Tài liệu Chuyện làm phim quảng cáo pptx

3 524 5
Tài liệu Chuyện làm phim quảng cáo pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyện làm phim quảng cáo Phim quảng cáo phải thật ấn tượng để khi vừa phát sóng là lập tức “hớp hồn” người xem, nếu không sẽ bị lẫn vào… các phim quảng cáo khác! 10 phim quảng cáo/ngày Dạo gần đây, trên truyền hình xuất hiện một phim quảng cáo hành động đậm chất nghĩa hiệp phương Đông: người hùng X-Men (tên một sản phẩm dầu gội nam) “gặp chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp”. Ấn tượng nhất là màn đá và “tung chưởng” vào những xe đẩy hành lý, tạo thành logo sản phẩm và nhốt những kẻ gây hấn vào trong đó. Tuy là thể loại hành động nhưng phim lại không nặng tính bạo lực kiểu Mỹ, thay vào đó là những cú “chưởng” vốn rất gần gũi với giới mê phim kiếm hiệp ở Việt Nam. Cùng thời gian này, hãng bia Tiger cũng “xuất chiêu” khi công chiếu loạt phim quảng cáo hành động năm tập, được thực hiện bởi nhóm đạo diễn, quay phim, hậu kỳ… đến từ Hollywood. Trước đó ít lâu, phim quảng cáo “Cười lên Việt Nam ơi” của kem đánh răng P/S, với những hình ảnh đậm chất dân dã của làng quê, đã khiến dư luận bàn tán không ít. Thậm chí khi vào Google, gõ từ khóa “Cười lên Việt Nam ơi” sẽ được dẫn đến các diễn đàn trẻ, ở đó người ta chuyền nhau nghe hoặc trao đổi thông tin về bài hát trong phim quảng cáo này… Khi truyền hình vẫn giữ thế mạnh trong lĩnh vực truyền thông thì dù chi phí làm một phim quảng cáo lên đến cả tỉ đồng, tiền mua sóng truyền hình xấp xỉ 30-50 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo, doanh nghiệp vẫn cứ đua nhau làm phim để quảng cáo. Bởi vì họ cho rằng đây là cách để sản phẩm được biết đến nhiều nhất và nhanh nhất tại Việt Nam! Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính ở Việt Nam có hơn 3.000 phim quảng cáo/năm, tức mỗi ngày người xem truyền hình được “thưởng thức” gần 10 phim quảng cáo. Một thống kê khác cho thấy, mỗi đợt quảng cáo chen giữa chương trình truyền hình có thể xuất hiện đến gần 20 mẩu quảng cáo. “Thời lượng xuất hiện tính bằng giây, phim quảng cáo phải chuyển tải tức thì những hình ảnh tạo ấn tượng mạnh mẽ nên đòi hỏi một trình độ làm phim rất cao”, ông Sabyasachi Mishra, Giám đốc điều hành Công ty Lowe - nơi thực hiện phim “Cười lên Việt Nam ơi”, nói. Với một thị trường quảng cáo sôi động như vậy, công nghệ làm phim quảng cáo trong nước hẳn không thể mãi đứng ngoài cuộc chơi hào hứng này. Hậu trường làm phim quảng cáo Bà Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc điều hành Công ty Quảng cáo sáng tạo StormEye, cho biết công nghệ làm phim quảng cáo ở Việt Nam hiện nay có thể xem là ngang bằng trong khu vực. “Đạo diễn Việt Nam bây giờ rất có nghề, lại sành tâm lý người tiêu dùng trong nước. Máy móc… phục vụ cho quay phim đều tốt, chi phí làm phim ở đây rẻ hơn so với đem ra nước ngoài làm”, bà Anh nói. Tuy vậy, bà Anh cũng cho biết thêm điểm hạn chế khi làm phim trong nước là thiếu ngoại cảnh hoành tráng, thuê mướn đạo cụ cao cấp khó khăn và nhất là công nghệ tráng rửa phim của Việt Nam vẫn chưa theo kịp các nước. Trong phim quảng cáo cho dầu gội X-Men, do phía khách hàng yêu cầu phim phải thể hiện được đẳng cấp của sản phẩm, nên StormEye đã phải đi quay ngoại cảnh ở một sân bay quốc tế nước ngoài. Dàn diễn viên, đạo diễn, quay phim, đạo cụ… cũng đều thuê bên ngoài. Chi phí trọn gói cho phim quảng cáo này là 70.000 đô la Mỹ. Không như phim truyện, phim quảng cáo không nhất thiết phải có sự hiện diện của ngôi sao điện ảnh. Điều quan trọng là phim phải tạo ra sự đồng cảm cao với người xem, làm cho người xem thấy mình là một phần của giới tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, các thương hiệu lớn do rất ý thức về người đại diện cho hình ảnh sản phẩm của mình, nên luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe về diễn viên đóng quảng cáo. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính ở Việt Nam có hơn 3.000 phim quảng cáo/năm. Những ngôi sao nổi tiếng được mời đóng phim quảng cáo với vai trò là biểu tượng của sản phẩm, tiền thù lao có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Chẳng hạn ca sĩ Mỹ Tâm với các thương hiệu Lip Ice, Sunsilk, Pepsi; Lam Trường với Oishi, Head & Shoulder; Phương Thanh với Coca- Cola; Quang Dũng với Mitsubishi Trong khi đó những diễn viên không chuyên được chọn đóng quảng cáo thì thù lao chỉ ở mức vài triệu đồng, có khi chỉ còn 500.000 đồng cho một vai diễn phụ. Do các doanh nghiệp luôn muốn có hình ảnh mới cho sản phẩm của mình, nên các diễn viên đóng phim quảng cáo rất khó có được hợp đồng dài hạn. Đây cũng là nguyên nhân khiến thu nhập của các diễn viên không chuyên bấp bênh, và không ai thực sự sống được với nghề. Hiện nay ở Việt Nam rất thiếu diễn viên đóng quảng cáo chuyên nghiệp, do vẫn chưa có nơi đào tạo. Việc tuyển chọn diễn viên lâu nay vẫn do một số công ty đảm nhận, và công việc chính chỉ là tìm người. Giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh này cho biết, có hai nguyên nhân khiến nguồn diễn viên đóng quảng cáo luôn thiếu hụt. Thứ nhất, các hãng luôn đòi hỏi những gương mặt mới, phù hợp với sản phẩm quảng cáo và phải diễn xuất tốt. Nghĩa là làm sao trong vòng 30 giây xuất hiện có thể tạo ra ảnh hưởng tối đa đến hành vi của người tiêu dùng, khiến người ta tin tưởng thật nhiều vào sản phẩm. Vì thế tìm được người đáp ứng được các yêu cầu này không phải là dễ. Thứ đến, việc đóng phim quảng cáo rất cực, nhiều khi phải làm việc ngày đêm, nên nếu không yêu nghề thì không thể theo nghề. Trước đây, việc dựng phim trông cậy rất nhiều vào công nghệ ở nước ngoài. Chẳng hạn như trong các quảng cáo sản phẩm dầu gội đầu, mái tóc đen óng mượt như nhung đổ xuống bờ vai của cô người mẫu là do các nhân viên hậu kỳ đã tách mái tóc ra, tô chuốt từng sợi tóc trên máy tính trước khi đưa vào phim. Hay kỹ thuật làm đổi màu cảnh quay, biến cảnh ngày thành đêm và ngược lại. Cũng nhờ kỹ thuật này mà bầu trời trong phim quảng cáo ban ngày thì xanh hơn, ban đêm thì đen hơn so với các phim khác được sản xuất trong nước. Nhưng hai năm trở lại đây, thị trường quảng cáo Việt Nam đã có những công ty dám chi cả mấy triệu đô la Mỹ để đầu tư máy móc làm hậu kỳ cho phim quảng cáo. Phía nước ngoài thì có Digipost và Crea-TV, trong nước là hai tên tuổi HK Post House và Pixelgarden. Những công ty này có con người và công nghệ làm hậu kỳ thuộc loại hiện đại trên thế giới. Các công ty quảng cáo đều cho rằng không có ngân sách cố định dành cho một phim quảng cáo. Thương hiệu lớn thì sẵn sàng chi ra trên dưới 100.000 đô la Mỹ, cá biệt như hãng bia Tiger cách đây ít năm đã tiêu hàng triệu đô la Mỹ cho phim “The Quest”. Ông Nguyễn Trung Thẳng, Giám đốc Masso Group, cho rằng so với tiền mua sóng truyền hình cả triệu đô la Mỹ thì chi phí vài chục ngàn đô la cho một phim quảng cáo xem ra không phải là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước với ngân sách dự chi khoảng 100 triệu đồng có thể làm phim quảng cáo “tĩnh”, tức quay cảnh trong nhà rồi nhờ hậu kỳ ráp với cảnh bên ngoài. Cơ sở sản xuất nhỏ cũng làm được phim quảng cáo với ngân sách 20-30 triệu đồng. Giới quảng cáo chuyên nghiệp cho rằng với khoản tiền này, doanh nghiệp chỉ có thể thuê một quay phim… nghiệp dư rồi tự biên, tự diễn mọi chuyện, để cho ra những mẩu quảng cáo sản phẩm chỉ có thể gọi là… “thông báo có minh họa”! Nhưng biết làm sao được, doanh nghiệp nào chẳng phải “liệu cơm gắp mắm” trước khi quyết định làm phim quảng cáo. Nguồn : TBKTSG . Chuyện làm phim quảng cáo Phim quảng cáo phải thật ấn tượng để khi vừa phát sóng là lập tức “hớp hồn” người xem, nếu không sẽ bị lẫn vào… các phim quảng. quảng cáo sôi động như vậy, công nghệ làm phim quảng cáo trong nước hẳn không thể mãi đứng ngoài cuộc chơi hào hứng này. Hậu trường làm phim quảng cáo Bà

Ngày đăng: 16/01/2014, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan