Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học tây âu trung cổ

10 3K 10
Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học tây âu trung cổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu Trung cổ Nguyễn Thị Vân Hà Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Tôn giáo học; Mã số: 60 22 90 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu điều kiện, tiền đề ra đời thực chất mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ. Phân tích quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu trong triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí. Đánh giá quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin lý trí. Keywords. Tôn giáo học; Đức tin; trí; Triết học Tây Âu Trung cổ Content MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan, khi nhắc đến triết học Tây Âu trung cổ, ngƣời ta thƣờng quan niệm: đây là thời kỳ tăm tối, không để lại gì nhiều cho lịch sử nhân loại về khoa học cũng nhƣ triết học. Các nhà nghiên cứu, hoặc do thù nghịch, hoặc dửng dƣng với tôn giáo đều không thích tìm hiểu về triết học trung cổ. Trong thời gian gần đây, đã một số công trình quan tâm tới triết học thời kỳ này, song nhìn chung còn ít, đặc biệt, vấn đề quan hệ giữa đức tin trí trong thời kỳ này chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Xã hội thời kỳ trung cổTây Âu là thời kỳ mà về mặt đời sống tinh thần chịu sự chi phối của tôn giáo thần học. Vấn đề mối quan hệ giữa triết học thần học, đức tin (niềm tin tôn giáo) trí nổi lên nhƣ những vấn đề trọng tâm nhất trong các học thuyết triết học. Đồng thời, việc các nhà triết học Tây Âu trung cổ dùng triết học để diễn giải học thuyết đốc giáo là yếu tố quyết định trong công cuộc đốc hóa tƣ tƣởng, là sở luận cho đạo đốc. Trên thực tế, cuộc tranh luận về quan hệ giữa đức tin trí (giữa tôn giáo khoa học) đã diễn ra trong suốt chiều dài phát triển lịch sử triết học vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Có quan điểm cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vai trò của tôn giáo sẽ ngày càng suy giảm, thậm chí mất đi. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhƣng đức tin của con ngƣời cũng ngày càng gia tăng, vai trò của tôn giáo khoa học đối với đời sống lại đƣợc đặt ra nhƣ một trong những vấn đề cấp bách nhất. Việc nghiên cứu quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí sẽ giúp cho chúng ta cái nhìn khách quan, phong phú hơn về vấn đề này. Xuất phát từ những do trên, chúng tôi chọn “Mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Mối quan hệ giữa đức tin trí là một trong những vấn đề nổi bật, xuyên suốt quá trình phát triển của triết học Tây Âu trung cổ. Ở nƣớc ta, tuy chƣa một công trình chuyên biệt về vấn đề này, nhƣng khi bàn đến triết học Tây Âu trung cổ, dù ít hay nhiều, các học giả đều đề cập đến mối quan hệ giữa đức tin trí. thể kể đến các công trình sau: “Lịch sử triết học các luận đề’’ (2004) của tác giả Sumel Enoch Stump; “Các trƣờng phái triết học trên thế giới’’ (2005) của David E Cooper; “Các phạm trù văn hoá trung cổ” (1998) của A. J. A. Gurevich; “Triết học thƣợng cổ Tây phƣơng ảnh hƣởng trên Kito giáo” (2010), tác giả Piô Phan Văn Tình; “Các nhà tƣ tƣởng lớn của Kito giáo” (2010) của Hans Kung; “Lịch sử triết học, tập 1: Triết học Tây Âu trung cổ” (1991) của J. Hirschberger (dịch giả: Nguyễn Quang Hƣng, Nguyễn Chí Hiếu); “Đại cƣơng lịch sử triết học phƣơng Tây’’ (2006), TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Thanh TS. Nguyễn Anh Tuấn; “Nhập môn triết học phƣơng Tây” (2005) của tác giả Lê Văn Thiện; “Triết học trung cổ Tây Âu” (2003) của Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch… Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu trên đây, chƣa một công trình chuyên biệt nào về mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ mà vấn đề này chỉ đƣợc đề cập một cách gián tiếp khái quát thông qua việc phân tích quan niệm của các nhà triết học nói chung. Để cái nhìn khách quan đánh giá đúng giá trị của triết học Tây Âu trung cổ, đặc biệt là quan niệm của các nhà triết học về mối quan hệ giữa đức tin trí, chúng tôi thấy cần phải những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Làm rõ quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí; từ đó đƣa ra nhận định về giá trị hạn chế của quan niệm này. - Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: + Phân tích điều kiện, tiền đề ra đời thực chất mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ. + Phân tích quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu trong triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí. + Đánh giá quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm của các triết gia tiêu biểu của triết học trung cổ Tây Âu: Tertullien, Augustino, Anselm von Canterbury, Thomas Aquino. 5. sở luận phương pháp nghiên cứu - sở luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo về lịch sử triết học. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau: Phân tích, tổng hợp, thống nhất lôgic lịch sử, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn nghiên cứu chuyên sâu quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí, từ đó góp phần đánh giá khách quan hơn về triết học trung cổ trong sự phát triển của lịch sử triết học phƣơng Tây, cũng nhƣ vai trò của các nhà triết học, thần học thời kỳ này đối với sự hình thành quan điểm Kito giáo. - Luận văn thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên học viên cao học ngành triết học, tôn giáo học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chƣơng với 07 tiết. Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN RA ĐỜI THỰC CHẤT VẤN ĐỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC TIN TRÍ TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ 1.1. Điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của các nhà triết học trung cổ Tây Âu về mối quan hệ giữa đức tin trí 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí Thời kỳ trung cổTây Âu đƣợc đánh dấu bằng thời điểm sụp đổ của tây bộ đế quốc La Mã năm 476 kết thúc khi xuất hiện các hình thức ban đầu của chủ nghĩa tƣ bản (thế kỷ XV). Một loạt nhà nƣớc phong kiến vốn là các tỉnh thành của đế quốc La Mã đã hình thành nhƣ Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức… Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu đƣợc biểu hiện ở ba mặt chủ yếu: sự lãnh địa hoá toàn bộ ruộng đất trong xã hội, quá trình nông nô hoá giai cấp nông dân trang viên hoá nền kinh tế. Về đời sống xã hội, cùng với sự thống trị của quý tộc phong kiến, giới tăng lữ, Giáo hội cũng trở thành một lực lƣợng đầy quyền uy, nắm trong tay cả thần quyền, quyền lực về kinh tế quyền lực về chính trị. Qua những đặc điểm kinh tế - xã hội, chúng ta thể nhận ra rằng nhà thờ đạo Kito là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị châu Âu cả về tinh thần chính trị. Trong xã hội đó, khoa học triết học không thể tìm cho mình một con đƣờng đi độc lập, việc nghiên cứu khoa học triết học chủ yếu tập trung trong các tu viện trƣờng học của nhà thờ [80, tr. 215]. Do đó, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tƣ duy, thế giới quan thời kỳ trung cổ là thế giới quan thần học bao trùm lên tất cả các lĩnh vực khác. Trong thời kỳ đó, mối quan hệ giữa đức tin trí trở thành vấn đề trọng tâm của các học thuyết triết học cũng nhƣ thần học. 1.1.2. Tiền đề tư tưởng của quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí 1.1.2.1. Một số học thuyết triết học cổ đại Triết học Tây Âu trung cổ kế thừa Plato trong học thuyết về ý niệm, học thuyết về linh hồn để xây dựng quan niệm về Thƣợng đế, quan niệm về hai thế giới. Các nhà triết học Tây Âu trung cổ (đặc biệt là các nhà triết học kinh viện) tiếp thu, kế thừa tƣ tƣởng Aristotle trong học thuyết về bốn nguyên nhân học thuyết về Thƣợng đế, kết hợp những học thuyết đó với các quan điểm thần học Thiên Chúa giáo, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đƣơng thời. Quan niệm về thần thánh quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ cũng ảnh hƣởng lớn đến quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ. Ngoài ra, Philon đƣợc coi là nhà triết học tiêu biểu cho sự dung hòa Kinh thánh Do Thái giáo truyền thống Hy Lạp, La Mã, những quan niệm của ông trở thành sở đầu tiên của giáo phụ học trung cổ, đặc biệt là quan niệm về logos. Cùng với Philon, Chủ nghĩa Plato mới là cầu nối đa thần giáo với nhất thần giáo, cổ đại với trung cổ. Thực chất của chủ nghĩa Plato mới là chiết trung triết học, kết hợp chủ nghĩa duy tâm khách quan với chủ nghĩa Khắc kỷ, chủ nghĩa Pitago phái tiêu dao Aristotle. Trong đó, Plotin đƣợc coi là cây cầu nối quyết định giữa triết học cổ đại Augustino, đồng thời những quan điểm của ông cũng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các 1.1.2.2. Kinh Thánh Kinh thánh (bao gồm Cựu ƣớc Tân ƣớc) là một trong những tác phẩm lớn (với 73 cuốn sách lớn nhỏ), giá trị to lớn về mọi mặt, đặc biệt là về triết học, thần học. Nội dung xuyên suốt của Kinh thánh là câu chuyện về lịch sử cứu độ với tƣ tƣởng trung tâm là “di huấn” (giao ƣớc) của Thiên Chúa với loài ngƣời việc thực hiện di huấn đó. Kinh thánh đòi hỏi niềm tin tuyệt đối của con ngƣời vào Thiên Chúa thông qua mặc khải, tức với sự ra đời của Kinh thánh, trọng tâm nhận thức đã đƣợc chuyển sang niềm tin, tạo ra bộ mặt mới khác với thời kỳ cổ đại. 1.2. Thực chất vấn đề mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ 1.2.1. Một số khái niệm bản 1.2.1.1. Đức tin đức tin là niềm tin vào một đấng siêu nhiên là thật, hằng hữu vĩnh cửu; nó không thể không có, không thể không cần tìm thấy từ phép suy diễn logic hoặc từ các số liệu khoa học [27, tr. 453]. 1.2.1.2. trí Theo cuốn “Từ điển triết học”, trí đƣợc hiểu là phƣơng thức suy đúng đắn, trình bày những tƣ tƣởng của mình một cách nhất quán; còn tính là phƣơng thức tìm ra những nguyên nhân bản chất của các hiện tƣợng, xem xét chúng một cách toàn diện, vạch rõ sự thống nhất của các mặt đối lập [73, tr. 344]. 1.2.2. Thực chất vấn đề mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ Vấn đề mối quan hệ giữa đức tin trí chính là vấn đề tạo dựng những cách giải khác nhau về nội dung Kinh Thánh và nội dung tác phẩm của các linh mục, tính đến những thành tựu của triết học cổ đại. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Thời kỳ trung cổTây Âu, nhà thờ đốc giáo nắm trong tay cả thế quyền thần quyền, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực chất của mối quan hệ giữa đức tin trí trong thời kỳ Tây Âu trung cổmối quan hệ giữa chú giải Kinh Thánh triết học cổ đại. Trong đó, những thế hệ đầu tiên của triết học đốc giáo chỉ chấp nhận một phần tƣ tƣởng của triết học cổ đại những yếu tố phù hợp, lợi cho công việc truyền bá giáo mới. Nhờ công lao của các nhà triết học trung cổ, Kinh Thánh trở thành nguồn chất liệu tiềm tàng của triết học, chứ không chỉ dừng lại ở những câu chuyện huyền bí cách ngôn. Liên minh triết học - thần học tạo ra bản sắc riêng của ý thức thời kỳ trung cổ. Trong liên minh ấy, đức tin định hƣớng trí. Chương 2: QUAN NIỆM CỦA CÁC GIÁO PHỤ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC TIN TRÍ 2.1. Quan niệm của Tertullien về mối quan hệ giữa đức tin trí Khẳng định vị thế của đức tin, Tertullien đƣa ra luận điểm nổi tiếng: “Tôi tin, vì điều đó là phi lý”. Ông đã tách rời, thậm chí đối lập đức tin với khoa học về đức tin. Theo Tertullien, chú giải Kinh thánh chỉ là trò thông thái rởm, chỉ ngƣời dị giáo mới dùng bởi nội dung Kinh thánh là chân hiển nhiên, không cần bàn cãi, nếu nhƣ gì đó vƣợt quá tầm hiểu biết của con ngƣời thì điều đó chứng tỏ nhận thức của con ngƣời giới hạn. Quan niệm này chi phối các quan niệm của ông về đạo đức, về sự phân chia xã hội. 2.2. Quan niệm của Augustino về mối quan hệ giữa đức tin trí Augustino đã đƣa ra luận điểm nền tảng: “tin để hiểu”, tức đối với con ngƣời, đức tin là điều kiện tiên quyết, nhƣng đó chƣa phải là điều kiện đủ của nhận thức. Con ngƣời không chỉ tin mà còn phải suy nghĩ về những gì mình tin. Tin còn đòi hỏi sự hiểu biết. Đối với Augustino, “Đức tin Công giáo dạy rằng chỉ duy Thiên Chúa là bản tính phi nguyên lý, nghĩa là sự thiện tối cao bất biến… tiếp đến, đức tin dạy rằng, từ sự thiện tối cao bất biến này, vũ trụ mọi sự tốt lành đã đƣợc sáng tạo, vì chúng đã tạo dựng từ hƣ không do chúng biến dịch… Nhƣ vậy hoàn toàn không một bản tính nào mà lại không phải hoặc là chính Thiên Chúa hoặc do Ngƣời sáng tạo, đến nỗi không một hữu thể nào, xét theo bản tính mà lại không tốt lành” [69, tr. 43]. Theo đó thì đối với con ngƣời, đức tin là điều kiện tiên quyết, nhƣng chƣa phải là điều kiện đủ của nhận thức. Con ngƣời không chỉ tin mà còn phải suy nghĩ về những gì mình tin. Tin còn đòi hỏi sự hiểu biết. Nhƣng dù trí con ngƣời hoàn hảo đến đâu vẫn không thể thâu tóm thế giới vô hình, phạm vi thể hiện của nó hẹp hơn đức tin. Ông đã chia đối tƣợng của đức tin ra ba nhóm: những khách thể hiển nhiên không cần sự xét đoán của trí; những khách thể mà để tin cần phải luận cứ chứng minh những khách thể cần phải tin. Đối với tôn giáo, cụ thể là Kito giáo, tin sở của nhận thức: “Tin vào Thiên Chúa cần đi trƣớc nhận thức. Tin giúp con ngƣời hiểu sâu sắc hơn. Không tin không hiểu” [16, tr. 80]. theo Augustino, chân khoa học cũng là một kiểu đức tin đặc biệt, nhƣng ở đó đức tin không kiểm soát trí trí kiểm soát đức tin. Quan niệm về sự thống nhất giữa trí đức tin cho phép Augustino sử dụng các phƣơng pháp triết học để giải vấn đề chân lý, nhất là chân của đức tin. Xuất phát từ lập trƣờng trên, quan niệm của Augustino về phân chia thế giới, về đạo đức học, học thuyết thần khải, tƣ tƣởng về tồn tại, tƣ tƣởng về “thuyết sáng tạo” đều thể hiện sự kết hợp giữa đức tin trí, triết học cổ đại Kinh thánh. Nhƣng trong sự kết hợp đó, Kinh thánh, đức tin luôn giữ vai trò chủ đạo. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Mặc dù trên cùng một lập trƣờng nhƣng quan điểm của các giáo phụ học, từ Tertullien đến Augustino sự khác nhau. Nếu Tertullien trực tiếp bày tỏ thái độ ác cảm đối với trí thì đến Augustino, thái độ vẻ ôn hòa hơn. Song do lập trƣờng thần học nên cuối cùng sự ôn hoà của các nhà triết học - thần học lại nhằm mục đích khẳng định ƣu thế tuyệt đối của đức tin, tôn giáo với đời sống xã hội. Chương 3: QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC KINH VIỆN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC TIN TRÍ 3.1. Quan niệm của Anselm von Canterbury về mối quan hệ giữa đức tin trí Với công thức “đức tin tìm kiếm trí”, Anselm đã nhìn thấy một sự hòa điệu căn bản giữa nhận thức do đức tin nhận thức do trí. trí giúp đức tin thêm sáng tỏ, đức tin không những không hạ thấp trí mà còn hƣớng dẫn cung cấp cho nó chất liệu để suy tƣ, giúp trí đƣợc mở rộng kiện toàn hơn “tôi tin để đƣợc am hiểu” nội dung chủ yếu trong học thuyết của Anselm là quan niệm về Đấng Thần – Nhân. Khi lập luận chỉ Đấng Thần – Nhân mới thể đền bù thỏa đáng cho tội lỗi của loài ngƣời, mục đích của Anselm là trình bày Đức Kito nhƣ “một giáo thể sở tính” [51, 159]. Từ quan niệm về Đấng Thần – Nhân, ông luận chứng cho sự tồn tại của Thƣợng đế đƣa ra quan niệm về chân lý. Theo ông, Đấng vừa là Thiên Chúa, vừa là con ngƣời đã thiết lập các giao ƣớc mới, xác nhận giao ƣớc cũ nên sự tồn tại của Ngƣời cũng nhƣ các giao ƣớc của Ngƣời là chân thật. Những luận chứng của Anselm về sự tồn tại của Thƣợng đế ảnh hƣởng lớn tới thời kỳ kinh viện trung cổ cũng nhƣ thời cận đại. 3.2. Quan niệm của Thomas Aquino về mối quan hệ giữa đức tin trí Công lao lớn nhất của Thomas là ông đã tổng hợp những hiểu biết của triết học cổ đại thần học Kito giáo thành một hệ thống tƣ tƣởng quy mô. Giống với Augustino thánh Anselm, Thomas Aquino cố gắng dung hòa niềm tin Kito giáo triết học cổ đại, sự hiểu biết về Thiên Chúa theo Thánh Kinh theo các học thuyết Plato mới, Aristotle… Ông hiểu thần học nhƣ một sự suy tƣ phƣơng pháp về niềm tin Kito giáo, không chấp nhận bất cứ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin trí. Theo Aquino, mặc dù giữa triết học thần học, trí đức tin ranh giới: đối tƣợng của triết học là nghiên cứu chân của trí; đối tƣợng của thần học là nghiên cứu chân của đức tin, nhƣng lại điểm chung với nhau: cùng một khách thể là Thƣợng đế, đó là khách thể cuối cùng hay nguồn gốc của mọi chân lý. Thƣợng đế là chân lý của mọi chân lý. Do đó, Thomas Aquino khẳng định không thể mâu thuẫn về mặt nguyên tắc giữa chân của triết học chân của thần học, hay không sự đối lập giữa chân đúng đắn đức tin. Tuy nhiên, Thomas Aquino cũng phân biệt hai loại giáo đức tin: một loại trí thể tiếp thu đƣợc, còn loại kia trí hoàn toàn không tiếp cận đƣợc con ngƣời chỉ thể dựa vào mặc khải Thiên Chúa mới tin đƣợc, không thể tìm ra bằng chứng cụ thể. Thomas Aquino ôn hoà trong giải quyết mối quan hệ giữa đức tin trí nhƣng sự ôn hoà đó không phải nhằm đề cao trí mà nhằm đề cao đức tin. Cả triết học thần học đều bàn về Thiên Chúa, nhƣng nhà triết học chỉ thể suy luận rằng Thiên Chúa hiện hữu chứ không thể suy tƣ dựa trên các đối tƣợng của cảm giác để hiểu bản chất cốt yếu của Thiên Chúa, bởi nội dung giáo là do Thiên Chúa mặc khải vƣợt quá khả năng tri thức của trí con ngƣời, không thể chứng minh hay bác bỏ bằng những do tất yếu. Tƣơng tự nhƣ các nhà triết học khác, sự ôn hòa này đƣợc thể hiện cụ thể trong quan niệm của Aquino về chứng minh sự tồn tại của Thƣợng đế, về thế giới, về con ngƣời, về đạo đức học 3.3. Đánh giá quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí * Tích cực: Quan niệm về mối quan hệ giữa đức tin trí của các nhà triết học trung cổ hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, bởi họ đề cao đức tin nhằm khắc phục chủ nghĩa duy thời cổ đại, đề cao giá trị tinh thần của con ngƣời. Thông qua quan niệm về mối quan hệ giữa đức tin trí, quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ mang những ý nghĩa đạo đức tích cực, thể hiện cụ thể trong quan niệm của các nhà triết học. Các nhà triết học Tây Âu trung cổ đề cao đức tin nhƣng không hoàn toàn loại bỏ trí Quan niệm của các nhà triết học Tây Âu trung cổ về mối quan hệ giữa đức tin trí đã góp phần vào công cuộc đốc hóa tƣ tƣởng, là sở luận cho đạo Đốc. * Hạn chế: Tuy triết học Tây Âu trung cổ những cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa đức tin trí nhƣng những tranh luận đó không nhằm khám phá ra chân mới mà để minh họa cho những chân sẵn. - Tuy nhiều cách giải quyết khác nhau về mối quan hệ giữa đức tin trí, nhƣng mục đích cuối cùng của các nhà triết học đều là bảo vệ đức tin, bảo vệ các tín điều của nhà thờ, triết học các khoa học chỉ là “tôi tớ” của thần học. KẾT LUẬN Đời sống văn hoá tinh thần các nƣớc Tây Âu thời kỳ trung cổ, trong đó triết học chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của Kito giáo. Mối quan hệ giữa đức tin trí là vấn đề trọng tâm trong học thuyết của các nhà triết học. Thực chất, mối quan hệ giữa đức tin trí trong triết học Tây Âu trung cổ chính là cách giải quyết của các nhà triết học về mối quan hệ giữa Kinh Thánh triết học cổ đại, là việc sử dụng các phƣơng tiện của trí để xây dựng cách chứng minh cho chân sẽ dẫn tới đức tin. Do đó, mối quan hệ này đƣợc biểu hiện trong hầu hết quan niệm của các nhà triết học về đạo đức, về con ngƣời, về cách chứng minh sự tồn tại của Thƣợng đế Với quan niệm về mối quan hệ giữa đức tin trí, các nhà triết học Tây Âu trung cổ đã những đóng tích cực trong việc đề cao tinh thần nhân văn, đề cao giá trị đạo đức của con ngƣời, họ đề cao đức tin nhƣng không hoàn toàn loại bỏ trí. Quan niệm của các nhà triết học, thần học thời kỳ này chính là sở cho quan niệm của các nhà thần học Kito giáo. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận tính chất duy tâm thần bí của triết học Tây Âu trung cổ, song khi xem xét một cách toàn diện, thể thấy rằng triết học thời kỳ này không hoàn toàn là một màu xám, không hoàn toàn đứt gãy với nền triết học trƣớc hay sau đó. References 1. Mortimer J. Adler (2010), Triết học Hy Lạp thần học Thiên Chúa giáo [Internet]. 18/10/2010. Lấy từ: URL: http://giacngo.vn/triethoc/. 2. Alechxand rơmen (1998), Lịch sử tôn giáo - quyển 1, Matxcơva. 3. Thomas Aquino (2001 - 2003), Tổng luận thần học, Tòa tổng giám mục thành phố Hồ Chí Minh. 4. St. Augustin (2007), Tự thuật, Nxb Tôn giáo. 5. Ph. Ănghen (1993), Chiến tranh nông dân ở Đức// C. Mác Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ph. Ănghen (1995), Bàn về lịch sử đạo Kito sơ kỳ// C. Mác Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia (2011), Kinh Thánh [Internet]. 19/5/1011. Lấy từ: URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/. 8. Forrest. E. Baird (2006), Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida, Nxb Văn hoá thông tin. 9. Trịnh Đình Bảy (2000), Niềm tin với tƣ cách một khái niệm triết học, tạp chí Triết học, tập 114 (số 4), tr. 44-48. 10. Trịnh Đình Bảy (2003), Niềm tin xây dựng niềm tin khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Alan C. Bowen (2004), Khoa học triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Văn hoá thông tin, dịch giả Lê Sơn. 12. John Bowker (2003), Các tôn giáo trên thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 13. Crame Brinton, Robert Lee Wolff, John. B. Christopher (2004), Văn minh phương Tây, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 14. Edward McNall Burns (2008), Văn minh phương Tây – Lịch sử văn hóa, Nxb Từ điển bách khoa. 15. Các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Triết học trung cổ Tây Âu, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 17. Franciss Collins (2007), Ngôn ngữ của Chúa, những bằng chứng khoa học về đức tin, Nxb Lao động, Hà Nội. 18. David E Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. Đỗ Kiên Cƣờng (2001), Hiện tượng tâm linh, Nxb Trẻ, Hà Nội. 20. Đỗ Kiên Cƣờng (2003), giải các hiện tượng dị thường, khoa học tâm linh, Nxb Trẻ, Hà Nội. 21. Vũ Dũng (2001), Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 7 (số 1), tr. 28-30. 22. Jean - Baptiste Duroselle Jean - Marie Mayeur (2004), Lịch sử đạo Thiên Chúa, Nxb Thế giới, Hà Nội. 23. Phạm Đức Dƣơng (2003), Thế giới tâm linh, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 21 (số 3), tr. 15-20. 24. Lƣu Phóng Đồng (2001), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21, triết học phương Tây hiện đại, Nxb luận chính trị, thành phố Hồ Chí Minh. 25. Domique Folscheid (2003), Các triết thuyết lớn, Nxb Thế giới, Hà Nội, dịch giả Huyền Giang. 26. A. J. A. Gurevich (1998), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 27. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Thanh Hải (2006), Một số nội dung bản trong triết học Thomas Aquino, luận văn thạc sỹ khoa học Triết học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 29. Geneviere D. Haucourt (2002), Đời sống thời trung cổ, Nxb Thế giới, Hà Nội, dịch giả Dƣơng Linh. 30. J. Hischberger (1991), Geschichte der Philosophie. Band 1 (Lịch sử triết học, tập 1 : Triết học Tây Âu trung cổ), bản tiếng Đức, Nxb Freiburg, dịch giả: Nguyễn Quang Hƣng, Nguyễn Chí Hiếu. 31. Ted Honderich (2002), Hành trình cùng triết học, Nxb Văn hoá thông tin, dịch giả Lƣu Văn Hy. 32. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 33. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo, lý luận xưa nay, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 35. Nguyễn Quang Hƣng, Nguyễn Thị Bạch Yến, Quan hệ triết học - tôn giáo: Từ Tây Âu cận đại tới Việt Nam hiện nay, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 41 (số 5), tr. 21-30. 36. Kinh Thánh Tân ước Cựu ước – Lời Chúa cho mọi người (2009), Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 37. Hans Kung (2010), Các nhà tư tưởng lớn của Kito giáo, Nxb Tri thức. 38. Jacques Lacourt (1990), Tuổi trẻ, đức tin cuộc sống, Nxb Lion de Juda. 39. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề bản của triết học phương Tây, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 40. V. I. Lênin (1979), Sự phá sản của Quốc tế II// V. I. Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matxcơva . 41. C. Mác – Ph. Ănghen (1995), Hệ tư tưởng Đức// C. Mác Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. C. Mác (1995), Luận cương về Phoiơbắc// C. Mác Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. C. Mác (1995), Phê phán cương lĩnh Gôta// C. Mác Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hà Thúc Minh (2003), Thế giới bên này thế giới bên kia, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 21 (số 3), tr. 8-14. 45. E. E. Nexmeyanov (2002), Triết học hỏi đáp, Nxb Đà Nẵng. 46. Văn Sinh Nguyên (2004), Thời trung cổ huyền bí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 47. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học phương Tây - tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học phương Tây - tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 49. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học phương Tây - tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Vũ Dƣơng Ninh (2006), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Nguyễn Công Oánh (2008), Tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 52. Jesus der Offenbarer, Đức Giêsu - Đấng mặc khải qua các tác giả, dẫn nhập, tuyển chọn giới thiệu trong bộ Texte zur Fundamentaltheologie. 53. Nguyễn Gia Phú, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La (2002), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Don Piper, Cecil Murphay (2007), Khi đức tin chiến thắng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 55. Hoàng Thị Mỹ Quỳnh (2010), Quan niệm của Augustino về con người ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers, luận văn thạc sỹ khoa học Triết học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 56. Joseph Ratzinger, Benedicto XVI (2009), Dẫn nhập vào Kito giáo, Nxb Từ điển bách khoa, biên dịch: Phaolo Nguyễn Luật Khoa. 57. John Renard (2005), Tri thức tôn giáo qua giải đáp các vấn nạn, Nxb Tôn giáo, dịch giả: Lƣu Văn Hy nhóm Trí tri. 58. Les Hewitt Charlie Self (2009), Sự mầu nhiệm của niềm tin, Nxb Văn hoá thông tin. 59. Lê Thanh Sinh (2001), Triết học Tây Âu trước Mác - những vấn đề bản, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 60. Samuel Enoch Stumpf (2004), Lịch sử triết học các luận đề, Nxb Lao động, Hà Nội. 61. Lƣu Vô Tâm (2000), Đôi điều cảm nhận về đức tin, tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1/2000, tr. 19-21. 62. Văn Đức Thanh (2005), Vài ý kiến về vấn đề tôn giáo trong đời sống xã hội nƣớc ta hiện nay, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 31 (số 1), tr. 3-7. 63. Trần Đức Thảo (1995), Lịch sử tư tưởng trước Mác, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 64. Lê Văn Thiện (2005), Nhập môn triết học Tây Phương, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 65. Đỗ Đức Thịnh (2005), Lịch sử châu Âu, Nxb Thế giới. 66. Mel Thomson (2004), Triết học tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Nguyễn Quang Thông, Tống Văn Chung (1990), Lịch sử triết học Hy La cổ đại - tập 1, Tủ sách trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. 68. Nguyễn Quang Thông, Tống Văn Chung (1990), Lịch sử triết học Hy La cổ đại - tập 2, Tủ sách trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. 69. Phan Văn Tình (2010), Triết học thượng cổ Tây phương ảnh hưởng trên Kito giáo, Nxb Phƣơng đông. 70. Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005), Các nền văn hoá thế giới, tập 2, Nxb Từ điển bách khoa. 71. Tủ sách trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội (1962), Lịch sử thế giới trung cổ (quyển 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Lê Hữu Tuấn (2005), Những vấn đề về tâm thức, tạp chí Nghiên cứu Phật học, tập 75 (số 1), tr. 27-31. 73. Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 74. Colin Urquhart (2009), Sức mạnh tâm linh làm biến đổi thực tại, Nxb Tôn giáo. 75. Nguyễn Ƣớc (2005), Giáo mới, thời đại mới: Đức tin Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 76. Đặng Nghiêm Vạn (2003), luận về tôn giáo tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Phùng Đạt Văn (2003), Nhắc lại chuyện cũ: Tín ngƣỡng tính, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, tập 23 (số 5), tr. 9-19. 78. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ (1959), Triết học của xã hội phong kiến, Nxb Sự thật, Hà Nội. 79. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1998), Lịch sử phép biện chứng, tập 1: Phép biện chứng cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1998), Lịch sử phép biện chứng, tập 2: Phép biện chứng thế kỷ XIV - XVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Trƣơng Nhƣ Vƣơng (2005), Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh Thánh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 83. Hoàng Tâm Xuyên (2003), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan