng của β1+ β2 + β3 = 0.93 < 1 : Theo mô hình hồi quy trên thì sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng hiệu quả nếu chỉ tăng 3 đại lượng trên - Trong.. .Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 Cũng cùng năm này, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tổng kim ngạch thương mại Rõ ràng, đang có sự đổi ngôi trong top những nước có nền thương mại phát triển nhất thế giới và sự vươn lên của Trung Quốc dường như là không có... cùng sẽ là giá thành được quy đổi qua tỉ giá Page | 21 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nhân tố cấu thành nên giá cả của hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc để chứng minh tại sao giá bán các loại hàng hóa của Trung Quốc lại có thể rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất... dụng lao động ở Trung Quốc và chứng minh rằng lao động giá rẻ của nước này sẽ tạo ra một lợi thế cực lớn trong tay người Trung Quốc Theo nghiên cứu của Bộ Lao động Hoa Kỳ, lương bình quân của người lao động trong lĩnh vực sản xuất ở một số quốc gia năm 2001 như sau: Page | 24 Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam 2010 Bảng . của nền kinh tế hiện đại. Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của. nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong

Ngày đăng: 17/11/2012, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan