Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay

10 515 1
Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay Đinh Thị Xuân Tươi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 40 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Làm rõ chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”. Phân tích thực trạng của hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay. Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta trong thời gian qua. Nêu lên phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế thời gian tới. Keywords: Quan hệ quốc tế; Phát triển kinh tế; Việt Nam; Ngoại giao Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hoạt động ngoại giao của bất kỳ nước nào từ xưa đến nay bao giờ cũng nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là: Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế; tranh thủ và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước; Ba mục tiêu ấy liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất nhằm làm cho đất nước hùng mạnh, phát triển, trong đó sức mạnh kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Những mục tiêu trên có thể nói là không thay đổi, song nội dung cụ thể của nó, nhất là phương pháp tiến hành để đạt được những mục tiêu ấy không phải lúc nào cũng đứng yên mà chúng chuyển hoá theo thời gian, tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch sử, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, mục tiêu tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Nội dung của mục tiêu này không chỉ thể hiện ở chỗ xây dựng, duy trì các mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp thị và mở rộng thị trường. Yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày nay đã quyết định việc lập cơ quan đại diện ngoại giao tuỳ thuộc vào nước sở tại có phải là “đối tác sáng giá” hay không. Yêu cầu này càng trở nên cấp 2 bách khi cuộc chạy đua về kinh tế, cuộc cạnh tranh về đối tác và thị trường đang diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Hiện nay tất cả các nước phát triển cũng như đang phát triển đều đứng trước thách thức về tụt hậu. Do đó, mọi nước đều đặt ưu tiên cho phát triển kinh tếhoạt động ngoại giao phải phục vụ ưu tiên này. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá và khi cạnh tranh kinh tế trở nên hết sức gay gắt, nhiều nước đã coi “Ngoại giao kinh tế” như một chìa khoá mở cửa ra thế giới. Khái niệm “Ngoại giao kinh tế” được hiểu là toàn bộ các hoạt động đối ngoại mang nội dung kinh tế. Đó không chỉ là chính sách viện trợ và nhận viện trợ, chính sách thu hút đầu nước ngoài, mà còn là những hoạt động mà thông qua đó có thể tác động tới luật pháp, hay chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, đầu của các nước khác, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế gián tiếp như tạo môi trường cho doanh nghiệp nước mình làm ăn, tạo tương quan có lợi về tỷ giá tiền tệ. Tất nhiên, không loại trừ việc một số nước có thể dựa vào ảnh hưởng của mình để gây sức ép ngoại giao nhằm đạt tới mục tiêu này. Nhiều nước cho rằng, việc áp dụng khái niệm “Ngoại giao kinh tế”, cũng giống như ngoại giao an ninh và ngoại giao văn hoá, trước hết là để nhấn mạnh nội dung của các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Còn việc ưu tiên lĩnh vực nào thì phải tuỳ vào từng nước cũng như tình hình cụ thể. Có những giai đoạn, ngoại giao an ninh phải được chú trọng hàng đầu, lúc ngoại giao văn hoá được coi là hiệu quả hơn để tạo mối quan hệ với các nước khác. Ngoại giao kinh tế sẽ được nhấn mạnh khi đất nước có hoà bình và xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Hoạt động “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” (*) ở nước ta không phải là vấn đề mới, mà đã được tiến hành từ khá lâu và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Suốt hơn 20 năm qua năm qua, phát huy truyền thống và những thành tựu đối ngoại trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngoại giao Việt Nam đã chuyển hướng mạnh sang phục vụ kinh tế, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tạo môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, lấy việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại làm trọng tâm. Điều đó cũng dễ hiểu, vì một khi đất nước đã giành được độc lập, thống nhất, nhưng vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển so với nhiều nước khác, thì nhiệm vụ trọng tâm của nước ta là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Và chính sách đối ngoại tất yếu phải phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm (*) Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách gọi khác nhau về vấn đề này như: “Ngoại giao kinh tế - Economy Diplomacy”, “Ngoại giao phục vụ kinh tế”, “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” Những khái niệm đó dù có tên gọi khác nhau, nhưng về nội hàm là đồng nghĩa. Tuy nhiên, luận văn sử dụng khái niệm “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” để thống nhất với khái niệm đã được Đảng ta sử dụng trong các văn kiện Đại hội, nhất là trong Nghị quyết Đại hội X. 3 này. Đó vừa là lợi ích tối cao của dân tộc, những đồng thời cũng là thước đo hiệu quả mới của hoạt động đối ngoại. Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải gắn kết chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, gắn ngoại giao với kinh tế. Nội dung của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được xác định là: Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho kinh tế đối ngoại thông qua việc kiến tạo, duy trì khuôn khổ pháp lý song phương và đa phương; Thứ hai, nghiên cứu, cung cấp thông tin và cơ hội hợp tác kinh tế; Thứ ba, tham gia các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô như vận động ODA, FDI hay tìm thị trường xuất khẩu…; Thứ tư, giúp các địa phương, các doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài; Thứ năm, tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp về nước; Thứ sáu, bảo vệ lợi ích kinh tế của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cũng như cá nhân Việt Nam ở nước ngoài. Trong 5 năm nhiệm kỳ của Đại hội IX, hoạt động ngoại giao đã chú trọng công tác phục vụ phát triển kinh tế, nội dung kinh tế ngày càng được thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động chính trị đối ngoại. Các hoạt động nghiên cứu, tham mưu, vận động viện trợ, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường buôn bán, lao động, quảng bá du lịch… ngày càng được đẩy mạnh, nhất là ở các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Những hoạt động đó đã góp phần hiệu quả trong việc khuếch trương hình ảnh và những lợi thế cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu nước ngoài, thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Đó chính là cơ sở để Đại hội X, trong khi đề ra mục tiêu phát triển đất nước cho giai đoạn 2006 - 2010 là “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thì cũng đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong những năm tới, đó là tiếp tục “giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể hơn, Nghị quyết Đại hội X nhấn mạnh: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”, “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích của đất nước làm mục tiêu cao nhất”, “nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu” của hoạt động đối ngoại. Quán triệt tinh thần đó, hoạt động đối ngoại của nước ta từ sau Đại hội X đã được triển khai một cách chủ động hơn, tích cực và năng động hơn, nội dung phục vụ phát triển kinh tế tiếp tục trở thành mục tiêu, yêu cầu hàng đầu trong các hoạt động ngoại giao song phương cũng như đa phương. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thuật ngữ “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” lại được sử dụng 4 nhiều như những năm gần đây, nhất là trong bối cảnh Việt Nam cơ bản đã hội nhập đầy đủ với quốc tế, khởi đầu là gia nhập ASEAN, ASEM, APEC và nay là WTO, thì nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng và được coi là một mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại. Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài “Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay” để viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quốc tế học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Như đã nói, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế không phải là vấn đề mới mà đã được triển khai trong thực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ khá lâu. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Trong nhiều công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nội dung “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” được dành một dung lượng khá thỏa đáng. Có thể thấy điều đó qua một số công trình sau: Võ Văn Kiệt, Nền ngoại giao đổi mới, Tuần báo Quan hệ Quốc tế, 1994; Võ Văn Đức, Kinh tế đối ngoại của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2002; Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005; Phí Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005; Dũng, Hội nhập kinh tế quốc tế - tác động và giải pháp, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6/2005; Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm (1945-2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005; Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại giao thời kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005; Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm đổi mới, báo Nhân Dân ngày 14/11/2005; Phạm Đức Thành, Tuyết Loan (chủ biên), APEC và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2006; Nguyễn Hữu Tuất, Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6/2006; Khoan, Đại hội X của Đảng và đường lối đối ngoại, báo Nhân Dân ngày 24/8/2006; Nguyễn Mạnh Hùng, Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, Tạp chí Cộng sản 5 tháng 9/2006; Nguyễn Văn Hoài, Đôi nét về đường lối đối ngoại, hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2005, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11/2006; Hà Đăng, Hội nhập quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Tạp chí Cộng sản số 123 (tháng 2/2007); Phạm Gia Khiêm; Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử, Số 13 (133) năm 2007 v.v. Nghiên cứu về chủ đề này cũng đã có một số xuất bản phẩm, bài viết đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu lý luận và chuyên ngành, cụ thể như: Nguyễn Hoàng Giáp, Ngoại giao kinh tế - một nội dung cơ bản của kinh tế đối ngoại hiện nay, Tạp chí Thương mại, 10/1995; Ngô Xuân Bình,; Trọng tâm là “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”, Báo Quốc Tế điện tử, Số 7, ra ngày 12/2/2004; Trần Tuấn Anh, 30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, Tuần báo Quốc Tế, số ra ngày 26/2/2004; Ngoại giao phục vụ kinh tế: Chủ động, năng động và chuyển động, Báo Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 30/06/2004; Dũng, Ngoại giao với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Đầu tư, số ra ngày /2005; Mỗi đại sứ Việt Nam phải có chương trình hành động ngoại giao phục vụ kinh tế, báo Lao Động, số 332, ngày 02/12/2006; Phạm Gia Khiêm ; Phạm Gia Khiêm, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, báo Đầu tư, số ra ngày 02/01/2008; Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại của Việt Namngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, http://www.dei.gov.vn; Cộng hưởng sức mạnh ngoại giao và doanh nghiệp, http://www.dei.gov.vn; 30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, http://www.dei.gov.vn; Nhìn lại một năm “Ngoại giao phục vụ kinh tế”, http://www.dei.gov.vn; Ngoại giao thúc đẩy kinh tế phát triển, http://www.dei.gov.vn v.v… Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy xuất hiện một công trình có tính chuyên sâu về chủ đề này. Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay ” là có tính cấp thiết, kế thừa những kết quả của các công trình đi trước, tác giả luận văn mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm mục đích làm rõ các luận cứ khoa học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động đối ngoại nói chung và thực trạng của hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế nói riêng ở nước ta từ năm 2001 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Làm rõ chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; phân tích thực trạng của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” của Việt Nam từ năm 2001 đến nay; phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế năm tới. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn  Phân tích chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”.  Phân tích thực trạng của hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay.  Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta trong thời gian qua  Nêu lên phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn  Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta trước năm 2000 và thực trạng hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta những năm đầu thế kỷ XXI.  Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên quan điểm, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam.  Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp liên ngành… Mọi nhận định, đánh giá trong đề tài đều được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tế và kết quả của những công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Một mặt góp phần quan trọng vào việc cung cấp các luận cứ khoa học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại phục vụ kinh tế nói riêng ở nước ta hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần vào việc thực hiện chủ trương của Đảng về tổng kết công tác lý luận và thực tiễn thời kỳ đổi mới. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy những nội dung về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần 7 vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác đối ngoại, công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại 8. Kết cấu của luận văn : Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết References 1. Trần Tuấn Anh, 30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, Tuần báo Quốc Tế, số ra ngày 26/2/2004. 2. Báo Lao Động Mỗi đại sứ Việt Nam phải có chương trình hành động ngoại giao phục vụ kinh tế, số 332, ngày 02/12/2006. 3. Báo Quốc Tế điện tử, Trọng tâm là "Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế", , số 7, ra ngày 12/2/2004. 4. Báo sài gòn giải phóng, Ngoại giao phục vụ kinh tế: Chủ động, năng động và chuyển động, số ra ngày 30/06/2004 5. Ngô Xuân Bình, Tìm hiểu chính sách "Ngoại giao kinh tế" của Nhật Bản với Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2/1999. 6. Bộ Ngoại giao, Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - Việt Namkinh nghiệm quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội 7/2005. 7. Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại giao thời kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005. 8. Phí Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. 9. Chính phủ, Nghị định 08/NĐ- CP của Chính phủ, ngày 10/02/2003 10. Colin Budd - Phil Evans - Matthew Goodman - Patrick Rabe, Ngoại giao kinh tế mới - Ra quyết định và đàm phán trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế (The New Economic Diplomacy - Decision-Making and Negotiation in International Economic Relations), Ashgate Publishing Limited, Hampshire 2003. 11. Dũng, Ngoại giao với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Đầu tư, số ra ngày /2005 12. Dũng, Hội nhập kinh tế quốc tế - tác động và giải pháp, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6/2005. 8 13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976 15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, , Hà Nội, 1976 16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa VI, lưu hành nội bộ, Hà Nội 1989, trang 40 17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa VI, lưu hành nội bộ, Hà Nội 1989, trang 17 18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, , Hà Nội, 1991, trang 147 19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1996 20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, lưu hành nội bộ, Hà Nội 1998. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tr 119. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr 112-113-114. 23. Võ Văn Đức, Kinh tế đối ngoại của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2002. 24. Nguyễn Hoàng Giáp, Ngoại giao kinh tế - một nội dung cơ bản của kinh tế đối ngoại hiện nay, Tạp chí Thương mại, 10/1995. 25. Gi Kappon de la Kappiep, Ngoại giao kinh tế: Nhà ngoại giao và thị trường, Nxb Rospen, Matxcơva 2003, trang 52 (tiếngNga) 26. Hồng Hà, Tìm hiểu một số điểm mới về đường lối, chính sách đối ngoại trong văn kiện Đại hội X của Đảng, Tạp chí Thông tin Công tác tưởng Lý luận, số 9/2006 27. Nguyễn Văn Hoài, Đôi nét về đường lối đối ngoại, hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2005, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11/2006. 9 28. Dương Huân (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2002), Lưu hành nội bộ, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội 2002. 29. Nguyễn Mạnh Hùng, Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, Tạp chí Cộng sản tháng 9/2006. 30. Phạm Gia Khiêm, Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, báo Nhân dân số ra ngày /2006 31. Phạm Gia Khiêm; Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử, Số 13 (133) năm 2007. 32. Phạm Gia Khiêm, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, báo Đầu tư, số ra ngày 02/01/2008. 33. Khoan, Ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 7 (tháng 9/1995). 34. Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm đổi mới, báo Nhân Dân ngày 14/11/2005. 35. Khoan, Đại hội X của Đảng và đường lối đối ngoại, báo Nhân Dân ngày 24/8/2006. 36. Võ Văn Kiệt, Nền ngoại giao đổi mới, Tuần báo Quan hệ Quốc tế, 1994. 37. Nguyễn Văn Lịch, Hội nhập kinh tế quốc tế - Nhận diện và giải pháp đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tếPhát triển, số 93 tháng 3/2005. 38. Đinh Xuân Lý, Quá trình hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003. 39. Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005 40. Tin tham khảo đặc biệt Nga: Chuyển trọng tâm ngoại giao kinh tế sang châu Á, , TTXVN, 10/8/2005. 41. Ngoại giao thúc đẩy kinh tế phát triển, http://www.dei.gov.vn 42. Ngoại giao phục vụ kinh tếkinh tế đối ngoại: Chớ hiểu nhầm, http://www.dei.gov.vn 43. Cộng hưởng sức mạnh ngoại giao và doanh nghiệp, http://www.dei.gov.vn 44. Nhìn lại một năm "Ngoại giao phục vụ kinh tế", http://www.dei.gov.vn 45. 30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, http://www.dei.gov.vn 10 46. Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại của Việt Namngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, http://www.dei.gov.vn 47. Nguyễn Dy Niên, Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, Tạp chí Quê Hương, số 223/2003. 48. Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm (1945- 2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005. 49. Tôn Nữ Thị Ninh, Một số yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với chính sách và phương thức hoạt động đối ngoại của nước ta, Tạp chí Cộng sản điện tử, Số 2+3 (122 +123) năm 2007. 50. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4,5 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 470. 51. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4,5 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 170. 52. Phạm Đức Thành, Tuyết Loan (chủ biên), APEC và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2006 53. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Ấn Độ với sách lược ngoại giao kinh tế trong thời đại mới, , số 4/2006. 54. Nhật Bản với chính sách "Ngoại giao kinh tế", TLTKĐB, ngày 29/8/2006 55. Nguyễn Hữu Tuất, Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6/2006 56. Trường Đại học Quan hệ quốc tế. Công tác ngoai giao, Nxb Rospen Matxcơva 2003. 57. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IV), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 58. Vụ Tổng hợp Kinh tế - Bộ Ngoại giao, Sổ tay công tác kinh tế của cán bộ Ngoại giao tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. 59. Viện kinh tế tài chính- Tài chính Vịêt Nam 2009, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2010. 60. Tin tức kinh doanh và tài chính, vneconomy.vn, Báo Điện tử- Thời báo kinh tế Việt Nam. . nước Việt Nam về Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế . Phân tích thực trạng của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 2001. trạng của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay; phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan