TIỂU LUẬN: kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh

13 1.9K 11
TIỂU LUẬN: kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM o0o Tiểu luận Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ VĂN GIÁO Người thực hiện: NGUYỄN THỊ DẦN Đồng Nai, tháng 07/ 2013 1 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.1. Đặt vấn đề Việc ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học là việc làm thường xuyên trong công tác giảng dạy. Đây là phương pháp nhằm đánh giá học lực, giám sát quá trình học tập của người học, quá trình giảng dạy của người dạy, quá trình đào tạo của nhà trường. Tuy được sử dụng rộng rãi và có tầm quan trọng, song thực tế, rất ít người dạy được đào tạo chyên nghiệp về vấn đề này. Đa số người dạy thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình để thực hiện hoạt động này, cho nên kết quả đánh giá đôi khi chưa đáp ứng được mục tiêu của môn học. Để có cái nhìn khoa học hơn, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thích hợp, tôi xin trình bày tóm tắt các bước thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.2. Một số khái niệm Kiểm tra là xem xét tình hình, thu thập thông tin, làm cơ sở cho việc đánh giá, thi cũng là kiểm tra nhưng có tầm quan trọng đặc biệt, được dùng khi kết thúc một quá trình, một giai đoạn dạy học mang tính chất tổng kết. Đánh giá là xử lý các thông tin, số liệu để rút ra những kết luận hoặc những phán đoán về trình độ, phẩm chất của học sinh, làm cơ sở để đưa ra những quyết định sư phạm, điều chỉnh việc dạy học phù hợp từ những thông tin thu thập được 1.3. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để GV điều chỉnh hoạt động dạy, HS tự điều chỉnh hoạt động học, khẳng định năng lực của bản thân và để các nhà quản lý điều chỉnh hoạt động dạy – học của nhà trường. 2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI KIỂM TRA Mỗi một nhà nghiên cứu giáo dục có quan điểm khác nhau về các bước xây dựng một bài kiểm tra đánh giá. TheoNorman E. Gronlund (1982), việcthiết kế bài kiểm tra có 4 bước tối cần thiết: Xác định mục đích của kiểm tra; Xác định nội dung kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp. 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý Còn theo tác giả William Wiersma và Stephen G. Jurs trong ” Đo lườngđánh giá trong giáo dục” cũng cho rằng thiết kế đề kiểm tra có 4 bước quan trọng: Xác định các mục đích của kiểm tra; Xác định mức độ nhận thức và mục tiêu kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp. Nhưng theo Trần Kiều và Anthony J.Nitko, quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học bao gồm 9 bước như sau: Xây dựng kế hoạch kiểm tra và ra đề kiểm tra; Xây dựng tiêu chí kỹ thuật ra đề kiểm tra (Ma trận); Viết các câu hỏi kiểm tra; Kiểm tra thử nghiệm các câu hỏi; Tập hợp và in ấn đề kiểm tra; Kiểm tra, chấm điểm và báo kết quả; Viết báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng bài kiểm tra; Báo cáo phản hồi tới cán bộ ra đề về chất lượng đề kiểm tra; Chọn lựa các câu hỏi tốt đưa vào ngân hàng đề (Item bank). Nói chung, có 5 bước quan trọng trong việc xây dựng đề kiểm tra: Xác định mục đích của kiểm tra; Xác định nội dung kiểm tra; Xây dựng bảng trọng số; Thiết kế các câu hỏi phù hợp; Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm kiểm tra. 2.1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá Đề kiểm tra là công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì hay học xong một môn học. Cho nên, đầu tiên, người xây dựng đề kiểm tra cần xác định rõ đây là bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin cho loại hình đánh giá nào (đầu vào, xem xét quá trình học tập giữa kì, chuẩn đoán hay tổng kết ) để từ đó xác định chức năng kiểm tra, xem xét chọn mẫu, đặc điểm câu hỏi kiểm tra. 2.2. Xác định nội dung kiểm tra đánh giá Kết quả học tập đo được qua bài kiểm tra phải phản ánh trung thực mục tiêu đào tạo. Cho nên người xây dựng đề phải phải căn cứ vào mục tiêu môn học (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ người học nắm được 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý sau khi học xong môn học) để xác định trọng số và thiết lập các câu hỏi chuẩn. Về cấp độ tư duy nhận thức của người học, theo Bloom (1956) có 6 cấp độ như sau: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá; Theo Boleslaw Niemierko, giáo sư người Ba Lan, đã xây dựng thang đánh giá kết quả học tập của người học dựa trên các cấp độ tư duy (Thingking Level) có 4 mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng mức độ thấp và vận dụng mức độ cao. Cấp độ tư duy này rất dễ trong thiết kế các câu hỏi và đánh giá được năng lực của người học nên đang sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. 2.3. Xây dựng bảng trọng số Xây dựng bảng trọng số đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập (một số tài liệu gọi là thiết kế ma trận hai chiều đề kiểm tra) có mục đích: • Làm công cụ lập kế hoạch kiểm tra- trước kỳ kiểm tra • Đảm bảo các cấp độ tư duy cần thiết được đánh giá. • Đảm bảo nội dung chương trình quan trọng được đánh giá. • Công cụ đánh giá chất lượng các bài kiểm tra sẵn có sau kỳ kiểm tra. • Kế hoạch kiểm tra ban đầu có được thực hiện hay không? • Nội dung chương trình và cấp độ tư duy nào đã được đánh giá? Bảng mô tả bảng trọng số kiểm tra thường có các nội dung sau: • Các nội dung (chủ đề) kiểm tra • Các cấp độ tư duy • Số lượng câu hỏi kèm theo tỉ lệ % mức độ quan trọng trong mỗi ô Để xây dựng được bảng trọng số đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học, phải thực hiện 10 bước sau: Liệt kê các nội dung cần kiểm tra; Viết các chuẩn chương trình cần kiểm tra ứng với mỗi cấp độ tư duy; Tính % của tổng điểm của mỗi nội dung; Quyết định tổng điểm của bài kiểm tra; Tính toán số điểm với mỗi nội dung chính; Quyết định 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý tỉ lệ % điểm số của các nội dung với mỗi chuẩn; Tính toán số lượng điểm số cần thiết cho mỗi chuẩn; Tính toán số lượng điểm số của mỗi cấp độ tư duy; Tính tỉ lệ % của điểm số cho mỗi cấp độ tư duy; Đánh giá tiêu chí kỹ thuật do mình xây dựng để xác định liệu chúng có đúng như mong muốn. Chỉnh sửa nếu cần thiết. 2.4. Viết các câu hỏi kiểm tra Những yêu cầu chung khi viết câu hỏi kiểm tra: • Viết câu hỏi kiểm tra phải căn cứ vào bảng trọng số đã xây dựng. • Câu hỏi kiểm tra phải phù hợp với kết quả học tập xác định thể hiện ở mục tiêu môn học. • Mỗi câu hỏi kiểm tra phải cung cấp chính xác khả năng thực hiện của người học và thông qua đó có giá trị đo lường năng lực của người học. • Các câu hỏi kiểm tra phải cần đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ; Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không sai sót, không gây hiểu lầm; Thống nhất các kí hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành. Khi viết câu hỏi kiểm tra cần tránh sử dụng từ ngữ khó; cấu trúc câu phức tạp; cách diễn đạt tối nghĩa, dài dòng, không rõ ràng. Các chỉ dẫn phải rõ ràng. • Độ khó của câu hỏi kiểm tra phải phù hợp với nhiệm vụ học tập sẽ đo lường. • Xác định số lượng câu hỏi kiểm tra trong bài kiểm tra phụ thuộc vào mục đích bài kiểm tra, hình thức bài kiểm tra, và thời gian làm bài kiểm tra. • Câu hỏi kiểm tra phải đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. Độ tin cậy liên quan đến tính nhất quán và đo lường. Độ giá trị liên quan đến trình độ. 2.5. Xây dựng đáp án và thang điểm 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm, thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác; Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Đối với đề TNKQ có 2 loại • Loại 1: Điểm tối đa toàn bài là 10, chia đều cho tổng số câu. • Loại 2: Điểm tối đa toàn bài bằng số lượng câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được một điểm, sai 0 điểm. Sau đó quy về thang điểm 10 theo công thức 10X/TSĐ. X là số điểm đạt được của học sinh, TSĐ là tổng điểm tối đa của đề 3. Các hình thức trắc nghiệm khách quan Kiểm tra có ba loại là quan sát; vấn đáp; viết. Hình thức kiểm tra viết có hai dạng là trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Trắc nghiệm khách quan có bốn dạng thức câu hỏi: đúng sai, nhiều lựa chọn, điền khuyết và ghép đôi. Trắc nghiệm chủ quan có ba hình thức là tiểu luận, trả lời câu hỏi và lý giải vấn đề. Trong tiểu luận này chỉ đề cấp đến hình thức trắc nghiệm khách quan. 3.1. Câu nhiều lựa chọn (Multiple choice question MCQ) Gồm một câu dẫn kèm theo là nhiều câu trả lời (4 đến 5 câu), trong đó chỉ có một câu đúng nhất mà HS phải chọn, còn lại là câu nhiễu hay câu mồi. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn: • Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; • Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; • Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; • Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; • Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; • Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý vững kiến thức; • Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; • Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; • Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; • Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng; • Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. 3.2. Câu hỏi ghép đôi (matching item). Thực ra đây là dạng đặc biệt của MCQ. Gồm hai phần: đòi hỏi HS phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung. Số phần tử ở hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Thông thường bên phần trả lời số phân tử nhiều hơn. Một phần tử trong cột trả lời có thể được dùng1 lần hoặc nhiều lần. Những yêu cầu khi viết câu ghép đôi: • Phải đảm bảo cho 2 danh mục đề đồng nhất về chủng loại (hai cột). • Nên giữ cho danh mục không quá dài. • Nên sắp xếp 2 danh mục rõ ràng nhất. • Tránh việc ghép đôi theo kiểu một- một. Tức một đề mục ở danh mục này có thể ghép được nhiều hơn một đề mục ở danh mục kia. Vì loại ghép đôi theo kiểu một- một có thể giúp HS lọai trừ dần trong quá trình trả lời. 3.3. Câu hỏi loại “Đúng / Sai” (yes/no questions) Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn 1 trong 2 phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai. Những lưu ý khi viết câu hỏi TN loại đúng sai • Phát biểu câu nhận định rành mạch , ngắn gọn. • Tránh những từ khẳng định “tất cả”; “bao giờ cũng”; “không bao giờ”; “luôn luôn” • Tránh những nhận định mang tính phủ định. • Tránh những câu hỏi chứa những nhận định nhiều hơn 1 ý, nhất là trong đó chỉ có 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý 1 ý đúng còn các ý khác sai. • Tránh những trường hợp mà câu trả lời đúng lại phụ thuộc vào một chữ, một từ hay một câu không quan trọng. 3.4. Câu hỏi loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn Câu điền khuyết: nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống. Những lưu ý khi viết câu hỏi TN loại điền khuyết • Nên sử dụng loại câu hỏi này khi chỉ có duy nhất 1 câu trả lời đúng. • Nên nêu rõ yâu cầu để trả lời thống nhất, chẳng hạn: dùng đơn vị gì, bao nhiêu chữ số thập phân Ví dụ: Âm truyền trong không khí với vân tốc m/s. ( lấy đến 2 chữ số thập phân) • Không nên để quá nhiều khoảng trống trong một câu. • Có thể dùng một câu hỏi hay một câu nhận định để làm câu dẫn, chỉ dựng dạng "câu hỏi" khi muốn nhấn mạnh . • Tránh dùng dạng phủ định. Nếu dùng thế phải in đậm chữ "không". • Câu dẫn phải chứa đựng đủ mọi thông tin cần thiết. • Phải có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng. • Cần chọn câu mồi (gây nhiễu) phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn. Có thể dựa vào chỗ sai mà học sinh hay mắc phải để soạn câu nhiễu. • Phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương đương về hình thức, chỉ khác nhau về nội dung. • Hạn chế dùng phương án : "Các câu trên đều đúng" hoặc "Các câu trên đều sai" • Không để HS đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày. • Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng. 4. Phân tích câu hỏi Sau khi chấm điểm bài trắc nghiệm, có thể áp dụng phương pháp đơn giản sau đây để phân tích câu trắc nghiệm. Việc phân tích được thực hiện theo 5 bước sau 1. Xếp phiếu trả lời theo thứ tự điểm số từ cao đến thấp 2. Phân chia phiếu trả lời thành 3 nhóm: Nhóm cao gồm khoảng 27% có điểm số cao nhất của toàn nhóm, nhóm thấp gồm số bài tương đương (với nhóm cao) có điểm số thấp nhất, nhóm trung bình là số bài còn lại 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý 3. Ghi số lần trả lời của HS mỗi nhóm cho mỗi lựa chọn của câu trắc nghiệm theo mẫu sau 1 2 3 4 5 6 7 Câu Phương án lựa chọn Số học sinh nhóm Tổng số HS chọn Cột 3 – 5 Cao TB kém A B C D Tổng 4. Tính độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị 5. Đánh giá câu trắc nghiệm 4.1. Độ khó: Một bài trắc nghiệm được xem là tốt không phải là bài toàn những câu dễ hay tàn những câu khó, mà là bài gồm những câu có mức độ khó trung bình hay mức độ khó vừa phải. Với loại câu hỏi Đúng – Sai thì độ khó vừa phải là 75%. Vì câu hỏi loại này chỉ có hai lựa chọn, do đó sự may rủi làm đúng câu hỏi loại này là 50%. Vì vậy, cần phải lưu ý đến một yếu tố khác đó là tỉ lệ may rủi kỳ vọng. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo số câu lựa chọn trong mỗi câu hỏi. Nếu câu hỏi có hai lựa chọn thì tỉ lệ kỳ vọng là 50%. Như vậy, độ khó vừa phải của loại câu này là trung điểm giữa tỉ lệ may rủi kỳ vọng và 100%, nghĩa là: (100%+50%)/2=75%. Cũng với cách tính đó thì tỉ lệ kỳ vọng của loại câu hỏi có 4 lựa chọn là: 100%/4=25%. Vậy độ khó vừa phải của câu 4 lựa chọn là: (100%+25%)/2=62,5%. Độ khó của câu trắc nghiệm được tính bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số học sinh dự thi. P = Tổng số HS trả lời đúng/ tổng số HS dự thi Hay : n LMH P ++ = Trong đó : H: số HS trong nhóm giỏi trả lời đúng M: số HS trong nhóm TB trả lời đúng L: số HS trong nhóm kém trả lời đúng Bảng đánh giá độ khó của câu trắc nghiệm: Độ khó P Câu trắc nghiệm Từ 0,6 trở lên Dễ 13 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý Từ 0,4 đến 0,6 Trung bình Dưới 0,4 Rất khó Câu trắc nghiệm tốt thì độ khó P trong khoảng 40% đến 60 % (0,4 đến 0,6). 4.2. Độ phân biệt Khả năng của câu trắc nghiệm phân biệt được năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém gọi là độ phân biệt. D = [Đ nhóm giỏi (27%) - Đ nhóm kém (27%)]/ 27% tổng số Đ: Số câu trả lời đúng D> 0,2 có thể chấp nhận được. Hoặc : n LH D − = H: số HS trong nhóm giỏi trả lời đúng L: số HS trong nhóm kém trả lời đúng n: số học sinh trong mỗi nhóm Căn cứ vào kinh nghiệm với rất nhiều loại câu trắc nghiệm, các chuyên gia đã đưa ra một thang đánh giá độ phân cách sau đây: Độ phân biệt D Câu trắc nghiệm Từ 0,4 trở lên Rất tốt Từ 0,3 đến 0,39 Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn Từ 0,2 đến 0,29 Tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa 4.3. Độ tin cậy Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Độ tin cậy nói lên tính vững chắc của một tập hợp điểm số trắc nghiệm (Cách tính có thể xem trong tất cả các tài liệu về trắc nghiệm, chẳng hạn: Nguyễn Phụng Hoàng, Lâm Quang Thiệp ). 4.4. Độ giá trị Độ giá trị của bài trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm (đo được cái cần đo). Độ giá trị nói lên tính chính xác của một tập hợp điểm số trong việc đo lường cái cần đo. 5. THỰC HÀNH: Viết 5 câu trắc nghiệm MCQ Câu 1: Một chất điểm chuyển động tròn đều trong 1giây đi được 3 vòng. Tần số f và vận tốc góc ω của chất điểm lần lượt là: Phương án lựa chọn Giải thích 13 [...]... 5 HS chọn 17 20 14 84 135 -12 -11 -8 31 Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý Tài liệu tham khảo 1 Đỗ Trung Hậu (2007) Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chất lượng cao dùng trong dạy học hóa học THPT Luận văn thạc sỹ giáo dục học 2 Lê Văn Giáo, Bài giảng KIỂM TRA- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH THPT – ĐHSP HUẾ 13 ... ct: h = gt B 35m C 20m D 40m 13 [ 2 ] 1 1 2 g n 2 − ( n − 1) = g ( 2n − 1) 2 2 1 Dùng ct: h = gt 2 h = gt Dùng ct: ∆h = Nguyễn Thị Dần LL&PP dạy học Vật lý 5.1 Phân tích các câu trắc nghiệm đã viết: Ví dụ: 1 Câu 2 Phương án lựa chọn A B C D 1 Tổng 3 4 5 Số học sinh nhóm Cao TB kém 0 5 12 1 7 12 1 4 9 35 45 4 37 61 37 Độ khó P= H + M + L 35 + 45 + 4 = = 0,62 Câu này dễ n 135 Độ phân biệt D= H − L 35 −...Nguyễn Thị Dần A 3Hz, 2π/3rad/s B 1/3 Hz, 2π/3 rad/s C 3 Hz, 3/2π rad/s D 3 Hz, 6π rad/s LL&PP dạy học Vật lý 2π f thoigian Nhầm công thức f = sovongdiduoc f Nhầm công thức ω = 2π sovongdiduoc f = =3Hz  ω = 2πf =6π thoigian Nhầm công thức ω = Câu 2: Một xe đạp chuyển động tròn đều với tốc độ 18 km/h

Ngày đăng: 17/01/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan