Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường

5 1.1K 7
Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường Đào Thị Lan Hương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: TS. Trương Thị Khánh Hà Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu lý luận: Khái quát một số vấn đề lý luận về gia đình hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng; Đưa ra các khái niệm cơ bản của đề tài. Nghiên cứu thực tiễn: Định hướng giá trị (ĐHGT) của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (SVĐTNRT) về phẩm chất người chồng tạo nên gia đình hạnh phúc (GĐHP), ĐHGT của SVĐTNRT về các yếu tố tạo nên GĐHP, ĐHGT của SVĐTNRT về phẩm chất người vợ tạo nên GĐHP, ĐHGT của SVĐTNRT về mô hình GĐHP. Kết luận và kiến nghị. Keywords: Tâm lý học người lớn; Gia đình; Sinh viên Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống xã hội của con người, giá trị là sự biểu hiện về những quan điểm thái độ, hành vi của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. ĐHGT tạo thành nội dung của xu hướng cá nhân, nó quyết định lối sống của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người và sự tiến bộ xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào khoẻ, cơ thể mới khoẻ. Gia đình êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh, ổn định. Như Bác Hồ nói “Quan tâm đến gia đình là rất đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” [21, tr.128] . Đối với mỗi cá nhân, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã nói “Gia đình là nơi để mỗi thành viên từ tấm bé được bồi dưỡng về mặt vật chất và tinh thần, là chỗ dựa khi cuộc sống ngoài xã hội gặp khó khăn. Gia đình là một tổ ấm”. Gia đình có yên ấm hạnh phúc thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển về mặt vật chất và tinh thần. Như vậy, có thể khẳng định rằng gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và cá nhân. 2 Chúng ta đã biết gia đình được coi là một xã hội thu nhỏ, chịu sự chi phối của xã hội lớn. Trong mỗi thời kì lịch sử phát triển của xã hội lại có những giá trị truyền thống hình mẫu lý tưởng của gia đình tương ứng. Quan niệm của con người về gia đình cũng thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Xã hội hiện nay đang chuyển dần từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sự chuyển đổi này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất, tinh thần, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển gia đình. SVĐTNRT (sinh viên đã tốt nghiệp ra trường) lực lượng lao động lớn của xã hội, là chuyên gia của nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội, họ còn là chủ nhân của những gia đình trẻ trong tương lai. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, thịnh vượng. Việc tìm hiểu ĐHGT của SVĐTNRT về gia đình hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn. Định hướng về gia đình hạnh phúc có tác động sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sẽ lập gia đình và duy trì đời sống gia đình đó như thế nào và có những quyết định đến việc sinh đẻ, chăm sóc con cái và phụng dưỡng cha mẹ. Chúng tôi thực sự muốn tìm hiểu SVĐTNRT có định hướng như thế nào về gia đình hạnh phúc. SVĐTNRT có ĐHGT về GĐHP một cách đúng đắn sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển không những của các thành viên trong gia đình mà còn quyết định sự tiến bộ đi lên của xã hội, điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu SVĐTNRT mà không có ĐHGT về GĐHP đúng đắn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn sự nghiệp, sức khỏe, tương lai, con cái… và cũng kéo theo sự thụt lùi sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về gia đình hạnh phúc 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - ĐHGT của SVĐTNRT về các yếu tố tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về phẩm chất người chồng tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về phẩm chất người vợ tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về mô hình GĐHP 3.2. Khách thể nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi nghiên cứu trên 120 SVĐTNRT hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Cụ thể là: 60 nam (30 nam đã lập gia đình; 30 nam chưa lập gia đình) và 60 nữ (30 nữ đã lập gia đình; 30 nữ chưa lập gia đình); 3 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu ĐHGT của SVĐTNRT về một số yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận - Khái quát một số vấn đề lý luận về gia đình hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng - Đưa ra các khái niệm cơ bản của đề tài 5.2. Nghiên cứu thực tiễn - ĐHGT của SVĐTNRT về các yếu tố tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về phẩm chất người chồng tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về phẩm chất người vợ tạo nên GĐHP - ĐHGT của SVĐTNRT về mô hình GĐHP 5.3. Kết luận và kiến nghi 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay phần lớn SVĐTNRT có ĐHGT về GĐHP thiên về giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, và có sự khác nhau về ĐHGT về GĐHP giữa sinh viên nam; nữ, và giữa người đã lập gia đình và người chưa lập gia đình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tai lieu 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi 7.2.3. Phương pháp quan sát 7.2.4. Phương pháp hoàn thiện câu 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học References 1. Nguyễn Như An (1993), Về cơ cấu đội ngũ tri thức trẻ của nước ta và định hướng giá trị trong điều kiện nề kinh tế thị trường, Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KT – 07, đề tài 07 – 10. 2. Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà (2001). Văn hóa tâm lý gia đình. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 3. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 4 4. Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học, (1995), Tài liệu lưu hành nội bộ. Phòng nghiên cứu chính trị xã hội học. Thành phố Hồ Chí Minh 5. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, (2001), Tâm lý học, NXB giáo dục Hà Nội. 6. Đặng Xuân Hải, Đánh giá 10 năm đổi mới, Nguồn: www.vpcfc.gov.vn,15/04/2006 7. Lê Văn Hảo – Tô Thúy Hạnh (2008), Ứng xử của ông bà trong việc giáo dục con trẻ qua đánh giá của các con trưởng thành, Tạp chí Tâm lý học số 6 – 2008 8. Lê Như Hoa, (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, Viện văn hóa. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 9. Ngô Công Hoàn (2008), Tâm lý học gia đình, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 10. Lê Hải Hùng, (2008), Thống kê dân số, Nguồn vietbao.com, (28/10/2008) 11. Lê Thị Thanh Huyền (2007), ĐHGT nhân cách của sinh viên trường Đại học Hải Phòng, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 12. Vũ Khiêu, Lê Thị Quý, Đặng Nhứ (1995), Nho giáo và gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 13. Khoa Luật (1998), Giáo trình luật hôn nhân gia đình Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Hải Linh, Gia đình Việt Nam, Nguồn: Ủy ban DS,GĐ&TE, Việt Nam học, 07/2004 15. Cao Thị Huyền Nga (2004), Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 16. Phan Trọng Ngọ (2004), Các lý thuyết về tâm lý học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 17. Lê Đức Phúc (1992), Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Giá trịđịnh hướng giá trị, số 5. 18. Đào Hiền Phương (1991), Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Định hướng giá trị, số 6. 19. Trần Trọng Thuỷ (1993)., Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Giá trị - định hướng giá trị và nhân cách, số 12. 20. Thái Duy Tuyên, (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KT – 07. 21. Tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 9 (1996), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 23. Nguyễn Quang Uẩn, mã số KX - 07- 04, Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người Việt Nam trong sự phát triển xã hội. 24. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mai Văn Trang, (1995), Đề tài khoa học cấp nhà nước KX – 07 – 04, Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, NXB Hà Nội. 5 25. Nguyễn Đình Xuân (1995), Tâm lý học tình yêu, gia đình, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 26. Tổng Cục Thống Kê – TCTK – 25/01/2006, Dân số và phát triển, 01/2006 27. Tổng điều tra dân số VN ngày 01/04/2009, Địa lý lớp 12, NXB giáo dục, Hà nội. 28. A. X. Xukhômlinxki. Giáo dục con người chân chính như thế nào 29. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập I, II. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 30. Côn. I.X (1987), Tâm lý học thanh niên, NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 31. Herbert Mahr (1998), Nghiên cứu giáo dục, Các giá trị và chủ nghĩa xã hội. 32. Jean Cazeneuve (2000), Mười khái niệm lớn của xã hội học, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 33. J.H.Ficher, (1973), Tâm lý học xã hội, NXB Xã hội học, Sài gòn 34. Morton S. Fine và Ivan kusintz (1989). Tình yêu – Tình dục – Gia đình. NXB Hồ Chí Minh 35. Ohio, (1966), Values on Teaching. Theo Đỗ Ngọc Hà (2002) Định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 36. Rokeach. M (1973), The natire of human value, New York, The Free Press. theo Đỗ Ngọc Hà (2002), Luận án tiến sĩ Tâm lý học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan