Cảm nhận bài thơ : Đọc Tiểu Thanh kí

4 6.4K 142
Cảm nhận bài thơ : Đọc Tiểu Thanh kí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà viết kịch người nga nổi tiếng Sê-khốp ( Chekhov) đã từng nói rằng: “Một nghệ sĩ chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Có thể thấy rằng, tâm hồn nhà thơ là một mối đồng điệu sâu sắc với mọi cảnh huống, mọi tâm tình của cuộc đời. Dẫu thế, thật hiếm có một nhà thơ nào nhạy cảm, đồng cảm sâu sắc với cuộc đời như Nguyễn Du. Đau đớn, xót thương cho mọi số kiếp khổ đau trong nhân gian là tình cảm xuyên suốt hầu hết sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Từ tập đại thành “Truyện Kiều” đến “Văn tế thập loại chúng sinh”, “Phản Chiêu hồn”,… và Độc Tiểu Thanh kí, ở văn bản nào, chúng ta cũng được chứng kiến nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người nghệ sĩ có con mắt trông thấy sau cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời. Trong các sáng tác của thi sĩ, bài thơ Đọc Tiểu Thanh là kết quả của một niềm xúc động lớn lao khi nhà thơ biết về một người con gái tài hoa bạc mệnh nơi đất khách quê người cách đó ba trăm năm. Bài thơ không chỉ mang đến cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với nàng Tiểu Thanh mà còn giúp ta hiểu thêm về tài năng và tâm sự của nhà thơ. Có thể thấy ở hầu hết các tác phẩm, Nguyễn Du luôn dành tiếng khóc lớn cho những người phụ nữ khốn khổ, những cô gái tài hoa bạc mệnh. Họ là Thúy Kiều, Đạm Tiên ( Truyện Kiều), là người con gái đánh đàn ở đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca), là người mẹ nghèo khổ của bầy con nheo nhóc (Sở kiến hành)… Với Đọc Tiểu Thanh Kí, Nguyễn Du lại thêm một lần nức nở vì người con gái magn tên Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là cô gái sống ở đầu thời Minh (TQ) tên thật là Phùng Huyền Huyền. Nàng nổi tiếng tài hoa, xinh đẹp nhưng sớm phải đem thân đi làm lẽ họ Phùng. Cuộc đời nàng mang nhiều bi kịch. Tiểu Thanh luôn bị người vợ cả của chồng ghen tị. Nàng phải dọn ra núi Cô sơn để ở. Nàng mất khi chưa đầy mười bẩy tuổi . Mọ tư trang, thư tịch của nàng bị người vợ cả đốt hết để hả lòng ghen giận. Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh Kí” có thể hiểu theo hai cách: Tiểu Thanh là tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Như vậy, bài thơ hiểu là “Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh”. Cách hiểu thứ hai: Tiểu Thanh là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh và Nguyễn Du đọc tập truyện này, thương xót số phận mà viết nên bài thơ. Bài thơ đến với người đọc bằng khung cảnh Tây Hồ xưa và nay: “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư” (Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang) Câu thơ mở đầu như một tiếng thở dài não ruột. Tây Hồ khi xưa là một thắng cảnh với “hoa uyển” rực rỡ sắc màu, tươi thắm, lộng lẫy và tràn đầy sức sống. không gian Tây Hồ vẫn còn đây nhưng vườn hoa xưa, nay chứng tích còn lại chỉ là một bãi đất hoang mà thôi. Từ “thành cư” gợi một gõ hoang cũ kĩ, hoang tàn, đổ nát, tiêu điều, không còn sức sống. Tây Hồ là nơi nàng Tiểu Thanh sống những ngày tháng đau khổ và nàng cuãng đã chôn vùi thân hình đã chịu nhiều bất hạnh của mình xuống nơi dây.Cái hữu đã thành cái vô, cái đẹp bị thay thế bởi cái tàn tạ, hủy diệt. Từ “tẫn” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối : tất cả đã thay đổi hết, không còn một dấu vết nào nữa. Phép đối kết hợp với chữ “tẫn” đã khắc họa sự thay đổi đến tàn khốc của Tây Hồ theo thời gian. Trước sự biến đổi tàn khốc ấy, Nguyễn Du bày tỏ nỗi niềm của mình. Đó là sự thương cảm, xót xa trướt sự đổi thay, đổ nát, hoang tàn của Tây hồ cũng như trướt sự thay đổi khôn cùng của cuộc đời, số phận trước bàn tay của tạo hóa. Dường như, cuộc đời của nàng Tiểu Thanh là một minh chứng cho quy luật đổi thay nghiệt ngã của cuộc đời. quy luật này cũng đã được nhắc đến trong bài thơ “ Thăng long thành hoài cổ” của thi sĩ bhtq : “Lối xưa xe nghựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, trong lòng thi nhân trào dâng nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng. Trong không gian điêu tàn của Tây Hồ, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, lẻ loi: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn) Nếu vườn hoa đã “tẫn” thành gò hoang là chứng tích của một thời thì mảnh giấy tàn là chứng tích còn sót lại của một đời người, một oan hồn bất hạnh và thống khổ cách Nguyễn Du đúng ba trăm năm lẻ trước. Tiểu Thanh có tài văn chương nhưng các sáng tác của nàng đã bị đốt dở, thân phận của ngàng hẩm hiu, đau khổ. Trong câu thơ, ta như nghe thấy tiếng khóc của Nguyễn Du. Tiếng khóc của nhà thơ khởi phát từ “nhất chỉ thư”-mảnh giấy tàn. Mảnh giấy này là vật chứng lưu bao tâm sự của một con người. Mảnh giấy khác với quyển. Mảnh giấy tàn trước cửa sổ ám chỉ số phận chóng tàn, mong manh, khải quát về số phận, giá trị tinh thần bị hủy hoại, quên lãn, vùi dập, đương nhiên trong đó có Tiểu Thanh. Người nghệ sĩ đa mang không khóc thương cho những cái trọn vẹn, đầy đặn mà lại xúc động trước cái mong manh, dở dang gắn liền với số phận của con người bạc mệnh.Điều đặc biệt là không có ai khóc cùng Nguyễn Du. Chữ “độc” đứng đầu dòng thơ nhấn mạnh tâm thế của tác giả - đó là tâm thế xót thương trong nỗi cô đơn. Chỉ riêng một mình nhà thơ thấm thía về cuộc đời, thân phận mong manh của con người, xót xa trước những người có tài, có sắc mà bạc mệnh. Trong tiếng khóc của Nguyễn Du, ta không chỉ cảm nhận được sự xót xa thương cảm mà còn thấy được sự đồng cảm của nhà thơ. Nguyễn Du và Tiểu Thanh có nét tương đồng , họ cùng là những người có tài năng văn chương, có cùng cảnh ngộ. Tâm hồn cô đơn của tg chia sẻ với 1 linh hồn cô đơn-nàng Tiểu Thanh. Có thể thấy, Nguyễn Du là nười tri âm nỗi lòng của Tiểu Thanh. Qua câu thơ, Nguyễn Du bày tỏ sự thương cảm vô cùng sâu sắc, chân thành. Vượt qua khoảng cách thời gian ba trăm năm lẻ cùng với khoảng cách không gian giữa hai phương trời nam-bắc, Nguyễn Du vẫn có thể nhỏ lệ khóc thương Tiểu Thanh. Nhà thơ mới đa sầu, đa cảm biết bao! Câu chuyện về nàng Tiểu Thanh trở thành căn nguyên, tiền đề để khơi dậy cảm xúc, khơi dậy những suy nghĩ của Nguyễn Du về số phận hồng nhan, tài hoa nhưng bac mệnh trong hai câu thực: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư” (son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương) Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. “Chi phấn” là hình ảnh gắn liền với hồng nhan, là sắc đẹp. Còn “văn chương” biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của nàng Tiểu Thanh. Cái đẹp của nàng Tiểu Thanh là bất tử. Tuy nhiên, nó lại bị vùi đập bởi xã hội tàn nhẫn, bất công.Tác giả đã đặt ra một giả thiết về sự bất công ngang trái. Con người tàn ác vùi dập tài hoa, nhan sắc đến mức nếu như “son phấn có thần” thì chắc chắc sẽ còn “liên tử hận”, vẫn phải ôm hận kể cả sau khi chết. Còn văn chương mặc dù không có số mệnh nhưng vẫn bị đốt bỏ, chịu sự hành hạ, phải mang lụy vì chính cái tàn nhẫn của người đời. Tiến sĩ Hán Nôm Hà Minh đã khái quá như sau: Son phấn là thân xác, nó phải chịu nỗi đau tinh thần sau khi chế, văn chương là tinh thần nhưng lại phải chịu nỗi đau thể xác. Như vậy, cái đẹp nói chung đều phải chịu sự chà đạp. nỗi đau thể xác và bi kịch tinh thần được đồng nhất trong số phận oan nghiệt của một cuộc đời. Lời thơ đong đày nỗi niềm thương tiếc, xó xa, đau đớn. Nhan sắc ấy, tài năng ấy có lẽ đâu lại phải chịu đựng sự chà đạp phàng nhường vậy? Phép đối dọc “Chi phấn hữu thần” – “văn chương vô mệnh”, “liên tử hậu” – “lụy phần dư” càng khiến nỗi đau trở nên dai dẳng, mang ý nghĩa nhân loại. Nguyễn Du đã khóc cho biết bao nhiêu người con gái như Tiểu Thanh, đã nhỏ lệ cho bao nhiêu số phận cay đắn như nàng? Thật khó đê kể cho hết. Nhưng có thể hiểu rằng, trước bất sự lụi tàn, đau đớn của một nhan sắc, một tài hoa, nghệ sĩ nào, nước mắt của nhà thơ cũng tuôn rơi đày xót thương và hết sức chân thành. Tiếng khóc Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh cũng chính là tiếng khóc nhà thơ dành cho những số kiếp tìa hoa bạc mệnh như nàng. Sức khái quát của nhà thơ, tình yêu thương mênh mông Nguyễn Du dành cho những số kiếp ấy không chỉ dừng lại ở đó: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận oan ngã tự cư” (Mối hận cổ kim trời khôn hỏi Phong lưu cái án khách tự mang) Cổ kim hận sự là nỗi hờn về sự bất công của số phận. Nhà thơ nhận thức về quy luật tài hoa bạc mệnh, tài tử đa cùng, người có tài hoa, trí tuệ thì số phận ông đong. Đó là nỗi bất công ngự trị từ xưa đến nay, là bi kịch đã được khái quát hóa, được đồng nhất. Mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy từ cuộc đời của một người con gái, nhà thơ muốn hỏi rõ nguyên nhân gây nên bi kịch nói chung của thời đại chứ không riêng của dân tộc, nhân vật cụ thể nào. Đến đây, có thể cảm nhận rõ rằng tiếng khóc của Nguyễn Du trong Đọc Tiểu Thanh không chỉ hướng tới cuộc đời, số phận cụ thể là nàng Tiểu Thanh mà còn hướng tới tất cả những người tài hoa, phong nhã, không phân biệt nam hay nữ. Tiếng khóc ấy không chỉ chan chứa yêu thương mà còn rất chân thành, xúc động bởi lẽ tác giả đã tự đặt mình vào thế giới của những kẻ phong vận kia. Điều đó chứng tỏ người nghẹ sĩ của chúng ta ý thức rất rõ về bả thân mình. Ông tự nhận mình là người cùng hội, cùng thyền với Tiểu Thanh: “tráng niên ngã diệc, vi tài tử”. Không phải Nguyễn Du tự ngạo mạn nhưng quả thật đúng như vậy. số phận của Nguyễn Du, Tiểu Thanh đều bất hạnh như nhau. Tự nhận là người cùng hội cùng thuyền cũng có nghĩa là nhà thơ thừa nhận sự tri âm, dồng điệu giữa bản thân mình và người thiên cổ đã đạt đến mức độ tuyệt đố. Đó là sự tri âm, đồng điệu giữa hai con người bạc mệnh. Vậy nên, tiếng khóc của Nguyễn Du không phải là tiếng khóc của đấng tu ti nam tử đoái thương cho số phận người đàn bà mà là tiếng khóc của người trong cuộc. Chưa ai trả lời cho Nguyễn Du được nguyên nhân của bi kịch đó để rồi khóc cho người thiên cổ, nhà thơ lại đoái thương cho chính bản thân mình: “Bất tri tam bách niên dư hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Từ hiện tại, Nguyễn Du khóc thương cho quá khứ, cho người trong quá khứ. Và bất chợt, nhà thơ tự hỏi ba trăm năm sau ai sẽ khóc thương cho mình. Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ “Tố Như” không phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của một nỗi lòng tha thiết với cuộc đời Thương người, ngẫm bi kịch của người, khóc cho người rồi thương chính bản thân mình, điều đó cho thấy nhà thơ đã tự mình đặt mình vào số phận chung của những tấn bi kịch. Tiểu Thanh mệnh bạc nhưng ba tră năm sau cũng có người cùng hội cùng thuyền là Nguyễn Du thương xót. Nỗi đau của nàng đã được xoa dịu một chút nơi chín suối. Nhưng liệu rằng điều đó có lặp lại với ông? Ba trăm năm chỉ là con số ước lệ. Tri âm, tri kỉ đâu cần đến ba trăm năm mới xuất hiện? Câu hỏi của Nguyễn Du hướng tới tương lai chứ không đặt ra câu hỏi cho hiện tại, có thể vì ông không tìm thấy sự đồng cảm trong hiện tại. Đó là nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời cũng là một triết lí về thuyết tài mệnh tương đố. Ông thương cho người xưa, thương cho chính mình và thương cho cả người sau sẽ phải khóc mình. Sẽ còn có những trái tim đa cảm như Nguyễn Du, sẽ còn những giọt nước mắt khóc cho số phận cay đắng của người nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc. Đọc Tiểu Thanh là là một bài thơ xuất sắc, thể hiện sự cao cả và mới mẻ trong chủ nghĩa nhân văn của thời đại nói chung. Bài thơ bày tỏ sự cảm thông của Nguyễn Du đối với người nằm dưới mộ, cảm thông cho tài sắc, cho văn chương của những kẻ có tài mà cũng chính là lời xót thương cho chính mình. Qua bài thơ, người đọc lắng nghe một tiếng khóc đấy đớn đau, nhức nhối, được chứng kiến một tấm lòng nhân đạo hết sức cao cả của người nghệ sĩ tài hoa đa truân. Tấm lòng cảm thương của Nguyễn Du dành cho cuộc đời đã được đáp lại. Chưa đầy ba trăm năm sau tiếng thơ tha thiết của người, Tố Hữu đã thay lời hậu thế đồng vọng với tiên nhâ: “Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lừi ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Kính gửi cụ Nguyễn Du ) . đề Đọc Tiểu Thanh Kí có thể hiểu theo hai cách: Tiểu Thanh kí là tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Như vậy, bài thơ hiểu là Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh hai: Tiểu Thanh kí là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh và Nguyễn Du đọc tập truyện này, thương xót số phận mà viết nên bài thơ. Bài thơ đến với người đọc

Ngày đăng: 12/01/2014, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan